PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Kinh Bāhiya (song ngữ Việt Anh)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KINH BĀHIYA “Bāhiya Sutta,”
thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
thuộc nhóm các Kinh Phật Tự Thuyết (còn gọi là Cảm Hứng Ngữ, Udana).

Dịch từ bản tiếng Pali sang tiếng Anh: Thanissaro Bhikkhu
Dịch từ bản Pali sang tiếng Việt: Thích Minh Châu

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/ud/ud.1.10.than.html


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Savatthi, in Jeta’s Grove, Anathapindika’s monastery. Now at that time Bahiya of the Bark-cloth was living in Supparaka by the seashore. He was worshipped, revered, honored, venerated, given homage — a recipient of robes, almsfood, lodgings, and medical requisites for the sick. Then, when he was alone in seclusion, this line of thinking arose to his awareness: “Now, of those who in this world are arahants or have entered the path of arahantship, am I one?”


Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: “Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy “.

Then a devata who had once been a blood relative of Bahiya of the Bark-cloth — compassionate, desiring his welfare, knowing with her own awareness the line of thinking that had arisen in his awareness — went to where he was staying and on arrival said to him: “You, Bahiya, are neither an arahant nor have you entered the path of arahantship. You don’t even have the practice whereby you would become an arahant or enter the path of arahantship.”

Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau: – Này Bàhiya. Ông không phải là A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán. Ông không có đạo lộ ấy, với đạo lộ này Ông có thể trở thành A-la-hán hay đang đi trên con đường đưa đến A-la-hán.

“But who, living in this world with its devas, is an arahant or has entered the path to arahantship?”

– Nhưng ai là những vị, trong thế giới này, với thế giới chư Thiên là những vị A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán?

“Bahiya, there is a city in the northern country named Savatthi. The Blessed One — an arahant, rightly self-awakened — is living there now. He is truly an arahant and he teaches the Dhamma that leads to arahantship. “

– Này Bàhiya, có thành phố tên là Sàvatthi trên những quốc lộ phương Bắc. Tại đấy có Thế Tôn hiện đang trú, bậc A-la-hán. Chánh Đẳng Giác. Vị ấy là bậc A-la-hán và thuyết pháp đưa đến quả A-la-hán.

Then Bahiya, deeply chastened by the devata, left Supparaka right then and, in the space of one day and night, went all the way to where the Blessed One was staying near Savatthi, in Jeta’s Grove, Anathapindika’s monastery. At that time, a large number of monks were doing walking meditation in the open air. He went to them and, on arrival, said, “Where, venerable sirs, is the Blessed One staying — the arahant, right self-awakened? We want to see him.”

Rồi Bàhiya Dàruciriya, được Thiên nhân ấy thúc dục, đi ra khỏi Sappàraka, trong suốt đường trường, chỉ nghỉ một đêm, đi đến chỗ Thế Tôn đang trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, trong khu vườn Anàthapindika. Lúc bấy giờ nhiều Tỷ-kheo đang đi kinh hành giữa trời. Bàhiya Dàruciritya đi đến các Tỳ-kheo ấy, sau khi đến nói như sau: – Thưa các Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ở đâu? Chúng tôi muốn được yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

“He has gone into the town for alms.”

– Này Bàhiya, Thế Tôn đã đi vào giữa các nhà để khất thực.

Then Bahiya, hurriedly leaving Jeta’s Grove and entering Savatthi, saw the Blessed One going for alms in Savatthi — calm, calming, his senses at peace, his mind at peace, tranquil and poised in the ultimate sense, accomplished, trained, guarded, his senses restrained, a Great One (naga). Seeing him, he approached the Blessed One and, on reaching him, threw himself down, with his head at the Blessed One’s feet, and said, “Teach me the Dhamma, O Blessed One! Teach me the Dhamma, O One-Well-Gone, that will be for my long-term welfare and bliss.”

Rồi Bàhiya Dàraciriva mau chóng ra khỏi Jetavana, đi vào Sàvatthi, và thấy Thế Tôn đang đi khất thực, khả ái, khởi lên tịnh tin, các căn an tịnh, tâm ý an tịnh, đạt được an chỉ, chế ngự tối thượng, giống như một con voi được điều phục, phòng hộ với các căn an tịnh. Thấy vậy, Bàhiya Dàruciriya liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, cúi đầu xuống chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn: – Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.

When this was said, the Blessed One said to him: “This is not the time, Bahiya. We have entered the town for alms.”

Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Bàhiya Dàruciriya: – Không phải thời, này Bàhiya, Ta đang khất thực.

A second time, Bahiya said to the Blessed One: “But it is hard to know for sure what dangers there may be for the Blessed One’s life, or what dangers there may be for mine. Teach me the Dhamma, O Blessed One! Teach me the Dhamma, O One-Well-Gone, that will be for my long-term welfare and bliss.”

Lần thứ hai Bàhiya Dàruciriya Bạch Thế Tôn: – Thật khó biết, bạch Thế Tôn, là chướng ngại cho mạng sống của Thế Tôn, hay chướng ngại cho mạng sống của con. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con. Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.

A second time, the Blessed One said to him: “This is not the time, Bahiya. We have entered the town for alms.”

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Màhiya Dàruciriya: – Không phải thời, này Bàhiya, Ta đang khất thực.

A third time, Bahiya said to the Blessed One: “But it is hard to know for sure what dangers there may be for the Blessed One’s life, or what dangers there may be for mine. Teach me the Dhamma, O Blessed One! Teach me the Dhamma, O One-Well-Gone, that will be for my long-term welfare and bliss.”

Lần thứ ba Bàhiya Dàruciriya Bạch Thế Tôn: – Thật khó biết, bạch Thế Tôn, là chướng ngại cho mạng sống của Thế Tôn, hay chướng ngại cho mạng sống của con. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con. Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.

“Then, Bahiya, you should train yourself thus: In reference to the seen, there will be only the seen. In reference to the heard, only the heard. In reference to the sensed, only the sensed. In reference to the cognized, only the cognized. That is how you should train yourself. When for you there will be only the seen in reference to the seen, only the heard in reference to the heard, only the sensed in reference to the sensed, only the cognized in reference to the cognized, then, Bahiya, there is no you in terms of that. When there is no you in terms of that, there is no you there. When there is no you there, you are neither here nor yonder nor between the two. This, just this, is the end of stress.”

– Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: “Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri “. Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

Through hearing this brief explanation of the Dhamma from the Blessed One, the mind of Bahiya of the Bark-cloth right then and there was released from the effluents through lack of clinging/sustenance. Having exhorted Bahiya of the Bark-cloth with this brief explanation of the Dhamma, the Blessed One left.

Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Thế Tôn sau khi thuyết cho Bàhiya Dàruciriya lời giáo giới tóm tắt này, liền ra đi.

Now, not long after the Blessed One’s departure, Bahiya — attacked by a cow with a calf — lost his life. Then the Blessed One, having gone for alms in Savatthi, after the meal, returning from his alms round with a large number of monks, saw that Bahiya had died. On seeing him, he said to the monks, “Take Bahiya’s body and, placing it on a litter and carrying it away, cremate it and build him a memorial. Your companion in the holy life has died.”

Thế Tôn ra đi không bao lâu, một con bò con húc chết Bàhiya Dàruciriya. Thế Tôn sau khi khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi ra khỏi thành với nhiều Tỷ-kheo, thấy Bàhiya Dàruciriya bị chết, thấy vậy liền nói với các Tỳ-kheo: – Này các Tỳ-kheo, hãy lấy thân xác Bàhiya Dàruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Này các Tỷ-kheo, một vị đồng Phạm hạnh với các Thầy đã qua đời!

“As you say, lord,” the monks replied. After placing Bahiya’s body on a litter, carrying it off, cremating it, and building him a memorial, they went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As they were sitting there, they said to him, “Bahiya’s body has been cremated, lord, and his memorial has been built. What is his destination? What is his future state?”

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, sau khi đặt xác thân của Bàhiya Dàruciriya lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, xây dựng cái tháp cho vị ấy, rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: – Bạch Thế Tôn, thân xác của Bàhiya Dàruciriya đã được hỏa thiêu, tháp đã được xây dựng xong cho vị ấy. Sanh thứ cho vị ấy là gì? Đời sau vị ấy là gì?

 

“Monks, Bahiya of the Bark-cloth was wise. He practiced the Dhamma in accordance with the Dhamma and did not pester me with issues related to the Dhamma. Bahiya of the Bark-cloth, monks, is totally unbound.”

– Này các Tỷ-kheo, Hiền trí là Bàhiya Dàruciriya đã hành trì tùy pháp, đúng pháp và không có phiền nhiễu Ta với những tranh luận về pháp. Này các Tỷ-kheo, Bàhiya Dàruciriya đã nhập Niết Bàn.

Then, on realizing the significance of that, the Blessed One on that occasion exclaimed:

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

[Where water, earth, fire, & wind have no footing:]

Chỗ nào nước và đất; Lửa, gió không chấp trước.

There the stars do not shine,
the sun is not visible,
the moon does not appear,
darkness is not found.
And when a sage,
a brahman through sagacity,
has known [this] for himself,
then from form & formless,
from bliss & pain,
he is freed.

Tại đây sao không chói,
Mặt trời không chiếu sáng,
Tại đây trăng không chiếu,
Tại đây u ám không,
Khi ẩn sĩ Phạm chí,
Tự mình với trí tuệ,
Thể nhập vào Chánh pháp,
Vị ấy được giải thoát
Khỏi sắc và vô sắc,
Khỏi an lạc, đau khổ.

Bản dịch dưới đây của Tuyên Pháp:

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật ở chùa Kỳ Viên thuộc thành Xá Vệ do Cấp Cô Độc phát tâm hiến cúng.

Bấy giờ, Bāhiya là một người theo giáo phái Áo Vải, sống ở vùng đất Suppāraka ở cạnh bờ biển. Ông là một người được thờ phụng, kính ngưỡng, ngợi ca, tôn vinh và kính lễ. Ông là một người lỗi lạc, được nhiều người thần phục. Ông luôn được cúng dường y áo, thực phẩm, chỗ ở, và thuốc men cần thiết khi đau ốm.

Một lần, khi ông đang sống ẩn dật trong một nơi vắng vẻ cô tịch, suy nghĩ này đã xuất hiện trong tâm: “Bây giờ, ở trên thế giới này, trong số những ai là bậc A la hán, hoặc là những người đã đi vào con đường A la hán, liệu ta có phải là một người như vậy không?”

Khi ấy, một vị nữ thần, vốn đã từng là một người họ hàng với Bāhiya, với lòng từ bi mong muốn cho Bāhiya được hạnh phúc, đọc được tâm niệm đó của Bāhiya. Vị nữ thần liền đến gặp ông và nói:

– Này Bāhiya, ông chưa phải là một bậc A la hán, mà cũng chưa đi vào con đường A la hán. Thậm chí ông còn không có giáo pháp để trở thành A la hán, hoặc đi vào con đường A la hán.

Bāhiya liền hỏi:

– Vậy ở trên thế giới này, kể cả các vị chư thiên, ai là A la hán hay đã đi vào con đường A la hán?

Vị nữ thần trả lời:

– Này Bāhiya, có một thành phố ở phương bắc tên là Xá Vệ. Nơi đó có một bậc giác ngộ, một bậc A la hán, một người đã tự tỉnh thức đang cư ngụ. Ngài là một vị A la hán thực sự , và Ngài dạy các giáo pháp dẫn tới việc trở thành một A la hán.

Chỉ nghe vị nữ thần nói vậy, Bāhiya cảm thấy bị lay động mạnh mẽ và sâu sắc. Ngay lập tức, Bāhiya rời Suppāraka, và chỉ trong vòng một đêm, ông đã đi bộ suốt từ vùng Suppāraka đến thành Xá Vệ, gần chùa Kỳ Viên, nơi đức Phật Thích Ca đang ngụ.

Lúc này, có rất đông các vị tăng sĩ đang đi thiền hành ở ngoài trời. Bāhiya liền đến gặp họ và hỏi:

– Hỡi  các vị tăng sĩ đáng kính, xin cho tôi hỏi, Đức Phật –  bậc giác ngộ, người đã tự tỉnh thức – có đang sống ở đây hay không? Tôi muốn được gặp Đức Phật ngay bây giờ.

Các vị tu sĩ trả lời:

– Đức Phật đã đi vào thành phố để khất thực rồi.

Nghe vậy, Bāhiya vội vã rời khỏi chùa Kỳ Viên và đi vào thành Xá Vệ. Khi đó ông nhìn thấy Đức Phật đang đi khất thực, với một tâm thế hết sức tĩnh lặng, mà vẫn tràn ngập vẻ tự tin đầy cảm hứng. Ngài trông rất bình an, tất cả mọi giác quan đều ở trong trạng thái nghỉ ngơi. Tâm của ngài hoàn toàn an tịnh. Ở Ngài biểu hiện một sự bình an và cân bằng tuyệt đối, hoàn toàn chế ngự mọi phiền não, đúng là một bậc Đại Nhân.

Nhìn thấy Đức Phật, Bāhiya vội vã tiến đến, quỳ xuống, với đầu của mình chạm vào bàn chân của Đức Phật, và nói:

– Thưa Đức Phật, xin hãy dạy giáo pháp cho con, để con được hạnh phúc và an lạc lâu dài.

Khi lời này được thốt ra, Đức Phật liền trả lời Bāhiya:

– Đây không phải thời điểm, Bāhiya. Chúng ta đã vào thành phố để khất thực.

Lần thứ hai, Bāhiya lại nói với Đức Phật:

– Nhưng mà thật khó biết chắc là khi nào thì những nguy hiểm sẽ xảy ra với cuộc đời Đức Phật, hay là với cuộc đời con. Xin hãy dạy cho con giáo pháp ngay bây giờ, thưa Đức Phật! Xin hãy dạy cho con giáo pháp, thưa bậc giác ngộ, để con được hạnh phúc và an lạc lâu dài.

Lần thứ hai Đức Phật lại từ chối và nói:

– Đây không phải thời điểm, Bāhiya. Chúng ta đã vào thành phố để khất thực.

Lần thứ ba, Bahihya đến nói với Đức Phật:

– Nhưng mà thật khó biết chắc là khi nào thì những nguy hiểm sẽ xảy ra với cuộc đời Đức Phật, hay là với cuộc đời con. Xin hãy dạy cho con giáo pháp ngay bây giờ, thưa Đức Phật! Xin hãy dạy cho con giáo pháp, thưa bậc giác ngộ, để con được hạnh phúc và an lạc lâu dài.

Khi đó, Đức Phật bắt đầu nói:

– Này Bāhiya, con hãy thực hành như sau.
Khi nhìn chỉ có cái được nhìn.
Khi nghe chỉ có cái được nghe.
Khi xúc chạm chỉ có cái được xúc chạm.
Khi biết chỉ có cái được biết.
Con hãy tự rèn luyện như vậy.
Khi mà đối với con, khi nhìn chỉ có cái được nhìn, khi nghe chỉ có cái được nghe, khi xúc chạm chỉ có cái được xúc chạm, khi biết chỉ có cái được biết, thì Bāhiya, sẽ không có cái tôi nào liên quan tới những thứ đó.
Khi không có cái tôi nào liên quan đến những thứ đó, sẽ không có cái tôi ở đó.
Khi không có cái tôi ở đó, thì sẽ không có cái tôi ở đây, không có cái tôi nào ở khoảng giữa đây và đó.
Khi không có cái tôi ở đó, không có cái tôi ở đây, và không có cái tôi ở giữa, thì kết thúc mọi khổ đau. 

Nghe xong những lời giảng ngắn ngủi này của Đức Phật, tâm trí của Bāhiya ngay lúc đó thoát khỏi dòng chảy của sự đau khổ và bám chấp.

Sau khi đã giảng cho Bāhiya bài pháp ngắn ngủi như vậy, Đức Phật bước đi.

Không lâu sau khi Đức Phật rời đi, Bāhiya bị tấn công và bị một con bò cái có bầu húc chết. Khi đó, Đức Phật đã đến thành Xá Vệ để khất thực. Sau khi ăn xong, Ngài quay trở lại với rất nhiều tăng sĩ và nhìn thấy Bāhiya đã chết. Thấy vậy,  Đức Phật nói với các vị tăng:

– Này các con, hãy lấy thân thể của Bāhiya, đặt lên một tấm nệm rơm và mang đi hỏa thiêu. Sau đó hãy xây cho ông ấy một cái tháp tưởng niệm. Người đồng hành của các con trong cuộc đời pháp đã chết.

Các vị sư tăng làm đúng theo lời Đức Phật.  Họ đặt Bāhiya lên một tấm nệm rơm, mang đi hỏa thiêu và xây một chiếc tháp cho Bāhiya. Làm xong, họ quay trở về gặp Đức Phật, quỳ xuống lễ lạy rồi ngồi xuống cạnh Ngài và nói:

– Thân thể của Bāhiya đã được hỏa táng, thưa Đức Phật. Chiếc tháp tưởng niệm đã được xây dựng xong. Bây giờ ông ấy sẽ tái sinh ở đâu? Tương lai ông ấy sẽ thế nào?

Đức Phật trả lời:

– Này các con, Bāhiya là một người trí tuệ. Ông ấy đã thực hành pháp đúng theo pháp, và đã không hề làm phiền ta về Pháp. Này các con, Bāhiya đã trở thành một bậc giác ngộ.

Khi ấy, nhận ra đây là một điều rất quan trọng, Đức Phật đã đọc bài kệ như sau:

Nơi nước, đất, lửa, và gió không có điểm dừng chân:
Nơi các vì sao không tỏa sáng, và mặt trời không được nhìn thấy
Nơi mặt trăng không xuất hiện, nơi không có bóng tối
Nơi một vị hiền trí, một người Bà la môn đã tự chứng ngộ bằng trí tuệ
Thì người ấy hoàn toàn thoát khỏi thế giới của hình tướng và không hình tướng,
khỏi đau khổ và hạnh phúc
Người ấy đã tự do.

***

Tin bài có liên quan

Vượt Thoát Sợ Hãi

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Ước Hẹn Với Sự Sống

Ước hẹn với sự sống

Tra Cứu Kinh Trường Bộ

Tra cứu kinh Trường Bộ

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (Song Ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thế Nào Là Tạng Kinh?

Load More

Discussion about this post

Niết Bàn Là Giải Thoát

Niết Bàn Là Giải Thoát

NIẾT BÀN LÀ GIẢI THOÁT Thích Phước Triều Giải thoát  nghĩa là cởi mở  những dây  ràng buộc mình  vào...

Hiểu Đúng Duy Ngã Độc Tôn Nhân Ngày Phật Đản

Hiểu Đúng Duy Ngã Độc Tôn Nhân Ngày Phật Đản

HIỂU ĐÚNG DUY NGÃ ĐỘC TÔN NHÂN NGÀY PHẬT ĐẢN Thích Đạt Ma Phổ Giác   Trong truyền thuyết Phật giáo...

Cha Mẹ Là Tất Cả

Cha mẹ là tất cả

CHA MẸ LÀ TẤT CẢ Vĩnh Hảo Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên...

Tứ Diệu Đế Diễn Nghĩa

Tứ Diệu Đế Diễn Nghĩa

TỨ DIỆU ĐẾ DIỄN NGHĨA(Chatvari Arya Satya)Lê Huy Trứ   Mất 11 năm khổ công tầm đạo, Đức Phật Thích...

Phủ Định Thức Và Biện Chứng Pháp Trung Quán

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Thực Hành Pháp Tu Trì Lục Độ Phật Mẫu Tara

Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Thực Hành Pháp Tu Trì Lục Độ Phật Mẫu Tara

Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PHÁP TU TRÌ LỤC ĐỘ PHẬT MẪU TARA, CHÙA HÀ TIÊN, VĨNH PHÚC...

Đọc Kinh Pháp Môn Căn Bản

Đọc Kinh Pháp Môn Căn Bản

ĐỌC KINH PHÁP MÔN CĂN BẢN Nguyên Giác   Kinh MN 1 (Mulapariyaya Sutta) là Kinh khởi đầu Trung Bộ,...

Biết Chết Và Biết Sống

Biết Chết Và Biết Sống

BIẾT CHẾT VÀ BIẾT SỐNGThích Thanh Thắng Không ở đâu có sự an toàn tuyệt đối, cho dù con người...

10 Cách Gieo Trồng Phước Đức Theo Lời Phật Dạy

10 cách gieo trồng phước đức theo lời Phật dạy

Trong kinh Phước Đức, Phật chỉ dạy chúng ta 10 cách gieo trồng phước đức để được sống bình an...

Cứ Ngỡ Khi Tuổi Già…

Cứ ngỡ khi tuổi già…

CỨ NGỠ KHI TUỔI GIA... Hoang Phong chuyển ngữ | Hồng Vân diễn ngâm Hoàng Đức Tâm - Hồng Vân...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

****************Ở trên Kinh Phật đã nói với chúng ta “lìa khổ được vui”, tôi thật sự đã đạt được, sau...

Mes Aynak: Một Câu Chuyện Về Lòng Dũng Cảm Và Một Kho Báu Vô Giá Thế Giới Ở Afghanistan

Mes Aynak: một câu chuyện về lòng dũng cảm và một kho báu vô giá thế giới ở Afghanistan

MES AYNAK: MỘT CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG DŨNG CẢM VÀ MỘT KHO BÁU VÔ GÍA CỦA THẾ GIỚI Ở AFGHANISTANChân...

Thiên Ma Dâng Ngọc Nữ

Thiên ma dâng ngọc nữ

Thiên thần dâng Ngọc nữ cho Đức Phật, toan mưu phá tâm đạo của Ngài. Đức Phật bảo rằng: “Cái...

Con Đã Có Đường Đi

Con Đã Có Đường Đi

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kamma – Nghiệp Trong Kiếp Sống Này

Kamma – Nghiệp Trong Kiếp Sống Này

KAMMA – NGHIỆP TRONG KIẾP SỐNG NÀY(Kamma In This Life)Nghiệp sanh và cho quả của nó ra saoSayadaw Dr. Nandamālābhivaṃsa...

Niết Bàn Là Giải Thoát

Hiểu Đúng Duy Ngã Độc Tôn Nhân Ngày Phật Đản

Cha mẹ là tất cả

Tứ Diệu Đế Diễn Nghĩa

Phủ Định Thức Và Biện Chứng Pháp Trung Quán

Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Thực Hành Pháp Tu Trì Lục Độ Phật Mẫu Tara

Đọc Kinh Pháp Môn Căn Bản

Biết Chết Và Biết Sống

10 cách gieo trồng phước đức theo lời Phật dạy

Cứ ngỡ khi tuổi già…

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Mes Aynak: một câu chuyện về lòng dũng cảm và một kho báu vô giá thế giới ở Afghanistan

Thiên ma dâng ngọc nữ

Con Đã Có Đường Đi

Kamma – Nghiệp Trong Kiếp Sống Này

Tin mới nhận

Tám Pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Lời Phật dạy về 3 điều để trở thành người lương thiện

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

Lời Phật dạy về chân lý giác ngộ

Làm thế nào để có cuộc sống an lành?

Đức Phật có tha lỗi cho tội lỗi của chúng ta không?

Câu chuyện một con đường

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Cách chuyển hóa vận hạn theo lời Phật dạy để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc!

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Hùn Phước Ấn Tống: Giới Thân Túc Luận

Người ngu và người trí theo quan điểm của Đức Phật

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 3)

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thiên Quang

Đức Phật và con người hiện đại

Tri túc thường lạc

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (I)

Những quy tắc trong kinh doanh theo lời Phật dạy

Tin mới nhận

Tư Tưởng Duy Ma Cật Từ Một Góc Nhìn (sách)

Đâu Là Hạnh Phúc?

Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (8) Nguyễn Hòa

Chấp Trước & Buông Bỏ Theo Quan Điểm Phật Giáo

Đường Thi Xướng Họa cảm niệm MÙA VU LAN P.L: 2563

Định Kiến Trong Thái Độ Học Phật

Quan Điểm Của Đức Phật Về Vấn Đề Giới Tính Thích Phước Đạt

Thực nghiệm giác quan, chứng nghiệm tri tưởng

Chân Như Duyên Khởi

Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Kinh – Quyển 7

Mẹ Hát

Di Lặc Đức Phật Sắp Đến (Một Bài Hát Tây Tạng) – Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Người biết bảo vệ mình

Nguyện Cầu Hồi Hướng Của Tự Viện

Lục Ba La Mật

Bài Học Của Thánh Gandhi

Tiệc chay tất niên sớm theo kiểu con nhà Phật

Cảm hạnh Quan âm, tương thông với Quan âm, mọi việc tự tốt đẹp

Không có phước đức nào lớn bằng sự thông thái của trí tuệ

Phân biệt giai cấp khinh thường mọi người

Tin mới nhận

Kim Cang Diệu Cảm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Hiện Trạng Đại Tạng Kinh – Tháng 4, 2011

Kết quả sau khi thân hoại mạng chung của người bố thí

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 42)

Kinh Thập Thiện Giảng Giải

Giảng Giải Kinh Chiếc Lưới Ái Ân

Giới Hạnh Người Tu – Trích: Kinh Sa-môn Quả (Sāmannaphala Sutta), Trường Bộ 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 01)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 53)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Kinh Người Áo Trắng (Ưu Bà Tắc Kinh, Kinh Số 128 Của Bộ Trung A Hàm)

Giới Thiệu Sơ Bộ Về Cuộc Khám Phá Thủ Bản Cổ Kinh Kharosthi Và Phật Giáo Càn-đà-la

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Bắc Tông Là Tịnh Độ?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 236)

Nhất Tâm, Tinh Tấn, Vững Bền Trong Giáo Pháp Của Phật

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 20)

Luận Tịnh Độ

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 1)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 14)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 24)

Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Thích Nhật Từ Khể Thủ

Đọc sách ngàn lần – Tập 10

CHUNG SỐNG HOÀ BÌNH, ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 103)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 104)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 102)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

Niệm Phật Chỉ Nam

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.