Nhưng cái vọng đó cũng do tâm khởi nên cũng do tâm diệt, nên nếu không khởi thì lấy gì diệt. Cũng như vậy, bàn về vấn đề giải thoát khổ đau, nếu chúng ta không bị ràng buộc, vướng mắc nơi sự khổ thì cũng không tìm về sự giải thoát trong sự tu tập và chứng ngộ.
Trong tứ diệu đế bàn về bốn chân lý của cuộc đời, từ khổ đế, đến tập nguyên nhân khổ, muốn chấm dứt khổ thì nên diệt đạo là sự tập tu đạo, và cuối cùng là đạo đế là sự chứng ngộ giải thoát. (Tứ diệu đế là khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế).
Trong sự khổ nào cũng có nguyên nhân, nguyên nhân do bám chấp vào niệm hư vọng nơi trần thế, trần cảnh, trần sự vật, trần sự việc mà có niệm thương, yêu, ghen, ghét, đố kỵ, sân hận, si mê, bi ai, âu sầu, tham luyến, chấp thủ…và tham ái, tham si gây tạo nên nghiệp vô minh phải chịu trầm luân trong kiếp sống luân hồi.
Ý niệm do tâm khởi, nên từ tâm không khởi niệm là sự chấp không còn, không khởi ý niệm không phải là không biết, không phải là không suy nghĩ. Mà sự biết hay suy nghĩ không bị khởi vọng, chấp trước vào bất kỳ vấn đề gì. Tâm trong sáng an nhiên, thì đạo hạnh càng cao cả anh minh.
Tu đao đừng khởi niệm thiện hay bất thiện. Vì khởi cũng đã là hư ngụy, và trong kinh kim cang có câu: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” tức ” tất cả mọi hình tướng đều là hư ngụy“. Hình tướng này ngoài thân tướng ra thì còn là trần cảnh, trần sự ra còn là ý niệm nghĩ suy, ý nghĩ chấp trước, động tâm bất tịnh cũng là hình tướng trong tâm rồi. Vậy người tu đạo luôn để tâm thái an nhiên, đừng để bất cứ điều gì làm động tâm, loạn tâm thì tâm hạnh an nhiên, thanh tịnh là nhân của sự giải thoát khổ đau, và đạo là chính là sự thanh tịnh và tĩnh lặng, thấu suốt rõ biết không ngăn ngại.
Discussion about this post