PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tìm Pháp Ở Đâu?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TÌM PHÁP Ở ĐÂU?
Minh Tâm

Theo Phật học Từ điển thì danh từ Pháp có rất nhiều nghĩa, mà nghĩa rộng nhất và bao trùm nhất là định nghĩa: “Quỹ sinh vật giải, nhậm trì tự tánh”, dịch nghĩa là những hình dáng cấu tạo, giải thích rõ một vật, nắm giữ tự tánh của nó, không cho lầm lẫm với vật khác. Theo định nghĩa này thì Pháp là tất cả mọi sự vật ở trên thế gian, dù có hình dáng hay không có hình dáng, dù có thật hay tưởng tượng, người, thú, cỏ cây cũng đều là Pháp, ánh sáng, âm thanh cũng là Pháp, luân hồi nhân quả cũng là Pháp, tư tưởng, hành động cũng là Pháp. Nhưng theo định nghĩa được dùng nhiều nhất, dễ hiểu nhất thì Pháp là những lời Phật dạy các đệ tử, sau đó được ghi chép bằng chữ của người đời, gọi là Kinh. Luật. Còn Luận là những lời bàn của các vị đại Bồ tát, đệ tử của Phật để làm sáng tỏ thêm những lời Phật dạy. Kinh, Luật và Luận được gọi là Tam tạng Pháp bảo.

Vậy câu hỏi “Tìm Pháp ở đâu?” thoạt nghe thật dễ trả lời. Tìm Pháp trong các cuốn kinh Phật, trong Tam tạng Pháp bảo, mà kinh Phật thì nhiều lắm dễ tìm. Cứ đến các chùa, thư viện, các nhà Phật tử thì thấy ngay. Câu này thật ra chỉ đúng một phần thôi, đó là về mặt sự, còn thiếu mặt lý nữa. Người xưa đã dạy: “Đọc kinh cầu lý”, khi đọc kinh đừng đọc như con vẹt, chẳng hiểu gì cả, đừng đọc cho lấy lệ hoặc để người khác kính nể, mà phải tìm nghĩa lý câu kinh. Lý đây là nghĩa ẩn, nghĩa bóng, chứ không phải nghĩa đen, chữ đâu nghĩa đó.

Cuốn kinh Phật nào cũng quý báu cũng dạy chúng sinh đường lối tu hành để được thoát khổ, được vui, được giác ngộ và giải thoát ra khỏi vòng luân hồi trong ba cõi, sáu đường. Vì vậy, các đệ tử Phật, sau khi quy y Phật rồi thì phải quy y Pháp là tuân theo lời dạy của Phật, hiểu rõ và thực hành những lời Phật dạy, sống theo Pháp, hòa mình vào Pháp, nhập làm một với Pháp.

Tất cả mọi sự vật đều có hình tướng riêng biệt, nhưng đều chung một bản thể, đó là Pháp tánh. Những ai thâm nhập được bản thể ấy, thấu hiểu Pháp tánh thì đạt đến sự thật, chứng ngộ chân lý. Pháp tánh đó không hình không tướng, chỉ bàng bạc trong không gian và thời gian, và được thể hiện qua các luật thiên nhiên như luân hồi, nhân quả, duyên khởi. Những ai thuận với thiên nhiên, sống với luật thiên nhiên và nhất là không làm trái với luật đó thì được gọi là người thực hành chánh pháp; còn những ai không tuân theo chánh pháp mà sống ngược lại với luật Phật, luật thiên nhiên, thì người đó thực hành tà pháp. Nếu đã biết cùng chung một bản thể, một nguồn gốc, thì tất cả chúng sinh đều có liên hệ với nhau, tất nhiên phải yêu thương lẫn nhau, hòa thuận lẫn nhau, dìu bước nhau tiến đến chỗ sáng suốt an vui, không còn chia rẻ hận thù, tất cả được ví như con một nhà, chim một tổ.

Trước khi nhập Niết bàn, Phật có căn dặn các đệ tử cứ theo chánh pháp mà tu thì cũng như Phật còn tại thế. Nhưng trong kinh điển Đại thừa Phật giáo có câu: “Chánh pháp còn phải bỏ huống chi tà pháp”. Như vậy có mâu thuẫn không? Tà pháp thì dĩ nhiên phải bỏ rồi, nhưng chánh pháp sao cũng phải bỏ? Đây là lời Phật dạy các đại đệ tử, những vị đã dày công đức tu hành, chứng quả, đừng chấp nê vào danh từ, ngôn ngữ, ôm chặt những gì đã có, mà còn phải vươn lên nữa, vượt qua những danh từ, ngôn ngữ là những ước lệ tương đối để đạt đến chỗ tuyệt đối, mà danh từ ngôn ngữ không sao diễn tả nổi. Chánh pháp được ví như chiếc bè đưa người qua sông, rất quý báu và hữu ích, nhưng qua sông rồi thì không cần dùng đến bè nữa, nếu cứ ôm bè theo thì sẽ trở ngại cho việc đi đường. Người tu theo tinh thần Đại thừa luôn luôn cố gắng vượt qua ngôn ngữ, văn tự để đạt tới lý “Không”, tới chỗ nhiệm mầu của trí tuệ Bát nhã, đó là phương pháp của các thiền sư “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, dĩ tâm ấn tâm…”

Đó cũng là diệu nghĩa của câu “Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan”. Nếu y như kinh, chữ đâu nghĩa đó mà giảng giải ý nghĩa thì oan cho ba đời chư Phật, vì những bài kinh, những câu chuyện chỉ là nghĩa đen, là những tỷ dụ (paraboles) dẫn dắt đến những nghĩa bóng đàng sau, đó mới là chân lý mà chư Phật muốn đề cập đến. Cũng như chúng ta thường đọc các câu chuyện cổ tích hoặc ngụ ngôn của La Fontaine, nếu cứ chấp nhận con cáo và con quạ biết nói, con rùa chạy nhanh hơn con thỏ… thì thật là ấu trĩ và không có lợi bao nhiêu. Nhưng nếu suy ra những bài luân lý ẩn sau những câu chuyện ngụ ngôn, rồi thực hành bài luân lý, thì chắc chắn được lợi ích rất nhiều.

Trong truyện Tây Du, có tiểu thuyết hóa sự tích ngài Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, bị ngài A Nan đưa ra những bộ kinh không có chữ (Kinh vô tự), sau phải xin đổi lấy những bộ kinh có chữ. Kinh vô tự chính là những sự thật tuyệt đối mà không ngôn ngữ, văn tự nào có thể diễn tả nổi, đó mới là chân lý vượt ra ngoài vòng tương đối và phân biệt. Đấy mới là chánh pháp mà ngài Duy Ma Cật lặng thinh, ngài Ca Diếp mỉm cười, ngài Đạt Ma quay vào vách chín năm không nói. Chánh pháp này chỉ có thể dùng tâm mà chứng, dùng tánh mà nhập, chứ không thể dùng văn chương, chữ nghĩa mà diễn tả trình bày. Nhưng đối với chúng sinh còn mê muội, có mắt như mù, có tai như điếc thì chư Phật phương tiện dùng lời nói và danh từ để giảng giải mở rộng và chỉ bày (khai, thị) cho chúng sinh thấu hiểu sâu vào (ngộ, nhập) chân lý; vì vậy cho nên ngài Huyền Trang phải thỉnh kinh có chữ đem về truyền bá tại Trung Quốc.

Tụng đọc kinh Phật cần vượt qua nghĩa đen, bỏ qua danh từ tầm thường để thâm nhập nghĩa bóng, tìm ra sự thật ẩn náu bên trong, rồi đem ra thực hành, thuận theo lời Phật dạy, hòa hợp với luật thiên nhiên, quên mình, lợi người, tự giác giác tha, thì đó là những người đã tìm ra Pháp và sống với Pháp.

Vậy trở lại câu hỏi “Tìm Pháp ở đâu?”, chúng ta có thể tìm ra chánh pháp của Phật, nghĩa là chân lý, ở khắp mọi nơi, chứ không bắt buộc chỉ tìm trong kinh điển. Luật thiên nhiên đã có từ vô thủy, dù Phật ra đời hay không thì luật vẫn có, vô thường vẫn hiển nhiên, nhân quả vẫn rõ ràng. Trong thời kỳ không có Phật ra đời, những ai thấy lá rụng hoa rơi mà suy gẫm ra lẽ vô thường, theo đó mà tu hành giác ngộ thì được gọi là Độc Giác Phật, những vị đó đã tìm ra chánh pháp, mặc dù không được nghe lời Phật dạy. Như vậy thì chánh pháp sẵn có từ ngàn xưa, lá rụng hoa tàn, trăng tròn rồi khuyết, lửa cháy, nước trôi, sinh lão bệnh tử, hợp rồi lại tan… tất cả đều là những hình tướng của luật thiên nhiên, của Pháp. Tìm ra Pháp rồi thì phải sống theo Pháp, nghĩa là phải tu, phải sửa sao cho thuận với Pháp, từ lời nói đến việc làm đều đúng với chân lý, hợp với bản thể của muôn loài, thì chắc chắn sẽ được giác ngộ và giải thoát.

(1) Trích: Minh Tâm, “Tìm Phật Ở Đâu?”, NXB Văn Nghệ, California, Hoa Kỳ

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Tiếng Nói Của Phật Pháp & Tương Lai Phật Giáo – Jack Petranker – Nguyên Hiệp Dịch

TIẾNG NÓI CỦA PHẬT PHÁP & TƯƠNG LAI PHẬT GIÁO Nguyên Hiệp dịch Chúng ta đang sống ở một thời...

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Quyền 1 Và Quyển 2

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Quyền 1 và Quyển 2

KINH HOA NGHIÊM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT QUYỂN 1 & QUYỂN 2HT. TUYÊN HÓA Việt dịch Thích Minh Định Lời tựa   Bộ...

Tự Do, Bình An Và Hạnh Phúc

Đạo Phật thường được gọi là “viên ngọc như ý” vì nó đáp ứng cho mọi nhu cầu, mọi đòi...

Hồi Sinh

Hồi Sinh

HỒI SINH Vĩnh Hảo   Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai...

Ảnh Hưởng Từ Cuộc Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức Trong Phong Trào Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963 – Thích Pháp Như

Ảnh hưởng từ cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức trong phong trào tranh đấu của Phật giáo...

Đức Phật Đản Sanh Suối Nguồn Hạnh Phúc

Đức Phật Đản Sanh Suối Nguồn Hạnh Phúc

ĐỨC PHẬT ĐẢN SANHSUỐI NGUỒN HẠNH PHÚC Thích Phước Đạt Giữa cơn lốc biến động xã hội đầy kịch tính...

Bài Học “Nhẫn Nhục” Trong Hành Trình Tâm Linh

Bài học “nhẫn nhục” trong hành trình tâm linh

BÀI HỌC “NHẪN NHỤC” TRONGHÀNH TRÌNH TÂM LINH   1.- LẬP CHÍ NGUYỆN CAO RỘNG   Học Phật là một...

Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học

Ý thức mới trong văn nghệ và triết học

Tặng Phạm Trung Cang, Phạm Thế Hùng, Phạm Hoàng Dũng, Phạm Quốc Khanh,CÙNG ĐƯỢC NUÔI BẰNG MỘT THỨ NƯỚC ĐIÊN...

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tôi đang đảm nhiệm công việc quản lý của một công ty về trang trí nội thất bị rất nhiều...

Đức Phật A Di Đà Là Ai

Đức Phật A Di Đà Là Ai

Truyền BìnhTrong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A...

Hỏa Táng

HỎA TÁNG  Hiện nay trên thế giới người ta đã sử dụng nhiều hình thức an táng khác nhau. Mỗi hình thức được chọn lựa cho mình khi từ...

Hướng Tâm Thức Chúng Ta Cho Thiền Tập

Hướng tâm thức chúng ta cho thiền tập

   HƯỚNG TÂM THỨC CHÚNG TA CHO THIỀN TẬP Đức Đạt Lai Lạt Ma Tuệ Uyển chuyển ngữ Một vị...

Chúng Sanh Đang Làm Gì?

Chúng sanh đang làm gì?

CHÚNG SANH ĐANG LÀM GÌ?Tỳ Kheo RevattaDiệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ   Ven.U-Revata Bạn sẽ trả lời câu...

Khóa Tu “Returning Home” Dành Cho Giới Trẻ Tại Hoa Kỳ

KHÓA TU "RETURNING HOME" DÀNH CHO GIỚI TRẺ TẠI HOA KỲ Vừa qua, gần 200 bạn trẻ đến từ các tiểu...

Tam Bất Năng Và Tứ Bất Năng

Tam Bất Năng và Tứ Bất Năng

TAM BẤT NĂNG VÀ TỨ BẤT NĂNG HỎI: Trong Phật giáo người ta thường đề cập đến những việc mà...

Tiếng Nói Của Phật Pháp & Tương Lai Phật Giáo – Jack Petranker – Nguyên Hiệp Dịch

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Quyền 1 và Quyển 2

Tự Do, Bình An Và Hạnh Phúc

Hồi Sinh

Ảnh Hưởng Từ Cuộc Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức Trong Phong Trào Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963 – Thích Pháp Như

Đức Phật Đản Sanh Suối Nguồn Hạnh Phúc

Bài học “nhẫn nhục” trong hành trình tâm linh

Ý thức mới trong văn nghệ và triết học

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Đức Phật A Di Đà Là Ai

Hỏa Táng

Hướng tâm thức chúng ta cho thiền tập

Chúng sanh đang làm gì?

Khóa Tu “Returning Home” Dành Cho Giới Trẻ Tại Hoa Kỳ

Tam Bất Năng và Tứ Bất Năng

Tin mới nhận

Chùa Phước Long xã Tân Nhuận Đông, Châu Thành Đồng Tháp

Bài học từ câu chuyện Đức Phật và hồ nước

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Một ngày của Đức Phật

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Lời Phật dạy về cúng tế và trai đàn chẩn tế

Thiên ma dâng ngọc nữ

Những quy tắc trong kinh doanh theo lời Phật dạy

Phật có bao giờ nói lời khó chịu làm buồn khổ người khác?

Lời Phật dạy về chân lý giác ngộ

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đức Phật – Nhà trị liệu tâm lý vượt thời gian

Ngày Phật Đản – nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

Đức Phật chỉ bày năm pháp làm gia tăng tuổi thọ

Con ăn trưa hôm nay chưa?

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Phật dạy sắc đẹp làm con người mê muội

Tin mới nhận

Tin vui cho những người ăn chay tại Mỹ: Mcdonald’s bán burger chay

Tinh Tấn Ba La Mật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 31)

Vấn Đề Túc Số Tăng Trong Giới Đàn Truyền Giới Cụ Túc

Địa chỉ các trung tâm thiền ở Miến Điện

Ghiền Đường

Từ Ngữ Phật Giáo Những Ảnh Hưởng Trong Đời Sống Xã Hội – Tắc Phú

Hư Hư Lục – Thích Nữ Như Thủy

Đường Khuynh Diệp

Liên Khúc Nhịp Vui Khánh Đản – Hợp Ca (Mp3)

Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả

Theo Chân Bồ Tát Tập 2 (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Phật

Làm sao để tha thứ?

Cơ sở pháp thí thực cô hồn theo kinh tạng Nikàya

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Xuất Gia Đi Tu

Sự nhiệm mầu của hai bàn tay chắp lại

Những bài thơ hoa đào hay nhất

Phản hồi về bài “Về tôn xưng “Pháp Vương”

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Kinh Cetana Sutta: Chớ Dựng Lập Ý Niệm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 198)

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Rebirth Views In The Surangama Sutra

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

62 loại Tà kiến

Giới Thiệu Kinh Tập (Sutta Nipata)

Kinh Bẫy Mồi

Làm Sao Biết Một Vị A La Hán

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Kinh Bách Dụ: Thầy đau chân nhờ hai đệ tử xoa bóp

Kinh Kim Cang Và Phẩm Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Đọc Và Hiểu Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Tin mới nhận

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Ý Nghĩa Thâm Thúy Của 4 Chữ A Di Đà Phật

Vài Vấn Đề Về Văn Bản Kinh A-Di-Đà

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 3)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 33)

Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

Nhận Thức Phật Giáo

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 2)

Sanh Tâm Vô Trú

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 162)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Đọc sách ngàn lần – Tập 2

48 Lời Nguyện Của Phật A Di Đà Song Ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

Lời Khai Thị Pháp Môn Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese