MÔNG CỔ: ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA DỰ
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC
Vân Tuyền
Ngày 21/11/2016, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến tham dự Hội nghị Quốc tế về Phật giáo và Khoa học tại Ulaanbaatar, Mông Cổ.
Đây là lần đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp gỡ khoảng 150 thành viên của trung tâm Phật giáo Jetsun Dhampa. Tại đây, giám đốc trung tâm đã đọc báo cáo hoạt động và giới thiệu các dịch vụ cộng đồng khác nhau mà họ cung cấp nhằm hỗ trợ tinh thần cho tù nhân, những người mắc bệnh nan y và gia đình của họ ở một trong những bệnh viện địa phương.
Đức Đạt Lai Lạt Ma khen ngợi công việc của họ và đồng nhận xét rằng: Ở Úc, một trong những “Tổ chức gìn giữ các giá trị truyền thống Đại thừa” (FPMT) tương tự hoạt động trong lĩnh vực từ thiện xã hội.
“Tổ chức gìn giữ các giá trị truyền thống Đại thừa” (FPMT) với mong muốn làm cầu nối cho các trung tâm Phật giáo mang tính chất Tạng truyền, được thành lập vào năm 1975 bởi vị Lạt ma Thubten Yeshe và ngài Thubten Zopa Rinpoche, những người có công không nhỏ trong việc giảng dạy giáo lý Tây Tạng cho những người Phương Tây. Tổ chức FPMT đã phát triển mạnh mẽ để hướng đạo cho 142 trung tâm thuyết pháp tại 32 quốc gia. Cũng giống như những tổ chức Phật giáo Tây Tạng khác, FPMT không những có “thành viên” ứng cử trong mỗi kỳ, mà còn được lãnh đạo bởi nhóm Lạt ma có uy tín trong suốt một khoảng thời gian dài (trong tiếng Anh gọi là “head lama”).
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Trong xã hội cũ của chúng ta, những vị sư không có những trung tâm từ thiện xã hội, cung cấp dịch vụ thiết thực như hiện nay, nếu có thì nó sẽ vô cùng lợi ích. Một lần khi tôi đến thăm bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ, một số người dân địa phương đã khen ngợi những người theo đạo Kitô rất hay tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội và chúng tôi thường nhận được sự giúp đỡ thiết thực từ họ. Họ chia sẻ rằng nếu như các tu viện Phật giáo cũng có những hoạt động đóng góp cho hoạt động từ thiện xã hội thì sẽ bớt đi một phần gánh nặng cho địa phương”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại lần đầu tiên khi đến Thái Lan và dự phiên họp với Đức Tăng thống (Sangharaja), người đứng đầu hội đồng tối cao tăng, giám sát tất cả tu sĩ Phật giáo ở Thái Lan. Ngài đã nêu lên câu hỏi về việc vì sao tăng sĩ Phật giáo không tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội như các tín hữu Kitô đã làm? Đức Tăng thống Phật giáo Thái Lan trả lời rằng: một vị sư Phật giáo luôn sống khép mình trong sự thực hành Thiền định cầu giải thoát. Nhưng Đức Tăng thống Phật giáo Thái Lan cũng chấp nhận tính hợp lệ của hoạt động từ thiện xã hội vì việc làm này giúp đỡ cho cuộc sống của rất nhiều người ngoài xã hội.
Tư vấn cho trung tâm để học cách tiếp cận tôn giáo, nghiên cứu về Triết học và Logic, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ với các phật tử ở Ladakh (đất đèo cao), một vùng đất thuộc bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ: “Nhiều người có xu hướng nghĩ cơ sở tự viện Phật giáo chỉ là nơi thờ phụng tín ngưỡng. Nhưng nếu quý vị nghiên cứu sâu rộng về Khoa học và Triết học Phật giáo, không giới hạn bản thân để thực hiện các nghi lễ, mọi người sẽ đến các tổ chức này như những trung tâm học tập, nơi người dân có thể tiếp thu kiến thức hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.
Trong quá khứ, một số người phương Tây gọi Phật giáo Tây Tạng một cách thô bạo như Lamaism, vì cách đối xử đặc biệt dành cho Lạt Ma trong việc chủ trì các nghi lễ cầu nguyện. Tuy nhiên, tôi luôn nhắc nhở mọi người rằng Phật giáo Tây Tạng xuất phát trực tiếp từ truyền thống của Đại học Phật giáo Nalanda. Ngày nay, càng nhiều người đang nhận ra rằng Phật giáo Tây Tạng là một hình thức của Phật giáo thuần túy.
Nhiều phật tử Trung Quốc đang đến để cảm nhận những giá trị truyền thống của Tây Tạng và các học giả nghiên cứu Tây Tạng cho thấy Phật giáo Tây Tạng luôn giáo dục đào tạo tăng tài để hoằng dương chính pháp mặc dù đang phải sống lưu vong. Như vậy không thể đánh giá rằng Phật giáo Tây Tạng chỉ thuần túy đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân gian. Do đó, con số ngày càng gia tăng của Phật giáo Trung Quốc chứng tỏ sự quan tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng. Ngay cả các nhà khoa học phương Tây đã ghi nhận rằng các nhân vật hợp lý của Phật giáo Tây Tạng có thể so sánh với khoa học”.
Phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Phật giáo và Khoa học tại thủ đô Ulaanbaatar, do trung tâm Phật giáo Dhampa Jetsun tổ chức, ngài nhận xét rằng sau khi tham dự cuộc họp như vậy ở phương Tây, ở Ấn Độ và Nhật Bản bây giờ tôi cảm thấy rất hạnh phúc và vinh dự khi được tham dự hội nghị tại Mông Cổ.
Ngài tiết lộ: “Đôi khi mô tả bản thân mình như là một nửa Phật giáo và một nửa khoa học. Trong hơn 30 năm, tôi đã tổ chức các cuộc thảo luận với các nhà khoa học hiện đại, chủ yếu tập trung vào bốn lĩnh vực: thần kinh học, vật lý – đặc biệt vật lý lượng tử và tâm lý học.
Văn học Phật giáo cũng có những đóng góp để làm tăng sự hiểu biết ch bốn lĩnh vực nêu trên, vì vậy các cuộc thảo luận của chúng ta mang lại rất nhiều lợi ích. Các học giả và Phật giáo đồ đã có thêm những hiểu biết từ việc học về vật lý trong khi các nhà khoa học hiện đại rất quan tâm đến việc học thêm những lời đức Phật đã nói về những hoạt động của tâm trí và cảm xúc”.
Đề cập đến mối quan hệ lịch sử giữa nhân dân hai quốc gia, ngài nhận xét rằng ngay cả trước khi họ quan tâm đến Phật giáo, người Tây Tạng và Mông Cổ đã như anh em một nhà.
Kabju D. Nyamsambuu, Tu viện Gandan Tegchenling thuyết trình về đề tài “Đạo đức trong môi trường sống thánh thiện”. Theo ông, một mặt khoa học dẫn đến sự hiểu biết thực tế rõ ràng hơn, mặt khác những phát hiện khoa học lại có thể giúp thúc đẩy các giá trị của con người.
Nữ Giáo sư Helen Y. Wang, nhà
tâm lý thần kinh lâm sàng và
tâm lý học
thần kinh,
Trung tâm Osher Integrative Medicine,
Đại học California, San Francisco
thuyết trình đề tài: “Tăng sĩ chiêm niệm Khoa học
Thần kinh & Cam kết
Xã hội Phật giáo”. Bà đã trình bày những phát hiện của mình về việc
tu tập Thiền định và
tâm từ bi không chỉ làm tăng thêm
hành vi vị tha mà còn
phản ứng thần kinh trong sự
giảm bớt đau khổ. Giáo sư Helen Y. Wang
giải thích phải mất rất nhiều phép đo
chính xác về
hoạt động của não trạng và
các loại khác nhau của
hoạt động tinh thần có
thể đạt được bằng cách
sử dụng biểu mẫu công nghệ
nhận dạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng mặc dù thiền định nhất tâm có thể tạm thời làm giảm sự tức giận, phân tích thiền định cũng rất quan trọng để giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao chúng ta nổi giận và làm thế nào để phát triển tâm từ bi, có thể mang lại lợi ích cho việc khắc phục trong thời gian tức giận.
Trong bài thuyết trình đầu tiên của buổi chiều, Giáo sư Bác sĩ B. Boldsaikhan (Болдсайхан эмч) từ hệ thống khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Mông Cổ thuyết trình trong Hội thảo “Phật giáo & Khoa học” với đề tài “Y học & Logic”.
Tiếp theo, K. Namsrai, một học giả cao cấp khoa học vật lý với bài thuyết trình về “Mối quan hệ giữa Vật lý Lượng tử & Triết học Phật giáo”. Ông K. Namsrai đề cập đến sự liên hệ sâu sắc giữa bản chất và lý thuyết vật lý trừu tượng. Ông kết luận với một yêu cầu cho những lời cầu nguyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho các phúc lợi của dân du mục bình thường và người chăn nuôi.
Tiến sĩ, phó giáo sư Fadel Zeidan, ngành sinh học thần và giải phẫu tại trung tâm y khoa Wake Forest Baptist Medical Center thuyết trình đề tài “Khoa học thần kinh & Thiền quán niệm”. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển vô dược liệu pháp để làm giảm bớt cơn đau khổ. Ông nói: tôi đã nghiên cứu về thiền chánh niệm 15 năm qua và chứng kiến nhiều kết quả tích cực từ hoạt động này. Tuy nhiên tôi vẫn luôn băn khoăn về một câu hỏi: “Liệu đây có phải là cảm giác giả để khiến người ta quên đi thay vì có tác dụng giảm đau và chữa bệnh trên thực tế?”. Điều tôi lo ngại là “có thể những người cho biết sức khỏe và những cơn đau thuyên giảm sau khi ngồi thiền chỉ đơn thuần là vì họ bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng cứ thiền sẽ khỏi bệnh và hết đau”. Vì vậy tôi đã cố gắng tổ chức một cuộc thí nghiệm góp phần làm giảm các lo âu, trầm cảm, huyết áp cao và các vấn đề sức khỏe khác đối với bệnh nhân bằng phương pháp tu tập thiền chánh niệm.
Đây là một kết quả khoa học sơ bộ ban đầu rất quan trọng, còn mức độ giảm đau nhờ thiền định vẫn còn phụ thuộc vào thể chất từng người. “Chúng tôi đang ở giai đoạn thí nghiệm ban đầu, ít nhất là tại cơ sở này, để thu thập đủ bằng chứng cho thấy thiền định giúp giảm đau và thực sự là như vậy. Bộ não qua thiền định đã thực hiện những thao tác kỹ thuật mà chúng tôi chưa từng được thấy”.
Cuối cùng, N. Ariun, một nhà Sinh vật học thuyết trình đề tài “Diễn biến mới nhất trong Khoa học Sinh học & Phật giáo”.
Trong phần kết luận của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc đến những phát hiện đáng khích lệ rằng bản chất cơ bản của con người là từ bi và năng lượng từ bi có thể được được tăng cường thông qua giáo dục. Ngài thuyết trình đề tài “Sự cần thiết phải thúc đẩy một cảm giác hợp nhất của nhân loại dựa trên bản chất từ bi qua sự chia sẻ của con người”. Ngài nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy điều này đòi hỏi tầm nhìn và quyết tâm và hội nghị hôm nay có thể đóng góp đến mục tiêu đó.
Ngày hôm sau, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tham gia cuộc họp với thanh niên phật tử Mông Cổ.
(Nguồn: Tibetan Community Australia)
Discussion about this post