PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giải thoát qua cái thấy

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIẢI THOÁT QUA CÁI THẤY
Nguyễn Thế Đăng

Hoa Khai Kiến Phật-Anh-Cua-Vinh-HuuCó phải khi thấy tánh Không thì không thấy gì hết? Có phải thấy “pháp tánh” thì không còn thấy các pháp? Có phải khi đạt đến tammuội, sắc tướng tam-muội, thanh tướng tam-muội, hương tướng tam-muội,… nam nữ tướng tam-muội, thiên long tướng tam-muội, súc sanh tướng tam-muội, địa ngục tướng tam-muội… thì người ta không còn thấy con người, thế giới, các cõi? Nếu không thấy như vậy thì người tu đạo Bồ-tát làm sao để giúp đỡ chúng sanh trong thế giới loài người và trong các cõi? Còn nếu có thấy thì vị ấy thấy như thế nào?

Theo định nghĩa của kinh Pháp hội Văn-thù-sư-lợi Phổ môn thì thấy tánh Không là thấy sự không có tự tánh của chúng sanh và mọi sự vật, chứ không phải không thấy chúng sanh và mọi sự vật. Tánh Không là duyên sanh nên vô tự tánh. Kinh nói “như huyễn, như mộng”, nghĩa là có thấy, nhưng vì bản chất của chúng là vô tự tánh, nên thấy mà hư huyễn, như mộng.

Hơn nữa, theo kinh, tánh Không không phải là không có gì hết; tánh Không là bình đẳng, Niết-bàn, thật tế, Chân như, pháp giới, Phật tánh…
Pháp tham trong Phật pháp
Bình đẳng tức Niết-bàn
Người trí phải nên biết. (Tham tướng tam-muội)
Tức giận tức thật tế
Bởi từ Chân như khởi
Biết rõ như pháp giới
Thì gọi sân tam-muội. (Sân tướng tam-muội)
Si tánh với Phật tánh
Bình đẳng không sai khác. (Si tướng tam-muội)

Một người, khi đã chứng ngộ một phần tánh Không, tức là chứng ngộ một phần Pháp thân, thì sẽ thấy những sự vật đồng thời cũng thấy bản tánh Không của những sự vật. Người ấy thấy các tướng đồng thời thấy chúng “chẳng phải tướng” (như kinh Kim cương nói), chúng là “vô tướng”, nghĩa là chúng là tánh Không. Người ấy vẫn thấy tướng nam, tướng nữ, tướng chư thiên, tướng rồng, tướng a-tu-la… để đối xử thích hợp, nhưng vẫn thấy nền tảng bình đẳng của chúng là tánh Không. Lấy thí dụ là tấm gương và các bóng trong gương. Người ta thấy các bóng trong gương khác biệt nhau, không lẫn lộn, nhưng các bóng ấy đều ở trong gương, đều có bản chất bình đẳng là gương.

Nếu dùng chữ “mà” (nhi) thường thấy trong kinh điển Đại thừa thì: khác biệt mà không khác biệt, không khác biệt mà khác biệt. Phân biệt mà vô phân biệt, vô phân biệt mà phân biệt. Niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm. Sắc mà là Không, Không mà là sắc. Chân lý tương đối mà là chân lý tuyệt đối, chân lý tuyệt đối mà là chân lý tương đối.

Tam-muội hay tánh Không không phá hủy tất cả các tướng. Nói cách khác, không phải phá hủy các tướng thì đạt được tánh Không. Đúng hơn, phải phá hủy vô minh nơi tâm mình, chính vô minh ấy khiến chúng ta nhìn thấy sự phân biệt, chia cắt, tách lìa nơi các tướng. Một Bồ-tát ở trong tam-muội hay tánh Không thì thấy các sắc, nhưng giờ đây các sắc ấy trở thành thanh tịnh.

“Đức Phật dạy: Này Văn-thù-sư-lợi! Có tam-muội tên Vô biên ly cấu. Nếu Bồ-tát đắc tam-muội ấy thì hiển hiện được tất cả các sắc thanh tịnh”.

Tam-muội hay tánh Không là ánh sáng trùm khắp. “Có tam-muội tên là Khả úy diện. Bồ-tát đắc tam-muội ấy thì có ánh sáng lớn mạnh, che mờ mặt trời mặt trăng. Có tam-muội tên là Vô ngại quang. Bồ-tát đắc tammuội ấy thì chiếu sáng được tất cả các cõi nước Phật…”. Tam-muội hay tánh Không không phá hủy các tướng, mà là ánh sáng chiếu sáng các tướng. “Có tam muội tên là Hỷ lạc. Bồ-tát đắc tam-muội ấy có thể làm cho các chúng sanh đầy đủ hỷ lạc”.

Có thể kết luận, tam-muội hay tánh Không là nền tảng của mọi xuất hiện hình tướng, làm cho các hình tướng trở lại thanh tịnh và xuất sanh những phẩm tính tốt cho chúng sanh. Như thế, tam-muội là đưa tất cả mọi sự trở về bản tánh Không của chúng. Khi đưa thế giới, chúng sanh trở lại nền tảng, chúng không biến mất mà trở lại bản chất thực của chúng là vô tự tánh. Vô tự tánh nghĩa là tự do, giải thoát. Khi thế giới và chúng sanh được ở trong tam-muội, ở trong tánh Không, chúng vẫn có những tướng sai khác nhau, nhưng như huyễn như mộng. Như huyễn như mộng là sự tự do, giải thoát của mọi hình tướng.

Nền tảng tánh Không ấy không do ai làm ra, không do nguyên nhân và điều kiện nào làm ra, nên nó là cái có sẵn, nó là bản tánh của tất cả các hiện tượng. Ở đâu có sự vật, có hiện tượng, ở đó có nó. Thực tại tối hậu ấy, chỉ lấy trong kinh này, là Pháp tánh, Niết-bàn, Chân như, thật tế, Phật tánh… đều là những cái có sẵn và đang có. Như Phật tánh, kinh Đại Bát Niết-bàn nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Chúng ta đều có và đang có cái thấy biết của Phật (tri kiến Phật) như kinh Pháp hoa và kinh Hoa nghiêm nói.

Vậy thì vấn đề là chúng ta đang có đủ từ gốc tới ngọn, từ bản tánh của tâm (Phật tánh) đến các giác quan, thế thì tại sao cũng cùng trong một cái nhìn, chúng sanh chúng ta chỉ thấy sanh tử khổ đau mà các Bồ-tát thì thấy Niết-bàn tịnh lạc? Tại sao cũng cùng một thực tại trước mắt, chúng ta chỉ thấy những sự vật tách biệt nhau, xung đột nhau, trái nghịch nhau trong khi các Bồ-tát lại thấy đó là Niết-bàn thường, lạc, chân, tịnh?

Tại sao đứng trước cùng một thực tại, với những khả năng giác quan đầy đủ như nhau, chúng ta lại thấy ra một thế giới phân mảnh thành muôn vàn hình tướng khác biệt và chống trái lẫn nhau? Đó là vì thói quen (nghiệp) phân biệt trong tất cả tám thức đã tạo ra sanh tử:
Nếu ai biết rõ được
Các pháp là vô sanh
Chẳng nên khởi phân biệt…
(Đồng nữ tướng tam-muội)
Các tướng đều chẳng có
Do nhiễm phân biệt sanh
Như muốn nắm hư không
Đặt yên ở một chỗ
Dầu trải muôn ngàn kiếp
Không hề tích tụ được.
(Si tướng tam-muội)
Tánh tham như hư không
Cũng không có kiến lập
Phàm phu vọng phân biệt
Do đó sanh tham nhiễm
Pháp tánh vốn vô nhiễm
Thanh tịnh như hư không
Tìm cầu khắp mười phương
Hư không chẳng nắm được…
(Tham tướng tam-muội)

Trước thực tại “thanh tịnh như hư không” chỉ vì vọng phân biệt mà có ra các tướng của sanh tử. Cho nên, cùng một thực tại, cùng có tám thức, chỉ cần nhìn mà không phân biệt thì đó là cái thấy thực tại thanh tịnh từ xưa nay chưa từng có sanh tử.

Cũng sống trong thức phân biệt, nhưng thấy nghe hay biết mà không phân biệt thì đây là tánh thấy tánh nghe như kinh Lăng nghiêm nói. Các giác quan vẫn hoạt động nhưng không phân biệt thì đây là nền tảng, cội nguồn vô sanh của các giác quan.

Trong kinh Phật tự thuyết, phẩm Bồ-đề, kinh Tiểu bộ, kể câu chuyện ngài Bahiya đắc quả A-la-hán sau khi nghe Đức Phật chỉ dạy về nền tảng, ông chủ của các giác quan, như sau: “Trong cái thấy chỉ là thấy; trong cái nghe chỉ là nghe; trong cái thọ tưởng chỉ là thọ tưởng; trong cái thức tri chỉ là thức tri. Do vậy, này Bahiya, ông không ở đâu cả. Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là khổ đau hết sạch”.

Nguyễn Thế Đang | Văn Hóa Phật Giáo Số 326 ngày 1–28019 |Thư Viện Hoa Sen nhập lưu 3-9-2019

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Thưởng Thức Đạo Phật

Thưởng Thức Đạo Phật

THƯỞNG THỨC ĐẠO PHẬTTrần Kiêm Đoàn    Tưởng tượng nếu một xã hội kỹ nghệ và thực dụng phương Tây...

Kỹ Thuật Cải Đạo Tín Đồ Phật Giáo: Chiếm Cứ Công Viên – Minh Thạnh

Kỹ Thuật Cải Đạo Tín Đồ Phật Giáo: Chiếm Cứ Công Viên – Minh Thạnh

KỸ THUẬT CẢI ĐẠO TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO:CHIẾM CỨ CÔNG VIÊNMinh Thạnh Những người mưu toan cải đạo tín đồ...

Sống Chết, Thời Gian Và Phật Tánh

SỐNG CHẾT, THỜI GIAN, VÀ PHẬT TÁNHHồng Dương Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 8)

 Chúng ta đọc lại kinh văn một lần: “Nhi tâm vô sắc, bất khả kiến thủ, đãn thị hư vọng,...

Nghiên cứu Phật Học Đông Á: hướng dẫn tài liệu tham khảo

Sở Ngôn Ngữ và Văn Hóa Á Châu Đại học Los Angeles, California NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC ĐÔNG Á: HƯỚNG...

Hãy Để Cho Người Khác Được Tự Tại

Hãy để cho người khác được tự tại

Khi Đức Phật theo học với nhiều vị thầy khác nhau, Ngài nhận thấy phương pháp của họ có chỗ...

Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ: Đức Trần Nhân Tông Toả Ngát Hương Thiền… Huệ Minh (Thực Hiện)

ĐỨC PHÁP CHỦ THÍCH PHỔ TUỆ: ĐỨC TRẦN NHÂN TÔNG TOẢ NGÁT HƯƠNG THIỀN... Huệ Minh (thực hiện)  Trước thềm...

BÁCH TÙNG ĐẠI TRƯỞNG LÃO

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập 2

100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập 2

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP TẬP 2Thích Phước TháiNhà xuất bản Quang Minh LỜI ĐẦU SÁCH Quyển sách 100 câu...

Triết Học Bà La Môn (Brahmanism) – Giảng Viên Thích Lệ Thọ

TRIẾT HỌC BÀ LA MÔN (BRAHMANISM) Giảng Viên Thích Lệ Thọ “Chân lý cao cả nhất là chân lý này:...

Khoảng Lặng Trong Tâm Hồn

Nói không được Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú...

Thần Thông Và Nghiệp Lực

Thần Thông Và Nghiệp Lực

THẦN THÔNG VÀ NGHIỆP LỰC Thích Tâm Hạnh Thưa toàn thể quý Phật tử!Quý vị có biết hôm nay quý...

Mọi Người Trên Thế Gian Này Không Quan Tâm Đến Ta Nhiều Như Ta Tưởng Đâu!

Mọi người trên thế gian này không quan tâm đến ta nhiều như ta tưởng đâu!

Có thể đôi lời khen chê của thế gian làm ta bận tâm suốt một tuần, thậm chí ám ảnh...

Lược Luận Về ý Nghĩa Của Phật Tính

LƯỢC LUẬN VỀ Ý NGHĨA CỦA PHẬT TÍNH Tác Giả: Thích Học Hữu Từ Vy dịch 1. Lời nói đầu...

Quán pháp giới qua giáo lý Thập như thị

Giới thiệu giáo lý Thập như thị Giáo lý Thập như thị xuất xứ ở phẩm Phương tiện, kinh Diệu pháp...

Thưởng Thức Đạo Phật

Kỹ Thuật Cải Đạo Tín Đồ Phật Giáo: Chiếm Cứ Công Viên – Minh Thạnh

Sống Chết, Thời Gian Và Phật Tánh

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 8)

Nghiên cứu Phật Học Đông Á: hướng dẫn tài liệu tham khảo

Hãy để cho người khác được tự tại

Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ: Đức Trần Nhân Tông Toả Ngát Hương Thiền… Huệ Minh (Thực Hiện)

BÁCH TÙNG ĐẠI TRƯỞNG LÃO

100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập 2

Triết Học Bà La Môn (Brahmanism) – Giảng Viên Thích Lệ Thọ

Khoảng Lặng Trong Tâm Hồn

Thần Thông Và Nghiệp Lực

Mọi người trên thế gian này không quan tâm đến ta nhiều như ta tưởng đâu!

Lược Luận Về ý Nghĩa Của Phật Tính

Quán pháp giới qua giáo lý Thập như thị

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về nhân quả đẹp, xấu, giàu, nghèo của phụ nữ

Đôi nét về cuộc đời và sự giáo hóa của Đức Phật

Lời Phật dạy về các hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Gặp Gỡ Giáo Sư Người Mỹ Gốc Việt Nghiên Cứu Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

Biết sự hơn kém của người

Những việc nên làm khi có người thân mới qua đời

Giết gì được Phật khen?

Quét sân chùa

Lời Phật dạy: Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Thư Ngỏ Kêu Gọi Xây Dựng, Trùng Tu Chùa Linh Sơn

Lễ Khánh Thành Công Trình Tượng Đài Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Đức Phật độ người gánh phân

Truyện Phật giáo: Thái tử cầu Pháp

Ý nghĩa ngày Phật đản trong đời sống người Việt

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Tin mới nhận

Phá kiến

Viện Đại Học Phật Giáo Pháp Giới

Cây Độc: 4 Bước Chuyển Hóa Sân Hận

Chánh niệm khi bận rộn

Bản đồ hoạt hình này cho thấy tôn giáo lan tỏa khắp thế giới như thế nào

Giả thuyết về thấu cảm – vị tha: đó là gì và vậy thì sao?

Luận Phật Thừa Tông Yếu

Thiền quán và tâm thức

Cầu & Vô Sở Cầu Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song ngữ Vietnamese-English )

Khi con chim thôi hót (song ngữ Việt-Anh)

Đại Đường Tây Vức Ký

Vì Mẹ Một Vần Thơ – Hoang Phong

Một Mình

Độ ta độ nàng độ khắp thế gian

Hội Y Tế Từ Thiện Sakya Care Foundation

Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán Tập I

Giới Thiệu Đường Lối Tu Thiền Của Phật Giáo

Thước đo của tình thương

Biết nhớ ơn và báo ơn để tăng thêm phước đức

Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới

Tin mới nhận

Tám Điều Giác Ngộ – Ứng Dụng Kinh Bát Đại Nhân Giác Trong Cuộc Sống

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Kinh An Ban Thủ Ý Lược Giải

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

Oán thù vay trả

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 41)

Kinh Duy Ma Lược Giải

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

Nghe kinh Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Kinh Bách Dụ: Đòi không có vật

Kim Cang Diệu Cảm

Kinh Kalama

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 352)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 36)

Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 242)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

Thảnh Thơi Trong Cõi Vô Thường

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần 2)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 54)

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Niệm Phật

Ấn Quang Đại Sư Khai Thị

Vì sao niệm Phật không vãng sanh ?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 126)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Bước Sen Trong Cõi Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese