PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Kinh Người Biết Sống Một Mình

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
KINH NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH
Thích Nhất Hạnh

Uoc Hen Voi Su Song(I)

Sau đây là những điều tôi được nghe lúc đức Thế Tôn còn lưu trú ở tịnh xá Kỳ Viên trong vườn Kỳ Đà tại thành Xá Vệ; Ngài gọi các vị khất sĩ và bảo:

– Này quý thầy.
Các vị khất sĩ đáp:
– Có chúng con đây.
Đức Thế Tôn dạy:
– Tôi sẽ nói cho quý thầy nghe thế nào là người biết sống một mình. Trước hết tôi nói đại cương, sau đó tôi sẽ giải thích. Quý thầy hãy lắng nghe.
– Thưa Thế Tôn, chúng con đang lắng nghe đây.

Đức Thế Tôn dạy:

Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi.
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người Biết Sống Một Mình.

“Này quý thầy, sao gọi là tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế, nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy thì người đó đang tìm về quá khứ.”

“Này quý thầy, sao gọi là không tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế. Nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì người đó đang không tìm về quá khứ.”

“Này quý thầy, sao gọi là tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: trong tương lai hình thể ta sẽ như thế kia, cảm thọ ta sẽ như thế kia, tri giác ta sẽ như thế kia, tâm tư ta sẽ như thế kia, nhận thức ta sẽ như thế kia, nghĩ như thế mà khởi tâm ràng buộc, lo lắng hay mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì người đó đang tưởng tới tương lai.”

“Này quý thầy, sao gọi là không tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: trong tương lai hình thể ta sẽ như thế kia, cảm thọ ta sẽ như thế kia, tri giác ta sẽ như thế kia, tâm tư ta sẽ như thế kia, nhận thức ta sẽ như thế kia, nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc, lo lắng hay mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì người đó đang không tưởng tới tương lai.”

“Này quý thầy, thế nào gọi là bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người không học, không biết gì về Bụt, Pháp, Tăng, không biết gì về các bậc hiền nhân và giáo pháp của các bậc này, không tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này… thì người đó đang bị lôi cuốn theo hiện tại.”

“Này quý thầy, thế nào gọi là không bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người có học, có biết về Bụt, Pháp, Tăng, có biết về các bậc hiền nhân và giáo pháp của các bậc này, có tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, không cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này… thì người đó đang không bị lôi cuốn theo hiện tại.”

“Đó, tôi đã chỉ cho quý thầy biết về đại cương và giải thích cho quý thầy nghe về thế nào là người biết sống một mình.”

Bụt nói xong, các vị khất sĩ đồng hoan hỷ phụng hành. (CCC)

(Bhaddekaratta Sutta, Majjhima Nikaya, 131)


(II)

Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá. Lúc đó có một vị khất sĩ tên là Thượng Tọa (Thera) chỉ ưa ở một mình một chỗ, vị này thường ca ngợi hạnh sống một mình, đi khất thực một mình, thọ trai xong đi về một mình và ngồi thiền một mình. Bấy giờ có một số các vị khất sĩ tới nơi Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên ngồi, và bạch với Người:

– Thế Tôn, có một vị tôn giả tên Thượng Tọa, vị này ưa ở một mình, ưa ca ngợi hạnh sống một mình, một mình vào xóm làng khất thực, một mình từ xóm làng đi về trú xứ, một mình tọa thiền.

Đức Thế Tôn bèn bảo một vị khất sĩ:

– Thầy hãy tới chỗ mà khất sĩ Thượng Tọa cư trú và bảo với thầy ấy là tôi muốn gặp.

Vị khất sĩ vâng mệnh. Lúc ấy vị khất sĩ Thượng Tọa liền đến chỗ Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên mà ngồi. Lúc ấy đức Thế Tôn hỏi khất sĩ Thượng Tọa:

– Có phải là thầy ưa ở một mình, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền phải không?

Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Thưa Thế Tôn, đúng vậy.
Bụt bảo khất sĩ Thượng Tọa:
– Thầy sống một mình như thế nào?
Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Bạch Thế Tôn, con chỉ sống một mình một nơi, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền, thế thôi.

Bụt dạy:

– Thầy đúng là người ưa sống một mình, tôi không nói là không phải. Nhưng tôi biết có một cách sống một mình thật sự mầu nhiệm. Đó là quán chiếu để thấy rằng quá khứ đã không còn mà tương lai thì chưa tới, an nhiên sống trong hiện tại mà không bị vướng mắc vào tham dục. Kẻ thức giả sống như thế, tâm không do dự, bỏ hết mọi lo âu, mọi hối hận, xa lìa hết mọi tham dục ở đời, cắt đứt tất cả những sợi dây ràng buộc và sai sử mình. Đó gọi là thật sự sống một mình. Không có cách nào sống một mình mà mầu nhiệm hơn thế.

Rồi đức Thế Tôn nói bài kệ sau đây:

Quán chiếu vào cuộc đời
Thấy rõ được vạn pháp
Không kẹt vào pháp nào
Lìa xa mọi ái nhiễm
Sống an lạc như thế
Tức là sống một mình.

Bụt nói xong, tôn giả Thượng Tọa lấy làm vui mừng sung sướng, cung kính làm lễ Bụt và rút lui. (CCC)


Thích Nhất Hạnh dịch, (Tạp A Hàm, kinh số 1071, tạng Kinh Đại Chánh)

Kinh Người Biết Sống Một Mình: Kinh này được dịch từ tạng Pali, kinh Bhaddekaratta Sutta của Trung Bộ (Majjhima Nikàya 131). Kinh này dạy ta cách an trú chính niệm trong giây phút hiện tại để sống sâu sắc từng giây phút của đời sống hàng ngày, quán chiếu những gì đang xảy ra trong giây phút ấy để đạt tới tuệ giác và tự do, không bị quá khứ, tương lai và các tâm hành bất thiện lôi kéo. Trong Trung Bộ còn có nhiều kinh khác cũng cùng một đề tài, đó là các kinh 132, 133, 134. Trong tạng Hán, có các kinh A Nan Thuyết, Ôn Tuyền Lâm Thiên, Thích Trung Thiền Thất cũng cùng một đề tài và nội dung. Ba kinh này là các kinh số 167, 165 và số 166 của Trung Bộ. Ngoài ra còn có kinh Tôn Thượng (77, tạng kinh Đại Chính) do thầy Pháp Hộ dịch, cũng có cùng một đề tài.

Kinh này là văn kiện xưa nhất của lịch sử văn học loài người dạy về nghệ thuật sống trong hiện tại, vững chãi và thảnh thơi. Xin tham khảo sách Kinh Người Biết Sống Một Mình của thiền sư Nhất Hạnh, trong ấy tác giả đã đưa ra nhiều phương pháp hành trì kinh rất cụ thể.

Bản PDF:
https://thuvienhoasen.org/images/file/wC2ic51G0QgQAB5T/kinh-nguoi-biet-song-mot-minh-thich-nhat-hanh-dich.pdf 

Tin bài có liên quan

Vượt Thoát Sợ Hãi

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Ước Hẹn Với Sự Sống

Ước hẹn với sự sống

Tra Cứu Kinh Trường Bộ

Tra cứu kinh Trường Bộ

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (Song Ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thế Nào Là Tạng Kinh?

Load More

Discussion about this post

Thái Độ Của Đức Phật Trước Lời Khiển Trách

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Đức Phật dạy rằng: Có người nghe ta giữ đạo, thực hành hạnh từ bi, bèn đến mắng ta. Ta...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Kinh văn vẫn là nguyện thứ mười tám. Nguyện thứ mười tám là trung tâm của đại nguyện. Phía trước...

“Tạp Chí Đạo Phật Ngày Nay – Số 13

“Tạp Chí Đạo Phật Ngày Nay – Số 13

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhân Đọc Quyển Truyện Thơ Mỏng: Niệm Phật Nhẫn Nhục Của Cư Sĩ Nguyên Thần.

  NHÂN ĐỌC QUYỂN TRUYỆN THƠ MỎNG:NIỆM PHẬT NHẪN NHỤC CỦA CƯ SĨ NGUYÊN THẦN.(sách in giới hạn, không bán)Nguyễn Văn...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 19)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 19) Pháp Sư Tịnh Không   Thứ chín, Phật dạy niệm Phật “nghịch...

Tóm tắt nhanh lịch sử

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đồng Thanh Tương Ứng

Đồng thanh tương ứng

ĐỒNG THANH TƯƠNG ỨNG Phạm Lãng Yên   Buổi tối hôm nọ trời đổ mưa sụt sùi, tê tái, tôi...

Tu Mau Kẻo Trễ

TU MAU KẺO TRỄ  VÀ TU PHÁP NÀO CHO KỊP HỘI LONG HOA Soạn Giả Cư Sĩ B. Đ. Nói...

Một Trí Khôn Mới Cho Việt Nam

Một trí khôn mới cho Việt Nam

MỘT TRÍ KHÔN MỚI CHO VIỆT NAM Nguyễn Hữu Liêm Trên màn ảnh truyền hình ở Hoa Kỳ mấy tuần...

Kinh Kim Cang Giảng Giải – Đoạn 18 – Nhất Thể Đồng Quán

Kinh Kim Cang Giảng Giải – Đoạn 18 – Nhất Thể Đồng Quán

KINH KIM CANG GIẢNG GIẢI Hòa Thượng Thích Thanh Từ ĐOẠN 18 ÂM: NHẤT THỂ ĐỒNG QUÁN. - Tu-bồ-đề, ư...

Đi Tu Có Phải Một Nghề?

Đi tu có phải một nghề?

ĐI TU CÓ PHẢI MỘT NGHỀ? Hồng Minh Ảnh minh họa Ở Việt Nam, Phật giáo đã có hơn hai...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 23)

 Thứ hai: “Đắc bất hoại quyến thuộc, vô năng phá cố”.Quả báo này, tôi nghĩ bất luận là xưa nay,...

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Cầu Nguyện Cho Giáo Pháp Lan Rộng Ở Phương Tây

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tướng Tùy Tâm Sinh

Tướng Tùy Tâm Sinh

TƯỚNG TÙY TÂM SINHVũ Tất Tiến Có người nói diện mạo do cha mẹ sinh ra. Đúng vậy, nhưng khi...

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

“Tạp Chí Đạo Phật Ngày Nay – Số 13

Nhân Đọc Quyển Truyện Thơ Mỏng: Niệm Phật Nhẫn Nhục Của Cư Sĩ Nguyên Thần.

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 19)

Tóm tắt nhanh lịch sử

Đồng thanh tương ứng

Tu Mau Kẻo Trễ

Một trí khôn mới cho Việt Nam

Kinh Kim Cang Giảng Giải – Đoạn 18 – Nhất Thể Đồng Quán

Đi tu có phải một nghề?

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 23)

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Cầu Nguyện Cho Giáo Pháp Lan Rộng Ở Phương Tây

Tướng Tùy Tâm Sinh

Tin mới nhận

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

Đức Phật và lời nguyện độ vị đệ tử cuối cùng trong nhiều kiếp

Tại sao tay đức Phật chạm đất?

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Ân đức của Như Lai

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

Tứ Thánh đế, thông điệp đầu tiên và căn bản của Đức Phật

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Quan Âm tu viện cùng chiến sĩ bộ đội Biên phòng hạ thủy 7 đóa sen cầu vồng

Đức Phật lập ra đạo để dạy loài người hiểu biết những gì?

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

An lạc và hạnh phúc trong sự thanh lọc tâm hồn

Suy ngẫm lời Phật dạy nhân chuyện Phật tắm cho Tỳ kheo bệnh nặng

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Nhân quả là quy luật khách quan

Lời Phật dạy về ngày tốt

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Tin mới nhận

Vi Diệu Pháp Giảng Giải

Sinh sản vô tính và Đạo Phật

Thông điệp đầu tiên

Pháp tu “phản quan tự kỷ”

Khi ta sống với bụi trần

Phật Giáo -Hữu Thần-vô Thần Thanh Hòa Dịch

Bản Chất Và Con Đường Giác Ngộ Trong Đạo Phật

Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu “Đời Ôn” – Thích Giác Toàn

Kinh Bách Dụ: Đôi chim bồ câu

Hãy gọi đi đò sẽ tới

Phước Đức Vô Lượng

Phật Giáo Nam Tông Kinh Việt Nam (1938-1963)

Chồng Của Christie Mcnally Đồng Sự Của Michael Roach Chết Bí Mật

Phật tử Trung Hiếu: “Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo”

Tai Họa Do Cái Miệng

Xuân Miên Viễn – Happy New Year

Biết Và Không Biết

Kinh Điển Đại Thừa Có Phải Do Phật Thuyết Hay Không?

“Dưỡng sinh” không tách rời “ Dưỡng tính”

Phúc Đức Có Phải Là Biến Thể Của Thuyết Luân Hồi – Nhân Quả?

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 53)

Video Thuyết Giảng Của HT. Thích Thông Phương

Kinh Kim Cang Dịch Nghĩa Và Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Giới Thiệu Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 111)

Chú Giải Kinh Pháp Cú Trọn Bộ 4 Quyển

Lửa từ chơn tâm biến hiện

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Giới Thiệu Kinh Thắng Man

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Kinh Phước Đức Giảng Giải

Bài kinh về sự Chú Tâm Tỉnh Giác

Cậy tài, háo thắng, mắng nhiếc người khác – Quả báo kiếp sau trên người có 18 tướng xấu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Làm sao nhận diện một Phật tử chân chính?

Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định (Thích Chúc Phú)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Nghe Ht. Thích Chơn Thiện Giảng Kinh

Lời Phật Dạy Về Pháp Tướng

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Hướng Về Miến Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại Sự Nhân Duyên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 4)

Lý Luận Và Sự Thật Của Nhân Quả

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 15)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 14)

Sự Tích Phật A Di Đà Và 7 Vị Bồ Tát

Niệm Phật Chính Là Thâm Diệu Thiền

Sự Mô Tả Tịnh Độ Của Chư Phật Trong Tạng Pāli

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Tiểu Sử Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.