PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Đức Phật thị hiện vào đời với đại nguyện đem lại an lạc, hạnh phúc cho số đông, Ngài đã chủ động chọn nơi thọ thai.

Nhân Đại lễ Phật đản năm nay, chúng ta cùng suy niệm về mười sáu điềm lành kỳ lạ tốt đẹp của Đức Phật lúc Đản sinh vào cõi nhân gian…

Đức Phật Thị Hiện Vào Đời Với Đại Nguyện Đem Lại An Lạc, Hạnh Phúc Cho Số Đông, Ngài Đã Chủ Động Chọn Nơi Thọ Thai.

Đức Phật thị hiện vào đời với đại nguyện đem lại an lạc, hạnh phúc cho số đông, Ngài đã chủ động chọn nơi thọ thai.

“Trên đời nhơn hữu tứ nan

Sinh làm người khó, sống càng khó hơn

Khó nghe diệu pháp chánh chơn

Khó gặp Phật độ, thoát hôn mê đời!” (1)

Chúng ta không có phước duyên lớn được gặp Phật, nhưng cũng may mắn được sinh ra làm người, được học và thực hành Phật pháp truyền dạy từ Đức Từ phụ Bổn sư Thích Ca và chư Tổ sư truyền nối qua nhiều thế hệ, qua các quốc độ và nền văn hóa khác nhau. Đó thực sự là điều an ủi cho tất cả chúng ta.

Đức Phật thị hiện ở đời là một đại sự nhân duyên, hy hữu, khó gặp. Kinh văn ghi lại rằng: “Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ-kheo, khó gặp được ở đời. Của người nào? Của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác. Sự xuất hiện của một người này, này các Tỷ-kheo, khó gặp ở đời.” (2)

“Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác. Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.” (3)

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Con Người với những phẩm chất đặc biệt và siêu việt như vậy, nên các sự kiện, môi trường liên hệ và chính ngay thân tướng của Ngài cũng thể hiện nhiều điềm lành kỳ lạ, tốt đẹp khác thường.

Những điềm lành trước khi Bồ-tát từ Đâu-suất thiên phát đại nguyện giáng sinh vào thai mẹ là Hoàng hậu Maya, ở trong thai và khi Đản sanh đã được kinh điển ghi với rất nhiều điềm lành hiện ra giữa thế gian, đại địa chấn động…

Nói thân tướng của Đức Phật, sự viên mãn, trang nghiêm tối thượng được thể hiện qua những mô tả ba mươi hai tướng tốt và 80 vẻ đẹp mà nhiều bài viết đã dẫn lại theo kinh điển. Ngoài những tướng tốt và vẻ đẹp đó, lúc Bồ-tát ở trong thai mới sanh còn có mười sáu tướng điềm lành kỳ lạ hiện ra.

Mười sáu tướng kỳ lạ tốt đẹp đó gồm những gì?

Kinh Ưu bà di tịnh hạnh pháp môn ghi lại gồm:

1.  Xả thân ở cõi trời Ðâu-suất ở trong thai nhớ biết rất rõ ràng.

2. Sau khi Bồ-tát xả thân ở cõi trời vào thai mẹ tự nhiên ánh sáng chiếu khắp thế gian. Chỗ tối tăm ở giữa thế giới, ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, sao, không thể chiếu tới thì đều có ánh sáng lớn. Chúng sanh trong đó đều nhìn thấy lẫn nhau, và họ nói rằng: “Trong đây vì sao bỗng nhiên có chúng sanh. Tất cả ánh sáng của tất cả thế gian Phạm, Ma, Sa-môn, Bà-la-môn đều không thể sánh kịp. Ba ngàn đại thiên thế giới đều chấn động sáu cách, các núi Tu-di đều chấn động không ngừng.

3. Bồ-tát ở trong thai có bốn thiên tử giữ đúng oai nghi ở ngay bốn phương hộ vệ Bồ-tát và mẹ của Bồ-tát, không để các người, phi nhơn ở thế gian làm não hại.

4. Bồ-tát ở trong thai tự nhiên làm cho người mẹ giữ giới, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không uống rượu.

5. Bồ-tát ở trong thai mẹ, người mẹ thanh tịnh không có tâm dục. Người ngoài thấy bà cũng không sanh tâm nhiễm.

6. Bồ-tát ở trong thai thường khiến người mẹ được rất nhiều lợi dưỡng về sắc, hương, vị, xúc tự nhiên đem đến.

7. Bồ-tát ở trong thai, người mẹ luôn an vui, không có các hoạn nạn về tật bệnh, đói khát, lạnh nóng, mệt mỏi, Bồ-tát cũng vậy. Người mẹ luôn thấy Bồ-tát ở trong thai, giống như ngọc ma-ni Tỳ-lưu-ly quý báu đều suốt trong ngoài sáng rực nhìn thấy rõ ràng, dùng chỉ năm màu để xâu. Người mắt sáng cầm trong tay thì thấy tám cạnh của viên châu và chỉ năm màu xanh, vàng, đỏ, trắng rất rõ ràng. Người mẹ thấy tất cả bộ phận của Bồ-tát rõ ràng không bị ngăn che.

8. Sau khi Bồ-tát sanh được bảy ngày, thì người mẹ qua đời sanh lên cõi trời Ðâu-suất, hưởng khoái lạc của trời.

9. Người phàm phu thọ thai là chín tháng hoặc đến mười tháng mới sanh, Bồ-tát thành tựu không như vậy, mà phải đủ mười tháng sau đó mới sanh.

10. Ở thế gian khi phụ nữ sắp sanh thì thân thể đau đớn, ngồi nằm không yên, sau đó mới sanh. Còn khi Bồ-tát sanh ra người mẹ an lạc, không có các bệnh đau, mà còn hoan hỷ vui tươi đứng giơ tay lên để sanh.

11. Khi Bồ-tát sanh ra khỏi thai được chư thiên đón lấy, sau đó được người bồng ẵm.

12. Sau khi được người đời bồng rồi bốn thiên tử đón bồng cung kính đặt trước người mẹ và tâm họ rất vui mừng cùng nói: “Lành thay, thưa phu nhân! Người đã sanh một thái tử dõng mãnh đại oai đức”.

13. Khi Bồ-tát mới sanh ra, không có nước máu và thai nhau với các vật không sạch sẽ. Thân của Bồ-tát thanh tịnh, như châu ma-ni được bọc trong tấm nhung già-tư, nhưng không ố lẫn nhau. Vì sao? Vì hai bên đều sạch sẽ, Bồ-tát mới sanh cũng vậy, thanh tịnh không nhiễm giống như châu ma-ni. Còn người mẹ đẹp đẽ giống như tấm nhung kia.

14. Khi Bồ-tát sanh ra, ở trong hư không tự nhiên có hai dòng nước chảy xuống, một là lạnh, hai là ấm để tắm thân Bồ-tát.

15. Sau khi sanh ra đi về hướng Bắc bảy bước. Bấy giờ, trên hư không tự nhiên có lọng che Bồ-tát. Sau khi đi bảy bước rồi Bồ-tát nhìn khắp mười phương rống tiếng sư tử xướng như vầy: “Trong tất cả thế gian chỉ có Ta là tối thượng, Ta là tối tôn trong trời người, chấm dứt đời này Ta không trở lại nữa”.

16. Khi Bồ-tát sanh ra, tất cả chúng sanh cho đến loài côn trùng trong ba ngàn đại thiên thế giới đều rất vui vẻ. (4)

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Con người bình thường của chúng ta chiêu cảm đi vào bào thai, được sinh ra là do nghiệp, thông thường thì chúng ta không chủ động được trong việc tái sanh. Chúng sanh trôi lăn trong luân hồi lục đạo cũng do nghiệp. Nghiệp quá khứ quyết định thân hiện tại của chúng ta. Những gì chúng ta tạo tác hôm nay sẽ quyết định thân sau của mình. Nói cách khác, sự đầu thai và sanh ra của chúng sanh là hoàn toàn bị động, không thể tự quyết định được điều gì.

Trái lại, Đức Thế Tôn tiền thân là Bồ-tát ở cõi Đâu-suất thiên từ giã cõi trời giáng sanh vào thai mẹ do đại nguyện cứu độ chúng sanh, vì an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người, Ngài hoàn toàn chủ động trong việc chọn nơi thọ thai, cách đản sanh…

Tái sanh do nghiệp thì bị nghiệp lực thúc đẩy, nên hệ quả theo nó cũng lắm điều xấu tốt lẫn lộn. Người mẹ mang thai cũng vậy, do chiêu cảm nghiệp trong quá khứ với sự lẫn lộn xấu tốt, nên cũng không hề chắc chắn đứa con của mình sẽ như thế nào.

Đức Phật thì không như thế. Thị hiện vào đời với đại nguyện đem lại an lạc, hạnh phúc cho số đông, Ngài đã chủ động chọn nơi thọ thai. Và khi đã vào thai mẹ, cũng với năng lượng đại từ bi, Ngài hoàn toàn không làm cho người mẹ đang mang thai – Hoàng hậu Maya có những biểu hiện bất như ý như những người mẹ mang thai khác, mà khiến người mẹ luôn có cảm giác dễ chịu, giữ giới hạnh một cách tự nhiên, được chư thiên bảo hộ thường trực, không bị não hại, được sức khỏe, an vui… từ lúc mang thai cho đến ngày hạ sanh.

Những điềm lành kỳ lạ tốt đẹp ấy chính là biểu hiện của năng lượng đại nguyện, đại từ bi, có khả năng không chỉ làm chủ hoàn cảnh trong mọi tình huống, mà hơn thế nữa, đem lại sự tốt đẹp cho mọi người, cho môi trường nơi mà mình sẽ đến. Đó là con đường của Bồ-tát, đi vào đời với mục đích duy nhất là đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho chúng sanh, cho số đông giữa nhân gian.

Nhân Đại lễ Phật đản năm nay, chúng ta cùng suy niệm về mười sáu điềm lành kỳ lạ tốt đẹp của Đức Phật lúc giáng sanh vào cõi nhân gian. Thiết nghĩ đó cũng là bài pháp đầy ý nghĩa mà Đức Thế Tôn giảng dạy cho tất cả chúng ta về hạnh nguyện Bồ-tát, về tinh thần sống của người con Phật, cả xuất gia và tại gia, trong cuộc đời này: Hãy luôn sống vì sự an lạc, vì hạnh phúc của số đông; nếu không làm được vậy thì đừng bao giờ gây nên sự phiền toái, tổn hại cho mình, cho tha nhân, cộng đồng, xã hội và môi trường sinh thái.

Qua đó, chúng ta nỗ lực, tinh tấn thanh lọc tâm ý, hướng thiện và hướng thượng, tích tụ nghiệp tốt để một ngày nào đó có thể làm chủ được sự tái sanh, chủ động trong luân hồi sanh tử trầm luân đầy những bất trắc, để trọn vẹn đi trên con đường Bồ-tát đạo lợi lạc quần sanh.

Chú thích:

1. Lời vàng vi diệu (Kinh Pháp cú), kệ 182, Thích Giác Toàn chuyển thơ.

2. Đại tạng kinh Việt Nam, Tăng chi bộ I, chương I, phẩm Một người, HT.Thích Minh Châu dịch.

3. Đại tạng kinh Việt Nam, đã dẫn.

4. Kinh Ưu-bà-di tịnh hạnh pháp môn, quyển hạ, phẩm thứ Hai: Điềm lành, bản dịch Thích nữ Diệu Châu, HT.Thích Đỗng Minh chứng nghĩa.

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Thế Tôn Ra Đời Vì Một Đại Sự Nhân Duyên

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Load More

Discussion about this post

Phật Giáo Và Tự Do Tư Tưởng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tinh Yếu Của Thiền

Tinh Yếu Của Thiền

TINH YẾU CỦA THIỀNTuệ Thiện Có rất nhiều phương pháp thiền. Mỗi vị thiền sư lưu truyền một phương pháp...

Thọ Mạng Của Phật Pháp

THỌ MẠNG CỦA PHẬT PHÁP Thích Thông Huệ   Sau khi thành tựu đạo quả Bồ đề dưới cội cây...

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

ĐƠN XIN THIÊU THÂNCủa Hòa Thượng THÍCH QUÃNG ĐỨC Phật lịch 2507, Sài Gòn ngày 27-5-1963 Kính bạch Hòa Thượng...

Lời Nói Yêu Thương

Lời nói yêu thương

LỜI NÓI YÊU THƯƠNGThích Đạt Ma Phổ Giác Trong cuộc sống hằng ngày, để có thể hiểu biết nhau, thông...

Lòng Thương Yêu Sự Sống (The Love Of Life) – Tác Giả: G.b. Talovick – Người Dịch: Ht. Thích Trí Chơn

Lòng Thương Yêu Sự Sống (The Love Of Life) – Tác Giả: G.b. Talovick – Người Dịch: Ht. Thích Trí Chơn

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lễ Tam Hợp Vesak 2008: Kỳ Vọng Của Người, Thách Thức Của Ta

Lễ Tam Hợp Vesak 2008: Kỳ Vọng Của Người, Thách Thức Của Ta

LỄ TAM HỢP VESAK 2008: KỲ VỌNG CỦA NGƯỜI, THÁCH THỨC CỦA TA Trí Tánh Đỗ hữu Tài   Mùa Phật...

Yên Lặng

Yên Lặng

YÊN LẶNGThơ: Hoang PhongDiễn tả: Hồng Vân - Thanh Trung Thôn sâu say nắng buổi trưa hè,Đàn gà núp nắng...

Làm Sao Biết Có Kiếp Trước Kiếp Sau – Thích Trí Siêu

LÀM SAO BIẾT CÓ KIẾP TRƯỚC KIẾP SAU Thích Trí Siêu Căn cơ của một người bình thường không thể...

Thuyết pháp Đại Đức Thích Thiện Thuận, học cách buông bỏ phiền não

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Có Nên Đốt Vàng Mã Cho Người Thân Đã Mất?

Có nên đốt vàng mã cho người thân đã mất?

HỎI: Tôi là Phật tử, có tìm hiểu Phật pháp. Theo như tôi biết, khi con người chết đi sẽ...

Cảm Nhận Về Điều Giác Ngộ Thứ Nhất Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác

Cảm nhận về điều giác ngộ thứ nhất trong kinh Bát Đại Nhân Giác

CẢM NHẬN VỀ ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ NHẤT TRONG KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁCLiễu TâmĐiều giác ngộ thứ nhất trong...

Thẩm Định Vai Trò Của Nghiệp Để Mang Lại Một Cuộc Sống Vẹn Toàn

Thẩm Định Vai Trò Của Nghiệp Để Mang Lại Một Cuộc Sống Vẹn Toàn

Thẩm định vai trò của Nghiệp để mang lại một cuộc sống vẹn toàn:Một đóng góp của Phật GiáoGiáo sư...

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giới hạnh viên dung – hương sen lan tỏa

Sau khi đến Ấn Độ, tôi sớm quyết tâm vào ở Ký Túc Xá Mansarowar Hostel sau bao nhiêu cân...

Phật Giáo Và Tự Do Tư Tưởng

Tinh Yếu Của Thiền

Thọ Mạng Của Phật Pháp

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Lời nói yêu thương

Lòng Thương Yêu Sự Sống (The Love Of Life) – Tác Giả: G.b. Talovick – Người Dịch: Ht. Thích Trí Chơn

Lễ Tam Hợp Vesak 2008: Kỳ Vọng Của Người, Thách Thức Của Ta

Yên Lặng

Làm Sao Biết Có Kiếp Trước Kiếp Sau – Thích Trí Siêu

Thuyết pháp Đại Đức Thích Thiện Thuận, học cách buông bỏ phiền não

Có nên đốt vàng mã cho người thân đã mất?

Cảm nhận về điều giác ngộ thứ nhất trong kinh Bát Đại Nhân Giác

Thẩm Định Vai Trò Của Nghiệp Để Mang Lại Một Cuộc Sống Vẹn Toàn

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Giới hạnh viên dung – hương sen lan tỏa

Tin mới nhận

Lời dạy của Đức Phật về làm hại và không làm hại

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Lời Phật dạy về cúng tế và trai đàn chẩn tế

Mừng ngày Phật đản

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Đức Phật dạy Ca Diếp Bồ tát phân biệt chính tà

Đức Phật với 45 năm mùa an cư kiết hạ

Chùa Thiên Phước Thái Bình

Như Lai – Bậc ngôn hành hợp nhất

Phật là gì?

Lời Phật dạy về Y phục

Phật có ban ơn giáng phúc không?

Tin sâu nghiệp báo để sống tốt và hạnh phúc hơn

Những phép lạ và thần thông của Đức Phật trong kinh điển Phật giáo

Phật dạy không làm các việc xấu ác

Lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Tin mới nhận

Thời gian không chờ đợi ai

Trung Luận

Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa Di

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 63)

Hãy Làm Một Cuộc Cách Mạng Chương 1

Chúng ta đang sống

Chưa thoát sinh tử, ta còn gặp nhau

Từ giải Nobel 2016 đến lời Phật dạy

Ứng phó khủng hoảng truyền thông: xây dựng chánh ngữ

Niệm Định Tuệ

Phật Giáo Quảng Bình và những vấn đề

Phật Giáo Đối Với Nhân Sinh Vũ Trụ – Lê Sỹ Minh Tùng

Đeo mang thân ngũ uẩn là gánh nặng

Chuyện Về Pho Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

Ttt- Vị Thầy Của Nhiều Thế Hệ Thích Thái Hòa

Danh Từ Bụt

Các video hướng dẫn ăn chay đúng cách tốt cho sức khỏe

Vô Minh Trong Cõi Ta Bà

Tầm Quan Trọng của Đối Thoại

Nền Tảng Của Giáo Dục Học Phật Giáo

Tin mới nhận

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ 

Rebirth Views In The Surangama Sutra

Hoa nghiêm tánh khởi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 160)

Kinh Bách Dụ: Uống nước trong thùng gỗ

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (I)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

Chiêm ngưỡng tháp Đại Nhạn hùng vĩ nơi thầy Đường Tăng dịch những bộ kinh Phật đầu tiên

Bài Kinh Ngắn Về Tánh Không

The Metta Sutta (Discourse On Loving-kindness – Suttanta Pitaka Kuddaka Nikaya Suttaniparta -8)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Nhân Duyên Của Sự Suy Vong

Kinh Bahiya

Nam mô A Di Đà Phật

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 72)

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập Ii

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 1)

Những Dự Bị Cần Thiết Cho Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 47)

Nguồn Gốc Văn Bản Của Kinh Quán Vô Lượng Thọ – Kinh Văn Của Tịnh Độ Tông

Phương Pháp Niệm Phật – Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam

Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội

Thư Trả Lời Hộ Niệm

Suy gẫm về sự bất thối chuyển trong kinh A Di Đà

Phải Nên Phát Nguyện, Nguyện Sanh Nước Kia

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập I

Tịnh Độ Nơi Ấy Bây Giờ ở Đây

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Phật Giáo Nguyên Thủy

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 102)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 29)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese