HẠNH PHÚC HAY KHỔ ĐAU
Thích Thiện Hạnh
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
MỤC LỤC
1. Lời Giới Thiệu
2. Lời Nói Đầu
3. Cảm Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy Ta Có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương
4. Cuộc Hành Trình Tu Tập Của Chúng Ta Phải Biết “Nhặt Rác, Lƣợm Rác Và Đổ Rác”
5. Tự Làm Ô Nhiễm Tinh Thần Và Trí Tuệ Của Chính Mình
6. Giá Trị Con Người Ở Tại Tâm Và Nghiệp
7. Hiểu Đúng Lời Phật Dạy Thực Hành Trong Đời Sống Hằng Ngày
8. Hãy Quay Về Chân Tâm Của Chính Mình
9. Giác Và Mê
10. Tâm Và Trí
11. Đời Người Nhƣ Chiếc Lá Cuối Mùa Thu
12. Cuộc Đời Là Trường Học
13. Thời Gian Chính Là Không Gian
14. Cảm Ơn Nghịch Cảnh
LỜI GIỚI THIỆU
Sau khi tôi xem qua bản thảo “Hạnh Phúc hay Khổ Đau” của Thượng toạ Thiện Hạnh, có mười hai chuyên đề, đời đạo gắn liền với đời sống của nhân sinh đã giúp cho tất cả mọi người cảm thấy những lời Phật dạy là kim chỉ nam để giải quyết những vấn đề của bản thân, cộng đồng và xã hội, góp phần xây dựng một cuộc sống hài hòa trong một thế giới an bình tốt đẹp hơn. “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, mục tiêu và đoạn cuối của sự tồn tại nhân loại”.
Tuy dầu đƣợc viết trong nhiều thời điểm khác nhau, và cho nhiều đối tƣợng độc giả, tác giả đã chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sách những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
Tác giả khéo phân tích sự khác nhau về quan điểm đời và đạo, thực dụng chân lý đƣợc Đức Phật khám phá có khả năng soi sáng nhận thức, huấn luyện đạo đức và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, nhằm giáo dục đạo đức, giới thiệu mô hình sống hạnh phúc… đƣợc tác giả khái quát và trình bày rất cô đọng, cởi mở, nhằm hướng đến lối sống lành mạnh và thanh cao theo tinh thần Phật dạy.
Nếu chúng ta nhìn vào các tôn giáo và triết lý xuyên suốt lịch sử nhân loại, thì có một câu hỏi đã đƣợc hỏi trực tiếp, hoặc có khi ám chỉ, trong tất cả các nền văn hóa. Câu hỏi này là: Mục đích của cuộc sống là gì?
Mọi người tự hỏi về mục đích của cuộc sống vì một số lý do khác nhau. Có lẽ họ chỉ tò mò, hoặc gần đây họ đã trải qua bi kịch gia đình, có thể họ đang đặt câu hỏi về đức tin của họ, hoặc họ đang trải qua một sự trầm cảm và đang tìm kiếm một ý tƣởng mới mẻ về ý nghĩa cuộc sống.
Chúng ta sống trên thế gian này ai cũng mong muốn có một mục đích trong cuộc sống là hạnh phúc, nhƣ ngài Denis Waitley nói rằng: “Hạnh phúc không thể tự tìm đến, sở hữu hay kiếm được; hạnh phúc cũng không phải là ăn no hay mặc đẹp. Hạnh phúc là những trải nghiệm tinh thần khi ta sống mỗi phút giây với tình yêu, ân sủng và lòng biết ơn”. Trong thế giới siêu cạnh tranh mà chúng ta đang sống, để lại một di sản thƣờng ngầm đƣợc đặt ra là đức tính cao nhất. Để lại di sản là một cách mà chúng ta sẽ cảm thấy có giá trị trong xã hội và đƣợc ghi nhớ sau khi chúng ta ra đi.
Đức Phật Thích ca đã sinh sống, chứng đắc giác ngộ, và giảng dạy rằng: “mục đích chính của đời sống là được hạnh phúc”. Ngài nói đến đau khổ trong bối cảnh của những phƣơng cách để vượt qua đau khổ. Ngài công nhận rằng trong lúc vô minh đã trói buộc chúng sinh trong nỗi khổ đau và phiền não triền miên vô tận, thì tu tập phát triển sự hiểu biết chơn chánh sẽ giải thoát con ngƣời khỏi đau khổ. Đức Phật thấy rằng mỗi thành viên của gia đình nhân loại, nam cũng nhƣ nữ, đều có quyền bình đẳng để được tự do, không chỉ về phương diện xã hội hoặc ngay cả tự do về mặt tâm linh, nhưng còn là một sự tự do cơ bản được thoát khỏi sợ hãi và thiếu thốn. Ngài công nhận rằng mỗi chúng ta đều ước muốn đƣợc hạnh phúc và tìm cách tránh đau khổ, mà chúng ta còn có quyền bình đẳng để theo đuổi những mục đích ấy.
Cuộc sống ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, nhƣng song song với đó, con ngƣời càng trở nên hối hả và áp lực hơn. Thân tuy được chúng ta chăm sóc với vẻ bề ngoài đẹp đẽ, sang trọng, nhƣng tâm thì càng bị ảnh hƣởng của môi trường xung quanh khiến ta bất an hơn. Tâm muốn đƣợc an bình, nhƣng có nhiều thứ lôi cuốn và thèm muốn che mờ đi bản chất an bình của chúng ta. Tốc độ sống tăng mỗi ngày là đặc trƣng của thời đại. Mọi thứ đều vội vàng.
Tâm và thân liên quan mật thiết với nhau, và quan hệ của tâm đối với thân khi chúng ta thấy cơ thể an lạc và đẹp đẽ, vậy là ai hoặc cái gì tạo ra những cảm giác đó. Chính là tâm. Vì vậy, tuy cơ thể là đối tượng được chữa lành, nhưng nó cũng là phương tiện để chữa lành tâm.
Đức Phật đã dùng một phương pháp thực tiễn để kiến tạo ra một thế giới hòa bình và hạnh phúc hơn, Ngài đã đặt nền tảng cho con đường đưa đến giải thoát và giác ngộ mà Phật tử khắp nơi trên thế giới vẫn tiếp tục đi theo cho đến ngày nay. Vì vậy, lời Phật dạy xem như là một sự khẳng định cấp tiến về tiềm năng của mỗi cá nhân, bằng sự nỗ lực của con ngƣời mới có thể đạt được giác ngộ, cùng nhau chia sẻ con đường rèn luyện tâm trí để khai thác năng lực chữa lành bệnh của tâm bình an.
Tác giả phê phán hủ tục đốt vàng mã, vừa mê tín dị đoan, vừa lãng phí ô nhiễm, và cƣờng điệu hóa vai trò của phong thủy, nhiều người đã bị lệ thuộc vào các hình thức bói toán và tử vi. Không chỉ tự rƣớc vào nỗi lo, người mê tín còn tốn kém nhiều tiền bạc một cách vô ích trong việc dâng sao giải hạn, cầu thượng đế và thần linh gia hộ. Nhờ tiếp cận chánh tín, người tu học Phật phải giải phóng khỏi ách nô lệ về thượng đế và thần linh vốn có nguồn gốc từ tín ngưỡng của Trung Quốc, không nên tiếp tục tồn tại trong đạo Phật.
Trong quyển sách này, Thượng toạ Thiện Hạnh, đã biên soạn và dùng những lời khuyên bảo chỉ dạy của đức Phật trong các đề tài có liên quan đến tính thực tiễn, lời nói có cân nhắc, quan tâm đến điều tốt đẹp trong cuộc sống tu tập, và cuộc sống của nhân sinh, tạo lập tình bằng hữu duy trì sự an vui trong cộng đồng.
Tôi tin rằng với lời giới thiệu và nhận định sâu sắc của bản thân tôi trƣớc mỗi chương, mỗi mục, nhằm mục đích giúp cho độc giả nắm vững các điểm chính để hiểu rõ hơn, quý độc giả, chư vị thiện tri thức, quý Phật tử khi đọc được cuốn sách này, cảm nhận rất có giá trị, và rất hấp dẫn. Trong tập sách này chứng tỏ rõ ràng rằng; mục đích tối hậu của Phật giáo là để phục vụ làm lợi ích cho nhân loại, đóng góp cho xã hội loài ngƣời bằng những tƣ tƣởng Phật giáo của chúng ta.
Cuối cùng xin hồi hướng công đức này đến tất cả pháp giới chúng sinh. Nguyện cầu tất cả nhân sinh đều đƣợc thấm nhuần chánh pháp, tinh tấn áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống để đạt được an vui hạnh phúc, và vững tiến trên con đường đi đến giác ngộ, giải thoát.
Kỷ niệm Đức Phật A Di Đà, ngày 17.11. Kỷ Hợi 13.12. 2019)
Kính bút
Hoà Thượng Thích Quảng Thiện
Thành viên Hội đồng Chứng Minh Trung Ương
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
.
Discussion about this post