CHUYỆN CƯ SĨ – VỀ MỘT SỐ HỒI ỨNG…
Nguyễn Kha
Vài
lời thưa trước
Sau
khi viết bài “Nhân “Ngày
tàn của Phật giáo”, góp ý thêm về chuyện Cư sĩ ở nước
ta.”
(từ nay xin gọi bài nầy là “bài viết” cho gọn) và gửi
đăng ở hai trang nhà Phật
tử Việt Nam ở trong nước, và Thư
viện Hoa sen ở ngoài nước, rồi được ba trang
nhà khác của cư sĩ ở hải ngoại (Giao Điểm, Chuyễn Luân
và Sách Hiếm) đăng lại, độc giả nào cũng sẽ thấy
dù bài viết khởi đi từ cuốn cẩm nang cải đạo của Tin
Lành và những nhận định của ông Minh
Ngọc, nhưng đó không phải
là lý do chính. Lý do chính là vì, theo người viết, Phật
giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội nói riêng, đang đối diện
với tình trạng mà trong đó thành phần Cư sĩ bị thiểu dụng
(underused) và nhiễu dụng (misused) trong chiến lược phát triển
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.
Nhận
định nầy không phải tự nhiên mà có, dù ba bài viết / ý
kiến cá nhân của quý ông Minh
Ngọc,
Ngô
Đôn Uy.
và Vũ
Hồng Hoa.
cũng đã phần nào xác nhận tình trạng đó. Thật ra, bài
viết đó được thành hình từ những trăn trở, và sau đó
là một số suy tư nghiêm chỉnh, không những của riêng người
viết mà còn của một số Thầy và đạo hữu khác trong
những lần tiếp cận sau đây. Xin … thành thật khai báo:
– Ngay
sau khi Hội thảo khoa học “Phật
giáo trong thời đại mới – Cơ hội và Thách thức.”
tại Tp HCM vào tháng 7 năm 2006 bế mạc, người viết có tham
dự một buổi họp khoảng 4 tiếng đồng hồ của hơn 50 nam
nữ cư sĩ trong và ngoài nước tại chùa Từ Tân ở (Tp HCM)
để thảo luận nhiều đề tài, trong đó có đề tài vai trò
của cư sĩ,.
– Tháp
tùng chuyến đi khảo sát xuyên Việt của 4 cư sĩ, thăm
viếng 26 chùa thuộc 15 tỉnh thành và tiếp xúc với gần 300
Thầy Cô và hơn 60 cư sĩ vào tháng 11 năm 2006, người viết
cũng đã được thảo luận rốt ráo đề tài vai trò của
cư sĩ với các đạo hữu địa phương, nhất là tại Huế,
Đà Nẵng và Tp HCM. (Xin đọc bài “Ngỗn
ngang Trăm mối Tơ vò.”
của cùng tác giả trên tạp chí Văn hoá Phật giáo phát
hành tháng 12/2006)
– Người
viết đã có dịp trao đổi với một số quý Thầy và quý
vị Cư sĩ, với tư cách cá nhân, trong hai ban biên tập của
tạp chí Giác Ngộ và Văn hóa Phật giáo,
và hai nhà nghiên cứu ở Ban Tôn giáo và Viện Nghiên
cứu Tôn giáo tại Hà Nội, về đề tài nầy trong hai năm
2006 và 2007.
– Và
dĩ nhiên là nhiều trao đổi rời rạc với một số quý Thầy
Cô và Cư sĩ nhân một số bài viết (như bài vừa qua) được
đăng trên các cơ quan truyền thông của Phật giáo trong và
ngoài nước.
Kể
ra 4 “cơ duyên” đó, người viết chỉ muốn nói rõ ba điều:
(i) Thứ nhất: đề tài “cư sĩ” vốn là mối quan tâm của
người viết và một số đạo hữu từ ba năm qua. Lúc đầu
với nhiều xúc động, nhưng sau đó là thuần lý trí; (ii)
Thứ nhì là vì không tìm đâu được những công trình
nghiên cứu quy mô về đề tài nầy (vì chưa có hay có mà
không truy cập được), nên người viết phải chủ yếu dựa
vào thông tin từ bốn sinh hoạt trên để làm cơ sở, dù biết
là chưa đủ để định lượng và định phẩm đối tượng
khảo sát; và (iii) Thứ ba là càng để tâm nghiên cứu, người
viết càng thấy khó khăn về mặt tài liệu, càng thấy phức
tạp về mặt xây dựng hệ thống lý luận, và càng thấy
“giải pháp” (nếu thật sự chúng ta muốn có một giải pháp) cho “vấn nạn” cư sĩ Việt Nam, dù chỉ
trên mặt lý thuyết, thật khó lắm . Thật ra, nỗ lực nầy
phải do một Ủy ban nghiên cứu chuyên ngành và đa ngành ở
cấp độ nhà nước hay Trung ương Giáo hội chuyên lo. Và những
thảo luận như thế nầy giữa chúng ta sẽ chỉ là các “dữ
liệu sống” và cần thiết cho Ủy ban đó sử dụng sau nầy.
Nói
nôm na, con có khóc Mẹ mới cho bú. Cho nên chúng ta hãy nỗ
lực cùng … “khóc” với nhau ! Còn chuyện Mẹ có nghe để
cho bú hay không lại là một vấn đề khác. Hoàn toàn khác
!
Suy
nghĩ về các Hồi ứng
Cho
đến khi viết bài nầy, ngoài những trao đổi riêng tư trực
tiếp hay bằng email và/hoặc điện thoại, có ba vị đã lên
tiếng trên web Phật tử Việt Nam nhân đọc bài viết. Chúng
tôi xin trân trọng cảm ơn và xin … bàn thêm (chử màu xanh
trong dấu ngoặc đứng […]):
1-Ông
Ngô
Đôn Uy .
(Tp HCM)
Trước
hết, tôi muốn Ban biên tập trang Website này, Quý Thầy hãy
tổng hợp các bài góp ý lại gởi trực tiếp đến GH Phật
Giáo VN. Muốn làm tốt điều gì thì phải bộ máy từ
trung ương, tỉnh thành đến địa phương sau cùng, cũng giống
như” Ông bà tốt, cha mẹ tốt thì con cái ắt hẳn sẽ tốt
theo”….
Tôi
rất muốn nghe Đức Pháp Chủ GHPGVN trả lời cho toàn
thể Phật tử VN về những vấn đề góp ý của Phật
giáo VN hiện nay để từ đó hơn 10 triệu người con của
Phật sẽ bổ sung thêm ý kiến cho GHPG ngày càng hưng thịnh
hơn…
[Xin
hoan nghênh hai đề nghị của ông cho Ban Biên tập. Rất cụ
thể nhưng theo tôi thì khó thực hiện, và ngay cả thực hiện
được cũng chưa chắc có hiệu quả. Tại vì tôi đoán Website
Phật
tử Việt Nam là một diễn đàn quan trọng mà một số
quý Thầy chắc có đọc, nghĩa là cũng đã biết những
góp ý của Phật tử rồi. Nhưng theo ông thì quý Thầy
có sẽ thành lập một bộ phận để nghiên cứu những góp
ý đề nghị đó không ? Và nghiên cứu xong thì có triển khai
thành phương án đối phó không ?
Bắt
ý của ông, tôi lại muốn đề nghị với Ban Biên tập các
Websites một động thái khác: Thiết kế một chuyên mục, ví
dụ “Góp ý với Giáo hội”, để đăng tải
những ý kiến của Phật tử. Chuyên mục nầy là một kênh
đối thoại, nếu định kỳ và trực tuyến thì càng tốt,
với Trung ương Giáo hội, và có một điểm kỹ thuật
đặc biệt là sau mỗi ý kiến đăng tải, có hiển
thị số ngày từ khi đăng cho đến khi có phản hồi từ Giáo
hội. Số ngày đó sẽ là thước đo, ít nhất trên mặt
thời gian, xem Giáo hội quan tâm đến ý kiến của Phật tử
đến mức nào. Ví dụ: Trả lời ngay trong 1 ngày là Cực
tốt, trong một tuần là Rất tốt, trong
2 – 3 tuần là Tốt, sau 4 tuần là Chấp nhận
được, sau 6 tuần là Xấu, sau 8 tuần
là Rất xấu. Còn không bao giờ trả lời thì …
miễn bàn]
2-
Ông Vũ
Hồng Hoa.
(Thừa Thiên – Huế)
Thế
thì Giáo hội đã thấy tiềm năng to lớn ở lực lượng cư
sĩ chưa, và đã có biện pháp gì để tận dụng và phát
huy tiềm năng to lớn ở cư sĩ?
Đáng
tiếc câu trả lời là chưa. Giáo hội vẫn như một
ốc đảo của quý thầy, nhưng đó không phải là ốc đảo
của sự hội tụ và năng lực tâm linh. Đó chỉ là ốc
đảo của hành chính rời rạc, lỏng lẻo. Đó chỉ là ốc
đảo của hình thức ban bệ.
[Xin
góp ý thêm: Theo tôi, một trong nhiều lý giải cho “câu trả
lời là chưa” là tại vì cấp lãnh đạo Giáo hội có vẽ như chưa có một viễn kíến vĩ mô thực tế trong một số
lãnh vực, do đó không có một chiến lược đường dài cho
Giáo hội trong lãnh vực đó. Mà không có chiến lược đường
dài thì làm sao có kế hoạch nhân dụng tương ứng để “tận
dụng và phát huy tiềm năng to lớn ở cư sĩ” ? Có
bao giờ ông thử hỏi quý Thầy trong cấp lãnh đạo Giáo hội
xem 10 năm nữa, 20 năm nữa, cụ thể Phật giáo ta sẽ như
thế nào, và đứng ở đâu trong quy trình phát triễn,
để xem quý Thầy đó trả lời thế nào ?
Xin
minh họa bằng một ví dụ:
– Viễn
kiến là trong 10 năm nữa, Phật giáo sẽ thể hiện
lý tưởng nhập thế và bồ tát đạo của mình bằng cách đồng
hành với dân tộc trong lãnh vực y tế công cọng.
–
Chiến
lược là trong nhiệm kỳ 2007-2012, huy động và phối
hợp 4 trong tổng số 9 Ban của Trung ương Giáo hội làm chủ
lực, phát huy các quan hệ quốc tế để tìm yểm trợ và
vận động các nguồn lực nhà nước làm phụ lực.
–
Kế
hoạch là xây dựng 20 nhà thương và phòng phát thuốc
của Phật giáo trên 20 tỉnh thị lớn. Kế hoạch nầy đòi
hỏi triển khai 24 dự án y tế công cọng của Phật giáo.
Trong
mô hình 4 tầng đó (Viễn kiến, Chiến lược, Kế hoạch,
Dự án), 3 tầng sau đòi hỏi sự tham dự của
một số chuyên gia mà chủ yếu nằm trong giới cư sĩ: Bác
sĩ, Dược sĩ, chuyên viên Hành chánh, Quan hệ quốc tế, Quản
lý nhà thương, Quản lý dự án, Xây cất, v.v… Nhưng nếu
từ ban đầu đã không có viễn kiến thì chuyện tận dụng
và phát huy tiềm năng to lớn ở cư sĩ của 3 tầng sau
đó, làm sao xảy ra được. Lẽ dĩ nhiên không phải không
có các ban Trị sự Thành/Tỉnh hội, hay thậm chí các chùa,
thực hiện những dự án xây nhà thương, nhưng điều chúng
ta muốn nói là những kế hoạch lớn ở tầm mức quốc gia
để huy động tổng lực tập thể cư sĩ trong chiều kích
đó]
Theo
tôi, không sớm thì muộn, nếu không muốn bị tụt hậu, đào
thải hoặc bỏ rơi, Giáo hội nên có những giải pháp cụ
thể. Dưới đây là một số gợi ý:
– Nên
thành
lập một Hội đồng tư vấn, với các ban tương ứng với
các ban của Giáo hội. Hội đồng này tập hợp các cư
sĩ và không cư sĩ, có khả năng tương ứng với các lĩnh
vực hoạt động của Giáo hội. Hội đồng này sẽ làm việc
trực tiếp với các ban ngành của Giáo hội, và do văn phòng
Giáo hội hỗ trợ hoạt động.
– Đa
dạng hóa các hình thức sinh hoạt của Phật tử, không
đặt nặng vào tổ chức, mà đặt nặng vào hình thức sinh
hoạt, khả năng kết nối.
[Trước
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI tại Hà Nội
vào cuối năm 2007, trong khuôn khổ tu chỉnh Hiến chương, người
viết đã được đọc một bản đề nghị 55 điểm của nhóm
cư sĩ Sen Vàng gửi cho Giáo hội, trong đó có đề nghị
thành lập một Hội đồng Tư vấn gần giống
như ý kiến của ông nói trên. Không những một Hội
đồng Tư vấn Trung ương (có sự hiện diện của Cư
sĩ) cho Hội đồng Trị sự Trung ương, mà còn thêm một Ùy
ban Điều phối Công tác Phật sự giữa các Ban ngành (cũng
có sự hiện diện của Cư sĩ) nhưng rốt cuộc thì đều bị
bác.
Cũng
xin cho ông biết luôn, trong 55 đề nghị tu chính đó, chỉ
có 3 điều được chấp thuận mà 2 điều đã là Đạo kỳ
và Đạo ca rồi ! Chỉ “thương” cho quý vị cư sĩ trong nhóm Sen Vàng mang hết tâm huyết trong hai tháng,
hình thành được một bản đề nghị công phu, nhưng
rồi … gửi gió cho mây ngàn bay ! Rảnh rỗi, ông so sánh hai
bản Hiến chương cũ và mới thì sẽ thấy sau 5 năm, trong
khi xã hội thay đổi, con người thay đổi, do đó tư
duy và ứng xử của Phật tử cũng đã thay đổi nhiều, thế mà Hiến chương của ta thì gần
như … vũ như cẫn ! (Lại nếu rảnh rỗi, xin xem thêm phần
phân tích của tài liệu “55 Đề nghị Tu chỉnh Hiến
chương” của nhóm Sen Vàng)
Đề
nghị thứ hai của ông về việc “Đa dạng hóa các hình thức
sinh hoạt của Phật tử, không đặt nặng vào tổ chức,
mà đặt nặng vào hình thức sinh hoạt, khả năng kết nối.”
theo tôi là rất mới, có tính đột phá cao. Nhưng có thể
sẽ rất khó về mặt quản lý và vận hành. Xin đề nghị
ông nghiên cứu viết một bài triễn khai mô thức nầy.] cũng
không
3-
Ông Như
Bình.
(Thừa Thiên – Huế)
Ông
Như Bình góp ý bằng một bài viết tương đối
dài, có những ý kiến phản biện rốt ráo, nên cũng xin trả
lời hơi dài một chút. Đồng thời cũng để nói rõ hơn những
đoạn mà có lẽ người viết trình bày chưa được đầy
đủ chăng.
Về
luận điểm thứ nhất, xin ông cho biết trong số 17 vạn
cư sỹ mà ông đơn cử, có bao nhiêu cư sỹ hiểu (tri), thực
tập (hành), và trọn đời cống hiến vô điều kiện như
các cụ Tuệ Trung Thượng Sỹ, Lê Đình Thám, Thiều Chửu?
[Từ giáo hội cho đến nhà nước cho đến các định chế nghiên cứu hoặc tư nhân, có lẽ không ai có thể trả
lời được câu hỏi nầy. Mà theo tôi, có lẽ những
cư sĩ nếu đã giống như ba nầy, thì họ cũng không cần
chúng ta đi kiếm. Tại vì tâm lượng và Phật sự của họ sẽ được đời sau làm hiễn lộ ra thôi. Ông tự đặt
ra một câu hỏi mà không ai trả lời được vì, theo tôi biết,
cho đến nay chưa có ai/cơ quan nào tiến hành một cuộc nghiên
cứu 10 triệu Phật tử, hay … 17 vạn cư sĩ, để trả
lời được câu hỏi đó cả – Đây là một câu hỏi ngoài
đề vì 3 vị ấy tuy là những cư sĩ kiệt xuất, là những
biểu tượng hứng khởi cho các thế hệ cư sĩ tương lai,
nhưng họ đã không thành công trong việc xây dựng một “tập
thể” cư sĩ quy mô, do đó 3 vị nầy không phải là đối
tượng chính của bài viết – Xin xem thêm Nhận xét chung ở
dưới] trong 17 vạn cư sỹ ấy thì
có đến 99% trong số họ phải bận bịu lo cho gia đình vợ
con từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối thế thì họ có
bao nhiêu thời gian để hộ trì Tam Bảo?
[cũng không ai biết được con số 99% có chính xác hay không
vì lý do như trên, trừ ra ông Như Bình có tài liệu thì xin
chia sẽ với bạn đọc. Đây là một phát biểu cảm tính
chứ không phải là một dữ liệu có cơ sở]
[Nhận
xét chung: Khi bài viết nhắc đến ba vị nầy, người
đọc bình thường (và bình tỉnh !) sẽ thấy rằng người
viết không nhắc đến ba vị nầy để định chuẩn người
Cư sĩ, mà chỉ muốn dùng hình bóng của họ như một biểu tương sáng chói để hướng đến. Do đó , người
viết không liệt kê mà đã cẩn thận dùng từ “xin hỏi cụ …” nhưng có vẽ như ông Như Bình đọc nhanh quá nên không thấy cái ý nầy.
Ngoài ra, trong khi chờ đợi một định nghĩa chính thức mà
mọi người đa số đều đồng ý, cho bài viết (và chỉ cho
bài viết đó mà thôi), người viết đã cẩn thận đưa ra
hai mô tả về đối tượng cư sĩ cho bài viết là: (i) “những
Phật tử thuộc mọi thành phần và đẳng cấp xã hội, sống
chết với đạo, không gọi cũng đến, không bảo cũng làm”
, và (ii) “rất đạo nhưng cũng rất đời, tương đối
hoàn chỉnh trên cả hai mặt đạo lẫn đời”. Với
hai mô tả nầy, hẳn ông Như Bình cũng thấy người viết
đã cẩn thận khoanh vùng trong một “tập thể” nhất
định cho bài viết của mình, chứ không chỉ giới hạn
trong khuôn mẫu ba vị tiền bối hay mở rộng
ra cho tất cả Phật tử “phải bận bịu lo cho gia đình vợ
con từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối thế thì họ có
bao nhiêu thời gian để hộ trì Tam Bảo” như cách ông Như
Bình muốn hiểu.
Lẽ
dĩ nhiên, nếu ông Như Bình hay bất cứ bạn đọc/cơ quan
nào có được định nghĩa (từ “Cư sĩ”) khác chuẩn xác
hơn và xác định được số lượng cư sĩ theo định
nghĩa đó là bao nhiêu thì quý hóa quá , xin công bố để
chúng ta có dữ liệu làm việc. (Cuốn Cẩm
nang Cư sĩ. của
đạo hữu Tâm Diệu, nhà xuất bản Phương Đông, 2008, có
đưa ra một số khái niệm để mô tả người Cư sĩ mà có
lẽ chúng ta có thể tham khảo để làm cơ sở nghiên cứu.)]
Xin
ông vui lòng chỉ cho biết truyền thống nào là “lỗi thời,
phi chính pháp và gây nhiều bất cập”?
[Câu
nầy phải trích nguyên văn chứ không thể chặt khúc một
cách vô … duyên như vậy, nếu không thì sẽ mất ngữ cảnh
(out of context): “Vã lại, ngay cả có một truyền thống
như thế chăng nữa, thì trong ba tạng kinh điển, có điều
nào cấm chúng ta từ bỏ một truyền thống đã lỗi thời,
phi chánh pháp và gây nhiều bất cập không ?” Câu
nầy là phần phản diện, và cụm trạng từ
“ngay cả… chăng nữa” biểu diễn một điều kiện
cách (mode conditionnel) trong tiểu mục “Truyền thống của
PGVN là như thế” (tức là như “tình trạng khiếm diện
nầy của tập thể cư sĩ”).
Nếu
ông Như Bình nắm vững được hai khái niệm “phản diện”
và “điều kiện cách” trong cấu trúc của một câu văn,
thì ông sẽ thấy hai điều: (i) Ba tạng kinh điển của Phật
giáo không có phần nào đề cập đến một truyền
thống thiết kế và xây dựng các định chế có tổ chức
(organized
institution) như mô thức của Giáo hội ở thế kỷ thứ
21 cả (với hiến chương, điều lệ, cơ cấu tổ chức,
bầu cử, …).
Do
đó, ví dụ bây giờ ta phải đối diện với một truyền
thống như thế trong hiện thực, thì nếu có phê phán và “từ
bỏ” nó cũng không vi phạm lời dạy trong ba tạng kinh điển;
và (ii) Nhưng ngay cả trong lịch sử Phật giáo
Việt Nam có một truyền thống quản lý như thế, và đã có
như thế trong các thời đại phong kiến [Xin xem thêm Việt
Nam Phật giáo Sử Lược (1943) của Thầy Mật Thể], thì:
– Truyền
thống quản lý “phi-tập thể Cư sĩ” đó “lỗi thời.
Vì ở thế kỹ thứ 21, thế kỹ của
hội nhập với bên ngoài và xã hội hóa trên đất
nước Việt Nam, không tổ chức tôn giáo-xã hội nào
có thể tồn tại bền vững được khi mà chỉ chủ yếu sử dụng ¼ lực lượng nhân sự của mình để xử lý
những sinh hoạt càng lúc càng phức tạp, càng lúc càng đòi
hỏi kỹ năng chuyên môn cao. Hai trong những thuộc tính của
thời đại chúng ta là tính tổ chức cao của xã hội và tính
quản lý các mô hình phức tạp.
– Truyền
thống quản lý “phi- tập thể Cư sĩ” đó “phi chánh
pháp”. Vì bình đẳng là một trong những thuộc tính
đặc sắc của giáo lý của Đức Phật mà các Tổ cũng thường
dạy (chúng sanh là Phật sẽ thành, Phật không Bắc không Nam).
Đó là nói về con đường chứng ngộ, huống gì vận dụng
tính bình đẳng đó vào vấn đề quản lý một tổ chức
chung (Xin ông Như Bình lưu ý về hai ý niệm bình đẳng
(equality) và bình quyền (equal right) trong quản lý
để nắm vững ý của người viết). Do đó, phi bình đẳng
là phi chánh pháp.
– Truyền
thống quản lý “phi- tập thể Cư sĩ” đó sẽ “gây
nhiều bất cập”. Không gì rõ bằng nhìn vào tình
hình Phật giáo hiện nay nói chung, và tình hình cư sĩ nói
riêng xem có hay không nhiều điều chúng ta muốn làm mà không
làm được (bất cập), hoặc làm được nhưng không có hiệu
quả tối đa. Không nói đâu xa, cứ đọc ngay bài của ông
Minh Ngọc và hai phát biểu của ông Ngô Đôn Uy và Vũ Hồng
Hoa. Ngoài ra, xin đan cử một vài “bất cập”
khác mà Giáo hội ta còn chưa làm được dù đã 25 năm trôi
qua: Một trang Web chính thức cho Giáo hội, một hệ thống
intranet nối trung ương Giáo hội với cơ sở địa phương,
một con số thống kê xã hội học về thành phần cư sĩ,
một tổ hợp ngân hàng Phật giáo, một hệ thống nhà thương
của Phật giáo, một đại học có khuynh hướng Phật giáo
… những chuyện mà 25 năm rồi, nếu “tập thể” cư sĩ
được huy động đúng đắn thì Giáo hội nếu chưa thực
hiện được thì ít nhất cũng đã có những công trình nghiên
cứu sẳn sàng để triễn khai khi cần.
Cho
câu trả lời nầy, cũng như những câu sau về bài viết, xin
ông Như Bình cẩn thận phân biệt bốn cặp phạm trù mà chắc
ông đã biết rõ: Giáo pháp và Truyền thống, Tăng đoàn
và Giáo hội, Các chùa và Giáo hội, Cá nhân các
cư sĩ và Tập thể cư sĩ.]
Về
luận điểm thứ hai, Phật dạy rằng: “Quá khứ không
truy tìm. Tương lai không ước vọng. Chỉ có pháp hiện
nay. Tuệ quán chính ở đây…” [Để
tu và hành thì đúng rồi, ta cứ theo lời Phật dạy là chắc ăn. Nhưng để định hướng phát triển, vạch chánh
sách, triễn khai dự án, quản lý 5 thành tố cấu thành
của một tổ chức như Giáo hội ta, quan hệ đến bạc
tỹ và 10 triệu Phật tử, trong sự vận hành của một
xã hội như nước ta thì tôi sợ … hỏng to !]
Làm
gì mà ông phải bận tâm đoán già đoàn non tương lai chính
trị VN vậy? Ông có phải là Ủy viên Bộ Chính Trị đâu
để có thể hoạch định tương lai chính trị VN?
[Xin
trả lời ngay rằng tôi không phải là Ủy viên Bộ Chính trị
dù … muốn lắm. Mà còn muốn làm cả Tổng Bí thư nữa cơ
! Để trong khả năng của mình và điều kiện của
đất nước, với tư thế đó, giúp chút ít gì được
cho Phật giáo mình.
Tuy
nhiên, ông nói đúng phần đầu: Tôi rất (nhấn mạnh chử
“rất”) quan tâm đến tương lai chính trị Việt Nam vừa
như là một Phật tử vừa như là một người Việt bình thường.
Vì hai lý do: (i) Phật giáo “đồng hành” với dân tộc mà
không nghiên cứu xem Bộ chính trị dẫn dân tộc đi đâu trong
tương lai thì coi chừng Dân tộc đi một đàng, Phật giáo
ta lại đi một nẽo; và (ii) Như một người Việt có trách
nhiệm, tôi có bổn phận “đoán già đoán non” tương lai
chính trị VN trước hết là để chuẩn bị tồn tại trong
tương lai đó, còn ngoài ra nếu có thể đóng góp ý kiến
với Nhà nước về phương hướng và lộ trình phát triễn
của đất nước thì có gì là sai trái. Dân nghĩ dân
bàn mà ! Không những ngồi ngoài “bàn” như tôi mà Phật giáo ta còn có Thầy làm Đại biểu trong Quốc hội nữa
đấy
Nhưng
điều người viết muốn nói là chuyện “đoán già đoán
non” không phải là và không nên là chuyện của
quý Thầy, vốn chỉ có hại cho con đường
tu và hành mà thôi. Quý Thầy không nên biết nhưng tổ chức
Giáo hội thì lại phải biết. Không cần phải biết hết
mà chỉ cần biết những lãnh vực nào liên quan đến Phật
giáo mà thôi (ví dụ chính sách quốc phòng thì không nên biết
nhưng chính sách tôn giáo thì phải nghiên cứu cho kỹ) nên
trong bài viết, tôi đã cổ xúy là dành phần vụ nầy cho
các cư sĩ. Vả lại, không phải chỉ cư sĩ Phật giáo mà
thôi đâu, ông Như Bình cứ chịu khó đọc sách báo ngoài
đời và vào các trang Web, nhất là các Web nghiên cứu (kể
cả của Phật giáo chúng ta và) của các tôn giáo khác, của
các định chế kinh tế tài chánh, của các tổ chức xã hội,
v.v… người ta đều “đoán già đoán non” đầy ra đấy.
Tại vì người ta không muốn bị “lỗi thời” và “bất
cập” !
Một
chi tiết nhỏ trong câu “để có thể hoạch định
tương lai chính trị VN?” lại chứng tỏ ông Như Bình
đọc … quá nhanh! Trong câu “Những đột phá và khai mở
về mặt chính sách, kể cả chính sách tôn giáo nói chung và
đối với Phật giáo nói riêng của chính phủ, trong tiến
trình phát triển đất nước để hội nhập vào cộng đồng
thế giới trong thập niên vừa qua, đã cho thấy giới
lãnh đạo Việt Nam đang chủ động cỡi lên một xu thếchính
trị – kinh tế sẽ làm thay đổi cấu trúc xã hội nước ta,
trong đó một xã hội dân sự chắc chắn sẽ thành hình, tạo
tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức dân sự”,
ở đâu hàm ý rằng người viết muốn “hoạch định tương
lai chính trị VN” ? Người viết chỉ mô tả một xu thế
mà thôi (chứ không ngồi “hoạch định”, vốn là chuyện
của Nhà nước), và xu thế đó người viết căn cứ vào những
thay đổi vừa vĩ mô vừa vi mô của xã hội Việt Nam trong
hơn 10 năm qua.
Điều
người viết mong ông hỏi là những đặc tính của xu thế đó là gì , và tại sao xu thế đó lại khai sinh ra một xã
hội dân sự, tạo tiền đề cho sự hình thành các
tổ chức dân sự (như “tập thể” cư sĩ), thì ông lại
không hỏi ? Đây là một đề tài cực kỳ lý thú, và quan
trọng, nhưng vì ông không hỏi nên xin … miễn trả lời.]
Về
luận điểm thứ ba, có thể nói trong ba luận điểm mà ông
trình bày thì đây là luận điểm mù mờ nhất của ông. Nó
vừa phản ánh thiếu trung thực tâm lý tốt đẹp của cư
sỹ VN, lại vừa nêu ra sự mâu thuẫn giữa lý tưởng cống
hiến và tâm lý háo danh. Phải chăng cư sĩ phải được hưởng
quyền, danh, và lợi, chứ không phải “sống như một cái
bóng mờ trong sinh hoạt nhà chùa … và khép nép núp sau những
bộ tăng bào”, nghĩa là phải “có thực mới vực được
đạo” và cư sỹ cũng phải hưởng quyền, lợi, và danh ngang
hàng với tu sỹ trong một tổ chức giáo hội. Trong khi
đó, chư tôn đức giáo phẩm chỉ lo phục vụ, cống hiến
mà không nghĩ gì đến quyền, lợi và danh.
[Ông
Như Bình lại đọc không kỹ nửa rồi. Người viết phân
biệt rất rõ, mà ông không chịu thấy, hai ý niệm: Các cá
nhân cư sĩ mà người viết đã mô tả là “Tuyệt đại
đa số đến chùa làm Phật sự, nhiệt tình hoạt động
trong các công tác nghi lễ hay từ thiện xã hội, tham gia
hội thảo và viết những công trình nghiên cứu, … là vì
ngôi chùa đó, vì đạo hạnh cá nhân vị Tăng Ni trú
trì đó, vì bản chất sinh hoạt đó chứ không phải là kết
quả của một chánh sách nhân dụng quy mô của Giáo hội.
Tại vì không có giáo hội thì họ cũng xả thân làm Phật
sự thôi.”
. Và ý niệm thứ hai là “tập thể” cư sĩ như một tập
hợp có tổ chức, có lãnh đạo, có một chương trình hoạt
động dài hạn.
Do
đó, cho từng cá nhân cư sĩ, người viết không thấy có câu
nào gây ra “mâu thuẫn nào giữa lý tưởng …” như ông
viết. Ngược lại là khác, khi người viết xác định “không có giáo hội thì họ cũng xả thân làm Phật
sự thôi” thì người viết đã vinh danh cái lý tưởng
mà ông nhắc đến đấy chứ. Ngoài ra, khi ông đưa những
khái niệm “tâm lý háo danh”, “hưởng
quyền danh và lợi”, “cư sỹ cũng phải hưởng quyền, lợi và danh ngang hàng với tu sỹ”,
… thì người viết không biết nói sao nữa. Xin ông Như Bình
cho biết trong suốt bài viết, đọạn nào minh nhiên hay hàm
ý đề cập đến những khái niệm nầy ?. Điều đáng ngạc
nhiên là ngay từ đầu bài viết, khi đề cập đến ông Minh
Ngọc, người viết đã bộc lộ động cơ viết bài của mình
rồi mà, một lần nữa, ông Như Bình vì đọc nhanh quá, nên
không chịu thấy: “Nhưng điều tôi đồng cảm nhất,
do đó chia sẻ hoàn toàn, với tác giả là ông không viết
vì muốn tranh đua dành dựt tín đồ với thiên hạ (đạo
Phật làm gì có truyền thống đó !) mà vì, nhìn vào bức
tranh nhếch nhác của Giáo hội hiện nay, ông đã vì chính
Giáo hội đó mà lo âu cho tiền đồ của Phật giáo Việt
Nam.”
Cho
đến lúc viết đoạn nấy, tôi thấy ông Như Bình có cái
tật, không biết vì sao, là tự mình dựng ra những người
rơm (không phải của bài viết) rồi đánh vào nhưng người
rơm đó !]
Tiếp
theo, đề cập đến ba lý do để “biện giải” cho sự cần
thiết của một tập thể cư sỹ của ông, tôi xin lần lượt
trao đổi với ông như sau:
Về
lý do thứ nhất, ông dẫn chứng là tại các nước phương
Tây, nhất là tại Mỹ, một trong những lý do chính để Phật
giáo khởi sắc là nhờ họ có “giáo hội” nhẹ nhàng đơn
giản, các Thầy chỉ đóng vai trò biểu tượng đạo hạnh
và hướng đạo tâm linh.
Theo
tôi được biết, ở Mỹ, nhất là các chùa của người Việt,
hẳn ông biết có nhiều cảnh chùa chiền tan nát, nhân tâm
ly tán cũng bởi các Ban hộ tự xem các thầy như ông từ giữ
chùa này?
[Trước
hết, xin ông nêu đích danh chỉ cần 20 trong số gần 400 chùa
ở Mỹ (nghĩa là 5% thôi – con số 400 theo danh sách của Giáo hội Nguyên Thủy tại bang California do Thầy Giác
Nhiên lãnh đạo), mà ở chùa đó quý Thầy bị ban Hộ tự xem như ông Từ giử chùa ? Ông chỉ cần
cho tôi biết nhiệm vụ, quyền hạn và sinh hoạt của
20 thầy A nào đó tại 20 chùa B nào đó là đủ rồi.
Có
lẽ đến đây, tôi phải đặt vấn đề về khả năng đọc
bài của ông Như Bình. Tại vì tôi cứ phải trả lời những
câu hỏi vế các vấn đề mà tôi không hề viết ra, hoặc
viết ra mà bị ông hiểu không đúng: Ông Như Bình ơi,
tôi viết như thế nầy: “Tại các nước Tây phương, nhất
là tại Mỹ, một trong những lý do chính khiến Phật giáo
khởi sắc là nhờ họ có những “giáo hội” nhẹ nhàng
đơn giản, các Thầy chỉ đóng vai trò biểu tượng đạo
hạnh và hướng đạo tâm linh, còn hoạch định, triển khai
và điều hành tất cả các kế hoạch tu học và hoằng dương
hầu hết đều do tập thể cư sĩ đảm nhiệm.” thì dù
có “đọc nhanh” đến bao nhiêu ông cũng phải hiểu rằng
tôi chỉ đề cập đến các giáo hội Tây phương (nhất là
Mỹ) của người gốc bản địa, chứ không đề cập đến
Giáo hội / chùa của người Mỹ gốc Việt Nam. Có cả trăm
cuốn sách cho ông đọc về lịch sử phát triễn Mật tông
và Thiền tông tại Mỹ nếu ông muốn nghiên cứu.
Thật
vậy, đoạn văn ở trên nhằm giới hạn đối tượng “giáo
hội” Tây phương vào ba thuộc tính: (i) tính tiêu biểu
(cho giáo hội Tây phương) mà giáo hội Việt Nam (ví dụ tại
Mỹ) thì quá nhỏ và quá mới nên không đạt được
tính tiêu biểu nầy; (ii) tính tổ chức phải “nhẹ
nhàng đơn giản” mà các giáo hội Việt Nam tại Mỹ (vì
hoàn cảnh lịch sử) thì không nhẹ nhàng mà cũng chẳng đơn
giản; và (iii) tính khởi sắc, mà ai có theo
dỏi thì cũng biết 7 giáo hội Việt Nam ngoài nước (trong
đó có 5 tại Mỹ) thì, trừ trường hợp Tăng thân Làng Mai
tại Pháp, đều đang phải đối diện với những vấn nạn
to lớn (thậm chí có thể biến mất trong tương lai) vì điều
kiện văn hóa – xã hội và kinh tế – chính trị không
thuận tiện của không gian sinh hoạt bên ngoài hơn là vì mâu
thuẩn nội bộ bên trong.
Tôi
đã phân biệt rõ như thế thì giáo hội/chùa Việt Nam tại
nước ngoài đâu phải là đối tượng tôi đề cập đến,
vậy thì ông dùng “có nhiều cảnh chùa” (Việt Nam tại
Mỹ) để phản biện bài viết của tôi về vấn đề chùa
Mỹ (tại Mỹ) làm gì ? Vã lại, tôi viết chuyện giáo hội
chứ không nói chuyện chùa; tôi viết chuyện “tập thể”
cư sĩ chứ không nói chuyện cá nhân các cư sĩ.
Đó
là chưa nói đến cái biết của ông về lý do “ở
Mỹ, …chùa chiền tan nát, nhân tâm ly tán cũng bởi các Ban
hộ tự xem các thầy như ông từ giữ chùa”.
Nếu có tình trạng đó chăng nữa thì, theo tôi, cũng
chỉ là biệt lệ, không có tính phổ quát, thì dính dáng gì
và có lợi gì cho chủ đề ta đang thảo luận. Ngược
lại, chỉ làm rối rắm thêm . Xin thưa riêng với ông rằng
lúc tôi viết “cũng chỉ là biệt lệ” là tôi
viết rất cẩn thận, có nghiên cứu hẳn hoi.]
Ở
chùa trong nước cũng vậy, ở một số những chùa trong nước
không có tăng ni giữ cương vị quản lý trụ trì, cảnh “Phật
sự tẻ nhạt, đìu hiu”, cảnh bè phái chia năm sẻ bảy trong
Ban hộ tự, cảnh chùa rách nát vì sự mất uy tín của Ban
hộ tự đối với quần chúng Phật tử là điều có thật.
Trên
thực tế, số đông Phật tử không thể đặt trọn niềm
tin vào sự quản lý tài chính và chùa chiền do cư sỹ nắm
giữ. Họ chỉ đặt niềm tin vào các vị thầy.
[Vì là “Trên thực tế”, nên tôi cần ông minh chứng điều
nầy. Nếu có tài liệu thống kê định lượng thì xin ông
san sẽ với độc giả – Và cho biết ý kiến của riêng
ông về hai điều: (i) Phật tử không tin sự quản lý của
cư sĩ; và (ii) Phật tử chỉ tin vào sự quản lý của quý
Thầy, thì tốt hay xấu cho con đường tu học của mấy Thầy
nói riêng, và tốt hay xấu cho Cư sĩ và Phật giáo Việt Nam
nói chung ?. Tuy nhiên, viết để ông suy nghĩ thôi chứ xin ông
đừng trả lời !]
Về
lý do thứ hai, tôi nghĩ, chẳng có thầy nào tranh giành hơn
thua với Phật tử.. Sự thật, tất cả những lĩnh vực
(hành chính, tài chính, nhân dụng, v.v…), hiện nay các thầy
đều có thể nắm bắt và vận dụng chúng một cách linh động,
uyển chuyển và sau lưng các thầy luôn có hàng tá cư sỹ
chân chính âm thầm trợ lý, tham mưu cho quý thầy mà không
đòi hỏi bất kỳ một quyền, lợi và danh nào.
[Khi
ông đặt vấn đề “chẳng có Thầy nào tranh dành hơn
thua với Phật tử”, thì ông lại chẳng nắm bắt được
trọng điểm của bài viết vốn là chính sách quản lý nhân
dụng (ở đây là cư sĩ ) của Giáo hội, chứ không phải
của 1 Thầy hay 50.000 Thầy Cô nào đó. Tôi đang nói chuyện
vĩ mô, chuyện chính sách … Xin ông đọc trong kích thước
đó. Còn khẳng định rằng “các Thầy có thể vận dụng
…” và “sau lưng có hàng tá cư sĩ chân chính ” thì
tôi lại cần có chứng liệu. Và ngay cả ông thống kê được
khỏang 500 trường hợp như thế trên ba miền đất nước
chăng nửa thì xin ông cho biết đó là động thái cá nhân
của các “cư sĩ chân chính” hay đó là kết quả của một
chính sách cho “tập thể” cư sĩ của Giáo hội.
Ngoài
ra, chính vì “Sự thật, tất cả những lĩnh vực (hành
chính, tài chính, nhân dụng, v.v…), hiện nay các thầy đều
có thể nắm bắt và vận dụng …” mới làm cho tôi lo: Các Thầy cứ mải “vân dụng tất cả những lĩnh vực”
như thế mà lại không được đào tạo bài bản thì thời
giờ và “tâm” đâu mà tu học ? Thông thường, quản lý một tổ chức là quản lý 4 chử “M” và
một chử “T” (Manpower, Money, Methodology, Means và Time). Quản
lý cho tốt, nhất là ở cương vị lãnh đạo, để điều
phối “hàng tá cư sỹ” hoặc đánh giá đúng những “tham
mưu” cho hiệu quả thì mất nhiều thì giờ lắm. Trừ ra
kết quả ra sao cũng được, ta không cầu tiến làm chi, vì
““tất cả đều tốt rồi, cần gì phải thay đổi”
thì không còn gì phải bàn thêm nữa ! ]
Hơn
nữa, tu không có nghĩa là trốn đời, ăn bám xã hội và làm
ông từ giữ chùa mà phải lăn xả vào đời “ô trọc”
để cống hiến, phục vụ nhân sinh. Sự cống hiến và
phục vụ nhân sinh chính là thước đo khả năng tu tập, và
hạnh nguyện độ tha bên trong của người tu sỹ Phật giáo.
Còn nếu chỉ làm “biểu tượng đạo hạnh” để cho
thiên hạ nói sao nghe vậy, gọi dạ bảo vâng, thì có lẽ
PGVN chắc cũng tiêu vong từ lâu rồi.
[Tôi
không phản đối chuyện quý Thầy “phải lăn xả vào đời
“ô trọc” để cống hiến, phục vụ nhân sinh”. Tôi
chỉ (i) ngại cho chuyện tu và hành của các Thầy không biết
đã đủ nội lực sung mãn và đạo hạnh vững chắc chưa
mà phải ngày nầy qua ngày khác tính toán tiền bạc, phải
chung đụng với các cô các bà, phải dự tiệc ngon đi xe láng,
phải bận tâm lo nghĩ chuyện được mất hơn thua… và
(ii) trong khi đó thì đã có một lực lượng có tay nghề giỏi
hơn, chuyện tu hành cũng không mong được giải thoát trong
kiếp nầy, lại sẳn sàng “lăn xã vào đời” cho quý Thầy,
mà quý Thầy lại không sử dụng thì … lạ thật ! Và đó
là hai điều tôi đã viết khi đề cập đến một chính
sách phân bố nhân dụng hợp lý.
Ngoài
ra, khi ông quy kết “chỉ làm “biểu tượng đạo hạnh
để cho thiên hạ nói sao nghe vậy, gọi dạ bảo vâng”
như một động lực của mô hình phân bố nhân dụng của
các giáo hội tại Mỹ là chuyện ông dựng người rơm ra mà
đánh cho sướng tay thôi. Xã hội Mỹ, ngay từ 5 tuổi cắp
sách lần đầu tiên đến trường, đã không có thứ văn hóa
“nói sao nghe vậy, gọi dạ bảo vâng”, huống gì trong lãnh
vực đạo đức và đạo hạnh. Nói chung, tại Mỹ, hai lãnh
vực nội dung hoằng pháp và quản lý sinh hoạt hoằng pháp
được phân định khá rỏ ràng. Các Thầy Tây Tạng, Miến
Điện, Tích Lan … bằng chính đời sống gương mẫu đầy
phẩm hạnh của quý ngài, trước hết đã là những “biểu
tương đạo hạnh” lôi cuốn người Mỹ đến với đạo
Phật trước khi những người nầy thấm nhuần Phật pháp. Từ đó, quý Phật tử Mỹ nầy đã chủ động quyên góp tiền
bạc, tiến hành các kế hoạch kinh tài và truyền thông để
xây chùa xây đại học Phật giáo, tổ chức các buổi giảng
pháp, ấn tống và phổ biến kinh sách.
Về
lý do thứ ba, Đức Phật khuyên rằng tứ chúng đồng TU chứ
không phải tứ chúng đồng LÃNH ĐẠO, đồng QUẢN LÝ. Trước hết, cư sĩ nên “đòi” đồng TU thì có lẽ thích
hợp hơn là “đòi” đồng LÃNH ĐẠO, đồng QUẢN LÝ. Bởi
vì đòi đồng lãnh đạo và đồng quản lý thì quả thật,
quần chúng Phật tử khó mà tin cậy.
[Đúng
là Đức Phật đã dạy “Tứ chúng đồng tu”, và cư sĩ
(cũng như Tăng Ni) nên “đòi” đồng tu, nhưng đó không
phải là những đề nghị trong bài viết của tôi. Những
đề nghị trong bài viết của tôi hàm ý rằng ngoài
nguyên tắc Lục hòa, Đức Phật và giáo pháp của Ngài không
nói gì đến chuyện làm sao quản lý một giáo hội của thế
kỹ thứ 21, vốn là sản phẩm đặc thù của chính chúng ta,
được vận hành trong một Hiến chương (với những điều
khoản chặt chẻ về bầu bán, về tiền bạc, về tổ chức
ban ngành, về quan hệ quốc tế, về quy định quản lý tài
sản, …). Cho nên một khi tứ chúng đó đồng thuận
cùng hiện diện trong một tổ chức vừa đạo vừa đời đó
của thế kỹ thứ 21, lấy Hiến chương làm
một “khế ước”, thì ngoài nguyên tắc “tứ chứng đồng
tu” trong các sinh hoạt đạo, tứ chúng còn cần có một hệ
thống vận hành tổ chức đó nữa. Xin hỏi ông Như Bình trong
Hiến chương 12 chương 52 điều của Giáo hội, có bao nhiêu
điều quy định vấn đề “đồng tu” và bao nhiêu điều
quy định vấn đề “lãnh đạo” và “quản lý”?]
Vài
lời trao đổi với ông để cùng suy nghĩ thêm về vai trò
của người cư sĩ trong Giáo hội nói riêng và Phật giáo Việt
Nam nói chung. [Tôi cũng rất mong ngoài
quý vị cư sĩ, quý Thầy Cô cũng tham gia phát biểu về chủ
đề nầy. Ngoài ra, riêng với Trang chủ các trang Web, từ nay tôi xin một đặc ân là dành quyền không
trả lời những hồi ứng nào mà tôi thấy tác giả … đọc
nhanh quá ]
Lời
nhắn nhủ của một vị Thầy
[Xin
trích đăng đoạn mở đầu của phần “Thay Lời Tựa” trong
tác phẩm “Cẩm
nang Người Cư sĩ”
để chấm dứt bài viết nầy:
“Trong
một bài pháp thuyết giảng tại Mã Lai, Thượng tọa Sayadaw
U Sumana cho biết Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín
đồ ít oi nhất trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới và
cảnh giác rằng: “Phật giáo hiện nay được thí dụ như
là một con cá trong hồ nước cạn và nước sẽ tiếp tục
bốc hơi nếu không có cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng
nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục
sống với cái hy vọng là cơn mưa sẽ đến, nếu như cơn
mưa đến kịp lúc thì cá sẽ sống cho đến khi mãn kiếp.
Những người Phật tử thông thường được ví như là cơn
mưa làm cho hồ nước được đầy trở lại, và do vậy mà
Phật giáo được tồn tại dưới sự bảo tồn của Phật
tử”.
Những
người “Phật tử thông thường” mà Hoà thượng Sayadaw
nói đến chính là những người học Phật tại gia. Hòa thượng
muốn nhấn mạnh đến vai trò của giới cư sĩ trong tình thế
hiện nay…”
Là
một Tăng sĩ Á châu, giảng dạy và nghiên cứu Phật giáo
Á châu, hẳn Ngài Sayadaw cũng hiểu được vì sao Phật giáo
Nhật Bản tàn lụi, vì sao Phật giáo Hàn Quốc co cụm từ
80% xuống còn 30% tổng dân số. Lời cảnh báo của Ngài rõ
ràng như thế, Phật tử Việt Nam chúng ta nghĩ sao ?]
Nguyễn
Kha
8/2008
Discussion about this post