PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật thuyết A Di Đà Kinh

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Ảnh minh họa.

Như vậy tôi nghe: Một thuở nọ, Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, cùng với đại Tỳ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị cùng ở chung, đều là bậc đại A La Hán, mọi người đều biết đến.

Như vậy tôi nghe: Một thuở nọ, Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, cùng với đại Tỳ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị cùng ở chung, đều là bậc đại A La Hán, mọi người đều biết đến.

Đó là Trưởng lão Xá-lợi-phất, Ma-ha Mục-kiền-liên, Ma-ha-Ca-diếp, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ma-ha Câu-hy-la, Ly-bà-đa, Châu-lợi-bàn-đà-dà, Nan-đà, A Nan-đà, La-hầu-la, Kiều-phạm-ba-đề, Tân-đầu-Lô phả-la-đọa, Ca-lưu-đà-ni, Ma-ha Kiếp-tân-na, Bạc-câu-la, A-nậu-lâu-đà, và các vị đệ tử lớn như vậy nhiều nữa; cùng các vị Bồ-tát Ma-ha-tát như Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, A-dật-đa Bồ-tát, Càn-đà-ha-đề Bồ-tát, Thường Tinh Tấn Bồ tát và các vị Bồ-tát lớn nhiều như thế nữa; cùng với Thích Đề Hoàn Nhơn..v..v.. vô lượng chư thiên đại chúng đồng câu hội.

Bấy giờ đức Phật bảo Trưởng lão Xá-lợi-phất: “Từ đây qua phương Tây cách mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực Lạc, nước ấy có Phật hiệu là A Di Đà hiện đang thuyết pháp ở đó.

Này Xá-lợi-phất! Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc?

Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui, cho nên gọi là Cực Lạc.

Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc có bảy lớp lan thuẩn, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây đều bằng bốn thứ báu vây quanh giáp vòng, cho nên nước ấy tên là Cực Lạc.

Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu, nước tám công đức tràn đầy trong đó. Đáy ao toàn trải cát bằng vàng. Thềm đường bốn phía do vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Bên trên có lầu có các, cũng dùng đủ loại vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não để trang sức.

Hoa sen trong ao lớn như bánh xe, màu xanh có ánh sáng xanh, màu vàng có ánh sáng vàng, màu đỏ có ánh sáng đỏ, màu trắng có ánh sánh trắng, thơm ngát vi diệu.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế!

Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, thường trổi nhạc trời, vàng ròng làm đất, ngày đêm sáu thời, mưa hoa Mạn-đà-la cõi trời. Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng đãy y, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về nước mình, ăn cơm, kinh hành.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này nữa Xá-lợi-phất, cõi nước kia thường có các loài chim mầu sắc kỳ diệu, như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng Mạng. Những thứ chim này, ngày đêm sáu thời, hót lên tiếng hòa nhã, tiếng ấy diễn xướng năm căn, năm lực, bảy Bồ-đề phần, tám thánh đạo phần. Các pháp như thế ấy, chúng sanh ở nước kia nghe âm thanh này rồi, thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng! Này Xá-lợi-phất, ông chớ cho rằng chim này thiệt là do tội báo sanh ra. Tại sao thế? Vì cõi nước của Phật kia không có ba ác đạo. Này Xá-lợi-phất, cõi nước của Phật kia còn không có tên của ác đạo, huống chi lại có thật. Các thứ chim ấy đều là do Phật A Di Đà muốn cho tiếng Pháp âm truyền khắp mà biến hóa ra như thế.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, gió nhẹ lay động các hàng cây báu và các lưới báu, phát ra âm thanh vi diệu, giống như trăm nghìn thứ âm nhạc đồng trỗi một lượt. Ai nghe tiếng này rồi, tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

Này Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao? Tại sao Đức Phật kia có tên là A Di Đà? Này Xá-lợi-phất, Đức Phật kia có ánh sáng vô lượng, chiếu suốt mười phương cõi nước không bị chướng ngại, cho nên có tên là A Di Đà. Lại này Xá-lợi-phất, mạng sống của Phật kia và nhân dân của Ngài, vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cho nên có tên là A Di Đà. Này Xá-lợi-phất, Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã mười kiếp. Lại này Xá-lợi-phất, Đức Phật kia có vô lượng vô biên chúng đệ tử Thanh Văn đều là bực đại A-la-hán, không thể tính đếm mà biết được, các chúng Bồ-tát cũng nhiều như thế.

A2.Phatgiao.org.vn

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc, chúng sanh sanh về đều là bực A-bệ-bạt-trí. Trong đó có nhiều vị Nhất sanh bổ xứ. Số đó nhiều đến nỗi không thể tính đếm mà biết được, chỉ có dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói. Này Xá-lợi-phất, chúng sanh nghe được những điều này, phải nên phát nguyện, nguyện sanh về nước kia. Tại sao thế? Vì được ở cùng một chỗ với các bậc Thượng thiện nhơn. Này Xá-lợi-phất, không nên cho rằng có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia đâu.

Này Xá-lợi-phất, nếu có hàng thiện nam thiện nữ nào nghe nói về Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu Ngài, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bẩy ngày, nhất tâm bất loạn. Người ấy khi lâm chung thấy Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Khi chết người ấy tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Này Xá-lợi-phất. ta thấy những điều lợi ấy nên mới nói như vậy. Nếu có chúng sinh nào nghe ta nói đây, phải nên phát nguyện sanh về nước kia.

Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay ngợi khen lợi ích về công đức không thể nghĩ bàn của Phật A Di Đà. Ở phương Đông cũng có Phật A Súc Bệ, Phật Tu Di Tướng, Phật Đại Tu Di, Phật Tu Di Quang, Phật Diệu Âm. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải nên tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và “Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm” này.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Nam có Phật Nhật Nguyệt Đăng, Phật Danh Văn Quang, Phật Đại Diệm Kiên, Phật Tu Di Đăng, Phật Vô Lượng Tinh Tấn. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và “Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm” này.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Tây có Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Tướng, Phật Đại Quang, Phật Đại Minh, Phật Bảo Tướng, Phật Tịnh Quang. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và “Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm” này.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Bắc có Phật Diệm Kiên, Phật Tối Thắng Âm, Phật Nan Trở, Phật Nhật Sanh, Phật Võng Minh. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và “Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm” này.

Này Xá-lợi-phất, thế giới phương Dưới có Phật Sư Tử, Phật Danh Văn, Phật Danh Quang, Phật Đạt Ma, Phật Pháp Tràng, Phật Trì Pháp. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và “Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm” này.

Ảnh Minh Họa.

Ảnh minh họa.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Trên có Phật Phạm Âm, Phật Tú Vương, Phật Hương Thượng, Phật Hương Quang, Phật Đại Diệm Kiên, Phật Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân, Phật Ta La Thọ Vương, Phật Bảo Hoa Đức, Phật Kiến Nhất Thiết Nghĩa, Phật Tu Di Sơn. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và “Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm” này.

Này Xá-lợi-phất, ý của ông nghĩ sao? Tại sao gọi là “Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm”? Này Xá-lợi-phất, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào nghe Kinh này mà thọ trì, và nghe được danh hiệu của chư Phật, thì những thiện nam thiện nữ ấy đều được tất cả chư Phật hộ niệm cho và đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên này Xá-lợi-phất, các ông hãy nên tin nhận lời ta và lời chư Phật nói.

Này Xá-lợi-phất, nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về nước của Phật A Di Đà thì những người đó đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ở nước Phật kia, những người này hoặc đã sanh, hoặc đang sanh về, hoặc sẽ sanh. Cho nên này Xá-lợi-phất, các thiện nam tử thiện nữ nhân, nếu ai có lòng tin hãy nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật, các Đức Phật kia cũng ngợi khen công đức không thể nghĩ bàn của ta và nói như thế nầy: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm được những việc rất khó làm và ít có; ở trong cõi nước Ta Bà, trong đời ác năm trược: Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Ngài giảng cho các chúng sanh nghe pháp tất cả thế gian khó tin này.

Này Xá-lợi-phất, nên biết ta ở đời ác năm trược làm việc khó làm này, được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, nói cho tất cả thế gian pháp khó tin này, thật là rất khó!

Phật nói Kinh này rồi, ngài Xá-lợi-phất và các Tỳ-kheo, tất cả người, trời, A-tu-la… ở thế gian nghePhật nói rồi đều hoan hỉ tin nhận, lễ Phật mà lui ra.

                                                       Dịch cổ văn: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-Nhã

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Về Bài Kinh Kalama

Về Bài Kinh Kalama

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-Bàn

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Toát Yếu Nội Dung Các Kinh Trường A Hàm

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Load More

Discussion about this post

Đại Đường Tây Vức Ký

Đại Đường Tây Vức Ký

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Làm Việc Không Phải Chỉ Để Kiếm Tiền

Làm việc không phải chỉ để kiếm tiền

Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp lành mạnh mà người hiện đại cần phải có là gì? Có một...

Tâm Và Tầm, Tiêu Chuẩn Người Lãnh Đạo Của Giáo Hội

Tâm và tầm, tiêu chuẩn người lãnh đạo của giáo hội

TÂM VÀ TẦM, TIÊU CHUẨN NGƯỜI CÁN BỘ CỦA GIÁO HỘI –BẢN THAM LUẬN “GÂY BÃO”! Những ngày gần đây, trên các trang báo mạng, đặc...

Thiền Chánh Niệm Và Tác Dụng Giảm Đau

Thiền Chánh Niệm Và Tác Dụng Giảm Đau

THIỀN CHÁNH NIỆM VÀ TÁC DỤNG GIẢM ĐAUPhỏng Vấn Tiến Sĩ Fadel Zeidan(Mindfulness Meditation and Pain ReductionAn Interview with Fadel...

Lịch Sử Thuyết Tiến Hóa – Gs Bùi Tấn Anh – Phạm Thị Nga

LỊCH SỬ THUYẾT TIẾN HÓA  Gs Bùi Tấn Anh - Phạm Thị Nga Trong các chương trước chúng ta đã...

Phật Giáo Và Y Học

Phật Giáo và Y Học

PHẬT GIÁO VÀ Y HỌC Đại Sư Tinh Vân Nguyễn Phước Tâm dịch   Đức Phật Dược Sư (tranh vẽ)...

Đi Trên Con Đường Phật Giáo Về Môi Trường Với Lòng Từ Bi Và Tánh Không

Đi Trên Con Đường Phật Giáo Về Môi Trường Với Lòng Từ Bi Và Tánh Không

ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG PHẬT GIÁO VỀ MÔI TRƯỜNG VỚI LÒNG TỪ BI VÀ TÁNH KHÔNG Nguồn: Walking the Path...

Niềm Vui Bóng Đá World Cup

Niềm vui bóng đá World Cup

NIỀM VUI BÓNG ĐÁ WORLD CUP Bóng đá là môn thể thao vua trong các môn thể thao, và World...

Thân Người Khó Được, Phật Pháp Khó Nghe

Thân Người Khó Được, Phật Pháp Khó Nghe

THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC, PHẬT PHÁP KHÓ NGHE Quảng Tánh   Một trong những biệt tài thuyết pháp của Thế...

Tình Mẹ

Tình Mẹ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Cái Mũi Của Darwin: Có Ai Thích Ông Nội Là Cà Khọt Cà Khẹt? – Gs. Cao Huy Thuần

CÁI MŨI CỦA DARWIN: Có ai thích ông nội là cà khọt cà khẹt? GS. Cao Huy Thuần "Chẳng có...

Tại Sao Chúng Ta Lại Sanh Ra Dưới Một Vì Sao Xấu

Tại sao chúng ta lại sanh ra dưới một vì sao xấu

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI SANH RA DƯỚI MỘT VÌ SAO XẤU ?Thiện Phúc   Chúng ta đã đến cõi đời nầy không...

Phật Dạy Cách Tập Trung Để Thành Công Trong Cuộc Sống

Phật dạy cách tập trung để thành công trong cuộc sống

Sở dĩ con người thiếu tập trung, không ý thức sâu sắc vào hành động là do thói quen hướng...

Bức Ảnh Gây Phẫn Nộ Tột Cùng

Bức Ảnh Gây Phẫn Nộ Tột Cùng

BỨC ẢNH GÂY PHẪN NỘ TỘT CÙNG (GDVN) - Một bức ảnh đăng tải trên mạng facebook với hình ảnh...

Lễ Vật Cúng Tế

Lễ Vật Cúng Tế

LỄ VẬT CÚNG TẾ Toàn Không   Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng...

Đại Đường Tây Vức Ký

Làm việc không phải chỉ để kiếm tiền

Tâm và tầm, tiêu chuẩn người lãnh đạo của giáo hội

Thiền Chánh Niệm Và Tác Dụng Giảm Đau

Lịch Sử Thuyết Tiến Hóa – Gs Bùi Tấn Anh – Phạm Thị Nga

Phật Giáo và Y Học

Đi Trên Con Đường Phật Giáo Về Môi Trường Với Lòng Từ Bi Và Tánh Không

Niềm vui bóng đá World Cup

Thân Người Khó Được, Phật Pháp Khó Nghe

Tình Mẹ

Cái Mũi Của Darwin: Có Ai Thích Ông Nội Là Cà Khọt Cà Khẹt? – Gs. Cao Huy Thuần

Tại sao chúng ta lại sanh ra dưới một vì sao xấu

Phật dạy cách tập trung để thành công trong cuộc sống

Bức Ảnh Gây Phẫn Nộ Tột Cùng

Lễ Vật Cúng Tế

Tin mới nhận

Chùa Bửu Long, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Không Ai Có Thể Tẩy Xóa Được Sự Thật Của Lịch Sử

Chân thân của Đức Phật

Đức Phật dạy chúng ta tùy hỷ công đức

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

Đức Phật ví thân người như cái nồi đất…

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn

Hành trình có Phật

Những lý tưởng từ tình yêu thương của Đức Phật

Án phạt tử hình nhân danh công lý – góc nhìn đặc biệt từ Phật giáo (kỳ cuối)

Đắc đạo rồi đức Phật có giáo hóa chúng sinh không?

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Phật dạy: Tu tập bảy pháp này khiến ma không phá hoại

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Truyện ngắn: Thế gian cái gì quý nhất?

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Tin mới nhận

Ông Mỹ Bán Thức Ăn Chay ở Little Saigon

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 255)

Văn Học Trung Quán Trong Nền Triết Học Ấn Độ

Mưa ngày đầu xuân

Thông Điệp Tình Thương Của Đức Phật

Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới

Những nghiên cứu về pháp hành bí truyền của Theravāda

Bỏ mẹ đi tu

Độ ta độ nàng độ khắp thế gian

HÌNH BÓNG CON TRÂU QUA CA DAO-TỤC NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Mối Quan Hệ Tình Bạn Trong Kinh Hiền Nhân

Còn Gặp Nhau

“Tài Liệu Quí Cho Sức Khỏe!

Kẻ thù

Không có hạnh phúc nào bằng sự bình lặng tuyệt đối của nội tâm

Phật giáo trong thời đại mới

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Ngày Xuân Mạn Đàm Về Sự Học

Phân Tích Giới Tỳ Khưu (Tập 2)

Hoa đã nở

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 289)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Giới Thiệu Sơ Bộ Về Cuộc Khám Phá Thủ Bản Cổ Kinh Kharosthi Và Phật Giáo Càn-đà-la

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Kinh Vu Lan– Khảo Về Nguồn Gốc Hán Tạng & Nikàya

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 01)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 191)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Bài Kinh Dài Về Tánh Không

Dẫn Luận Kinh Tạp A-hàm

Làm Bạn Với Kinh Pali

Tâm không điều phục

Kinh Bách Dụ: Hẹn con đi sớm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Tin mới nhận

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Hóa Giải Lòng Oán Hận Sâu Nặng

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 11)

Kinh Phật Thuyết Thập Vãng Sanh A Di Đà Phật Quốc Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Lược Giải Kinh A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 39)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Sáu Chữ Hồng Danh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 18)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 37)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 118)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.