PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Trong năm giới, giới không trộm cắp là rất khó giữ. Như thường trụ ở nơi đây, vật của thường trụ chúng ta luôn tùy ý sử dụng, hơn nữa còn dùng quá tùy tiện, các vị thử nghĩ,có xem là giới trộm không? Ngày trước tôi thân cận lão cư sĩ Lý BỉnhNam mười năm, lão cư sĩ Lý năm xưa nhậm chức ở Phụng Tự Quan Phủ, là Bí thư chủ nhiệm của Phụng Tự Quan Phủ. Bình thường viết thư cho bạn bè, thầy dùng giấy và bao thư của quốc gia thì nhất định phải báo cáo với Quan Phụng Tự là hôm nay tôi đã dùng hết mấy trang giấy viết thư, mấy cái bao thư. Quan Phụng Tự cảm thấy thầy rất lôi thôi,ai mà không dùng như vậy, vì sao ông phải lôi thôi như vậy? Thầy liền nói, tôi là tín đồ Phật giáo, nếu ông không đồng ý mà tôi lấy dùng thì phạm giới trộm, cho nên cần phải báo cáo với ông, ông gật đầu đồng ý thì tôi không phạm giới trộm. Đây là hiểu quy củ.

Năm xưa tôi có quen một vị hiệu trưởng già ở Đài Loan,ông là huynh đệ với tôi và cũng là học trò của lão sư Lý.Ở Đài Loan, ông làm thứ trưởng bộ chánh sách. Quốc gia cấp cho ông một chiếc xe hơi, trong nhà lắp cho ông một điện thoại bàn, nếu không phải việc công thì ông không dùng điện thoại công, nếu không phải là việc nhà nước thì ông không đi xe công, ông ngồi xe công cộng mà đi. Vì sao vậy? Không phạm giới trộm. Ngày nay ai có thể làm được? Hiện tại chúng ta cầm đến điện thoại thường trụ thì tán gẫu, nói hết một – hai giờ đồng hồ, không biết là có đến bao nhiêu lời thừa,có phải là bạn đã phạm giới trộm rồi không? Tương lai bạn đi đến gặp vua Diêm La, vua Diêm La ở nơi đó đều có sổ sách đưa ra ngay mặt bạn, bạn không thể chối cãi. Cho nên vật thường trụ, trên kinh Địa Tạng nói được rất rõ ràng, chúng ta ngày ngày đang phạm giới nhưng chính mình hoàn toàn không hay biết, cho rằng rất bình thường. Vì sao vậy? Mọi người đều làm vậy, nếu bạn không làm như vậy thì người ta nói bạn khờ dại. Vị lão hiệu trưởng đó là Châu Bang Đạo. Có rất nhiều người nói ông là kẻ ngốc, nói ông đầu óc quá ngoan cố, không thể chuyển đổi. Điện thoại của công vì sao ông không thể dùng? Cấp cho ông chiếc xe chẳng phải  bảo ông đừng đi bộ hay sao? Không phải việc công, còn phải đi tắc xi, làm gì có loại người này? Cho nên người ta xem thấy cho ông là quái vật, rất không bình thường, thế nhưng ở trong Phật pháp thì ông là bình thường, ở trong thế pháp thì không bình thường.

Chúng ta xem thấy người trước một đời, các Ngài đã tu hành như thế nào? Ngày nay chúng ta tự cho là phải, là bạn tự cho là vậy, Phật Bồ Tát không cho là vậy. Những đạo lý nhân quả này ai hiểu? Ngày nay chúng ta học Phật là quá lơ là, quá sơ ý. Ta có thể dạy mọi người hay không? Không thể. Tại vì sao không thể? Bạn không thể tiếp nhận. Tôi muốn dạy bạn, bạn sẽ cho rằng tôi là lão ngoan cố, đầu óc đã lỗi thời, đây là thời đại gì vậy? Cho nên ở vào thời đại này ngày nay, vừa rồi còn có đồng tu nói với tôi, trong nhà trẻ nhỏ không nghe lời, không cách gì quản giáo. Những hiện tượng này là bình thường. Vì vậy chính bạn cần phải giác ngộ, thế gian hiện tại này, trong khoảng thời gian này không có cha con, cũng không có sư đồ, mọi người có thể làm bạn là không tệ rồi. Vì sao vậy? Giáo dục luân lý đạo đức hoàn toàn bị mất hết, trẻ nhỏ không nghe lời. Vì sao bạn không dạy chúng từ nhỏ? Bạn không dạy từ lúc nhỏ, hiện tại chúng không nghe lời thì không thể trách chúng, mà trách chính mình lơ là.

Học trò không nghe lời. Từ trước pháp sư Diễn Bồi đã nói với tôi, hiện tại làm gì có đồ đệ? Là bạn bè. Bạn bè ở chung với nhau, có thể ở chung được tốt cũng xem là không tệ rồi, vạn nhất không nên xem họ là đồ đệ, vậy thì bạn sẽ thất vọng to lớn, bạn sẽ bị thương tổn tâm. Lời nói này nói ra có đạo lý. Hiện tại giáo dục luân lý đạo đức hoàn toàn không còn nữa, kết hợp giữa người với người đều là kết hợp trên quan hệ lợi hại. Đối với ta có lợi ích thì ta làm bạn, không có lợi ích thì đến ngày thứ hai không còn quen biết. Cho nên thế gian này sẽ có tai nạn, năm giới mười thiện không có. Thế nhưng phải nên biết, năm giới mười thiện là nền tảng của Phật pháp, nếu bạn không chịu tu học, nếu bạn xả bỏ nó hết, thì bạn tu bất cứ Phật pháp nào cũng đều không có thành tựu, không luận là Đại thừa, Tiểu thừa, Tông môn, Giáo hạ, không thể nào có được thành tựu. Con đường ở đời sau, đáng đọa lạc thế nào thì vẫn là đọa lạc như thế đó. Nhân quả là thật, không phải là giả, chư Phật Bồ Tát cũng không thể biến đổi pháp tắc của nhân quả. Có thể nghe được lọt vào, còn có thể tin tưởng, đây là nhà Phật nói, đời trước của bạn có thiện căn phước đức, bạn ngay đời này có duyên phận gặp được Phật pháp, bạn còn có thể tiếp cận được. Không có thiện căn, không có phước đức thì ngay trong một đời không thể gặp được, cũng không thể nghe được.

Tà dâm càng không cần phải nói. Hiện tại là thời đại gì? Việc này mọi người đều xem thấy được rõ ràng. Thế nhưng phải ghi nhớ, người xưa đã nói: “Trăm thiện, hiếu làm đầu; vạn điều ác, dâm là trước tiên”,không thể xem thường. Tai nạn trên toàn thế giới từ do đâu mà ra vậy? Chính từ chỗ này mà ra. Cội gốc của họa hại, người tu hành không thể thành tựu được đạo nghiệp, sau cùng đọa A Tỳ địa ngục là do nguyên nhân gì? Chính là nguyên nhân này. Nếu như chúng ta xem thường, lơ là đối với việc này, một cơ hội hi hữu khó gặp ngay đời này bị lỡ qua, đời sau không biết được là đến một đời nào đến một kiếp nào mới có thể gặp lại nữa. Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, bạn cho rằng dễ dàng gặp được vậy hay sao? Hạ quyết tâm, đem phiền não tập khí của chính mình nhất định phải khắc phục, đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, mím môi cắn răng mà nhẫn chịu. Nếu bạn không thể nhẫn được thì đi đến A Tỳ địa ngục. Bạn có thể nhẫn qua được thì bạn mới có thể vãng sanh bất thoái thành Phật.

Vọng ngữ càng phải cẩn trọng, vì sao vậy? Vì rất dễ dàng phạm phải. Người hiện tại chúng ta xem thấy quá nhiều, không chỉ gạt người mà còn gạt cả chính mình, chân thật gọi là tự gạt mình gạt người, làm sao có thể có thành tựu? Không nên xem thấy chỉ là việc thiện nhỏ, “chớ cho việc thiện nhỏ mà không làm”, vì vậy năm giới nhất định phải tuân thủ, tuân thủ nghiêm khắc sẽ có lợi ích rất lớn đối với chúng ta.

Uống rượu, điều này khai duyên rất nhiều, chính mình nhất định phải rõ ràng. Không phải khai duyên thì là bạn phạm giới.

Giới và thiện không giống nhau. Giới là Phật ràng buộc đối với chúng ta, giáo huấn đối với chúng ta, nó có sức ràng buộc ở trong đó, chúng ta đã từng phát nguyện thì nhất định phải tuân thủ. Thiện thì không phải, thiện không phải Phật Bồ Tát ràng buộc chúng ta, mà là lương tâm của chính chúng ta. Vương Dương Minh gọi thiện là lương tri, lương tri lương năng, không phải Phật Bồ Tát bó buộc đối với chúng ta. Cho nên điều mục bên trong tuy là giống nhau nhưng ý nghĩa không như nhau. Trong mười thiện, thân ba thiện cùng với ba điều phía trước của năm giới hoàn toàn giống nhau. Do đây có thể biết, không thọ giới cũng phải nên tuân thủ đạo đức, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Thân có ba thiện, thiện hạnh. Miệng có bốn thiện, không chỉ không vọng ngữ, mà còn không ác khẩu (ác khẩu là nói lời thô lỗ, nói ra lời nói làm cho người nghe sẽ rất khó chịu), không hai lưỡi (hai lưỡi là trêu chọc phải quấy, đều là ở ngay trong cuộc sống thường ngày bất tri bất giác phạm phải những lỗi lầm này), không ỷ ngữ (ỷ ngữ là lời nói khéo léo đường mật, mê hoặc chúng sanh, phá hoại phong tục lương thiện xã hội). Ngày nay chúng ta xem thấy trong tác phẩm văn nghệ hiện đại là những thứ gì? Phim ảnh, truyền hình, xem qua những quảng cáo bên ngoài thật là rối rắm, gần như 80% đều là sắc tình bạo lực, đều là sát đạo dâm vọng, đều là vọng ngữ, hai lưỡi, thêu dệt, làm sao mà xã hội không loạn? Chúng sanh làm sao miễn trừ được tai họa? Tất cả thiên tai nhân họa từ do đâu mà ra? Chúng ta chính mình tạo ra cái nhân bất thiện, nhân bất thiện chiêu cảm quả báo bất thiện, chẳng phải là tự làm tự chịu hay sao? Không phải người khác làm để cho mình chịu, mà là tự làm tự chịu. Cho nên, năm giới mười thiện là đại căn đại bổn tu hành của chúng ta. Thân miệng có thể làm tốt là hành thiện. Sau cùng là không tham, không sân, không si, đó là tâm thiện. Tâm thiện, hạnh thiện, cho dù không học Phật cũng sẽ không đọa vào ba đường ác.

Ở cõi nhân thế này, các vị phải nên biết, người tốt phải chịu chút thiệt thòi, người tốt sẽ bị người khác ức hiếp. Không quan hệ gì, ức hiếp để bạn ức hiếp, thiệt thòi xin cam tình nguyện chịu thiệt thòi, đời sau có quả báo tốt, nếu không cầu vãng sanh thì đời sau ắt sanh cõi trời. Không cần nói sanh cõi trời rất cao, bạn có thể sanh đến trời Đao Lợi, sanh đến trời Tứ Thiên Vương, phước báo không biết là lớn hơn nhân gian này gấp bao nhiêu lần, vì sao không tu phước báo đời sau? Thời gian ở đời sau dài, thời gian ở đời này ngắn. Con người ở thế gian này, người xưa thường nói:“Nhân sanh thất thập cổ lai hi”, người một trăm tuổi tất nhiên là con số rất ít, rất hiếm. Lời nói này là của Đỗ Phủ. Cho dù sống được 100 tuổi, thực tế mà nói cũng là một sát na mà thôi, cho nên phải nên biết “cuộc đời khổ đau ngắn ngủi”. Ngay trong một đời này tình nguyện chịu khổ, tình nguyện bị người ức hiếp, quyết định có được phước báo đời sau.

Bạn sanh đến trời Đao Lợi, trên kinh Phật nói rất rõ ràng, một ngày của trời Đao Lợi là nhân gian 100 năm. Tuổi thọ của trời Đao Lợi lấy niên số của họ để tính là 1.000 tuổi, một năm của trời Đao Lợi là 36 ngàn năm của nhân gian chúng ta, một ngày nơi đó là 100 năm chúng ta, bạn nói xem họ nơi đó 1.000 tuổi thì tuổi thọ dài bao nhiêu! Hưởng phước báo của người trời, vì sao không làm việc này? Năm giới mười thiện thì sanh thiên.

Lấy năm giới mười thiện, lấy cái đức hạnh này niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ thì quyết định được sanh. Cho nên các vị đồng tu quyết định phải ghi nhớ, chân thật muốn vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, hưởng thụ danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần của thế gian này như tài, sắc, danh, thực, thùy phải đoạn dứt từ nơi tâm địa của chính mình. Trong tâm của bạn vẫn còn những thứ này tồn tại thì chính là chướng ngại của bạn vãng sanh. Người niệm Phật nhiều, người vãng sanh thì ít, nguyên nhân chính ngay chỗ này. Người có thể buông bỏ vạn duyên chính là buông bỏ những thứ này, buông bỏ tham-sân-si-mạn, buông bỏ danh vọng lợi dưỡng, buông bỏ năm dục sáu trần, hồi phục tâm thanh tịnh tâm chân thành của bạn. Thanh tịnh chân thành thì tràn đầy trí tuệ, không còn tạo tác tất cả ác nghiệp, người như vậy mới có thể được sanh Tịnh Độ, mớinắm chắc phần vãng sanh Tịnh Độ. Các vị tỉ mỉ mà quán sát ở trong Vãng Sanh Truyện, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, cho đến chúng ta thường hay xem thấy những đồng tu bạn đạo khi lâm chung tướng lạ hiếm thấy, chân thật vãng sanh, bạn quán sát xem hành trì của cả đời họ hoàn toàn không giống với người thông thường thì chúng ta liền hiểu rõ.

Thế nhưng các vị phải nên biết, nếu bạn tu năm giới mười thiện được rất tốt nhưng không muốn cầu sanh Tịnh Độ, bạn sanh thiên, tuổi thọ của trời dài nhưng vẫn là hưởng hết sạch. Phước bạn hưởng hết rồi thì phải làm sao? Vẫn là phải đọa lạc. Cho nên thiên phước không phải cứu cánh, không cần nói là trời Dục Giới, mà trời Sắc Giới, trời Vô Sắc giới thảy đều không cứu cánh, không xem là quả báo. Nhà Phật gọi quả nhỏ, bạn tu hành chứng được quả nhỏ là tính từ A La Hán. Vì sao vậy? Không còn đọa lạc trong sáu cõi nữa, siêu việt sáu cõi luân hồi mới được xem là quả báo, chưa ra khỏi sáu cõi luân hồi thì không xem là quả báo. Những đạo lý, những chân tướng sự thật này chúng ta không thể không biết. Cho nên từ trong pháp chân thật mà nhìn, sanh thiên cũng không phải là việc tốt, đừng nói là sanh lên trời hưởng phước, Đại Phạm Thiên Vương mời ta lên làm Đại Phạm Thiên Vương ta cũng không làm, ta cũng không chịu cái thiệt thòi này. Trời Ma Hê Thủ La Vương nhường ngôi vị cho ta, ta cũng không bị ông ấy gạt. Bạn phải nghĩ đến khi tuổi thọ của họ hết thì phải làm sao?

Người chân thật thông minh, người chân thật có chí khí, thì ngay trong đời này phải phấn đấu nỗ lực vượt ra khỏi sáu cõi, thoát khỏi luân hồi, đây mới là quả báo nhỏ. Cho nên sáu loại thiện ác, loại thứ nhất là thiện trời người không được xem là quả báo. Thế nhưng thiện của trời người là nền tảng, là căn bản. Người niệm Phật chúng ta thù thắng chính là ngay chỗ này,chính ngay cái thiện nhỏ đến như vậy thì quyết định đới nghiệp vãng sanh. Đây là Di Đà Tịnh Độ dễ dàng được sanh, yêu cầu của nó rất thấp, thấp đến mức không thể thấp hơn được nữa. Nếu như tiêu chuẩn của cái thiện này hướng lên trên một tầng nữa, cả đời này của chúng ta chưa chắc có thể làm đến được. Năm giới mười thiện này chúng ta quyết định có thể làm được, vấn đề chính là bạn có chịu làm hay không? Chịu làm thì không có người nào mà không làm được. Chúng sanh hiện đại, thực tế mà nói thật là rất đáng thương, trên kinh Phật thường gọi là “kẻ đáng thương”, vừa tiếp xúc đến tài, sắc, danh, thực, thùy thì lập tức liền mê muội, mê được rất nhanh, mê đến thật đáng sợ. Sáu căn của bạn tiếp xúc những cảnh giới này không bị mê, tâm vẫn là bình lặng, tỉnh táo thì bạn còn cứu được, bạn học Phật liền có thể thành tựu. Vừa gặp phải những thứ này lập tức liền hôn mê, chuyên hướng thì hết cứu.

Thứ hai là thiện của Nhị thừa. Tiêu chuẩn này thì chúng ta rất khó làm được. Thanh Văn, Duyên Giác, hai hạng này ở trong Phật pháp gọi là Nhị thừa. Họ lấy đoạn kiến tư phiền não gọi là thiện. Kiến phiền não ngày nay chúng ta gọi là có kiến giải sai lầm.

Thứ nhất là thân kiến. Tất cả chúng sanh chấp trước thân này là ta, đây gọi là thân kiến. Thanh Văn, Duyên Giác không còn chấp trước thân này là ta, họ biết được thân này không phải là ta, phá đi thân kiến. Thân là cái gì? Thân là cái của ta, cũng giống như quần áo vậy, quần áo là sở hữu của ta, không phải là ta. Họ biết được thân này là sở hữu của ta, giống như quần áo vậy, không phải là ta, nên không còn chấp trước đối với thân này nữa. Cũng giống như quần áo vậy, quần áo cởi ra rồi lại đổi một bộ khác, hoặc là quần áo tốt tặng cho người không hề tiếc rẻ. Vì sao vậy? Không phải ta. Trên kinh Kim Cang nói phá bốn tướng là không ngã tướng, không nhân tướng, không chúng sanh tướng, không thọ giả tướng. Thanh Văn có thể phá bốn tướng, bốn tướng liền tan nhạt. Chúng ta xem thấy ở trên kinh Kim Cang Bát Nhã, Tu Đà Hoàn cũng lìa bốn tướng. Như vậy chúng ta mới biết, nếu không hoàn toàn phá bốn tướng hoặc không phá bốn tướng một phần thì thân kiến liền không cách gì đoạn dứt.

Thứ hai là biên kiến. Biên kiến chính là hiện tại chúng ta gọi là kiến giải tương đối. Phàm phu chúng ta đều sống ở trong biên kiến, có người, có ta, ta là một bên, người là một bên, có lớn thì có nhỏ, có dài thì có ngắn, trong cái quan niệm của bạn vạn sự vạn pháp đều là hai bên, nhà khoa học gọi là tương đối luận. Tương đối luận chính là biên kiến, đây là sai lầm. Bạn có một bên này thì chấp trước một bên này, do vậy mới có một bên kia của đối phương. Bên này không chấp trước thì bên kia cũng không có. Có cái chấp trước này thì tất cả pháp này không thể nào không được. Nhà Phật nói “vạn pháp giai không”, họ không thể không được, họ có chấp trước, cho dù họ vào cái không rồi thì không cùng có vẫn là hai bên, vẫn là đối lập, vẫn là ở trong biên kiến. Đây là cái thấy sai lầm đối với vũ trụ nhân sinh.

Ngoài hai loại này ra, còn có kiến thủ kiến và giới thủ kiến. Chúng ta gọi nó là thành kiến, người nào đó thành kiến rất sâu. Cái gì gọi là thành kiến? Tự cho là phải, từ ngay trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chính mình mà sanh ra. Kiến thủ kiến là thành kiến đối với trên quả báo, giới thủ kiến là thành kiến đối với trên tu nhân, hai loại kiến giải này cũng là sai lầm.

Ngoài bốn loại này ra, bao gồm tất cả kiến giải sai lầm, qui nạp đến điều sau là tà kiến. Chúng ta đối với vũ trụ nhân sanh, rất nhiều hiện tượng, sự tướng, vấn đề đều thấy sai lầm, đó không phải là chân tướng sự thật, nhưng chúng ta tự cho là không thấy sai, tự cho là thấy được rất chính xác.

Năm loại này gọi là kiến phiền não, cũng gọi là kiến hoặc. Hoặc là mê hoặc, kiến giải sai lầm.

Ngoài ra còn có năm điều. Cách nghĩ của bạn sai rồi gọi là tư phiền não, tư tưởng bạn sai lầm. Năm điều này chính là tham-sân-si-mạn-nghi. Cái nghi này là hoài nghi đối với thánh giáo, hoài nghi đối với giáo huấn của thánh nhân. Năm điều này, phạm vi của tham sân si này đều rất là rộng lớn. Phật nói với chúng ta, mười điều kiến tư phiền não này là “câu sanh phiền não” của tất cả chúng sanh. Cái này không cần phải học, không cần phải dạy, sanh ra thì liền có, vô lượng kiếp đến nay đời đời kiếp kiếp ở trong A Lại Da huân tập thành chủng tử kiên cố khó phá. Cho nên chúng ta ở trong tất cả lúc, tất cả nơi, ý niệm vừa khởi lên đều là những thứ này. Chính bởi vì những thứ này biến hiện ra sáu cõi luân hồi, đây là nghiệp nhân của sáu cõi luân hồi. Nếu như bạn có năng lực đoạn dứt đi kiến tư phiền não thì sáu cõi luân hồi sẽ không còn.

Kiến tư phiền não rất khó hiểu, cũng rất khó nói được rõ ràng. Chúng ta rất muốn đoạn nhưng bắt đầu đoạn từ đâu? Không hề biết. Cho nên tôi ở trong giảng đường thường hay nhắc nhở các đồng tu, chúng ta luôn phải tìm được một pháp phương tiện, tìm chỗ bắt tay vào, nhất định phải nỗ lực chăm chỉ mà làm, làm được bao nhiêu tính bấy nhiêu, quyết định có chỗ tốt đối với chính mình. Vậy bắt tay vào từ chỗ nào? Kiến tư phiền não là chấp trước, trần sa phiền não là phân biệt, vô minh phiền não là vọng tưởng. Vậy chúng ta biết được nó là thuộc về chấp trước, chúng ta bắt tay vào từ đây, không chấp trước nữa. Từ chỗ nào không chấp trước? Chúng ta đối với tất cả mọi người, tất cả sự việc, tất cả mọi vật buông bỏ đi ý niệm khống chế, không còn chấp trước. Quyết định không nghĩ, quyết định không có một ý niệm là ta phải khống chế một người, khống chế một vật, khống chế một việc, cái ý niệm này không nên có. Đoạn kiến tư phiền não bắt tay vào từ chỗ này.Tiến thêm một bước là buông bỏ đối với ý niệm chiếm hữu tất cả người, tất cả vật sự. Bạn chỉ chuyên môn từ hai chỗ này mà hạ công phu, tất cả người sự vật, bao gồm tất cả pháp thế xuất thế gian, không có ý niệm khống chế, không có ý niệm chiếm hữu, buông bỏ từ ngay chỗ này. Sau khi buông bỏ, chúng ta làm thế nào đối nhân xử thế tiếp vật? Tùy duyên. Bạn có ý niệm khống chế, có ý niệm chiếm hữu thì không phải tùy duyên, đó gọi là phan duyên. Cho nên, Phật ở trên kinh thường dạy cho chúng ta, tùy duyên mà không phan duyên. Phan duyên chính là bạn có ý niệm khống chế, có ý niệm chiếmhữu, trong tùy duyên không có ý niệm này. Cái cảnh giới này thì hoàn toàn không như nhau. Tâm tùy duyên là thanh tịnh, tâm tùy duyên là quang minh, thọ dụng của tùy duyên là tự tại. Nếu như là phan duyên thì tâm của bạn không thanh tịnh, tâm của bạn là ô nhiễm, thọ dụng của bạn quyết không tự tại. Chân thật là nhân như thế nào thì quả báo như thế đó hiện tiền. Chúng ta phải hiểu rõ những đạo lý này, thấu suốt chân tướng sự thật.

Thiện của Nhị thừa đã tương đối không dễ dàng rồi. Thành thật mà nói, e rằng chúng ta không làm đến được. Cho dù chúng ta có thể đem ý niệm khống chế, chiếm hữu đối với tất cả người sự vật này diệt mất, cũng không thể đem kiến tư phiền não hoàn toàn đoạn dứt. Bạn chân thật có thể làm đến được việc này, đại khái gần bằng với sơ quả Tiểu thừa, quả A La Hán thứ tư vẫn chưa được. Đây là tiêu chuẩn thấp nhất trong thiện Tiểu thừa, chúng ta phải làm, sẽ rất có lợi ích đối với chúng ta. Vừa rồi nói đời sống chúng ta được tự tại, tâm địa thanh tịnh quang minh, đây là thọ dụng hiện tiền, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc thì quyết định tăng cao phẩm vị. Đây là việc chân thật có lợi ích. Xin nói với các vị là việc chân thật thì có thể mang đi. Nhà Phật thường nói: “Không mang theo được thứ gì, chỉ có nghiệp theo mình”. Bạn phải nên biết, chúng ta ở thế gian này, những thứ nào có thể mang đi được thì phải nên làm, những thứ nào không thể mang đi được thì quyết định không làm. Tiếng tăm lợi lộc, danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần không thể mang đi, cần những thứ này làm gì? Tu học năm giới mười thiện, đoạn trừ tất cả phiền não, công đức này có thể mang đi. Thế nhưng người Tiểu thừa tâm lượng nhỏ hẹp, chỉ biết tự lợi, không thể độ tha, cho nên cũng không viên mãn, chỗ này gọi là quả nhỏ.

Thứ ba, thù thắng hơn so với đây một chút, là thiện của Tiểu thừa Bồ Tát. Bồ Tát Tiểu thừa là thuộc về người Tiểu thừa, thế nhưng họ có chỗ khác với Thanh Văn thông thường, họ có tâm từ bi, họ có thể giúp đỡ người khác, tự động tự phát đi độ chúng sanh, cũng chính là nói họ chịu vì xã hội vì chúng sanh phục vụ. Thế nhưng trần sa phiền não, kiến tư phiền não của họ chưa đoạn được sạch trơn, cho nên cũng không thể xem là rất thiện.

Loại thứ tư là thiện của Thông giáo Tam thừa Bồ Tát, cao hơn một tầng so với trước. Họ đã đoạn hết kiến tư phiền não, hay nói cách khác, ở tầng đoạn phiền não này mà nói, họ tương đồng với A La Hán cùng với Bích Chi Phật, trình độ này là như nhau. Họ có tâm từ bi so với người Nhị thừa, có thể chủ động đi giúp tất cả chúng sanh, vì tất cả chúng sanh phục vụ, ở trong Phật pháp gọi là độ chúng sanh. Ý nghĩa của chữ độ chính là phục vụ, chính là giúp đỡ.

Giúp đỡ chúng sanh, Phật pháp tổng quy kết lại có ba việc mà Bồ Tát phải nên làm.

Thứ nhất là giúp chúng sanh đoạn ác tu thiện, đây là đạo Bồ Tát. Nếu như giúp chúng sanh tu ác chướng thiện, thì đó chính là ma, không phải là Phật. Các vị phải cẩn thận mà suy xét, ma và Phật khác biệt chính ngay chỗ này. Phật giúp đỡ tất cả chúng sanh được tâm thanh tịnh, được tâm chân thành, được tâm từ bi, đây là Phật. Nếu như thêm lớn dục niệm tham sân si của chúng sanh thì đó là ma. Chúng ta phải có năng lực phân biệt ma và Phật. Đây là giúp đỡ chúng sanh, việc này là thứ nhất.

Việc thứ hai, trình độ cao hơn một bậc, là giúp cho họ phá mê khai ngộ, giúp họ giác ngộ, giúp họ tường tận chân tướng của vũ trụ nhân sanh.

Một sự việc sau cùng là giúp cho họ làm Phật, vậy mới viên mãn.

Vậy thì chúng ta nghĩ thử xem, chúng ta dùng phương cách gì để giúp họ thành Phật? Ngoài việc khuyên bảo họ niệm Phật vãng sanh thế giới Cực Lạc, không có phương pháp thứ hai nào. Cho nên, khuyên bảo chúng sanh niệm Phật vãng sanh phải có trí tuệ cao độ, phải có phương tiện khéo léo. Đương nhiên có thể tin tưởng, có thể lý giải, có thể tu học vẫn là người có duyên, không có duyên thì không thể độ.

Tôi nói những lời nói này cũng đã có gần 50 năm trước, các đồng tu Hong Kong tuổi tác lớn có lẽ còn ghi nhớ, lão Thái Thái của Tước sĩ Hà Đông niệm Phật vãng sanh. Người cả nhà tiên sinh Hà Thế Lễ là tín đồ Cơ Đốc kiền thành, thế nhưng Hà tiên sinh tiếp nhận qua giáo dục Nho gia Trung Quốc, tuy là mẫu thân tin Phật, người cả nhà họ tin Cơ Đốc giáo nhưng vẫn là có thể hòa thuận cùng ở với nhau, người nhà đối với mẫu thân vẫn có thể tận hết hiếu đạo, đó là nhờ nhận qua giáo dục truyền thống của Trung Quốc. Hiện tại không có nhận qua giáo dục này thì thật là khó nói. Lão Thái Thái niệm Phật vãng sanh biết trước giờ chết, nói với con trai của bà là hôm đó bà vãng sanh mời khách đến, bạn bè thân thích trong nhà đều được mời đến xem bà vãng sanh, đưa tiễn bà đi. Bà yêu cầu người nhà, yêu cầu con trai con dâu, người trong nhà chúng ta cả đời, trong gia đình tự do tín ngưỡng tôn giáo, mỗi người tín ngưỡng của mỗi người không có chướng ngại, hôm nay mẹ sắp vãng sanh, các con đều niệm một câu A Di Đà Phật đưa tiễn mẹ, cũng xem là tình mẹ con. Đây là hợp tình hợp lý, cho nên con trai con dâu của bà đều đồng ý.

Hôm đó khai một đại hội vãng sanh, nghe nói còn có ký giả phóng viên đến lấy tin. Lão Thái Thái ở ngay trong tiếng niệm Phật của đại chúng, ngồi tĩnh tọa mà ra đi. Cho nên, người cả nhà bà từ đó về sau đều niệm Phật không còn đến giáo đường nữa. Hiện tại nhà của bà quyên tặng để làm chùa, hiện tại gọi là Đông Liên Giác Uyển, chính nơi xưa là nhà ở của bà. Lão Thái Thái này cao minh, đến sau cùng biểu diễn để cho mọi người thấy, xem bạn có tin hay không tin? Bình thường nói với bạn cũng không ích gì, nói không thông, dùng phương pháp này để độ người cả nhà bà. Không chỉ độ người cả nhà, bởi vì tin tức này trên báo chương tạp chí đều có đăng lên nên đã độ được rất nhiều người. Bình thường lão Thái Thái này không giảng kinh, không nói pháp, đến sau cùng là hiện thân nói pháp, bạn có thấy qua không? Làm cho người cả nhà bà, con trai, con dâu chính mắt xem thấy lão Thái Thái ra đi bằng cách nào, rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Đây chính là phương tiện khéo léo.

Cho nên, nếu bạn muốn độ người cả nhà bạn thì phương pháp này tốt. Bạn muốn độ người cả nhà bạn thì bạn phải nỗ lực niệm Phật, công phu không thể thấp hơn như lão Thái Thái tước sĩ Hà Đông, chí ít cũng phải bằng với bà. Khi lâm chung không có bệnh khổ, biết được hôm nào thì ra đi, có thể ra thông báo mời thân bằng quyến thuộc của bạn mở đại hội vãng sanh, sau đó mới biết sự việc này là chân thật, không phải giả. Tôi chưa gặp mặt qua người nhà của Hà Đông, tuổi tác của họ lớn hơn nhiều so với tôi, sự việc này là do lão cư sĩ Lý Bỉnh  Nam, khi tôi ở Đài Trung học tập với thầy, thầy thường hay dùng thí dụ này để khích lệ các đồng tu chúng tôi, lấy bà làm chứng cứ, làm chứng chuyển. Đây là thật không hề giả. Bà có thể làm được tại vì sao chúng ta không thể làm được? Chúng ta phải đi tầm cầu nguyên nhân mà bà có thể làm đến được và nguyên nhân chúng ta không thể làm được, sau đó tiêu trừ ngay cái nguyên nhân mà chúng ta không làm được, còn nguyên nhân bà làm đến được mà chúng ta cũng có thể học đến được thì chúng ta thành công thôi. Loại vãng sanh này, phẩm vị quyết định không thấp. Thực tế mà nói, phương pháp lý luận đều ở trên bộ kinh này. Tại vì sao cái không tốt thì nỗ lực học tập?

Ngay trong một đời này liền có thể được đại viên mãn, đây là nói đến cái thiện của các Thông giáo Bồ Tát. Thế nhưng Thông giáo Bồ Tát vô minh phiền não chưa đoạn, vẫn là ở trong mười pháp giới, chưa siêu việt mười pháp giới, cho nên vẫn không thể xem là cứu cánh viên mãn.

Tốt rồi, thời gian hôm nay đã hết, chúng ta chỉ giảng đến đây thôi.

A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 94)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

Tin bài có liên quan

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Load More

Discussion about this post

Đức Phật Bậc Thầy Vĩ Đại

Đức Phật Bậc Thầy Vĩ Đại

ĐỨC PHẬT BẬC THẦY VĨ ĐẠIThích Trung Định Trong một hệ thống tôn giáo, nhân cách của người sáng lập là vô cùng quan trọng cả...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

 Các vị đồng học, xin chào mọi người!Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 98: “Phận ngoại doanh cầu. Lực...

Giáo Pháp Của Đức Phật Di Đà Trong Thế Giới Hiện Đại

Giáo Pháp Của Đức Phật Di Đà Trong Thế Giới Hiện Đại

GIÁO PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT DI ĐÀ TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠIAmida's Dharma In The Modern WorldTác giả: J. ParaskevopoulosChuyển...

Lý Tưởng Bồ Tát Trong Đời Sống Xã Hội

LÝ TƯỞNG BỒ TÁT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘIHuệ Thành Có thể nói rằng một trong những học thuyết nổi...

Phật Giáo Với Hòa Giải

Phật Giáo Với Hòa Giải

PHẬT GIÁO VỚI HÒA GIẢINguyễn Hoàng Đức Nhiều chuyên gia Âu Mỹ cho rằng: Phật tử cũng như người Ấn...

Lời Dạy Của Đức Drubwang Konchok Norbu Rinpoche Vế Việc Ăn Thịt

Lời Dạy Của Đức Drubwang Konchok Norbu Rinpoche Vế Việc Ăn Thịt

LỜI DẠY của ĐỨC Drubwang Konchok Norbu Rinpoche VỀ VIỆC ĂN THỊT Konchok Tenzin Drolma dịch sang Anh ngữ Shen Shian hiệu đính...

Tứ Diệu Đế Từ Góc Độ Phương Pháp Luận Khoa Học

TỨ DIỆU ĐẾTỪ GÓC ĐỘ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌCPGS. TS. Hà Vĩnh Tân Khi còn nhỏ, những câu chuyện...

Trung Đạo – Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài 3

Trung Đạo – Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài 3

Đức Đạt Lai Lạt Ma TRUNG ĐẠO Bài 3 Phân tích về Ngã và Vô ngã Bản dịch Việt: Đặng...

Nhập Bồ Tát Hạnh

Nhập Bồ Tát Hạnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Buddha’S Story

Buddha’s Story

BUDDHA'S STORY Written in Vietnamese by C.L., Translated into English by P. Faulkner and illustrated by Quang Đặng Lesson 1...

Sự Thật Về Tư Thế Ngồi Chồm Hổm Hay Ngồi Nhón Gót – Ukkuṭika – Trong Phật Giáo

Sự Thật Về Tư Thế Ngồi Chồm Hổm Hay Ngồi Nhón Gót – Ukkuṭika – Trong Phật Giáo

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lời Phật Dạy Sâu Sắc Về Việc Không Nên Ôm Ấp Những Lời Sỉ Nhục

Lời Phật dạy sâu sắc về việc không nên ôm ấp những lời sỉ nhục

Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì...

Matthieu Ricard & Con Đường Tu Tập Từ Bi

Matthieu Ricard & Con Đường Tu Tập Từ Bi

MATTHIEU RICARD & CON ĐƯỜNG TU TẬP TỪ BI Andrea Miller | Cao Huy Hóa dịch Matthieu Ricard - nhà...

Gặt Hái Những Âm Hưởng Của Tâm Kinh

Gặt Hái Những Âm Hưởng của Tâm Kinh

GẶT HÁI NHỮNG ÂM HƯỞNG CỦA TÂM KINH Thi San * Nói đến Tâm Kinh người ta nói nhiều đến...

Tại Sao Người Ta Thích Danh Xưng?

Tại sao người ta thích danh xưng?

Lời Ban Biên Tập: Dưới đây là một câu hỏi của một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, đang là...

Đức Phật Bậc Thầy Vĩ Đại

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

Giáo Pháp Của Đức Phật Di Đà Trong Thế Giới Hiện Đại

Lý Tưởng Bồ Tát Trong Đời Sống Xã Hội

Phật Giáo Với Hòa Giải

Lời Dạy Của Đức Drubwang Konchok Norbu Rinpoche Vế Việc Ăn Thịt

Tứ Diệu Đế Từ Góc Độ Phương Pháp Luận Khoa Học

Trung Đạo – Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài 3

Nhập Bồ Tát Hạnh

Buddha’s Story

Sự Thật Về Tư Thế Ngồi Chồm Hổm Hay Ngồi Nhón Gót – Ukkuṭika – Trong Phật Giáo

Lời Phật dạy sâu sắc về việc không nên ôm ấp những lời sỉ nhục

Matthieu Ricard & Con Đường Tu Tập Từ Bi

Gặt Hái Những Âm Hưởng của Tâm Kinh

Tại sao người ta thích danh xưng?

Tin mới nhận

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Gặp Tác Giả Bức Ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu – Uy Linh – Uyên Viễn

Lời Phật dạy về người bạn tốt

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Phật dạy cách hóa giải đau buồn

Vị Pháp Thiêu Thân

Đức Phật lập ra đạo để dạy loài người hiểu biết những gì?

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

Người được Phật dự báo trước cái chết

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Chùa Bảo Đức Già Lam

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người, hướng con về nẻo thiện lành

3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

Suy nghiệm lời Phật: Bảy pháp cung kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng

Bản chất đạo Phật bi quan hay lạc quan?

Đức Phật có để tóc hay không, tướng nhục kế là gì?

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Người thầy thuốc của Đức Phật

Tin mới nhận

Luận lý học Phật Giáo trong kinh Kim Cang

Nghe Pháp để tưới tẩm hạt giống trí tuệ, hạt giống từ bi bên trong con người mình

Rơi Tro Trên Thân Phật

Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21

Nghịch Duyên: Phương Tiện Để Hướng Đến Mục Đích

Kamma – Nghiệp Vào Lúc Tử Và Tái Tục

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma Khóc

Quan Điểm Của Đạo Phật Đối Với Người Nghiện Ma Túy – Peter Morrell – Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Từ giải Nobel 2016 đến lời Phật dạy

Lý Tưởng Giải Thoát Trong Nhà Phật

Tu hành để được giải thoát không khó

Từ cành mai trên đỉnh Thiên Sơn đến cành mai cuộc đời

Kinh Thơ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

Tỉnh thức sống hiện tiền (II)

Hơi thở ý thức

Học Thuyết Về Nghiệp Của Thế Thân

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuna)

Giảng Nhập Trung Luận (Tuệ Sỹ, 2017)

Nửa Hồn Xuân (Truyện Ngắn) – Thích Nữ Tịnh Quang

Tin mới nhận

Ý Nghĩa Đề Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Kinh Duy Ma

Kinh Bách Dụ: Móc mắt của vị tiên chứng ngũ thông

Kinh “Tất Cả Đều Bốc Cháy” (Adittapariyaya-sutta)

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Kinh Kim Cang Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Kinh Bách Dụ: Ca nhi đánh nhạc

Kinh Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa

Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (sách)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 40)

Đốt tay làm đuốc, sau được thành Phật

Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký

NGÔI CHÙA VIỆT

Đọc và học Kinh Phật

Tin mới nhận

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

HT TỊNH KHÔNG: ” TÔI KHÔNG CÓ MỘT NGƯỜI ĐỆ TỬ XUẤT GIA NÀO…”

Đọc sách ngàn lần – Tập 3

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 13)

Niệm Phật Sám Pháp

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 68)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 97)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 299)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 1

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 76)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 54)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 15)

Chương 1 bài 3 Luận về việc lớn tử sinh (08/05/2022)

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

Y giáo phụng hành mới có thể chứng quả

Bài Văn Khuyên Phát Tâm Bồ Đề

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 362)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese