PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. 1. Túc mạng minh – nhớ rõ ràng các đời sống trong quá khứ
  2. Chứng đạt Túc mạng minh, Đức Phật nhớ được các đời sống trong quá khứ
    1. 2. Thiên nhãn minh – thấy được sự sống chết của tất cả chúng sinh
  3. Khi chứng đắc Thiên nhãn minh, Đức Phật thấy được sự sống chết của tất cả chúng sinh
    1. 3. Lậu tận minh – biết rõ nguyên nhân của khổ và con đường diệt khổ
  4. Chứng đắc Lậu tận minh – Đức Phật biết rõ nguyên nhân của khổ và con đường diệt khổ

ĐĐ.Thích Trúc Thái Minh từng nói: “Giây phút Đức Phật chứng ngộ những quả vị cao thượng ấy, hạnh phúc lắm! Có thể nói như mặt trời mọc lên, chiếu soi vạn vật. Cho nên Đức Phật ví như là mặt trời trí tuệ, thấu suốt tất cả mọi căn cội, nguyên nhân, nguồn gốc của vạn sự, của tất cả kiếp nhân sinh này”.

Trải qua 7 tuần lễ, ngày đêm ngồi thiền dưới cội Bồ Đề, đến đêm thứ 49 Ngài đã lần lượt chứng đắc Tam minh: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh và trở thành bậc Chính đẳng Chính giác với danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni. Để hiểu rõ hơn về 3 thành tựu Tam Minh mà Đức Phật đã chứng đạt trong đêm thành đạo, kính mời quý Phật tử đón đọc bài viết dưới đây!

1. Túc mạng minh – nhớ rõ ràng các đời sống trong quá khứ

Trải qua 6 năm tu khổ hạnh rừng già khiến thân thể kiệt quệ, Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này) đã nhận ra đây không phải là con đường dẫn đến giác ngộ.

Sau khi từ bỏ lối tu khổ hạnh, Ngài ăn uống trở lại, thân thể có sức khỏe. Ngài an trú trong thiền định suốt 49 ngày đêm dưới cội cây Bồ đề và chứng đạt lần lượt sơ thiền, nhị thiền, tam thiền đến tứ thiền. Đến đêm thứ 49 vào canh thứ nhất, Ngài chứng đắc thành tựu đầu tiên: Túc mạng minh.

Chứng Đạt Túc Mạng Minh, Đức Phật Nhớ Được Các Đời Sống Trong Quá Khứ

Chứng đạt Túc mạng minh, Đức Phật nhớ được các đời sống trong quá khứ

Trong Trung Bộ kinh, tập 1, Đại kinh Saccaka, Đức Phật nói rằng: “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp.

Ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này”. Như vậy, Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết”.

Túc mạng minh, tức là biết được, nhớ được về tiền kiếp. Để đại chúng hiểu rõ được lời Phật dạy, Đại đức Thích Trúc Thái Minh lý giải: Sau khi đạt được thiền thứ tư, tâm Ngài đạt được định tĩnh, thuần định, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng mà lại rất vững chắc. Cho nên lúc ấy, Ngài tự tâm sáng. Như hồ nước khi yên lặng, không có sóng nổi thì nước lắng trong; cho nên chúng ta có thể nhìn suốt xuống tận đáy, thấy rõ từng con cá lội, từng hòn sỏi ở dưới đáy hồ. Cũng vậy, tâm của Đức Thế Tôn lúc này trong sáng, thuần tịnh. Ngài tự nhiên thấy rất rõ nhiều kiếp sống trước đây của mình, vô số kiếp. Ngài biết rõ mình sinh ra ở đâu, con cái nhà ai, lớn lên thế nào, cuộc sống ra sao, rồi chết đi ở kiếp đấy lại tái sinh đi kiếp sau như thế nào.

2. Thiên nhãn minh – thấy được sự sống chết của tất cả chúng sinh

Sau khi chứng đắc Túc mạng minh, vào canh giữa, Ngài chứng đắc thành tựu thứ hai là Thiên nhãn minh – Ngài thấy rõ được sự sinh tử luân hồi của tất cả chúng sinh.

Đức Phật biết rõ: “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

Khi Chứng Đắc Thiên Nhãn Minh, Đức Phật Thấy Được Sự Sống Chết Của Tất Cả Chúng Sinh

Khi chứng đắc Thiên nhãn minh, Đức Phật thấy được sự sống chết của tất cả chúng sinh

Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến; những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến; những vị này sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này”.

Thiên nhãn là con mắt có thể nhìn thấy rất xa từ những vật lớn, vật nhỏ xuyên qua tất cả những vật ngăn cản như tường, vách, núi non, nhìn từ hành tinh này đến hành tinh khác.

Từ thành tựu chứng đắc Thiên nhãn minh của Đức Phật, Đại đức chia sẻ: “Cũng với cái tâm trong sạch, thuần tịnh, siêu nhiên, dễ sử dụng ấy Ngài hướng đến cái sự sinh tử của chúng sinh thì Ngài thấy hết tất cả. Thấy hết tất cả chúng ta đấy, muốn biết về người nào, kiếp sống người ấy ra sao biết rõ ràng, người ấy từ đâu sinh đến thế giới này, từ loài nào tái sinh trở lại, chết ở đây rồi sinh đi đâu Ngài biết rõ ràng”. Quả thật trí tuệ từ tâm sáng của Đức Phật là vô cùng đặc biệt!

3. Lậu tận minh – biết rõ nguyên nhân của khổ và con đường diệt khổ

Sau khi chứng đắc được Túc mạng minh và Thiên nhãn minh, đến canh cuối cùng của đêm thứ 49, khi Sao Mai vừa mọc, Ngài chứng đạt được thành tựu cuối cùng gọi là Lậu tận minh.

Cũng trong kinh Saccaka, Đức Phật nói về quá trình Ngài chứng đắc Lậu tận minh: “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Ta biết như thật: “Đây là khổ”, biết như thật: “Đây là Nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Đây là sự Diệt khổ”, biết như thật: “Đây là Con đường đưa đến diệt khổ”, biết như thật: “Đây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”.

Nhờ biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát.” Ta đã biết: “Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”.

Lậu tận minh – tâm ấy gọi là vô lậu, không còn một chút nhơ bẩn nào, thuần tịnh, trong sạch tuyệt đối. Đại đức giảng giải: “Đức Thế Tôn chứng đạt minh cuối cùng gọi là lậu tận minh, biết rõ nguyên nhân của khổ và con đường diệt khổ. Tại sao chúng sinh khổ và trong tâm Ngài cũng sạch hết tất cả mọi mầm mống của khổ đau. Cho nên mới được gọi là giải thoát, Ngài tự biết ta đã giải thoát. Sanh đã tận tức là dứt hết các sự sinh của mình đến bây giờ là tận rồi là cuối cùng rồi, phạm hạnh đã thành tựu viên mãn, không còn trở lưu lại trạng thái luôn hồi sinh tử nữa đó”.

Chứng Đắc Lậu Tận Minh - Đức Phật Biết Rõ Nguyên Nhân Của Khổ Và Con Đường Diệt Khổ

Chứng đắc Lậu tận minh – Đức Phật biết rõ nguyên nhân của khổ và con đường diệt khổ

Sau khi Đức Phật chứng đạt được Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh, Ngài thấu suốt, thấy rõ tất cả mọi căn cội, nguyên nhân, nguồn gốc của vạn sự của tất cả kiếp nhân sinh này, có thể nói là như mặt trời mọc lên, chiếu soi thấy hết được vạn vật.

Đó quả thật là một sự kiện đặc biệt đối với tất cả nhân loại chúng ta, Đại đức Thích Trúc Thái Minh khẳng định: “Đây là ba vấn đề quan trọng nhất của một hành giả tu hành chứng đạt. Đức Thế Tôn đã chứng đạt và từ sự chứng đạt này Ngài tuyên bố Ngài là người giác ngộ thật sự. Ngài thấu suốt tất cả mọi vấn đề của pháp giới vũ trụ vạn hữu. Ngài thấy không có ai là chúa tể của tất cả, không có thượng đế nào toàn năng. Mà tất cả từ vô minh của chúng sinh tạo ra ác nghiệp mà luân chuyển luân hồi”.

Đức Thế Tôn thấy tất cả chúng ta đều sẽ có khả năng giác ngộ như Ngài và bằng Ngài. Không có đấng giáo chủ của tôn giáo nào nói rằng các đồ đệ sau này sẽ ngang bằng với mình. Nhưng duy nhất Đức Phật thì Ngài nói sự thật, Ngài thấy tất cả chúng sinh đều có khả năng giác ngộ và chứng đạt chân lý tối hậu như Ngài. Đấy là sự vĩ đại, sự vi diệu và chúng ta thật sự hạnh phúc vì được làm đệ tử của Đức Thế Tôn.

Sau khi đắc đạo, trở thành vị Phật toàn giác, Ngài đã dành trọn 7 ngày để tri ân cây Bồ Đề đã che chở cho Ngài trong suốt 49 ngày đêm thiền định. Đại đức chia sẻ: “Sau khi Ngài giác ngộ thì các con thấy được tâm biết ân, tri ân của Phật rất là lớn. Ngài đã nhìn cội cây Bồ đề 7 ngày không chớp mắt để tri ân cây Bồ đề. Thế thì chúng ta thấy tâm biết ơn của Phật rất là sâu nặng”.

Để hiểu tại sao bậc Thầy của trời, người lại làm như vậy sau khi thành tựu đạo quả Bồ Đề, chúng ta hãy cùng chờ đợi trong bài viết tiếp theo nhé!

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Tìm Hiểu Về “Vô Niệm” Của Lục Tổ Huệ Năng

Tìm Hiểu về “Vô Niệm” của Lục Tổ Huệ Năng

Nơi pháp không chấp nắmKhông niệm cũng không nhiễmKhông trụ không xứ sở Trong pháp tánh chẳng hoại.Trong Không, không có...

Hỏi Pháp Với Ajahn Suchart Abhijāto – Sưu Tầm 3 (Song Ngữ Anh Việt)

Hỏi Pháp với Ajahn Suchart Abhijāto – sưu tầm 3 (song ngữ Anh Việt)

Cư sĩ: Con đã thực hành trong 7 - 8 năm qua, nhưng con cho rằng con đang gặp khó...

Mối Liên Hệ Giữa Tư Tưởng Từ Bi Của Đạo Phật Và Chính Sách Cai Trị Của Nhà Lý

Mối Liên Hệ Giữa Tư Tưởng Từ Bi Của Đạo Phật Và Chính Sách Cai Trị Của Nhà Lý

Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng...

Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pāli – Sách Pdf Anh Việt Đối Chiếu

Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pāli – Sách PDF Anh Việt đối chiếu

Bản dịch quyển "In the Buddha's Words - An Anthology of Discourses from the Pāli Canon." được dịch theo ấn...

Chùa Huệ Quang Ở Thôn Phú Lộc Tây

Chùa Huệ Quang ở thôn Phú Lộc Tây

         Chùa tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây 4, xưa kia thuộc xã Diên Thủy, nay...

Về Huế… Thăm Chùa

Về Huế… thăm chùa

VỀ HUẾ... THĂM CHÙA Đỗ Hồng Ngọc Với tôi, Huế là về. Về Huế. Không phải đến. Không phải đi. Mà về. Mặc...

Sáu ca khúc về Mẹ

SÁU CA KHÚC VỀ MẸ CỦA MINH TUỆ ĐỖ MINH 1. BÌNH AN TIẾNG MẸMinh Tuệ Đỗ Minh Thế là...

Trái Tim Của Đức Phật

Trái Tim Của Đức Phật

TRÁI TIM CỦA ĐỨC PHẬT The Heart of the Buddha Tác giả: His Holiness the Dalai Lama Chuyển ngữ: Tuệ...

Ngũ Khoa Tịnh Độ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

 Kinh văn: “Long vương đương tri, Bồ-tát hữu nhất pháp, năng đoạn nhất thiết chư ác đạo khổ. Hà đẳng...

Tầm Quan Trọng Của Việc Giữ Giới Theo Kinh Điển Phật Giáo

Tầm quan trọng của việc giữ giới theo kinh điển Phật giáo

Thực ra giữ giới và hộ trì các căn tuy là hai nhưng lại không tách rời, liên hệ mật...

Dinh Long Hồ Ngày Ấy & Bây Giờ (Sách Pdf)

Dinh Long Hồ Ngày Ấy & Bây Giờ (Sách PDF)

MỘT THOÁNG QUÊ HƯƠNG   Lời Đầu Sách   Kính thưa quý vị, Dinh Long Hồ là một trong những...

Tỳ-Kheo Chiến Thắng Ác Ma

Tỳ-kheo chiến thắng ác ma

TỲ KHEO CHIẾN THẮNG ÁC MA Quảng Tánh Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp...

Trời cao biển rộng

TRỜI CAO BIỂN RỘNG Vĩnh Hảo Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la...

Tu Là Chuyển Nghiệp

Tu Là Chuyển Nghiệp

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tìm Hiểu về “Vô Niệm” của Lục Tổ Huệ Năng

Hỏi Pháp với Ajahn Suchart Abhijāto – sưu tầm 3 (song ngữ Anh Việt)

Mối Liên Hệ Giữa Tư Tưởng Từ Bi Của Đạo Phật Và Chính Sách Cai Trị Của Nhà Lý

Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pāli – Sách PDF Anh Việt đối chiếu

Chùa Huệ Quang ở thôn Phú Lộc Tây

Về Huế… thăm chùa

Sáu ca khúc về Mẹ

Trái Tim Của Đức Phật

Ngũ Khoa Tịnh Độ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

Tầm quan trọng của việc giữ giới theo kinh điển Phật giáo

Dinh Long Hồ Ngày Ấy & Bây Giờ (Sách PDF)

Tỳ-kheo chiến thắng ác ma

Trời cao biển rộng

Tu Là Chuyển Nghiệp

Tin mới nhận

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

Đạo Phật đã cho tôi những gì?

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện

Phật dạy: Pháp tu của người cư sĩ

Suy nghĩ về kiếp người

Để có một tình yêu đích thực bạn trẻ nên lưu ý bốn điều sau

Phật dạy: Chơn tâm phi tất cả tướng

Sự gia hộ của Đức Phật

Được gặp Đức Phật

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Lời răn dạy cuối cùng của đức Phật trước khi đi vào cõi Niết bàn

Đi theo dấu chân Phật và các bậc tiền nhân

7 thứ tài sản của bậc Thánh

Câu chuyện một con đường

Đạo đức gia đình theo lời Phật dạy

Cây cổ thụ Phật giáo

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Tin mới nhận

Cửa vào tuyệt đối

Phật cười với con

Ai Được Hưởng Lợi Nhất Từ Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 365)

Nhận thức sai lầm

Sách Đạo Phật vỡ lòng dành cho độc giả nhí

Ba Hạt Đậu Xanh Của Mẹ – Nguyễn Thị Việt Hà

Chết Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh Theo Phật Giáo Tây Tạng

Tài Sản Không Bao Giờ Mất

Chào Buổi Sáng Tinh Mơ

Quản lý nóng giận bằng phát triển tâm từ

Ý Nghĩa Danh Xưng Phẩm Vị Chức Sự Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 32)

Ôn Đã Ra Đi – Chúc Phú

Thổi tro tàn

Mỹ Nữ Tự Hủy Sắc Đẹp Để Xuất Gia – Thích Minh Trí Biên Dịch

Đại Cương Về Triết Học Trung Quán

“Tứ động tâm” linh thiêng và sông Hằng huyền bí

Triết Học Nhẹ Nhàng Của Trịnh Công Sơn

Tinh thần dân chủ xã hội Phật giáo

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 32)

Kinh Bách Dụ: Xây lầu ba

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán

Bát Nhã Ba La Mật Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Sự Phát Triển Của Tư Tưởng Bát Nhã Tại Trung Quốc

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 55)

Kinh “Tất Cả Đều Bốc Cháy” (Adittapariyaya-sutta)

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trung Bộ

TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566

Kinh Bách Dụ: Xem nắn bình

Kinh Bách Dụ: Trộm trâu

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Phổ Môn Chú Giảng

Kinh Thừa Tự Pháp

Ước hẹn với sự sống

Kinh Phước Đức

Kinh Phật là gì?

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 6)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 8)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 16)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Vấn đề giải thoát trong pháp môn Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

Bản Nguyện Niệm Phật

Tịnh Độ Tông

Tịnh Độ Tông Nhật Bản

Tiểu luận về Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 244)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 1)

Đường về cực lạc tịnh độ nhân gian

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 100)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 3)

48 Tọa Đàm Về Hộ Niệm: Khế Lý Khế Cơ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese