PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Trợ
Niệm
Lúc Lâm Chung

Trích: Niệm
Phật
Pháp Yếu

Tịnh
nghiệp
đệ tử Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính kết tập

Việt dịch:
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Phàm
người lúc lâm chung tứ đại chia lìa, mọi nỗi khổ dồn dập, nếu chẳng phải là
người đã chứng tam muội từ lâu ắt chẳng dễ gì tự chủ. Huống hồ quyến thuộc
chẳng hiểu lợi hại, thường dùng tình cảm thế gian phá hoại chánh niệm, sắp
thành công lại bị thất bại. Khổ thay! Đau thay! Nếu trong khi ấy, được người
khác khai thị, hướng dẫn trợ niệm, dẫu là người bình sinh chưa từng niệm Phật
cũng dễ sanh lòng tin. Tai nghe Phật hiệu, tâm duyên Phật cảnh, nhất tâm chánh
niệm
liền có thể cảm được Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương. Phải đặc biệt chú
ý lúc quan trọng tối khẩn yếu này! Ở đây, tôi trích lục các pháp yếu lo liệu
việc lâm chung của các cổ đức và nghi thức trợ niệm, khuyên mọi người hãy tuân
theo
ngõ hầu được vãng sanh.

1.
Trích lục bài Lâm Chung Chánh Niệm Vãng Sanh của đại sư Thiện Đạo

Phàm
người lâm chung muốn vãng sanh Tịnh Độ thì chẳng được sợ chết, thường nghĩ thân
này lắm khổ, ác nghiệp bất tịnh bao thứ vấn vương. Nếu thoát được thân dơ bẩn
này, siêu sanh Tịnh Độ, hưởng vô lượng vui, thoát khổ sanh tử thì thật là điều
vừa ý, như cởi cái áo rách đổi lấy y phục quý báu. Hãy nên buông thân tâm
xuống, đừng sanh lòng luyến tiếc!

Hễ
khi nào bị bệnh liền nghĩ đến vô thường, một lòng đợi chết, lại dặn dò người
nhà và người chăm sóc mình: bất cứ khi nào đến trước mình đều vì mình niệm
Phật
, chẳng được nói những chuyện tạp nhạp trước mắt hay chuyện lớn nhỏ trong
nhà, cũng đừng dùng lời nhỏ nhẹ an ủi, cầu chúc an lạc. Đó đều là những lời hoa
hòe
vô ích!

Nếu
bịnh nặng sắp chết, thân thuộc chẳng được nhỏ lệ khóc lóc và phát ra tiếng than
thở
, áo não, hoặc loạn tâm thần khiến người bịnh bị mất chánh niệm. Chỉ nên
đồng thanh niệm Phật để giúp người ấy vãng sanh. Đợi đến lúc người ấy tắt thở
lâu rồi mới nên buồn khóc. Hễ có chút mảy may tâm luyến tiếc thế gian sẽ thành
trở ngại, chẳng được giải thoát. Nếu có người hiểu rõ pháp môn Tịnh Độ lui tới
khuyến khích thì thật là may mắn lắm! Nếu làm đúng như lời dạy này sẽ quyết
định
siêu sanh.

Lúc
đầu
, dùng thuốc men chẳng trở ngại gì, nhưng nếu sát hại sanh mạng loài vật làm
thuốc để chữa lành bệnh hay cúng tế quỷ thần cầu phước thì chỉ tăng tội nghiệp,
ngược lại bị tổn mạng nữa! Tăng, tục, nam, nữ, người chưa niệm Phật dùng đến
pháp này đều được vãng sanh. Chuyện lớn sống chết, cả nhà phải dốc sức mới
được. Một niệm lầm lạc muôn kiếp thọ khổ, ai chịu thế cho? Hãy suy xét lấy!

2.
Trích lục Lâm Chung Tam Nghi Tứ Quan của ngài Từ Chiếu Tông Chủ

“Tam nghi” là:

a.
Một là nghi mình lúc sống nghiệp nặng, thời gian tu hành ít ỏi, sợ chẳng được
vãng sanh.

b.
Hai là nghi tâm nguyện chưa trọn, tham – sân – si chưa dứt, e chẳng được vãng
sanh
.

c.
Ba là nghi mình tuy niệm Phật, lúc lâm chung Phật chẳng đến đón tiếp.

Có
ba điều nghi này thì nhân nghi thành chướng, đánh mất chánh niệm, chẳng được
vãng sanh. Vì vậy, người niệm Phật cần phải tin chắc chắn, hiểu rõ ý chỉ kinh
Phật, đừng sanh lòng ngờ. Kinh dạy: “Niệm A Di Đà Phật một tiếng diệt được
trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử”
. Thượng thì nhất tâm bất loạn, hạ
thì mười niệm thành công, nối bước lên chín phẩm sen, giã từ ngũ trược. Nếu có
thể
tâm tâm bất muội, niệm niệm vô sai thì nghi tình vĩnh viễn đoạn tuyệt,
quyết định vãng sanh vậy! Nay dùng ba thuyết để phá tan tam nghi:

a.
Một là nghiệp vốn hư vọng; tâm tịnh nghiệp liền thành không,

b.
Hai là tình như mộng huyễn, tỉnh dậy nào có nữa, tự chịu ngưng khởi động tình
tưởng thì tham sân si vĩnh viễn đoạn mất.

c.
Ba là công chuyên niệm thiết thì tự tâm Phật hiện, đều chẳng phải nghi nữa!

“Tứ quan” (bốn ải) là:

a.
Phàm phu tuy có tín tâm niệm Phật nhưng hoặc là do túc nghiệp chướng trọng, lẽ
ra phải đọa địa ngục, nhưng nhờ Phật lực nên đổi nặng thành nhẹ. Nếu nhân lúc
bệnh khổ, thân tâm hối hận, chân thành quy hướng nơi Phật thì sẽ sanh Tịnh Độ.
Kẻ vô trí chẳng hiểu điều này cứ bảo: “Do tôi nay niệm Phật nên bị bệnh khổ”,
trở lại phỉ báng Di Đà. Do một niệm ác tâm ấy vào ngay địa ngục. Đó là một ải.

b.
Tuy trì giới niệm Phật nhưng miệng bàn Tịnh Độ, tâm lại luyến tiếc Sa Bà, chẳng
trọng thiện căn xuất thế, chỉ cầu lợi ích tục duyên, đến khi lâm chung mắc
bệnh, sợ chết tham sống, tin quàng đồng cốt, giết chóc sanh mạng, van vái quỷ
thần
. Bởi tâm tà ấy, không Phật nào dắt dìu, trôi lạc tam đồ. Đấy là hai ải.

c.
Hoặc do uống thuốc, hoặc do bị khuyên lơn, cưỡng bức bèn phá giới ăn mặn, vùi
lấp thiện căn. Lâm chung tự đến trước Diêm Vương, bị Vương phán tội. Ấy là ba
ải
.

d.
Lâm chung khư khư nghĩ đến gia tài, mến tiếc quyến thuộc, tâm không bỏ được,
mất cả chánh niệm, đến nỗi đọa vào đường quỷ, hoặc làm rắn, chó để giữ của cho
gia đình giống hệt như lúc còn sống. Ấy là bốn ải.

Vì
thế, quan Đề Hình họ Dương nói: “Ái chẳng nặng, chẳng sanh Sa Bà; niệm bất
nhất, bất sanh Tịnh Độ”
. Người tu Tịnh Nghiệp nên chọn thật, bỏ hư, nghĩ
chuyên, tưởng lặng, niệm niệm Di Đà, buông bỏ toàn thân, chỉ giữ chắc một niệm
này thì mới có thể phá nát bốn ải, thì đài sen Tịnh Độ mới chẳng xa vời vợi
vậy!

3. Trích lục Lâm Chung Cảnh Sách của
đại sư Ưu Đàm

Phàm
người niệm Phật muốn sanh Tịnh Độ thì nên thường nghĩ thế gian hết thảy vô
thường
, đã thành ắt phải hoại, có sanh ắt có tử. Nếu chẳng được nghe Phật pháp
thì xả thân, thọ thân, luân hồi ba cõi, tứ sanh, lục đạo, không ngày giải
thoát
. Nay ta hữu duyên được nghe chánh pháp, được tu Tịnh nghiệp, chỉ nghĩ đến
Phật, bỏ báo thân này sẽ sanh Tịnh Độ, vào trong thai sen hưởng các khoái lạc,
vĩnh viễn thoát sanh tử, Bồ Đề bất thối. Đấy chính là việc làm bình sinh của
bậc đại trượng phu.

Vừa
mới nhuốm bệnh cứ vẫn tinh tấn, lặng trong thân tâm, chớ sanh lo ngờ. Phải nên
ngồi ngay ngắn hướng về Tây, chuyên tưởng A Di Đà Phật và Quán Thế Âm,
Đại Thế Chí Bồ Tát và vô số hóa Phật hiện ra trước mặt, nhất tâm niệm
Phật
, tiếng tiếng chẳng dứt. Đối với hết thảy sự việc thế gian chẳng được nghĩ
nhớ tham luyến. Nếu như tâm niệm khởi lên, hãy gấp niệm Phật hiệu. Trong mỗi
niệm trừ diệt tội chướng.

Nếu
bệnh nhân hôn mê chẳng thể tự niệm thì người trông bệnh hãy nên phương tiện
nhắc nhở, khuyên dụ. Dụng tâm như thế giúp cho người ấy đến hết mạng vẫn chỉ có
một niệm này, quyết định vãng sanh Tịnh Độ. Nếu mạng chưa hết thì liền được an
ninh
; chớ vọng khởi tâm lưu luyến. Hễ còn sống sẽ tự sống; còn phải chết sẽ
chết, chỉ lo việc vãng sanh, cần chi lo ngờ?

4. Trích lục bài Nhân Sanh Chi Tối
Hậu
của đại sư Hoằng Nhất

Bệnh
chưa đến lúc trầm trọng thì có thể dùng thuốc, nhưng phải tinh tấn niệm Phật,
đừng mơ tưởng uống thuốc sẽ lành bệnh. Đến lúc bệnh nặng, có thể chẳng uống
thuốc nữa. Ngay khi đó, hết thảy việc nhà và tự thân đều buông bỏ hết, dốc lòng
niệm Phật, nhất tâm cầu sanh Tây Phương. Nếu làm được như vậy thì nếu như thọ
mạng
đã hết sẽ quyết định vãng sanh; còn như thọ mạng chưa tận, bệnh sẽ đổi
thành chóng lành vì tâm chuyên thành diệt trừ được ác nghiệp túc thế.

Nếu
bị đau đớn quá đỗi chớ nên kinh hoàng vì sự bệnh khổ ấy chính là do nghiệp
chướng
túc thế hoặc là nỗi khổ tam đồ ác đạo trong mai sau sẽ chóng được trả
hết vì nay ta đã chịu nỗi khổ nhẹ. Nếu thần thức vẫn còn tỉnh táo, hãy nên
thỉnh thiện tri thức vì người đó thuyết pháp, tận lực an ủi, nêu lên những điều
lành người bệnh đã làm trong đời này, mỗi mỗi điều đều khen ngợi tường tận
khiến kẻ ấy tâm sanh hoan hỷ, không còn lo ngờ, tự biết mình sau khi mạng chung
sẽ nương vào thiện nghiệp ấy quyết định sanh về Tây.

Lúc
khỏe mạnh nên viết sẵn di chúc, giao cho người khác giữ kỹ. Lúc lâm chung chớ
có vặn hỏi di chúc, cũng đừng nói chuyện lung tung, e tình cảm bị chao động,
tham luyến thế gian, trở ngại việc vãng sanh! Dù nằm hay ngồi đều cứ tùy ý. Nếu
biết người bệnh khí lực suy nhược cứ để nằm. Lẽ ra nên để nằm bên hông phải, mặt
hướng về Tây, nhưng nếu người bệnh đau khổ quá, cứ để mặc họ tự nhiên, đừng có
miễn cưỡng. Nếu người bệnh đòi tắm rửa, thay áo thì mới thuận theo ý nguyện mà
thi hành; nếu không thì đừng cưỡng làm để người ấy khỏi bị đau đớn quá đỗi, phá
hoại
chánh niệm, chẳng thể vãng sanh. Lúc đại chúng trợ niệm nên thỉnh tượng “A
Di Đà Phật tiếp dẫn” thờ trong phòng ngủ của bệnh nhân để người ấy nhìn ngắm.

Theo
kinh nghiệm của tôi, người bệnh thần kinh suy nhược, lúc bệnh rất sợ nghe tiếng
khánh và tiếng mõ nhỏ vì tiếng của chúng sắc nhọn gây căng thẳng thần kinh
khiến tâm thần đâm ra chẳng ổn, chỉ có cách vận dụng âm thanh trợ niệm là ổn
thỏa nhất. Hoặc là đổi sang dùng chuông khánh lớn, mõ lớn vì tiếng của chúng
vang xa, trang nghiêm, dễ khởi lên ý niệm cung kính. Niệm sáu chữ hoặc bốn chữ,
niệm gấp hoặc thong thả đều nên hỏi trước người bệnh, thuận theo người bệnh lúc
thường quen tu và ưa thích như thế nào mà thử làm coi. Nếu chưa thích hợp sẽ
tùy thời cải biến, muôn phần đừng cố chấp!

Trước
và sau lúc lâm chung, người trong nhà vạn phần chẳng được khóc lóc, nên tận lực
trợ niệm thì kẻ mất mới được ích lợi. Nếu muốn khóc thì nên chờ đến sau khi
người chết đã mất tám tiếng rồi mới khóc. Mạng chung, niệm Phật xong nên khóa
cửa phòng lại để ngừa người khác không biết, cứ đụng chạm người chết. Sau tám
tiếng đồng hồ mới nên tắm rửa, thay áo. Nếu khớp chân tay đã cứng chẳng thể
chuyển động được thì nên dùng nước nóng thấm đắp, dùng vải nhúng nước nóng bao
quanh khủy tay, khớp chân, chẳng lâu sau chúng sẽ hoạt động được như khi còn
sống. Áo liệm nên dùng đồ cũ, áo mới đem thí cho người khác để người chết được
phước. Chẳng nên dùng quan tài gỗ tốt, đắp mộ to, làm vậy bất lợi cho người
chết.

Trong
bốn mươi chín ngày thỉnh Tăng siêu tiến vong linh, lấy niệm Phật làm chính. Còn
như các pháp sự như tụng kinh, bái sám, Diệm Khẩu, Thủy Lục v.v… tuy có công
đức
chẳng thể nghĩ bàn, nhưng hiện nay Tăng chúng mắt lướt nhìn kinh văn, tụng
niệm
hời hợt cho xong, hiếm khi có lợi ích thật sự. Trong bộ Văn Sao của Ấn
Quang đại sư
, ngài đã nhiều lượt răn cấm! Nếu chuyên niệm Phật thì ai cũng niệm
được cả, rất là thiết thực, đạt được đại lợi. Gia tộc cũng nên niệm theo, nhưng
đàn bà nên ở trong phòng mình hoặc khuất sau bức màn để khỏi bị đàm tiếu. Đãi
cơm người đến viếng nên dùng đồ chay, vạn phần chẳng được dùng đồ mặn đến nỗi
phải sát sanh hại mạng, bất lợi cho vong nhân. Lúc đưa đám chớ có phô trương
khiến vong giả mất phước. Sau bốn mươi chín ngày cũng thường nên truy tiến để
tận dạ hiếu kính.

Lúc
lâm chung là lúc tối hậu của đời người, nếu chưa sắp sẵn tư lương vãng sanh cho
ổn thỏa ắt sẽ chân tay hoảng loạn, ác nghiệp nhiều đời cùng lúc hiện tiền, giải
thoát
sao được? Tuy cậy vào người khác trợ niệm, các việc đúng như pháp, cũng
cần phải tự mình thường ngày tu trì thì lúc lâm chung mới được tự tại. Hãy sớm
tu trì sẵn mới tốt!

5. Trích lục nghi tiết dành cho việc
Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Tượng
Phật
tiếp dẫn hướng mặt về phía Đông, toàn thể đại chúng ngồi hai bên bàn Phật,
một người trong gia thuộc thay mặt hành nhân thắp hương lễ bái. Hành nhân mặt
hướng về Tây, nằm hay ngồi đều được, chắp tay nghe niệm theo, niệm ra tiếng hay
niệm thầm đều được.

Thứ
nhất là tổng niệm: chiếu theo những chương trước bàn về nghi thức công khóa sớm
tối để niệm tụng đôi ba lượt.

Hai
là phân ban niệm: Ban đầu tiên niệm từ kệ tán Phật, nhưng sau khi đổi ban, chỉ
niệm một câu Phật hiệu.

Ba
là lúc ngưng niệm cuối cùng, tức là lúc hành nhân đã không còn hơi nóng, toàn
thể
đại chúng cùng niệm Phật hiệu, ba danh hiệu Bồ Tát và Kệ Hồi Hướng xong,
niệm thêm:

 Công đức trợ niệm hạnh thù thắng

 Vô biên phước quý đều hồi hướng

 Nguyện khắp chúng sanh đang chìm đắm

 Mau sanh cõi Phật Vô Lượng Quang.

Thập phương tam thế hết thảy Phật, hết thảy Bồ Tát Ma Ha
Tát
, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật.

Nhận định:

Ấn
Quang đại sư
nói: “Đây là nghi thức dành cho lúc chưa lâm chung, nếu là lúc
lâm chung thì chỉ khởi kệ tán Phật, rồi niệm tiếp Phật hiệu”
. Nhưng hành
nhân
niệm Phật công phu sâu cạn chẳng đồng, khó lòng biết trước lúc nào sẽ đi.
Nếu bị bệnh nặng trong một thời gian dài, thỉnh người trợ niệm thì khó lòng duy
trì
được lâu. Còn đợi lúc lâm chung mới thỉnh người trợ niệm thì sợ đã mê man.
Vả lại nhà nhỏ hoặc nằm trong bệnh viện chẳng tiện trợ niệm, hoặc sống ở làng
quê, ít người niệm Phật, gia thuộc trợ niệm hoặc ít có hoặc chẳng có ai, nhân
duyên
trợ niệm khó bề gặp gỡ. Nếu dùng máy niệm Phật hoặc băng niệm Phật xem ra
tiện hơn, vì có thể niệm suốt ngày đêm, chẳng lo bị gián đoạn, đã giữ được lâu,
lại ít tốn sức. Nếu lúc chẳng có bạn lành trợ niệm thì băng niệm Phật chính là
bạn lành trợ niệm chẳng khác gì tăng, tục trợ niệm vậy.

Nếu
gặp khi bệnh nặng thì nên thường diễn tập cách trợ niệm vãng sanh trước giường
để khi lâm chung khỏi bị hoảng loạn. Xin hãy đề xướng rộng rãi, thực hành phổ
biến
thì thật là phương tiện tối thắng trong các phương tiện thành tựu sự vãng
sanh
cho hành nhân. Như lần lượt đề xướng, dạy bảo lẫn nhau khiến khắp thiên hạ
đều biết được lợi ích này, ai nấy làm theo thì tất cả hành nhân đều được thần
siêu cõi Tịnh, vĩnh viễn thoát khỏi biển khổ. Ấy là công đức chỉ Phật biết nổi!

 

 

Tin bài có liên quan

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Những Dự Bị Cần Thiết Cho Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Những Điều Cần Biết Hộ Niệm Vãng Sanh Tây Phương

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

Khuyên giải trừ oan gia trái chủ

Khai thị ngạ quỷ cô hồn

Load More

Discussion about this post

Bi Mẫn Và Chiếc Bóng Tác Giả: David Loy Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Bi Mẫn Và Chiếc Bóng Tác Giả: David Loy Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

BI MẪN VÀ CHIẾC BÓNG Tác giả: David Loy Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Chúng ta cần thấu hiểu hơn về bản chất...

Ôn Vẫn Còn Đây

Ôn vẫn còn đây

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thỉnh Phật Uống Trà

Thỉnh Phật uống trà

THỈNH PHẬT UỐNG TRÀNguyễn Duy Nhiên Chúng ta ai cũng biết lo xa và chuẩn bị cho ngày mai. Trước...

Tâm Thư Vận Động Xây Chùa Việt Nam Tại Hàn Quốc

Tâm Thư Vận Động Xây Chùa Việt Nam Tại Hàn Quốc

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC ĐẠO TRÀNG VIÊN NGỘ Email: vienngokr@gmail.com – Website: www.vienngokr.com Tel: 02-2672-3423 - Mobile:...

Vu Lan Nhớ Mẹ Hoàng Yến Anh

Vu Lan Nhớ Mẹ Hoàng Yến Anh

VU LAN NHỚ MẸ Tháng bảy về rồi, nơi quê nhà của mẹ đã thu chưa? Nơi con ở bây...

Chạy Lại Và Chạy Đi

Chạy lại và chạy đi

CHẠY LẠI và CHẠY ĐI Hồ Anh Thái   Hầu như người đọc nhiều sách dịch đều biết trường hợp...

Vì Sao Tu Thiền Định

Vì sao tu thiền định

VÌ SAO TU THIỀN ĐỊNH HT. Thích Thanh Từ Bài viết mới nhất của Thiền sư Thích Thanh Từ, vị...

Tu Tập Diệu Nghĩa Siêu Việt Hữu Vô

Tu tập diệu nghĩa siêu việt hữu vô

Đức Đạt Lai Lạt MaTU TẬP DIỆU NGHĨA SIÊU VIỆT HỮU VÔ (Practicing the profound)Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc...

Diệu Tâm Phật Tánh

Những Bài Học về Diệu Tâm (hay Phật tánh)  Tâm Minh ‘Tâm’ là chữ thường xuyên xuất hiện với người...

Con Đường Dẫn Tới An Lạc Và Giải Thoát Cho Tâm Hồn

Con Đường Dẫn Tới An Lạc Và Giải Thoát Cho Tâm Hồn

Con Đường Dẫn Tới An Lạc Và Giải thoát cho Tâm hồn Ajaan Lee Dhammadharo, Anh dịch: Tỳ Kheo Thanisasro,...

Tường Trình Cứu Trợ Bão Lụt Miền Trung Đợt 2

Tường Trình Cứu Trợ Bão Lụt Miền Trung đợt 2

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Một Kinh Nghiệm Của Người Bị Bệnh Ung Thư (Thanh Hương)

Một Kinh Nghiệm Của Người Bị Bệnh Ung Thư (Thanh Hương)

MỘT KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI BỊ BỆNH UNG THƯThanh Hương (Hương viết ra những gì H biết để tất cả các...

Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo

KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠOPháp Sư Thái Hư LỜI GIỚI THIỆU Kinh Thập thiện nghiệp đạo này, xưa nay có...

Nhìn Thấu, Buông Bỏ, Bố Thí

NHÌN THẤU, BUÔNG BỎ, BỐ THÍ  (Trích lục từ Đại Phương Quang Phật Hoa Nghiêm kinh, Phẩm Bồ Tát Vấn...

Sinh Ký Tử Quy – Ajahn Chah (Lưu Ly Dịch)

Sinh Ký Tử Quy – Ajahn Chah (Lưu Ly Dịch)

SINH KÝ TỬ QUY Ajahn Chah Trong bài này Đaị sư Ajahn Chah, một vị sư Thái lan có lối...

Bi Mẫn Và Chiếc Bóng Tác Giả: David Loy Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Ôn vẫn còn đây

Thỉnh Phật uống trà

Tâm Thư Vận Động Xây Chùa Việt Nam Tại Hàn Quốc

Vu Lan Nhớ Mẹ Hoàng Yến Anh

Chạy lại và chạy đi

Vì sao tu thiền định

Tu tập diệu nghĩa siêu việt hữu vô

Diệu Tâm Phật Tánh

Con Đường Dẫn Tới An Lạc Và Giải Thoát Cho Tâm Hồn

Tường Trình Cứu Trợ Bão Lụt Miền Trung đợt 2

Một Kinh Nghiệm Của Người Bị Bệnh Ung Thư (Thanh Hương)

Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo

Nhìn Thấu, Buông Bỏ, Bố Thí

Sinh Ký Tử Quy – Ajahn Chah (Lưu Ly Dịch)

Tin mới nhận

66 câu Phật học để sống an lành và hạnh phúc

Lời dạy của Đức Phật về làm hại và không làm hại

Phật dạy làm người nghìn năm vẫn đúng

Lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Đức Phật là bậc Vô thượng Y vương

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Lạy ông Phật nào?

Lãng phí một hạt gạo, một ly nước là giảm một phần phúc phận

Bụt là một con người, không phải là một vị thần linh

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Phật dạy thiếu nhi không nói dối

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ

Lắng lòng thanh tịnh trong giây phút thiêng liêng của Đại lễ Phật đản

Đức Phật không phải là vị thần linh, thượng đế

Trải nghiệm tuổi trẻ của Đức Phật

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Tam Bảo

Trong tâm có Phật

Tin mới nhận

Tết Bính Thân – Nói Chuyện Khỉ

Hòa Thượng Hư Vân Khai Thị Tại Thiền Đường

Dưới Thời Chúa Nguyễn Phúc Chu

Trí Nhớ Giảm Sút Phải Làm Sao? – Bài Viết Của Hai Bác Sĩ Mehmet Oz Và Michael Roizen – Nguyễn Minh Tâm Dịch

Tu tâm

Thông điệp Đại lễ Phật Đản PL.2560 của GHPGVN

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 3)

Chữa Phiền Não Bằng Phương Pháp Thiền Tâm Từ

Thông Điệp Đầu Năm 2014 Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Thơ Xuân – Quỳnh Mây

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 62)

Chân không thoáng thấy

Vai Trò Và Lời Dạy Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Stephen Hawking: Thượng Đế Không Sáng Tạo Ra Vũ Trụ

01. Chương Trình Phát Thanh Phật Giáo

Trầm tư về tính nhân bản nhân ngày đại lễ Vesak

Phương Nào Cõi Tịnh

Nồng Độ Khí Thải Co2 Trong Không Khí Tăng Cao Hơn Dự Báo Tú Anh Rfi

Ý Nghĩa Ngày Phật Thành Đạo – Video

Tin mới nhận

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Phước Tiến

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 114)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 234)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Giới Thiệu Phẩm Phương Tiện Trong Kinh Pháp Hoa Phạn – Tạng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Kinh Bāhiya (song ngữ Việt Anh)

Hiện Trạng Đại Tạng Kinh – Tháng 4, 2011

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 175)

Thủ Lăng Nghiêm Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Ba Dấu Ấn Của Chánh Pháp (Tam Pháp Ấn)

Phật thuyết A Di Đà Kinh

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Tin mới nhận

Phương Thức Niệm Phật Đời Trần

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 75)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 12)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 113)

Tâm tình của người niệm Phật

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 295)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Các Tổ Chức Phật Giáo Quốc Tế

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 57)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 47)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 4)

Tinh Hoa Của Đại Thừa Là Quan Điểm “Hồi Nhập Ta Bà”

Tiểu luận về Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 17)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 344)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 11)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.