PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thấy chân thường, thấy mùa xuân vĩnh cửu

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank
THẤY CHÂN THƯỜNG,
THẤY MÙA XUÂN VĨNH CỬU 

Nguyễn Thế Đăng

Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì
Tự tánh vô công khắp hiện bày
Sáu căn vận dụng chân thường thấy
Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.

Hiển hách phân minh thập nhị thì
Thử chi tự tánh nhậm thi vi
Lục căn vận dụng chân thường kiến
Vạn pháp tung hoành chánh biến tri.

Đây là bài kệ thị tịch của Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726). Bài kệ nói về tự tánh, tức là bản tánh của tâm của mỗi người, dù đã chứng ngộ hay chưa chứng ngộ, và sự biểu hiện của nó trong thế giới hình tướng của thế gian.

“Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thời”

Tự tánh, từ ngữ được Lục Tổ Huệ Năng dùng suốt trong Pháp Bảo Đàn Kinh, để chỉ bản tánh của tâm, hay “Phật tánh mà tất cả chúng sanh đều có” được nói trong kinh Đại Bát Niết Bàn. Tự tánh này còn được gọi là tánh giác trong truyền thống Thiền, và trong Đại Toàn Thiện (Dzogchen) Ấn – Tạng gọi là tánh giác Rigpa. Tự tánh này luôn luôn tự tỏa sáng “rỡ ràng tỏ rõ mười hai thời”, cả ngày lẫn đêm, khi thức cũng như khi ngủ. Đây là ánh sáng căn bản của bản tánh của tâm mà kinh thường nói đến bằng từ “quang minh”.

Khi nói “rỡ ràng tỏ rõ” là nói đến phương diện Chiếu (hay Quán) của tự tánh, còn khi nói “tịch lặng bất động” là nói đến phương diện Tịch (hay Chỉ) của tự tánh. Tự tánh thì vừa Tịch vừa Chiếu, Chỉ Quán đồng thời.

Lục Tổ Huệ Năng nói tự tánh chiếu soi như sau:

“Trên đất tâm mình là tánh giác Như Lai, phóng ánh sáng lớn, ngoài chiếu soi sáu cửa thanh tịnh, hay phá các cõi trời lục dục. Tự tánh chiếu bên trong, ba độc liền dứt, các tội địa ngục nhất thời tiêu diệt. Trong ngoài sáng suốt chẳng khác Tịnh độ Tây phương” (Phẩm Nghi Vấn).

“Tự tánh vô công khắp hiện bày”

Chữ vô công để dịch chữ nhậm vận, vô công dụng đạo.

Tự tánh tự nhiên, không ra sức, mà hiện bày khắp trong tất cả các hình tướng. Bởi vì tự tánh là ánh sáng căn bản vốn có, nên trên nền tảng ấy các hình tướng xuất hiện, như một tấm gương sáng thì trong đó có các hình bóng xuất hiện. Như một thiền ngữ xưa nói: “Trúc biếc xanh xanh đều là Pháp thân; Hoa vàng rờ rỡ không gì chẳng phải là Bát nhã”.

Thiền sư Thiền Lão (đời thứ sáu dòng Vô Ngôn Thông) nói:

Trúc biếc hoa vàng đâu (phải) ngoại cảnh
Trăng trong mây bạc lộ toàn chân.

Ánh sáng tự tâm thì chiếu khắp, nhưng khó thấy. Nhờ có sự vật được chiếu sáng mà dễ dàng thấy ánh sáng. Sự vật vừa được ánh sáng làm cho hiển lộ, nếu không có ánh sáng sẽ không có sự vật, vừa là chỗ để ánh sáng dựa vào mà biểu lộ sự soi chiếu của nó. Sự vật chính là nơi ánh sáng biểu lộ. Sự vật là ánh sáng và cũng chẳng phải là ánh sáng. Sự vật thì chuyển động, vô thường, ánh sáng tự tâm thì không chuyển động, thường còn.

“Tự tánh vô công khắp hiện bày” là ánh sáng tự tánh, nền tảng ánh sáng tự tánh khắp hiện bày này nhờ nó mà tất cả các hình tướng xuất hiện và rỡ ràng tỏ rõ. Cho nên với người thấy tánh, sự vật chính là sự hiển bày của ánh sáng tự tánh vô công khắp hiện bày.

Đạo sư Padmasambhava nói về tự tánh hay tánh giác tỏa sáng này như sau:

Tánh giác của con vốn biết, vốn sáng tỏ và rạng rỡ quang minh
Khi nó hiển hiện thì được gọi là Bồ đề tâm, tâm giác ngộ
Không có bất kỳ hoạt động thiền định nào, nó siêu việt mọi đối tượng của hiểu biết
Không có bất kỳ xao lãng nào, nó là sự trong sáng quang minh của bản tánh.
Những hình tướng trống không trong chính chúng, trở nên tự giải thoát
Sáng tỏ và tánh Không bất khả phân là Pháp thân.
Bởi vì rõ ràng là không có cái gì để thành tựu trên con đường đến Phật quả
Vào lúc này con sẽ thực sự thấy Phật Kim Cương Tát Đỏa.

 (Self‑Liberation through seeing with naked Awareness, Vajranatha dịch; Tự giải thoát qua thấy với tánh giác trần trụi, ban dịch thuật Thiện Tri Thức).

“Sáu căn vận dụng chân thường thấy”

Tánh giác chiếu soi qua sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý. Tánh giác là bản tánh của sáu căn, như kinh Lăng Nghiêm nói, “Một tinh minh (tánh giác) phân làm sáu phần hòa hợp (sáu căn)”. Cho nên khi sáu căn hoạt động (vận dụng) chúng ta có thể nhận biết nền tảng giác hay bản tánh giác của chúng. Bản tánh giác ấy là chân thường nên bài kệ nói “chân thường (được) thấy”. Cái thấy chân thường là một với chân thường, nên thấy chân thường chính là chân thường thấy, trong đó không có chủ thể và đối tượng. Chủ thể và đối tượng hòa tan vào cái thấy chân thường.

Người làm thanh tịnh tâm mình bằng thực hành Phật pháp thì khi được kinh điển hay một vị thầy khai thị thì có thể thấy bản tánh giác chân thường này nơi sáu căn, bởi vì sáu căn là sự biểu lộ của bản tánh giác chân thường ấy. Như các hình bóng trong tấm gương là sự biểu lộ của tấm gương sáng tỏ và bất động. Các hình bóng không nằm ngoài gương, nền tảng hay bản tánh của các hình bóng ấy chính là tấm gương.

“Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri”

Khi thấy, nhận biết đầy đủ và thuần thục trong tánh giác thì người ta thấy, nghe, xúc chạm… tánh giác ở khắp cả, vì không đâu không là sự biểu lộ của tánh giác.

“Tung hoành” là dọc ngang. Muôn pháp, tất cả các pháp, dọc ngang khắp mười phương, đều là tánh giác. Đây là cái thấy biết của Phật, được gọi là Chánh Biến Tri (cái thấy biết chân chánh cùng khắp).

Trong các kinh, khi Đức Phật thuyết pháp xong, thường nói có bao nhiêu vị đắc pháp nhãn tịnh, bao nhiêu vị đắc Vô sanh pháp nhẫn. Pháp nhãn tịnh là con mắt pháp thanh tịnh, thấy tất cả các pháp “bổn lai thanh tịnh”. Khi con mắt pháp thanh tịnh này khai mở hoàn toàn thì được gọi là Chánh Biến Tri. Khi ấy, tất cả các pháp được thấy biết bằng Chánh Biến Tri thì trở thành Chánh Biến Tri: tất cả mắt tai mũi lưỡi thân ý và tất cả những đối tượng của chúng sắc thanh hương vị xúc pháp đều trở thành Chánh Biến Tri.

Khi mắt tai mũi lưỡi thân ý đều là tánh giác thì sắc thanh hương vị xúc pháp đều là tánh giác. Khi ấy người ta bước vào Tịnh độ của Phật hay nói theo Mật giáo là bước vào và ở nơi trung tâm Mạn đà la, trở thành một thành tựu giả: tất cả âm thanh là thần chú, tức là lời của Phật, tất cả sắc tướng thế giới và chúng sanh là Hóa thân của Phật. 

Bài đọc thêm:
Thiền Sư Chân Nguyên – Con Người Của Thế Kỷ Thứ 17 (Như Hùng)

 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

An Sĩ Toàn Thư

An Sĩ Toàn Thư

Đối với tất cả chúng sinh, hai nghiệp dâm dục và giết hại là căn bản của vòng luân hồi...

Huyền Thoại Ngôn Ngữ Hoa Sen (Song Ngữ Việt Anh)

Huyền Thoại Ngôn Ngữ Hoa Sen (song Ngữ Việt Anh)

Có phải hoa sen ẩn tàng ngôn ngữ huyền thoại? Nói đến đặc tính, hoa sen là một trong những...

Có Kiếp Sau Hay Không?

Có kiếp sau hay không?

CÓ KIẾP SAU HAY KHÔNG? Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng   Nhân dịp tìm lại và chỉnh sửa các bài...

Xuân Đến Chúc Nhau Phát Tài – Thích Phước Đạt

Xuân Đến Chúc Nhau Phát Tài – Thích Phước Đạt

Cứ mỗi độ xuân về Tết đến gặp gỡ nhau người ta hay chúc mừng “năm mới phát tài”. Điều...

Hương Của Nhang

Hương của nhang

HƯƠNG CỦA NHANG Cao Huy Hóa   Tết là dịp để con người vui chơi thoải mái sau một năm...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 64)

TẬP 64 Các vị đồng tu, xin chào mọi người.Xin mời mọi người xem đoạn thứ 48 của Cảm Ứng Thiên,...

Làm Việc Không Phải Chỉ Để Kiếm Tiền

Làm việc không phải chỉ để kiếm tiền

Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp lành mạnh mà người hiện đại cần phải có là gì? Có một...

Tất Cả Mọi Người Đều Có Thể Thành Phật

Tất Cả Mọi Người Đều Có Thể Thành Phật

Phật giáo nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều có thể thành Phật, nhưng thành Phật có nghĩa là...

Sức Mạnh Của Hiện Tiền Phi Thời Gian

Sức Mạnh Của Hiện Tiền Phi Thời Gian

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chữ Hiếu Dưới Những Góc Nhìn

Chữ hiếu dưới những góc nhìn

Nỗi buồn chữ hiếu hôm nay Thử gõ vài từ như “ngược đãi cha mẹ” lên Google, chúng ta sẽ...

Mục Lục Tam Tạng Đại Chánh (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh)

Mục Lục Tam Tạng Đại Chánh (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh)

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAMMỤC LỤC TAM TẠNG ĐẠI CHÁNH(Đại Chánh tân tu Đại tạng Kinh)THÍCH NHẬT TỪTrợ...

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

VẤN ĐỀ HOẰNG PHÁP VỚI TUỔI TRẺ HẢI NGOẠI: NHỮNG MỐI QUAN TÂMTT. Thích Chân Tính * Trong bài tham luận này, chúng tôi chỉ tạm bàn về Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, (1) vì đây là quốc gia mà chúng tôi có nhiều dịp...

Tăng Đoàn Là Gì Và Một Tập Hợp Cư Sĩ Có Thể Là Một Tăng Đoàn Không?

Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người...

Đôi Điều Về Chữ Nhẫn – Đăng Lan

Đôi điều về chữ nhẫn Đăng Lan Chữ “Nhẫn” đứng đầu trên muôn hạnh, là đạo đức cần thiết của con...

Cây Lá Và Con Người

Cây lá và con người

CÂY LÁ VÀ CON NGƯỜI Huệ Trân             Theo Phật-luật, hàng năm, giới xuất gia, tùy hoàn cảnh và môi...

An Sĩ Toàn Thư

Huyền Thoại Ngôn Ngữ Hoa Sen (song Ngữ Việt Anh)

Có kiếp sau hay không?

Xuân Đến Chúc Nhau Phát Tài – Thích Phước Đạt

Hương của nhang

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 64)

Làm việc không phải chỉ để kiếm tiền

Tất Cả Mọi Người Đều Có Thể Thành Phật

Sức Mạnh Của Hiện Tiền Phi Thời Gian

Chữ hiếu dưới những góc nhìn

Mục Lục Tam Tạng Đại Chánh (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh)

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Tăng Đoàn Là Gì Và Một Tập Hợp Cư Sĩ Có Thể Là Một Tăng Đoàn Không?

Đôi Điều Về Chữ Nhẫn – Đăng Lan

Cây lá và con người

Tin mới nhận

Những khai thị về nhân quả giúp bạn hết khổ mỗi ngày

Đức Phật thành đạo và giá trị thực tiễn

Chúng Ta Bỏ Quá Nhiều Tiền Để Xây Cất Chùa Chiền Mà Không “Xây Dựng” Con Người Nguyên Tác Anh Ngử: Alvin Wong – Chúc Thanh Dịch Từ Anh Sang Việt

9 điều quan trọng để tình bạn đẹp theo kinh Hiền Nhân

Nhân duyên Đức Phật quở trách 2 vị đệ tử đệ nhất thần thông

Biết nhớ ơn và báo ơn để tăng thêm phước đức

Dòng sông tâm thức (I)

Người yêu rốt cuộc là ai?

Ngàn năm cảnh Phật 

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tác hại của rượu qua lời Phật dạy trong kinh Trường A Hàm

Chùa Vĩnh Phúc an vị tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Điều thiết yếu nhất người Phật tử nên làm

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Hà Nội: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ

Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”

Cách chuyển hóa vận hạn theo lời Phật dạy để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc!

Đại dịch và kinh người biết sống một mình

Câu chuyện cái bè qua sông

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Tin mới nhận

Tùy duyên bất biến

53. Tâm Xả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 338)

Nghi Thức Thọ Giới Bồ Tát Du Già (Trung Hoa)

Sự Biến Động Của Tâm Thức

Dưới Bóng Quang Minh Sơn

Phật Nói Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt

Chùa tu và chùa du lịch

Tìm tri kỷ, thấy tình yêu

Minh Triết Phương Đông Và Triết Học Phương Tây

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Tán Bối Trong Lễ Nhạc Phật Giáo Bắc Truyền

Thí Ai, Phước Tối Tôn?

Đạo Phật Trụ Thế, Xuất Thế Rồi Nhập Thế

Pháp Hội Dharamsala 2013 Dành Riêngcho Người Việt Nam

Một Sự Kiện Ngàn Năm Một Thuở Sẽ Xảy Ra Lần Đầu Tiên ở Đất Thăng Long

Lược Giảng Giáo Nghĩa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Họa phước trong đời sống

Nghiệp Chung và Nghiệp Riêng Của Mỗi Người

Đại luận về Giai trình của Đạo giác ngộ tập 3 (Audio Book)

Tin mới nhận

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Giảng Giải Kinh Chuyển Hoá Bạo Động Và Sợ Hãi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Kinh Bách Dụ: Lượm tiền vàng

Giải Mã Bí Ẩn Kinh Pháp Hoa

Kinh Tiểu Bộ Tập I (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Chớ coi thường tụng kinh, niệm Phật, nghe Pháp

Kinh Bách Dụ: Cậu bé bắt được rùa lớn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (sách)

Kinh Kalama

Kinh Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải

Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Kinh Tạng Pali (Nam Tông) [Pdf Dành Cho Kindle]

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Hằng Chuyên Tâm Niệm

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 39)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 9)

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Cứu Độ Những Chúng Sanh Đang Khổ Nạn ở Tam Ác Đạo

Con Đường Tây Phương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Quan niệm về Tịnh Độ

Tăng Thân Làng Mai Kính Viếng Giác Linh Đại Lão Ht.thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 93)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 152)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 2)

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần 2)

Tất Cả Chúng Sanh Vốn Là Phật

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 6)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.