CON ĐƯỜNG TỊNH ĐỘ
(Nhật ký vãng sanh)
Chấp tay nhất niệm Di Đà
Trái tim Tịnh Độ nở hoa Đại Từ
Nhã Lan Thư
Thành kính dâng lên lời cầu nguyện “Nam Mô A Di Đà Phật”, xin hồi hướng công đức
tụng kinh niệm Phật đến những Bồ Tát đã vãng sanh và tất cả chúng sinh trong mười
phương thế giới.
Mộttrong những duyên
khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độlà lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi, sau nghi thức tụng
kinh và cúng cơm cho bác, mọi người đều đứng dậy
tản mác ra sân để sau đó vào
dùng cơm trưa. Tôi thơ thẩn đi tới góc phòng
nơi có bàn kinh sách để cho phật tử thỉnh kinh, tôi chợt thấy ở một góc bàn có cuốn
sách nhỏ tựa đề “Lắng nghe tiếng hát sông
Hằng” của Pháp sư
Đạo Chứng được dịch thuật bởi Thích Minh Quang. Tò mò
cầm lên xem tôi thật sự cãm động bởi tấm lòng từ bi chân thành của một vị bác sĩ chuyên trị ung thư, cô đã chứng
kiến nổi đau khổ của nhân sinh trong cuộc hành trình vô thường của kiếp người. Sự cảm thông sâu sắc của một vị chuyên khoa đứng
trước ngưỡng cửa sinh tử cũng phải cúi đầu với căn bệnh
của thế kỷ mà con người chẳng may gánh
chịu. Khi mà những
kiến thức và kinh nghiệm y khoa không thể nào xoa dịu được cơn đau đớn của thân xác
và nổi niềm tuyệt vọng của bệnh nhân, cũng trong khi đó có một số hoàn
cảnh mà thân nhân và gia đình người bệnh qúa mỏi mệt chán nản và sẳn sàng buông bỏ chấp nhận cầu
mong giờ phút ra đi của người bệnh. Pháp sư với tấm lòng của một bồ tát đã tha thiết hướng
tâm mình đến Đức A Di Đà Phật
xin ngài từ bi tiếp dẩn họ về quê
hương ngài, nơi cỏi tịnh độ đầy an lạc và nơi đó con người không còn thọ khổ, nơi đó con người không còn dính mắc với những nghiệp báo trói buộc con người trong thân xác vô
thường tạm bợ nay còn mai mất. Nơi vùng đất an dưỡng
đó con người không còn phải trôi
lăn trong mạng lưới chằn chịt của luân hồi nghiệp lực khó
có ngày ra khỏi. Con người đã nhờ tha lực của Đức Phật A Di Đà và mười phương chư
phật để có thể vãng sanh vào những
đóa sen ngát hương lành mà Phật Pháp
là suối nguồn hạnh phúc.
Cuốn sách nhỏ của
pháp sư Đạo Chứng làm tôi xúc động mảnh liệt vì đó không phải là những câu chuyện hư cấu,
mà mỗi câu chuyện là một bài học nhân sinh thật chứng từ cuộc đời mà
những con người đã sống với thân bệnh và kinh nghiệm đầy
đau đớn được viết ra để cho chúng ta hôm nay những người
còn đang khoẻ mạnh, còn nhìn thấy trời xanh mây trắng, còn ngửi được hương thơm của hoa hồng, còn
ăn những thức ăn ngon, phải bắt đầu giật mình tỉnh thức. Đó là
hồi chuông vang lừng kêu gọi chúng
ta hẫy quay về với chính mình,
hẫy sống thật trong từng giây phút, hẫy chấp nhận cuộc đời
bằng con mắt biết ơn vì chúng
ta vẫn còn đang sống trong vòng
tay thân ái của gia đình và quyến thuộc.
Xin mỗi ngày thức
dậy bằng nụ cười, tập buông bỏ những gì bất như ý vì mai nầy khi chúng ta ra đi sẻ không
mang theo được gì ngoại trừ một tâm thức như như hằng sống
và những nghiệp lực của chính
chúng ta.
Tôi nhớ tới một bài
thơ của thầy Thích Tâm Thiện:
Người
từ vô tận tái sinh
Đi qua trần thế mang tình nhân gian
Rồi từ cuộc mộng vừa tan
Quê hương một độ bàng hoàng ra đi
Ngày về bạc tóc hài nhi
Nắng chiều nhẹ đỗ thầm thì trên vai
Giã từ giấc mộng thiên thai
Vô biên ngày ấy Như Lai gọi về.
Bài thơ của thầy muốn
nói gì? Phải chăng chúng ta
những con người ở cỏi ta bà nầy dù
tóc có bạc vẩn luôn ẩn hiện hình ảnh của một hài nhi hiện diện chuẩn
bị cho một cuộc tái sinh vô tận, để rồi lại tiếp nối cuộc
sống trên những vùng đất nước
khác, và sẽ có
mộtngày cũng phải từ giã cỏi đời dù là một giấc mộng thiên thai. Ngày đó chúng ta lại quay về đâu?
Câu hỏi đó cứ lập đi
lập lại cho đến một ngày tôi tiếp cận với Tịnh Độ mà hộ niệm cho người sắp mất là một pháp môn thù thắng mà
bản thân tôi vô cùng trân trọng cho phước duyên được đứng trước giờ sanh ly tử biệt của các
vị đạo hửu và gia đình. Từ giờ phút nầy tôi
xin được gọi các vị ấy là Bồ Tát, đây lại là một nhân duyên khác trong trùng trùng duyên khởi mà
tôi đã nhận và học từ hai vị ni sư là
ni sư Như Như và ni sư Từ Bình.
Trước hết tôi xin hai vị ni sư thứ lổi cho
tôi khi viết về người, vì do các
ni sư không muốn được nhắc tới. Do một cơ
duyên tôi được biết ni sư Như Như qua điện thoại và được biết ni sư hiện tu theo Tịnh Độ. Lúc bấy giờ tôi hoàn toàn không một mẩy mây kiến thức gì về
các pháp môn trong Phật giáo. Là một phật tử Việt
Nam với truyền thống gia đình thờ Phật, trọng tăng, cúng bái tổ tiên
và chăm sóc bố mẹ là bổn phận con cái. Tôi cũng ít khi đi chùa, lập bàn thờ tại gia, và từ nhỏ theo mẹ tụng Linh Cãm Chân Ngôn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Khi bé khoảng sáu hay bẩy tuổi, trong nhà có cuốn kinh tụng sám bìa nâu và trang giấy củ kỷ vàng sậm vì khói
hương làm tôi đặc biệt yêu thích và thích
nhất là bài sám
Di Đà:
Muốn đi có một đàng nầy
Nhứt tâm niệm Phật khó
gì thoát ra
Vậy khuyên phải niệm
Di Đà
Hồng danh sáu chữ thật
là rất cao
……..
Tôi học thuộc lòng
bài sám khá
dài ấy và những khi thích chí thường lấy ra ca hát om xòm, có
một lần chợt nhiên tôi tự hỏi “ tại sao muốn
đi có một đàng nầy? Và tại sao niệm Phật
lại khó thoát ra?”
Tôi
cứ mang nỗi niềm thắc mắc ấy mà không biết hỏi ai, cho
tới hơn bốn mươi năm sau, khi được hầu chuyện cùng ni sư
Như Như qua điện thoại, ni sư rất từ bi luôn luôn khuyên
nhủ chúng tôi hẩy dốc một lòng niệm Vạn Đức Hồng Danh của A Di Đà Phật và vượt thoát
ra khỏi biển sanh tử luân hồi. Lúc ấy tôi nhớ lại bài sám ngày xưa và
như đốm lửa nhỏ bừng sáng lớn dần và
rực rở trong tâm thức tôi. Ni sư là vị thầy gởi cho tôi rất nhiều kinh sách
Tịnh Độ, qua đó tôi học được rất nhiều, và nhờ thế tôi tìm thấy hình ảnh một vị tổ sư mà tôi đã mong tìm.
Một thời gian sau đạo hửu Lisa gọi cho biết
có một ni sư tới từ Đài Loan và hiện bà đang giảng pháp tại nhà sư tỷ Alice, bà đã từng tu Thiền hơn hai mươi năm, nhưng sau nầy bà tu theo Tịnh Độ và bà chuyên hộ
niệm giúp người vãng sanh. Đây là một đề tài rất khó nói vì ai
nghe tới đều không thích biết, thường thì trong cuộc sống ai cũng muốn vui, ít
ai muốn buồn, hơn nữa lại là một đề tài
rất buồn cho những người chưa hiểu gì về Tịnh Độ, nói thẳng ra là nói
về sự chết, và bà đang cần một
người thông dịch cho các phật tử Việt Nam có cơ hội được nghe được hiểu, vì vậy đạo
hửu Ngọc đảm nhiệm phần Việt dịch. Ban đầu
tôi cũng ngại đi nghe, nhưng sau khi đạo hửu Ngọc thuật lại kinh nghiệm
sâu sắc sống thực của ni sư, tôi quyết định dành buổi
chiều thứ sáu đến tham dự, đó là lần giảng thứ hai của ni sư cho các
nhóm phật tử khác nhau. Khi tôi
tới niệm Phật đường của các đạo hửu người Đài Loan thì thấy mọi người đã nghiêm chỉnh xếp hàng để chào đón vị Pháp
sư. Niệm Phật đường nằm trong một khu vực toàn là văn phòng của các
bác sĩ, luật sư ngoại quốc, nếu đứng ngoài nhìn vào
không ai có thể ngờ có một niệm
Phật đường u nhã tại đây.
Ni sư đã dùng phim
“Ghost” (Linh Hồn) như là phần dẩn nhập bắt đầu của bài giảng và từ điểm đó Ni sư cho thấy con người dù ở bất cứ
một tôn giáo nào một sắc dân nào khi chết đều đứng trước cảnh giới của một linh hồn đang bơ
vơ bối rối vì vừa thoát ra khỏi
thân xác. Nếu con người lúc còn sống đã sớm thức tỉnh để tu học, để biết rằng sự sống rất
là quý báu, thân người rất hiếm
được và dùng thì giờ để học hỏi quán chiếu giai đoạn
cuối cùng mà kiếp nhân sinh phải
đối diện thì lúc đó con người không còn sợ sệt đau khổ để
vui vẻ tiến tới vùng ánh sáng Chân Thiện Mỹ, Đạo Phật Tịnh Độ đã hướng dẩn con người sống
tích cực tại hiện đời trong việc hoà đồng
hướng thiện buông bỏ tham ái sân hận cho kiếp sống hiện
tại và sẳn sàng an nhiên tự tại lúc ra đi. Trong khi đó vẩn rất từ ái không quên dẩn dắt hộ niệm những
chúng sanh còn non nớt trên hành trình
cuối đời. Người theo đạo Phật cũng nên biết thêm khi Đức Thích Ca Mâu Ni còn tại thế đã tuyên xưng thế giới cực lạc của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà Phật là thù
thắng hơn hết cho chúng sanh ở cỏi Ta Bà. Cũng nhờ thế Hoàng Hậu Vi Đề Hi
trong bối cảnh của một thảm kịck gia đình có người con nghịch tử đã xin Phật chỉ dậy và
an tâm ra đi để cuối cùng đắc qủa và
Tịnh Độ là một con đường nhanh nhất có
thể giúp con người chuyển phàm
thành Thánh.
Những bài học sau
của Ni Sư trong tuần lể bà còn ở
lại tiểu bang của chúng tôi là
những bài học quý giá vô cùng, bà dùng
những đoạn phim của những lần hộ niệm do chính bà đảm nhiệm để dậy cho chúng tôi phải
thành kính cám
ơn những Bồ Tát vãng sanh, đã cho phép
đem hình ảnh và giờ phút lâm chung của họ ra làm bài học sâu sắc cho chúng tôi. Mỗi lần
nhắc đến họ Ni Sư luôn luôn thành kính
đảnh lể. Có những Bồ Tát mang
trên ngưởi những căn bệnh khổ không thế nào tà xiết được. Như một vị Bồ Tát với căn bệnh ung thư để lại những lổ hổng sâu ăn đến độ có thể nhìn thấy trong người, những lổ
hổng nầy luôn luôn nhóp nhép như
miệng người không ngừng nghỉ. Trong những giờ phút đau
khổ. Bồ Tát ấy do một Phúc duyên được nghe đến Ni Sư và mời bà đến hộ niệm để rồi ra đi trong bình
tỉnh đó là những hình ảnh cảm động đã khiến đại chúng rơi
lệ.
Ni Sư đã dậy chúng
tôi đức kham nhẩn vì người bệnh Ni Sư đã cúi mình thấp nhất để qua được những sự
chống đối từ gia đình, từ những người con khác tôn giáo tín
ngưỡng đã hết sức gây khó khăn, ngay cả vận động những đứa
trẻ nhỏ ngây thơ trong việc chống báng bà. Nhưng vì lòng
từ bi thương xót người bệnh yếu ớt đang trông chờ được
tiếp dẩn về quê hương an lạc mà
họ hằng mong ước, bà đã cúi đầu
cúi đầu và dùng
tấm lòng trong sáng bất vụ lợi
cùng tình thương như đại hải để
rồi cuối cùng họ phải cảm phục và đều
đồng ý để bà hộ niệm theo lời yêu
cầu của cha mẹ (đến đây tôi xin nhắc tới vì lòng tự tôn, tự ái mà
có những người con hay thân nhân đã gây đau khổ vô cùng với người bệnh mà không biết rằng
họ đã gieo ác nghiệp tại hiện đời).
Cẩn trọng trong từng hành
động một cách trân trọng, ni sư dậy chúng
tôi phài rất hết sức nhẹ nhàng,
phài luôn luôn trong chánh niệm
để hiểu rằng trong khoảng hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau khi mất người vảng
sanh rất cần sự thanh tịnh, dù một tiếng động nhỏ, một
lời nói chuyện lao xao, bước chân khẻ chạm vào thành giường, tiếng nước mở ở buồng
bên cạnh v..v.. cũng làm người
ra đi đau đớn vô cùng. Thế nên phải vô cùng chú ý để tránh tạo ra bất cứ khuấy động
không cần thiết nào, ngoại trừ tiếng tụng kinh hộ niệm
và lời khai thị giúp cho người
vãng sanh sáng suốt, buông bỏ bi ai luyến ái mà cùng hòa với tấm lòng chân thành cùa những liên
hửu hộ niệm để nhất tâm hướng về vô lượng quang minh cùa
Đức Phật A Di Đà.
MỘT
ĐẠO HỪU MAY MẮM
Có một đạo hửu đã
hơn chin mươi tuổi trong những ngày đầu ni sư đến giảng
dậy, cụ cố gắng nhờ con dẩn tới, cụ mang theo một bình dưỡng khí, xe đẩy, đi trong hơi thở khó khăn,
nhưng cụ rất hoan hỷ được đến tu học. Chỉ
vài ngày sau người con gái gọi tới yêu cầu xin ni sư đến hộ
niệm vì cụ sắp ra đi. Do nhân duyên ấy ni sư phải hủy bỏ bài giảng hôm đó để đi với một số phật
tử đã xin phép ni sư cho họ cùng
đi hộ niệm. Vì là lần đầu đi hộ niệm nhóm Phật tử có nhiều lúng túng
nhưng với tấm lòng chân thành mọi
người nhất tâm hộ niệm và cụ ra đi trong cát tường viên mãn. Lần hộ niệm ấy làm ni
sư rất cãm động thấy chân tình tha thiết vì người của các phật tử Việt Nam Ni Sư
đã dành trọn hai tối giảng thêm
về đề tài vãng sanh cho một số phật tử muốn tu học về
vãng sanh Tịnh Độ, và tôi cũng có
cơ duyên tham học. Mặc dầu cả ngày đã giảng pháp,
Ni Sư vẩn từ hòa giảng dậy qúa
nửa đêm vì thì
giờ của bà ở đây không còn nhiều.
Tuần tới Ni Sư phải chuẩn bị lên đường đi Texas, nguyên nhân toàn chuyến đi nầy của
ni sư bắt nguồn từ việc lo liệu của một phật tử người Đài
Loan. Do vì mấy
năm trước mẹ của ông ta đau nặng làm ông ấy phải thu xếp
công việc về xứ chăm sóc cho mẹ. Nhờ có người giới thiệu
ông tìm lên am nhỏ của Ni Sư trên núi và tha
thiết mời người xuống để giúp hộ niệm cho mẹ để bà có thể ra đi trong an lành. Nhận thấy tấm lòng chí hiếu của ông, Ni Sư và người đệ tử
duy nhất đã phải tới nhà của ông cùng
giúp hộ niệm cho mẹ ông trong hai tháng
sau đó bà cụ đã vãng sanh trong
thoại tướng. Ông xin cúng
dường một số tịnh tài nhưng ni sư cương quyết từ chối,
bà cho biết cuộc sinh hoạt đơn giản hằng ngày của bà đã đầy đù
và bà không nhận thêm bất cứ sự cúng dường nào từ việc hộ niệm.
Sau khi về lại Mỹ, ông cứ khắc khoải yêu cầu Ni Sư chấp nhận lời mời để ông có
cơ hội đón Ni Sư hoằng pháp giúp cho người hửu duyên được học hỏi pháp môn vãng sanh của
Tịnh Độ. Sau mấy năm cãm tấm lòng tha thiết của ông, Ni Sư phải nhín
thời giờ trong lịch trình dầy đặc người nhờ hộ niệm mà qua Mỹ và trên
đường hoằng pháp Ni Sư đã dừng lại tiểu bang nầy và cùng chúng
tôi kết một phúc duyên vô cùng hy hửu.
Một trong những bài
giảng mà chúng tôi phải phát nguyện tuân theo là “Đạo Đức của
người hộ niệm”, Ni Sư chí thành
khuyên bảo:
“Chúng ta khi đi làm Phật sự hộ niệm phải luôn luôn ghi khắc trong lòng rằng chúng ta là những người được ban nhận
phúc duyên để đưa người ra đi,
chứ chúng ta không phải là những
người làm ơn cho các Bồ Tát ấy và gia đình
của họ. Chúng ta
phải một lòng chân thành hướng
tâm thanh tịnh bình đằng nguyện cầu Đức Phật A Di Đà, chư Phật mười phương và thánh chúng tới tiếp dẩn qúy Bồ Tát ấy về thế giới Tây Phương Cực
Lạc. Chúng ta phải
nhớ không được nhận bất cứ một khoảng tiền nào, cho dù là thức ăn, nước uống, và ngay cả lời cám ơn từ gia đình của các Bồ Tát
vãng sanh. Nếu được như vậy tức là qúy đạo hửu đã đi trên con đường Tịnh Độ và qúy vị đang trả ơn Đức Phật người đã thị hiện trên thế gian nầy để đem đến cho chúng
ta một pháp môn vi diệu hầu chúng
ta được liểu sanh thoát tử.”
Tuy thời gian được gặp người không nhiều,
nhưng ngưởi đã để lại một hình ảnh thanh cao từ tốn và an bình. Người đã trên sáu mươi, nhưng trông rất trẻ, da dẻ mịn màng
sáng ánh trông như người dưới bốn
mươi, giọng nói rất êm ái từ tốn và nụ cười phảng phất nét từ bi vô tận. Từ Ni
sư tôi cãm nhận được một nguồn sống an lạc của một trạng thái
hỷ xả viên mãn. Bà luôn nhắc nhở chúng
tôi dùng lời từ ái, nói nhỏ nhẹ, hình như bà cũng đọc được trong số phật tử đến nghe bà giảng có những vấn đề trong cuộc sống gia đình
gây nhiều đau khổ. Bà
tránh nói thẳng chỉ hướng về mọi
người và nhắc nhở trong gia đình
nên tránh nói
to, nên dùng ái
ngữ và tâm từ với nhau. Chỉ vậy thôi mà bà đã đem
đến sự chuyển hóa cho một số người
TRƯỚC KHI GẶP NI SƯ TỚI GIẢNG DẬY:
Trong số những người quen biết, chúng tôi có quen một vị khoa bảng thời
trước của miền Nam ông lớn tuổi hơn chúng tôi rất nhiều
nhưng ông coi chúng tôi như những người em nhỏ vì thế ông trở thành người anh đáng kính. Có đôi khi ông ghé nhà chơi và
trong câu chuyện ông thường chỉ nhắc nhở tới mẹ và gia đình mình khi xưa ờ Việt Nam, ông cãm
thấy xa lạ với con cái và cô đơn
với xả hội mình đang sống. Ngày ông về hưu, ông
nói ông sẻ trồng hoa xung quanh nhà để
thấy hoa nở mỗi tuần khác nhau. Mùa xuân năm đó ông tới chơi nhìn hoa đào nở đỏ rực quanh vườn chúng tôi, ông
rất hoan hỷ nhận mấy cành đào đem
về cắm chơi. Chỉ tháng
sau chúng tôi nhận được điện thoại báo
ông vừa từ nhà thương về và cho
biết là ung thư thời kỳ cuối, mặc dù
trước đó ông rất cẩn thận năm nào
cũng đi khám toàn khoa và lúc nào cũng
là bảng báo kết qủa hoàn hảo. Bệnh tình của ông phát triển nhanh đến chóng mặt, ông gọi chúng tôi nói chuyện mỗi ngày, trong câu chuyện đôi
khi ông rất thất vọng và luôn hỏi tại sao một người đã
cẩn thận như ông và những người bạn bác
sỷ đang còn làm việc tại bệnh
viện lại không thể khám phá ra,
để
cho đến nổi ngày hôm nay khi ông tỉnh dậy mỗi sáng đều không thể tưởng tượng rằng mình
mắc chứng bệnh quái ác đó và đang cận kề cửa tử. Không biết an ủi ông cách
nào, tôi đứng trước tủ sách của
mình để tìm một cuốn sách hay đem tới cho ông đọc,
tôi chợt nhìn thấy cuốn “Niệm Phật chuyển hóa tế bào
ung thư” của pháp sư Đạo Chứng. Ngay ngày hôm ấy chúng tôi đem lại cho ông. Mấy hôm sau ông gọi lại và yêu
cầu tôi đọc hồng danh của đức A DI Đà Phật vào băng cho ông, vì ông muốn nghe tiếng
đọc chậm rải không âm nhạc để ông có thể nhiếp tâm
theo. Dỉ nhiên là tối hôm đó tôi lên
đèn thấp hương và niệm 108 hồng
danh của A Di Đà Phật, khi tôi đem tới vợ ông tròn xoe mắt ngạc nhiên hỏi:
Anh ấy yêu cầu thật
à?
Và bà cho biết là ông không bao giờ tin tưởng
vào tôn giáo, ông thường hay nói, sau nầy nếu ông có ra đi thì cấm không được mời tăng đến tụng, chỉ mở âm nhạc không cầu
siêu cúng kiến gì cả. Nhưng từ sau khi
ông đọc xong cuốn sách của pháp
sư Đạo Chứng thì ông thay đổi mổi lần chúng tôi đến thăm ông vẩn hay tụng hồng danh Đức A Di Đà.
Ngày cuối ông ra đi
trong tiếng tụng niệm của gia đình và
những người bạn thân bao gồm những người bạn khác tôn
giáo, mọi người đều vô cùng từ
bi đã vì ông mà tụng hồng danh Đức
Phật A Di Đà. Trong ngày làm lể tang
cho ông bà đã mời tăng đến tụng kinh cầu siêu và đầy đủ nghi thức Phật giáo trang
nghiêm thành kính.
Sau
lần đó hình như tôi đã thấy được
câu trả lời cho những suy tư trước kia của tôi, nhưng tôi thật sự thấu hiểu nhiều
là nhờ những bài giảng của ni sư
Từ Bình, từ đó tôi nhận biết lòng từ ái vô biên
và niềm cảm thông sâu sắc mà người
hộ niệm có thể đem tới cho gia đình, cũng như lời
khai thị đã bắc nhịp cầu giao cãm giữa người hộ niệm và
vị Bồ Tát đang vãng sanh. Nhờ thế lời nhắc nhở và
khuyến tấn giúp người vãng sanh vững tin trong giai đoạn
của thân trung ấm.
Ban
hộ niệm nếu có thể nên ở cạnh vị
Bồ Tát vãng sanh từ tám tiếng trở
lên đến 24 tiếng là một phúc duyên lớn, sự hộ trì ấy là làn sóng từ bi đã bao bọc cũng như lời khai thị sẻ nhắc nhở rằng từ
giờ phút nầy hẫy buông bỏ hẩy tháo
gở những gì gút mắc, những gì giận hờn ghét bỏ. Hẩy để lại gánh nặng
của kiếp người nhiều oan trái. Hẩy trút bỏ tấm thân
củ kỷ bệnh tật tàn phế đó, cũng
như tiền tài vật chất phù du mà nhẹ nhàng nhập vào
luồng điển quang của Đức Phật A Di ĐÀ.
Một điều quan trọng trong việc khai thị rất
đặc biệt vô cùng đáng kính đáng tin là lời khai thị xin oan gia
trái chủ của nhiều đời trước cũng như hiện tiền hẩy cùng với vị Bồ Tát đang hấp hối hay vừa
ra đi kia cùng kết thiện duyên
cùng buông bỏ mà tha thứ cho
nhau. Tôi xúc động vô cùng vì trong đạo Phật đặc biệt Tịnh Độ
ngay trong giờ phút cận tử nầy đã không quên vì người mà
chân thành tha thiết cầu xin cho những hận thù được hóa giải. Thật sự mà nói ai đã không từng gieo thù kết óan, nếu chỉ nói trong kiếp nầy, ai đã
không vì tham, sân, si, ngã, mạn, tà,
kiến, chấp, thủ v.v.và v.v. đã từng cố tình hay vô tình tạo nên những đau khổ cho người và ngay
cho những sinh vật sống chung quanh ta. Có những oán thù không thể giải hay khó có thể giải vẩn luôn luôn hiện diện trong tâm thức người gieo
trồng hay người bị gieo trồng. Có thể vì sợ hải, vì
tự ái, vì mặc cãm mà người tạo ra óan duyên chưa từng thổ lộ, và vì phước mỏng họ cũng chưa từng biết đến pháp
môn sám hối. Sự
che dấu đó sẻ đeo đuổi họ hết đời và
nếu không giải tỏa có lẻ sẻ đeo theo họ hết kiếp nầy đến
kiếp khác.
Nói đến đây tôi lại
nhớ tới một câu chuyện mà một bác
sỷ tâm lý và cũng
là một chuyên gia nghiên cứu về tiền kiếp và linh hồn đã giúp cho một bệnh
nhân của ông ấy như sau:
Có một bệnh nhân bị
bệnh trầm cãm ngay từ nhỏ và đến khi khôn lớn trưởng thành làm việc thành
công và có gia đình như mọi người. Nhưng
rất nhiều lần trong đời bà ấy đã cố gắng quyên sinh, nhưng không bao giờ thành công. Đến năm bà ta hơn năm
mươi tuổi bà thật sự đau khổ vô cùng
tận và không hiểu nguyên do gì gây ra nổi đau khổ đó, bà chỉ mong mình chết được để thoát khỏi những cơn sợ hải dằn vật và bóng đen của một tiềm thức kỳ bí. Một
người bạn nói đến danh tiếng của vị bác
sỷ tâm lý, chuyên gia nghiên cứu
tiềm thức và dùng thôi miên để soi ra căn nguyên gây bệnh. Bà được giới thiệu tới
gặp vị bác sỷ nầy, khi nhà tâm
lý đưa bà vào sâu trong giấc ngủ
và để rồi đánh thức tiềm thức của
bà ta dậy, thì ngay ông cũng phải
giật mình khi biết có một linh
hồn khác đang trú ngụ trong đó. Linh hồn đó cho biết ông ta là một kỷ sư người Pháp rất nổi tiếng
trong thế kỷ mười lăm, ông đã nhận thi công một cây cầu cho thành
phố, nhưng khi cây cầu chưa xây xong thì bị xập đổ kéo theo nhiều người chết, vì thế ông
bị kết án tử hình, bị người dân
ném đá, nguyền rủa phỉ nhổ, và xác
bị treo ngoài thành trong nhiều
ngày. Sự thất bại
của ông làm gia đình ông mất
danh dự, bố mẹ anh em dòng họ đều bị vạ lây, thế nên người thân giận dử và nguyền rủa ông. Nhưng điều đáng nói ở đây, ông không phãi là người tính sai trong công việc, nhưng vì sự
tham nhũng trong công đoạn xây cất, cắt giảm vật liệu và
những xử lý vi phạm của những người có quyền trên ông đã tạo nên thảm trạng trên. Những người nầy cấu
kết và lập thành một hội đồng xử
án gồm mười người và để tránh tội họ đã dồn tất cả tội lên người
vị kỷ sư đáng
thương nọ. Anh đã chết trong hận thù tức tưởi, và trước khi nhắm mắt lìa đời anh nguyền sẻ theo đuổi những kẻ hại anh để cho họ sẻ
bị đau khổ đến sống không được và chết cũng không
xong. Trong những lần thôi miên sau anh cho biết anh đã trải qua chín
kiếp theo đuổi từng người một trong tập đoàn xử án khi xưa, anh đã trả thù họ tàn khốc cho dù họ đã đầu thai qua những
quốc gia khác và thành những dân
tộc khác. Anh
cho biết vị nữ thân chủ nầy là ông thẩm phán cuối cùng còn
xót lại trong hội đồng của thế kỷ xưa, là một trong những người biết rỏ anh vô tội nhưng vẩn lạnh lùng tuyên án
anh vì thế anh không thể nào
tha thứ. Anh cho biết anh chính là người gây ra nổi bất an đau khổ
cho nữ bệnh nhân ấy, đã làm cho bà
ta không sống được mà cũng không chết được để trả thù mối hận tiền kiếp nọ. Sau khi nghe hết câu chuyện vị bác sỷ trầm ngâm
hồi lâu và ông chân thành hỏi rằng:
Nếu anh đã trải qua nhiều thế kỷ
lang thang qua nhiều tiền kiếp để đeo đuổi mối thù đó, vậy anh có mệt không? Anh có từng bao giờ
chán nản không?
Linh hồn người kỷ sư trả lời:
Đúng vậy nhưng vì trong nhiều kiếp tôi đã theo đuổi duy nhất một mục đích đó, vậy bây giờ tôi buông bỏ hết
tôi biết làm gì nữa và tôi sẻ ra sao? Tôi rất
cô đơn và sợ hải.
Vị bác sỷ hỏi tiếp:
Nếu vậy như anh nói
khi anh chết hầu như mọi người vây quanh anh đều đã khinh ghét,
hận thù, chê trách anh, ngay cả thân nhân, vậy anh thử nghĩ có ai là người thương yêu anh còn xót
lại không?
Linh hồn vị kỷ sư nói:
Còn có một người đó là
mẹ tôi, bà đã khóc rất nhiều, bà che dấu gia đình và
hằng cầu nguyện cho linh hồn tôi không bị đọa địa ngục, bà
là người thật sự thương yêu tôi.
Vị bác sỷ hỏi tiếp:
Thế hiện giờ anh có
biết bà ấy còn trong thế giới
linh hồn hay không?
Anh ta trả lời:
Vẩn còn và bà vẩn thường theo dỏi tôi, nhưng vì tôi bận theo đuổi mục tiêu trả thù nên tôi chưa bao giờ thực sự gặp mẹ
tôi trong cỏi linh hồn.
Vị bác sỷ tiếp tục
hỏi:
Nếu vậy anh có
muốn tôi và anh chúng ta cùng cầu nguyện để bà tới đây đưa anh đi đến chốn bình an
khác không, ở đó anh có thể hưởng nguồn hạnh phúc yên lành mà
anh đã không có từ lâu.
Vị kỷ sư chấp thuận. Và sau khi nhà bác sỷ bàn
với thân chủ, người nử bệnh nhân đồng ý cùng làm một lể cầu hồn do chính bà ấy cầu xin sự thứ lổi thì vị kỷ sư
xuất hồn ra khỏi người nử bệnh nhân, nói cho biết anh đã thấy
mẹ anh đến trong một vùng ánh sáng tươi đẹp, mẹ anh đã ôm lấy anh như khi anh còn bé. Anh cảm thấy vô cùng hạnh phúc và hận thù đã
theo anh nhiều thế kỷ giờ đây đã tiêu tan hết. Khi đó người nữ bệnh
nhân đã trở lại cuộc sống bình thường và bà cho biết chưa bao giờ bà cảm thấy an lạc và sung sướng như bây
giờ.
Câu chuyện trên được
viết thành sách nhân một lần tôi
kiếm thấy trên kệ của thư viện một trường đại học ở mục
tâm lý chuyên nghành y
khoa. Tôi đã từng ngạc nhiên sau khi đọc xong cuốn sách vì bất ngờ ở một xả hội văn minh duy lý lại có
những sự kiện như trên.
Sau nầy tôi được biết trong Tịnh Độ có phần khai thị cho oan gia trái chủ
tôi thật sự rúng động đến tâm can, không ngờ đạo Phật đã
đi một bước đi vĩ đại từ ngàn năm xưa mà ngày nay khoa tâm lý hiện đại của
thế kỷ 20 mới bắt đầu tìm hiểu. Đạo Phật đã đưa ra một đáp
án tuyệt vời từ bi để giải trừ những oan khiên mà trong thế giới của linh hồn kẻ
mất rồi vẩn mãi mãi trầm luân trong biển khổ.
Viết đến đây tôi dưng dưng tràn đầy niềm xúc cảm dâng trào chấp tay trong cỏi lòng thành kính vô biên
nguyện cầu hồng danh Đức Phật A Di Đà, và linh cảm như thấy hàng vạn đóa sen đủ mầu sắc lóng lánh từ từ nở ra và rải hương thơm tỏa
ngát trong vô cùng vô tận , bao
la như lòng từ ái của chư Phật mãi mãi thường trụ trong thế gian nầy và trong tam thiên đại thiên thế giới, đâu đây đang vang rền lời kinh linh diệu để thức
tỉnh những chúng sinh vô tình
cho đến hửu tình
còn trầm luân trong nghiệp quả.
lãng
Khổ hải vạn trùng ba
Dục thoát luân hồi khổ
Tảo cấp niệm Di Đà
Sông ái dài muôn dặm
Biển khổ sóng chập chùng
Muốn thoát luân hồi khổ
Mau mau niệm Di Đà
VI
DIỆU CỦA PHÁP HỘ NIỆM:
(còn tiếp)
Discussion about this post