GƯƠM BÁU TRAO TAY
Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Lời ngỏ
Người xưa tìm thuốc lên non hái lá. Thử nếm. Thử chữa bệnh cho mình. Rồi mới dám mà sẻ chia cho bạn bè hàng xóm, giữa chốn thân quen. Phải phơi nắng, phơi sương, phải chẻ, phải sao, phải sắc. Ba chén sáu phân. Tùy bệnh tình mà gia giảm. Có khi phải dùng nước mưa, có khi nước giếng, có khi nước lá sen… Phải dùng siêu đất nung nửa đen nửa đỏ, phải canh ngọn lửa than hồng nửa phừng phực nửa riu riu… Đâu có mà dễ dàng! Thuốc chữa đựơc bệnh cũng là thuốc độc. Chỉ cần một chút sơ sẩy, hững hờ!
Tôi là một người thầy thuốc, một bác sĩ, mà cũng là một bệnh nhân, lắm nỗi lao đao, đi tìm thuốc chữa cho chính mình. Mới thấy tốt nhất là đừng nên có bệnh! Đừng phải cần đến thuốc men. Nhưng
“Không hẹn mà đến, không chờ mà đi, bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta…” (Trịnh Công Sơn)
Có lần tôi hỏi một vị sư có phải câu hay nhất trong Kim Cang là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không, sư nhẹ nhàng bảo không, Kim Cang câu nào cũng hay! Câu nào cũng hay? Vậy mà sao ta chỉ thấy những chưng hửng, ngẩn ngơ, lủng ca lủng củng. tối mịt tối mò. Hay là đã tự ngàn xưa nên tránh sao khỏi tam sao thất bổn? Hay là phải chắt lọc bốn câu một kệ mới thấy chỗ vi diệu thậm thâm? Làm sao mà “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” đủ làm cho Lục tổ Huệ Năng đại ngộ? Làm sao mà “đối cảnh vô tâm” đủ làm cho vua Trần Nhân Tông trở thành Tổ sư thiền phái Trúc Lâm?
Làm sao mà hai trăm năm trước Nguyễn Du phải đốt nến đọc Kim Cang đến ngàn lần…
Ngã độc Kim Cương thiên biến linh/
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh!
(Kim Cương đọc đến ngàn lần/ Mà trong mờ ảo như gần như xa- T.V) để rồi cuối cùng mới chợt tỉnh thấy ra kinh không chữ mới thật là chơn kinh ( chung tri vô tự thị chân kinh-Nguyễn Du)! Kinh không chữ ư? Đọc giữa dòng ư? Lục tổ đã chẳng bảo “Ta không biết chữ, chỉ biết nghĩa!” đó sao? Nhưng cũng chính ngài ân cần dặn dò không đựơc bỏ sót dù một câu một chữ! Khó vậy thay!
Chợt nhớ chỉ một tiếng “OM” hôm nào vang lên trong đầu chàng sa môn tuyệt vọng sắp đắm mình vào dòng nước biếc mênh mông bỗng thấy ra khuôn mặt đầy khổ đau già cỗi đáng thương của mình mà bừng ngộ trở thành ông lão chèo đò ngày ngày đưa khách sang sông. (Câu chuyện của dòng sông, Hermann Hesse). Một câu, một chữ chẳng đã có thể chuyển hóa nỗi khỗ đau thành niềm hạnh phúc, nỗi tuyệt vọng thành niềm an vui đó sao?
Câu hỏi ngàn đời của Tu Bồ Đề “Vân hà ưng trụ? Vân hà hàng phục kỳ tâm?…” chẳng phải cũng là câu hỏi của chính ta hôm nay- giữa bủa vây trùng điệp của âu lo và căng thẳng trong một thế giới nhỏ như lòng bàn tay mà nghìn trùng xa cách?
“Gươm báu trao tay” có thể là một thanh kiếm sắc- chém thép như chém bùn- có khả năng chặt đứt bao nỗi muộn phiền, nhưng cũng có thể chỉ là một thanh kiếm gỗ của chàng Vô Kỵ (nhân vật Kim Dung) – nhờ nội công “thâm hậu” tự bên trong mà khắc chế đựơc đại địch. Không phải vô cớ mà Edward Conze, người đã dịch Kim Cang sang tiếng Anh từ hơn nửa thế kỷ trước đã từng khẳng định hãy ứng dụng vào đời sống hằng ngày đi rồi mới thấy tác dụng kỳ diệu của Kim Cang!
Vượt qua cái chữ, thấy đựơc kinh vô tự, ấy là đã thôi không dừng trên văn tự nữa mà đã bước vào quán chiếu để từ đó mà thấy đựơc thực tướng Bát nhã!
Nó vậy đó. Nó “Như như bất động”. Nó Chân Như.
Kẻ làm thầy thuốc có thể chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ. Có thể chữa được cái bệnh mà không chữa được cái hoạn. Có thể chữa được cho người mà không chữa được cho mình. Nên phải cầu học, tìm học khôn khuây.
Đâu dám mà lạm bàn những điều “thậm thâm vi diệu”.
Chỉ là một cách nhìn, cách nghĩ. Một cách học, cách hành. Một cách dùng thuốc.
Và mong được sẻ chia.
Trạm trạm nhất phiến tâm/ Minh nguyệt cổ tỉnh thủy.
Vằng vặc một tấm lòng/ Giếng xưa trăng rọi bóng.
(Nguyễn Du)
Đỗ Hồng Ngọc
Saigon, tháng 5/2008 .
HANDING DOWN the PRECIOUS SWORD
Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
FOREWORD
In the past, the ancients climbed mountains to gather medical herbs. They would test them on themselves first and try to treat their own illness. Only then, did they dare to share them to their neighbouring friends and acquaintances. The herbs first must be dried under the sun or in the morning dew, then cut, sliced before being put to boiled [in an earthen pot] to make a certain measure of decoction, three cups 6 ounces, according to the disease to be cured. For that, sometimes the rain water or water collected on lotus leaves would be called for. The earthen pot would be baked until its colour turned half black half red and the herbs would be boiled using charcoal that yielded half blazing half gentle flame. It’s no picnic! Healing remedies can become poison. A second of inattention, of carelessness and…
I’m a physician, a medical doctor but also a patient, an ill person, who had painfully looked for remedies to heal my own diseases, and realised that it is best not to take ill and not to have recourse to remedies… But:
Unwanted and unexpected, the four seasons come and go,
rotating flowers and leaves and moving my life around over and over..
Không hẹn mà đến, không chờ mà đi, bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta (Trịnh Công Sơn)
Once I asked a monk whether the best sentence in the Diamond Sutra is “to dwell nowhere to generate a mind”, he gently answered “no, in the Diamond Sutra every sentence is the best”! Every sentence is the best? But why one is puzzled, bewildered by such a dissonant, haphazard reading? What if the Sutra came from so far in the past that its meaning was altered and distorted? Or must we condense it into one “stanza of 4 lines” in order to appreciate its depth and sagaciousness? How come that the sentence “dwell nowhere to generate a mind” was sufficient to make the 6th Zen Patriarch attain the great enlightenment? How come that by only being “empty mind” in front of whatever phenomena, the king Tran Nhan Tong became the Zen patriarch and founder of the Truc Lam school? And how come that 200 years ago, Nguyen Du had to light candles to read the Diamond Sutra thousands of times:
I read the Diamond Sutra more than one thousand times
Its content was still abstruse and not clear in many places…
Ngã độc Kim Cương thiên biến linh
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh (Nguyễn Du)
and finally, he realized that “wordless sutras are the genuine teachings” (Chung tri vô tự thị chân kinh). Wordless sutras? Must we read between lines to find the meaning? The 6th Zen patriarch said “I don’t know words but I know their meanings”, didn’t he? But this same patriarch also heartily reminded us that no word, no sentence in a sutra should be disregarded. How demanding!
Suddenly, I remember the single sound “OM” that resounded in the mind of the monk who was so desperate that he was about to jump in the wide blue water to end his life. But he had a glimpse, on the water, of a tormented and pitiful old face, and was awaken. He became an old ferry-man on this river afterward (Siddharta, by Hermann Hess). Doesn’t that prove that one sentence, one word has the power to turn suffering into happiness, or desperation into contentment?
Subhuti’s question thousands of years ago “where they can dwell, how can they subdue their mind” is still relevant today as we are tightly besieged by stress and anxiety in a world as small as the palm of our hands, but in which people seem to live a thousand miles from each other.
The precious sword that was handing down might be very sharp and could slash through iron as through mud, and able to sever all our predicaments. But it might also be a wooden one, like that of Vo Ky (a character of Kim Dung’s martial novels), with which he repelled a flock of enemies through his very powerful inner energy.
It was not without reason that E. Conze who had translated the Diamond Sutra into English more than half a century ago, affirmed that if applied to our everyday life, the Diamond Sutra can have wonderful effects.
To go beyond the words and find out what’s a wordless sutra means that one had relinquished words and letters to enter the reign of contemplation and been awaken to the true nature of the prajna!
It’s this way, it’s unmoving true reality, it’s Suchness. A physician is able to heal physical pains but not the mental suffering. He can fix diseases but not tragic situations in which are plunged his patients. He can cure others’ illness but not his own. So he must study and cultivate to find comfort. I don’t dare to dabble in things so “deep and wonderful”, but it’s my way of seeing, my way of studying and practicing, that I wish to share with:
a heart that shines as the bright moon
reflected on the water of the old well
(Trạm trạm nhất phiến tâm, minh nguyệt cổ tỉnh thủy) (Nguyễn Du)
Đỗ Hồng Ngọc
Saigon, May 2008
Discussion about this post