PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ý nghĩa lễ Tự tứ trong Phật giáo Nam truyền

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Ý NGHĨA LỄ TỰ TỨ
TRONG PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN
Tỳ kheo Định Phúc

Tu TuTheo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịch và kết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.

Sau ba tháng an cư mùa mưa, vào ngày kết thúc an cư mùa mưa, chư Tăng phải hội lại tại trú xứ mà mình nhập hạ để làm lễ tự tứ (pavāraṇā). Ngày Tự tứ có thể thực hiện vào ngày rằm tháng 9, cuối tháng 10 hoặc là trễ lắm là vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, nghĩa là phải làm lễ tự tứ trong thời gian mùa mưa, không được quá mùa mưa[1].

Pavāraṇā thường được dịch là Tự tứ, và từ này đã được dùng phổ thông trong Phật giáo. Tuy nhiên, ý nghĩa chính thức và chủ yếu của từ Pavāraṇā có nghĩa là sự thỉnh cầu (pavāreti), sự yêu cầu hay nói cách khác là sự thỉnh tội, tức là thỉnh cầu chư Tăng chỉ lỗi, nhắc nhở, khuyên bảo bằng tâm từ do thấy, do nghe, do nghi để vị Tỳ khưu đương sự thấy lỗi của mình mà sửa sai và hoàn thiện bản thân.
Đức Phật dạy trong Tạng Luật như sau:
Này các Tỳ khưu, đối với các tỳ khưu đã sống qua mùa (an cư) mưa ta cho phép thỉnh cầu dựa trên ba tình huống là do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ. Bằng cách ấy, các ngươi sẽ có được sự hòa thuận lẫn nhau, có được sự thoát ra khỏi tội, và có được sự hiểu rõ thêm về Luật. [2]
Theo tinh thần của Phật giáo, lễ Tự tứ hay thỉnh cầu vị khác chỉ lỗi của mình là một cách kiểm điểm lại bản thân mình, từ những hành động do thân, đến những lời nói phát ra từ khẩu, thậm chí là những suy nghi từ ý, nếu thấy những lời chỉ dạy đó là đúng sự thật, mình sẽ thành khẩn sám hối để được thanh tịnh. Nhờ vậy, mọi thành viên trong Tăng đoàn đều trở nên hoàn thiện, xứng đáng là bậc phước điền của nhân thiên.
Có lẽ nhiều người sẽ thấy rằng cách thức xây dựng như thế này hơi khác so với thế tục. Lẽ thường, chúng ta rất giàu lòng tự ái, sống mà chỉ biết chấp vào cái ngã của mình, không mấy ai muốn người khác biết khuyết điểm của mình, chứ đừng nói là có thể chấp nhận để cho họ nêu ra những lỗi lầm mà mình đã phạm. Giả sử có ai đó động đến tên tuổi, tự ngã của ta thì ta sẽ phản ứng lại bằng nhiều hình thức “ăn miếng trả miếng“ ngay lập tức, vì kẻ khác chạm đến nhược điểm của ta, đó là một sự xúc phạm tự ái không hề nhẹ, khó mà tha thứ được.
Học tập theo gương hạnh của đức Thế Tôn, chính Ngài, là bậc thầy của cả chư thiên và nhân loại, vậy mà Ngài vẫn đích thân làm lễ tự tứ với chúng Tỳ khưu Tăng. Đây sẽ là một bài học hữu ích về một vị Đạo Sư giản dị và bình thường như bao vị đạo sư khác mà không hề tầm thường.
Một thuở nọ, Thế Tôn trú ở Sāvatthi, tại Đông Viên, giảng đường Lộc Mẫu, cùng đại chúng khoảng năm trăm vị Tỳ khưu, tất cả đều chứng quả A-la-hán. Lúc bấy giờ, vào ngày lễ Tự tứ của tỳ khưu tăng, Thế Tôn ngồi giữa đại chúng, sau khi nhìn quanh đại chúng im lặng, liền bảo các Tỳ khưu:
– Này các Tỳ khưu, Ta mời các ông nói lên, các ông có điều gì chỉ trích Ta hay không, về thân hay về lời nói?
Được nghe như vậy, Tôn giả Sāriputta từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, chúng con không có chỉ trích gì Thế Tôn về thân hay lời nói. Và bạch Thế Tôn, con xin mời Thế Tôn nói lên, Thế Tôn có điều gì chỉ trích con hay không, về thân hay về lời nói?
– Này Sāriputta, Ta không có gì chỉ trích ông về thân hay về lời nói.  
– Bạch Thế Tôn, đối với năm trăm Tỳ khưu này, Thế Tôn có gì chỉ trích về thân và lời nói hay không?

– Này Sāriputta, đối với năm trăm Tỳ khưu này, ta không có gì chỉ trích về thân hay về lời nói.[3]

Trong xã hội của chúng ta, đa số mọi người chỉ mong cầu nghe những lời nói ngọt nào, đường mật để đưa họ lên đến dây điện hay là nóc nhà, nhưng họ đâu biết rằng càng đưa lên cao thì họ sẽ càng té đau.

Vì si mê, họ đâu biết điều đó mà chỉ lo đi tầm cầu cái tầm thường trong những cái quá bình thường mà họ không hề biết đến. họ cho rằng“Người quân tử chỉ ca ngợi những đức hạnh của người, chứ không đề cập đến lỗi lầm của họ”[4]. mới nghe qua thấy sao mà cao thượng quá, khiến ai cũng chạy theo răm rắp nhưng những kẻ a dua ăn hùa ấy đâu biết rằng họ đang sống theo một chủ nghĩa cầu an một cách đến tiêu cực, bởi vì những hành vi của họ chỉ muốn bảo đảm an toàn cho cá nhân mà không hề có một chút suy nghĩ gì đến việc xây dựng và phát triển của tập thể, của cộng đồng và xã hội. 

Vượt ra ngoài thế gian phàm tục, đi ngược dòng đời, hàng xuất gia áp dụng phương thức thỉnh tội một cách tinh tế và đầy lòng vị tha. Tự tứ là nhằm mục đích xây dựng Tăng đoàn có một đời sống cao khiết, thanh tịnh và an lạc thực sự. Bởi vì, Tăng đoàn là một tập thể sống hòa hợp, vô ngã, theo đuổi một mục đích tối thượng là giác ngộ và giải thoát. Mà muốn thực sự giải thóat giác ngộ thì nỗ lực đoạn diệt những phiền não kiết sử như là thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân, ái sắc, ái vô sắc, mạn, trạo cử, vô minh[5]. Vì những kiết sử này vốn là những thế lực chủ yếu của ma vương, tay sai của luân hồi để cản trở chúng ta trên tiến trình hướng đến sự giác ngộ, vượt ra khỏi ma lực của tử thần.

Ye ca kho sammadakkhāte, 

Dhamme dhammānuvattino; 

Te janā pāramessanti, 

Maccudheyyaṃ suduttaraṃ. 

Những ai hành trì pháp, 

Theo chánh pháp khéo dạy, 

Sẽ đến bờ bên kia, 

Vượt ma lực khó thoát.[6]Trong đoàn thể chư Tỳ khưu Tăng, muốn cho được hoàn thiện, để đem lại đức tin đối với những người chưa có đức tin và làm tăng trưởng đức tin đối với những người đã có đức tin[7], nên Đức Phật chế định cách hành Tăng sự Pavāraṇā của chư Tỳ khưu, từ vị Trưởng lão cho đến vị tân Tỳ khưu, mỗi vị đều thành tâm nghiêm chỉnh, tha thiết nói lên lời thỉnh mời chỉ rõ lỗi của mình, trong trường hợp do thấy, do nghe, hoặc do nghi ngờ. Khi nhận thấy đúng, vị ấy phải xin thành tâm sám hối và sửa chữa để trở nên thánh thiện, tốt đẹp. Tốt đẹp không chỉ riêng cho mình, mà còn chung cho đoàn thể chư Tỳ khưu Tăng. Đó là mới là ý nghĩa của việc hành Tăng sự Pavāraṇā (lời thỉnh mời) đúng theo tinh thần giới luật cũng như là tinh thần của Phật giáo Nam truyền.

Chú thích: 

[1] Thời tiết Ấn Độ chia thành 3 mùa trong năm là mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. 

[2] Luật Tạng, Đại Phẩm, Chương IV, Đoạn 14 (TK. Indacanda dịch Việt). 

[3] Tương Ưng Bộ Kinh 1, Chương 8, Phần Tự Tứ (HT Thích Minh Châu dịch Việt). (S.i.190) 

[4] Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. 

[5] Tăng Chi Bộ Kinh, Chương 10 Pháp, Phẩm Lợi Ích, Phần Các Kiết Sử (HT Thích Minh Châu dịch Việt). 

[6] Pháp Cú Kinh 86 (HT Thích Minh Châu dịch Việt). 

[7] Tạng Luật, Phân Tích Giới Tỳ Khưu, Chương I, Đoạn 40 (TK. Indacanda dịch Việt). 

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Bình Đẳng Giới Và Trao Quyền Cho Nữ Giới Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Bình Đẳng Giới Và Trao Quyền Cho Nữ Giới Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY và MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA CỦA LIÊN HIỆP QUỐCBÌNH ĐẲNG GIỚI...

Đồng Thanh Tương Ứng

Đồng thanh tương ứng

ĐỒNG THANH TƯƠNG ỨNG Phạm Lãng Yên   Buổi tối hôm nọ trời đổ mưa sụt sùi, tê tái, tôi...

Ý Nghĩa Niệm Phật

Ý Nghĩa Niệm Phật Tác Giả: Thích Minh Thành Lời Mở Đầu: Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay...

40. Con Đường Giải Thoát

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Pháp Luân Công có phải Pháp Môn cao cấp của Phật Gia như khẳng định của ông Lý Hồng Chí?

Pháp Luân Công có phải Pháp Môn cao cấp của Phật Gia như khẳng định của ông Lý Hồng Chí...

Cương Yếu Giới Luật – Mục Lục Chi Tiết

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tránh Cực Đoan Trong Thuyết Giảng

Tránh cực đoan trong thuyết giảng

TLHT. Thích Trí Quảng Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng ban Trị sự...

Xứ Phật Tình Quê – Thích Hạnh Nguyện; Thích Hạnh Tuấn

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tâm Và Tầm, Tiêu Chuẩn Người Lãnh Đạo Của Giáo Hội

Tâm và tầm, tiêu chuẩn người lãnh đạo của giáo hội

TÂM VÀ TẦM, TIÊU CHUẨN NGƯỜI CÁN BỘ CỦA GIÁO HỘI –BẢN THAM LUẬN “GÂY BÃO”! Những ngày gần đây, trên các trang báo mạng, đặc...

Duy Thức Học Với Máy Vi Tính

Duy Thức Học Với Máy Vi Tính

DUY THỨC HỌC VỚI MÁY VI TÍNHTrương Thông Văn trước tácThích Thắng Hoan Việt dịch   MỤC LỤCLời nói đầuChương...

Bì Chay

Bì Chay

BÌ CHAY Chân Thiện Mỹ Nguyên liệu :  1 khúc ham chay màu trắng 1 gói thịt ba rọi chay (potion) 2 gói jam cake(...

Tỉnh Thức & Hiểu Biết

Tỉnh thức & hiểu biết

TỈNH THỨC VÀ HIỂU BIẾT Ni sư AYYA KHEMA Diệu Liên Lý Thu Linh (dịch) Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được...

Chuyện Đàn Chim Sa Bẫy Do Bất Hòa

Chuyện đàn chim sa bẫy do bất hòa

CHUYỆN ĐÀN CHIM SA BẪY DO BẤT HÒA Nguyên Hiệp dịch và bàn   Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát...

Thiền Sư Daisetsu Teitaro Suzuki, Người Đưa Thiền Vào Mỹ

Thiền Sư Daisetsu Teitaro Suzuki, Người Đưa Thiền Vào Mỹ

THIỀN SƯ DAISETSU TEITARO SUZUKI, NGƯỜI ĐƯA THIỀN VÀO MỸHuỳnh Kim Quang   Thiền sư Suzuki Phật Giáo có mặt...

Chữa Lành Tâm Sân Hận

Chữa Lành Tâm Sân Hận

CHỮA LÀNH TÂM SÂN HẬN Đức Đạt Lai Lạt Ma - Nhật Tịnh Việt dịch Nguyên tác: HEALING HATRED by...

Bình Đẳng Giới Và Trao Quyền Cho Nữ Giới Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Đồng thanh tương ứng

Ý Nghĩa Niệm Phật

40. Con Đường Giải Thoát

Pháp Luân Công có phải Pháp Môn cao cấp của Phật Gia như khẳng định của ông Lý Hồng Chí?

Cương Yếu Giới Luật – Mục Lục Chi Tiết

Tránh cực đoan trong thuyết giảng

Xứ Phật Tình Quê – Thích Hạnh Nguyện; Thích Hạnh Tuấn

Tâm và tầm, tiêu chuẩn người lãnh đạo của giáo hội

Duy Thức Học Với Máy Vi Tính

Bì Chay

Tỉnh thức & hiểu biết

Chuyện đàn chim sa bẫy do bất hòa

Thiền Sư Daisetsu Teitaro Suzuki, Người Đưa Thiền Vào Mỹ

Chữa Lành Tâm Sân Hận

Tin mới nhận

Nhân quả hiện tại

Hiểu đúng về Đức Phật

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người, hướng con về nẻo thiện lành

Để tâm giải thoát được thuần thục

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Tình yêu nam nữ theo lời Phật dạy

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Phật pháp là hiển lộ không có che giấu

Con ơi, tu đi…

Đi theo dấu chân Phật và các bậc tiền nhân

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Đạo đức gia đình theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài

Tôi vẽ Phật

Chùa Phú Thạnh, Tx Châu Đốc, Tỉnh An Giang

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

Tin mới nhận

Tìm Hiểu Khái Quát Về A Lại Da Thức

Khái Niệm Của Phật Giáo Về Môi Sinh Và Đạo Đức Môi Sinh Ht. Thích Chơn Thiện

Sống hiện tiền

“Cấm Ăn Thịt” (Trích Từ Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già) – Thích Nữ Trí Hải Dịch

Hạt Giống Như Lai

Kinh Đại Bi Phẩm 7 Xá Lợi

Bản Chất Và Con Đường Giác Ngộ Trong Đạo Phật

Xứ Phật Tình Quê – Thích Hạnh Nguyện; Thích Hạnh Tuấn

Lễ hội Vu lan bồn và việc thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc

Hàn Dũ & Thiền Sư Đại Điên Bảo Thông

Khoa Học và Phật Giáo

Một Kinh Nghiệm Của Người Bị Bệnh Ung Thư (Thanh Hương)

Nghiên Cứu Phật Học Tập 02 Học Viện Phật Giáo Việt Nam – Tp. Hcm

Những sức mạnh ở đời

Sự thăng trầm của cuộc sống

Đối Luận Chuẩn Mực

Tính kế thừa & phát triển trong Phật Giáo

Chân kinh & toán học

Kinh Bàhiya và Ngôi Làng Bỏ Hoang

5 phút quán vô thường mỗi ngày sẽ khiến cuộc sống của bạn ý nghĩa hơn

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Chú Giải Kinh Phạm Võng

Bài Kinh Ngắn Về Tánh Không

Chớ coi thường tụng kinh, niệm Phật, nghe Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Kinh Giới Hạnh (Silavanta)

Làm sao nhận diện một Phật tử chân chính?

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Kinh Bách Dụ: Giả mù

Kinh Bách Dụ: Bọn cướp chia của

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 54)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Luận Thích Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Kinh Người Biết Sống Một Mình

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 1

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 28)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 33)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao – Thích Phổ Tuệ

Lời Giáo Huấn Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 43)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 331)

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập I

Những Truyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe

Tổ Bồ Đề với Pháp Môn Niệm Phật Quá Khứ và Hiện Tại

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese