PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vô Ngã Là Niết Bàn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VÔ
NGÃ
LÀ NIẾT BÀN

Hòa
Thượng
Thích Thiện Siêu

—o0o—

Mặc
dù biết Phật pháp mênh mông, cũng không ngoài một vị giải thoát cho nên dù chỉ
học một câu kinh, tu hành một pháp môn cho thấu đáo cũng có thể hưởng được
hương vị giải thoát mà không cần uống hết cả biển giáo lý. Nhưng điều cốt yếu
là phải thực hành chứ không phải nói suông mà hiểu đạo được.

Đạo
là con đường, nhưng đi trên con đường đạo không như đi trên đường cái. Đường
cái dễ đi, dễ đến, có khoảng cách rõ rệt, bao nhiêu cây số là bấy nhiêu thời
gian
tương ứng, có điểm khởi hành, có điểm đến hẳn hoi. Nhưng đường đạo thì
không như thế. Khi bắt đầu tu gọi là khởi điểm, mà khởi điểm này cũng ở tại
Tâm
. Tu hành gọi là đi, cũng chỉ trong một Tâm ấy mà khi đạt đến đích giác ngộ,
thì cũng ở một Tâm ấy chứ đâu khác.

Thế
mà tại sao đi mãi vẫn không đến? Đó chính là vì cái Ta (Ngã) cứ ngăn chận làm
cho trễ nãi, biếng nhác, sa ngã, bước được một bước thì bị lục căn lục trần xen
vào
kéo lui ba bước. Muốn tinh tấn tu hành nhưng cái ngã nó xen vào và bảo: Để
ta ăn cái đã, để ta ngủ cái đã, để ta coi cái đã, để ta nghe cái đã. Cái ngã
chấp
đó càng bành trướng càng gây tai họa. Ngã chấp của ta càng to càng dễ gây
đụng chạm với cái ngã của người khác. Người khác cũng bồi bổ cái ngã của họ nên
lại va chạm với ta. Ví như có một ngôi nhà rộng thênh thang mười người ở không
khắp, thế mà một khi những người ở trong đó để cái Ta nổi lên thì sẽ va chạm
nhau đến nỗi rốt cuộc mỗi người đi mỗi ngả, khi còn một người mà vẫn thấy chật.
Đó là vì ngã chấp. Tôi lấy ví dụ để minh họa vấn đề ngã chấp này:

Ngày
xưa
có một linh hồn sau nhiều kiếp tu luyện, đến thiên đàng gõ cửa Thượng Đế,
Thượng Đế hỏi:

—
Ai đó?

—
Tôi, Linh hồn đáp.

Thượng
Đế
hỏi:

—
Tôi là ai?

—
Tôi là tôi.

Thượng
Đế
bảo:

—
Ở đây không đủ chỗ cho ta và ngươi cùng ở. Ngươi hãy đi nơi khác.

Linh
hồn
ấy trở lui về trần gian tu luyện thêm một ngàn năm nữa, sau đó lên trời gõ
cửa lại.

Thượng
Đế
hỏi: — Ai đó?

Đáp:
— Tôi.

—
Tôi là ai?

—
Tôi là Ngài, Linh hồn đáp.

Khi
ấy Thượng Đế liền mở cổng cho vào.

Thí
dụ
trên cho ta thấy, một ngàn năm trước tôi là tôi – còn ngã chấp, thì không
vào thiên đàng được. Một ngàn năm sau, tôi là Ngài, mới vào được, vì hết ngã
chấp
. Vì ta với mình tuy hai mà một. Niết bàn là cái tuyệt đối không dung ngã.
Niết bàn không có hạn lượng, không có nơi chốn, vì Niết bàn vô tướng – vô tướng
nên rất khó vào. Muốn vào Niết bàn, ta cũng phải vô tướng như Niết bàn. Cửa
Niết bàn rất hẹp, chỉ bằng tơ tóc nên ta không thể mang theo một hành lý nào mà
hy vọng vào Niết bàn được cả. Cái thân đã không mang theo được, mà cái ý niệm
về tôi, về ta, cũng không thể mang theo vào được. Cái ta càng to thì càng xa
Niết bàn. Nên biết hễ hữu ngã thì luân hồi mà vô ngã là Niết bàn chứ không phải
đòi hỏi có cái ta để vào Niết bàn.

Một
hôm có người đến hỏi Thiền sư Duy Khoang: “Đạo ở đâu?” Sư đáp:
“Đạo ở trước mắt” – “Sao tôi không thấy?”, người ấy hỏi.
Ngài đáp: “Vì ngươi đang bận nghĩ tới mình ta cho nên không thấy”
-” còn Hòa Thượng có thấy không?”, người ấy hỏi. Ngài đáp: “Hễ
còn bận nghĩ tới ta, ngươi thì đều không thấy” – “Khi không còn bận
nghĩ tới ta, ngươi nữa thì có thấy không?”, người ấy hỏi. Ngài đáp:
“Khi không còn có tâm phân biệt bận nghĩ tới ta, ngươi, thì bấy giờ ai hỏi
đạo
ở tại đâu?”

Giả
sử
lúc đó người ấy hỏi ngài Niết bàn ở tại đâu thì chắc Ngài cũng đáp tương tự
như thế, và câu đáp cuối cùng hẵn là: “Khi không còn có tâm phân biệt bận
nghĩ tơi ta, ngươi thì bây giờ ai hỏi Niết bàn ở tại đâu? Sao tôi không vào
được? Vì đã không còn tâm phân biệt bận nghĩ tới ta, ngươi thì tức lúc ấy tâm
thanh tịnh
không còn vọng tưởng tham ái, tức là Niết bàn đó rồi, chứ có phải ở
đâu xa mà phải tìm kiếm?”

Vậy
cho nên cần phải biết: Niết bàn chính là từ bỏ ba độc tham, sân, si do ngã chấp
gây nên. Vô ngã là Niết bàn. Giờ phút nào cởi bỏ được ba độc, giờ phút đó là
Niết bàn. Cho nên chúng ta thấy Niết bàn vừa là cái chung, vừa là cái riêng.
Cái chung là ai cũng tu được, vào được. Cái riêng là chỉ ai tu người ấy đắc.
Đức Phật, Ngài không bưng Niết bàn đến cho ta ngồi lên. Ngài chỉ dạy cho ta con
đường
tu chứng Niết bàn mà thôi. Ngài dạy:

“Ai
còn tham luyến (tức còn ngã ái chấp đây là của tôi, ngã mạn chấp đây là tôi,
ngã kiến chấp đây là tự ngã của tôi), thời có dao động. Ai không tham luyến,
thời không dao động. Ai không dao động, thời được khinh an. Ai được khinh an
thời không thiên chấp (nati). Ai không thiên chấp, thời không có đến và đi. Ai
không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh, thời
không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ
đau”. (Niết bàn – Tương Ưng Bộ Kinh 4/65, 1982)

Vậy
thì
nói Phật độ chúng sanh là gì? Ở đây chúng ta cần phân biệt chữ
“độ” và chữ “cứu rỗi”. Chữ “cứu rỗi” thì chỉ cần
đức tin, tin có một đấng tối cao, đấng ấy sẽ rước ta vào cõi phúc lạc của Ngài
ở một nơi nào đó, nếu ta đầy đủ lòng tin. Trái lại chữ “độ”, nghĩa là
vượt qua, có nghĩa là làm cho chúng sanh thấy rõ rằng: chính vì bản ngã mà nổi
chìm trong biển phiền não sanh tử. Vậy chỉ cần trừ cái ngã chấp thì phiền não
không còn đất đứng. Khi phiền não đã trừ thì kiến hoặc, tư hoặc, vô minh hoặc
cũng dứt mà vượt qua bờ giác. Khi phiền não chấm dứt thì dù bất cứ đang ở đâu,
bất cứ giờ phút nào cũng là Niết bàn, không cần phải cất bước đi đến một nơi
nào cả để tìm cõi Niết bàn. Bởi thế đức Phật dạy luôn luôn quán vô ngã, bốn
đại
, năm uẩn tạo nên thân này đều là những thứ do duyên ở ngoài kết hợp lại mà
thành chứ cái thân “đồng nhứt” với cái ngã thì không thực có.

Đức
Phật
được tôn xưng là đấng Pháp vương vì Ngài tự tại với tất cả các pháp, vào
tất cả thời, xứ. Dù ở đâu Ngài cũng không bị dính mắc vào sáu trần, không bị
chúng lôi kéo. Nên chúng ta phải biết, nếu chúng ta đối với một việc gì trong
một thời gian nào đó mà được tự tại, không bị nó lôi kéo, chi phối, thì ta cũng
đáng được gọi là vua của pháp đó, nhưng chỉ đối với một việc đó, trong một thời
gian
đó mà thôi, còn ở giờ khác, đối với việc khác, thì ta lại bị ràng buộc,
cho nên ta không được như Phật xưng là Đấng Pháp Vương đối với toàn diện các
pháp và tất cả các thời, xứ.

Muốn
được như Phật phải quán vô ngã luôn luôn. Quán vô ngã thì tất cả cái gọi là:
phải, trái, được, thua ở đời đều là một cái duyên cho ta tu, hoặc trở thành
bình thường không có gì bận tâm cả. Quán vô ngã cũng như người võ sĩ luyện thân
thể
cho rắn chắc. Khi chưa rắc chắc thì dễ bị quật ngã trước một tác động bên
ngoài. Người tu vô ngã cũng vậy, khi chưa thuần thục còn nhiều ngã chấp thì dễ
đau khổ trước một lời nói độc. Nếu khi ngã chấp tiêu bớt, thì chỉ còn thấy đau
khổ
sơ sơ và cuối cùng thì không còn ngã chấp thì cũng không còn chút đau khổ
nữa. Nên kinh Pháp Cú nói:

Như ngọn núi kiên cố

Không gió nào lay động

Cũng vậy giữa khen chê

Người trí không giao động. (Pháp Cú
câu 81)

Kết
luận
: Cái Trí ở đây chính là cái trí thấy lý vô ngã vậy.

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Lời Phật Dạy Trong Bốn Hạng Vợ Có Vợ Như Giặc

Lời Phật dạy trong bốn hạng vợ có vợ như giặc

Ai cũng biết câu “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Muốn thiết lập hạnh phúc hôn nhân,...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Trong năm giới, giới không trộm cắp là rất khó giữ. Như thường trụ ở nơi đây, vật của thường...

Phật Dạy Cách Làm Đẹp

Phật dạy cách làm đẹp

Mỗi con người khi được sinh ra trên cõi đời đã mang một thân phận. Ai cũng mong muốn mình...

Không Phải Đợi Đến Khi Hư Hỏng Mới Tu

Không Phải Đợi Đến Khi Hư Hỏng Mới Tu

KHÔNG PHẢI ĐỢI ĐẾN KHI HƯ HỎNG MỚI TU Thiện Quả Đào Văn Bình  Ngạn ngữ có câu “Nước đến chân...

Khái Niệm Không Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

KHÁI NIỆM KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦYThích Hạnh Bình Thông thường khi đề cập đến khái niệm ‘không’ là...

Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia – Hòa Thượng Thích Thắng Hoan

I.- VÀO ĐỀ: Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn...

Phái Đoàn Ghpgvn Tham Dự Hội Nghị Phật Giáo Tòan Cầu Tại Ấn Độ

Phái Đoàn Ghpgvn Tham Dự Hội Nghị Phật Giáo Tòan Cầu Tại Ấn Độ

PHÁI ĐOÀN GHPGVN THAM DỰ HỘI NGHỊ PHẬT GIÁO TÒAN CẦU TẠI ẤN ĐỘ Theo tin tức từ Giáo Hội...

Trái Đất Nóng Lên Là Một Đe Dọa Nghiêm Trọng Cho Môi Trường Tuệ Uyển Soạn Dịch

Trái Đất Nóng Lên Là Một Đe Dọa Nghiêm Trọng Cho Môi Trường Tuệ Uyển Soạn Dịch

TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN LÀ MỘT ĐE DỌANGHIÊM TRỌNG CHO MÔI TRƯỜNGTuệ Uyển soạn dịch Từ khi nhân loại xuất...

Vào Nhà Đạo Có Nên Tính Theo Đời?

Vào nhà đạo có nên tính theo đời?

VÀO NHÀ ĐẠO CÓ NÊN TÍNH THEO ĐỜI? Quảng Tánh –Nhiên Như   Ảnh minh họa HỎI: Tôi là Phật tử,...

Sợ Ma

Sợ Ma

SỢ MA Thích Trí Siêu Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ...

Dòng Đời Xuôi Ngược – Biến Ái Vô Cùng

DÒNG ĐỜI XUÔI NGƯỢC - BIỂN ÁI VÔ CÙNGThích Đạt Ma Phổ Giác Từ khi trên quả đất này có...

Con Người Với Nhau

Con người với nhau

CON NGƯỜI VỚI NHAU  Thơ: Hoang PhongDiễn ngâm: Hồng Vân   Dìu nhau trong gió trong mưa,Giúp nhau xóa bỏ...

Tỳ-Kheo Bodhi Phát Biểu Trước Liên Hợp Quốc Về Biến Đổi Khí Hậu

Tỳ-kheo Bodhi Phát Biểu Trước Liên Hợp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu

TỲ-KHEO BODHI PHÁT BIỂU TRƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Cao Huy Hóa dịch Lời người dịch:...

Sự Khác Biệt Giữa Tưởng Tri Thức Tri Và Trí Tuệ

Sự khác biệt giữa tưởng tri thức tri và trí tuệ

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TƯỞNG TRI, THỨC TRI, VÀ TRÍ TUỆThích Trung Định Tưởng tri, thức tri và tuệ tri...

Thiền, Stroke Và Trái Tim (Một Kinh Nghiệm Sống)

Thiền, Stroke Và Trái Tim (Một Kinh Nghiệm Sống)

THIỀN, STROKE VÀ TRÁI TIM (MỘT KINH NGHIỆM SỐNG) Cách đây vài năm, khi tôi đang còn chủ trương một...

Lời Phật dạy trong bốn hạng vợ có vợ như giặc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Phật dạy cách làm đẹp

Không Phải Đợi Đến Khi Hư Hỏng Mới Tu

Khái Niệm Không Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia – Hòa Thượng Thích Thắng Hoan

Phái Đoàn Ghpgvn Tham Dự Hội Nghị Phật Giáo Tòan Cầu Tại Ấn Độ

Trái Đất Nóng Lên Là Một Đe Dọa Nghiêm Trọng Cho Môi Trường Tuệ Uyển Soạn Dịch

Vào nhà đạo có nên tính theo đời?

Sợ Ma

Dòng Đời Xuôi Ngược – Biến Ái Vô Cùng

Con người với nhau

Tỳ-kheo Bodhi Phát Biểu Trước Liên Hợp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu

Sự khác biệt giữa tưởng tri thức tri và trí tuệ

Thiền, Stroke Và Trái Tim (Một Kinh Nghiệm Sống)

Tin mới nhận

7 việc Phật dạy không đáng “hy sinh” trong đời

Tán thán Đức Phật

Hồi Ký Đặc Biệt : Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Thích Đức Nghiệp

Hòa bình và hữu nghị với các tôn giáo trên thế giới

Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Làm gì có Phật trên đời!

Có những ngày như thế…

“Giữa băng hoại về đạo đức vẫn luôn có những câu chuyện rất đẹp về tình người”

Đức Phật – Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

Chuyển hóa nỗi đau phản bội theo lời Phật dạy

Đức Phật hàng ma

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Chùa Pháp Bảo, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

Lời Phật dạy về ngày tốt

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Bảy loại phước xuất thế gian

Đức Thế tôn ra đời – Sự kiện hi hữu của thế gian

Nghiệp qua sự ẩn dụ sâu sắc từ lời Phật dạy

66 câu Phật học để sống an lành và hạnh phúc

Tu bồi cội phúc

Tin mới nhận

Tết Losar Tây Tạng

Phát Biểu Của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng

Bản chất thời gian với ý nghĩa giải thoát của đạo Phật

Kamma – Nghiệp Trong Kiếp Sống Này

Mười Hai Nhân Duyên Cuộc Đời

Phật giáo ứng dụng và môi sinh

Sống tự do bất cứ nơi nào ở đâu

Hãy Lên Tiếng Vì Bậc Đạo Sư Tôn Kính

Thông Điệp Của Người Kogi Đến Loài Người

Những cứ liệu về ni giới trước thời di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề

Tinh thần Phật giáo chân chính

Góc nhìn Phật Giáo qua thuyết số mạng, định mệnh

Sự Sống Đẹp Lạ Thường Thích Chân Pháp Đăng

Nghĩ Về Việc Quy Định Độ Tuổi Vào Học Viện Phật Giáo

Ý nghĩa tùy duyên

Hạnh Phúc Đầu Xuân – Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Có Thời Gian Hay Không?

Dẫn vào duy thức học

Phương trời thong dong

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Ăn nửa cái bánh

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Câu Chuyện Về Người Tỳ-kheo Đầu Tiên Bị Loại Khỏi Tăng Đoàn

Nakulapita Sutta – Kinh Về Tuổi Già Và Sự Sáng Suốt

Kim Cương Bát Nhã Luận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Kinh Tiểu Bộ Tập Vi (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 02)

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Tt. Thích Vĩnh Hóa (Pdf)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Giới Thiệu Phẩm Phương Tiện Trong Kinh Pháp Hoa Phạn – Tạng

Tám Điều Giác Ngộ – Ứng Dụng Kinh Bát Đại Nhân Giác Trong Cuộc Sống

Vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni (Lumbini) – nơi Phật đản sanh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

NGÔI CHÙA VIỆT

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Luận Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

Lược Giảng Kinh Pháp Bảo Đàn

Tin mới nhận

Cõi Nước Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Pháp Nhĩ Như Thị

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 348)

Đọc sách ngàn lần – Tập 11

Lời Vàng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 37)

Hộ Niệm: Hướng Dẫn, Khai Thị

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 241)

Sự Chuyền Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Có Mặt Của Quán Thế Âm Bồ Tát

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 43)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 4)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 10)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

Lợi Ích Của Sự Niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.