PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thiền Vị Trên Đầu Lưỡi

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

THIỀN VỊ TRÊN ĐẦU LƯỠI
Nguyên tác: Takashina Rozen
Ni sư Hạnh Huệ và Thuần Bạch dịch

Mục
tiêu
của thiền dĩ nhiên là để kiến tánh và chứng ngộ, nhưng đó không phải là nơi an trụ cuối cùng. Thiền bao gồm Phật giáo và là sự thực hành
Phật đạo. Thế thì Phật giáo là gì? Và Phật đạo là gì ?

Nhiều
người cho rằng Phật giáo chỉ là những chuyện về thiên đường, địa ngục, và làm sao để tẩn liệm một xác chết, hoặc có thể là một ông già nào đó nói về sự xả ly. Vì thế lớp trẻ có khuynh hướng quy lưng lại với Phật giáo, xem như không có giá trị với họ. Họ không hiểu Phật giáo thực sự là gì. Đó là chân lý của vạn vật, là ngộ nhập cái tuyệt đối, là đại ngộ của đức Thích Ca Mâu Ni. Chân lý này phổ quát vi tế đến nỗi có thể chứa đựng trên đầu lông chim cốc, rộng lớn đến nỗi vượt cả không gian đến vô tận. Chân lý tuyệt đối chính là sự sống của đạo Phật – và vấn đề là làm sao ngộ nhập được sự sống đó.

Kinh
Kim Cang
dạy rằng: “Cái gì gọi là Phật pháp thì không phải là Phật pháp.” Điều mà đức Thích Ca Mâu Ni thuyết trong 49 năm xem như giáo pháp
của ngài, chỉ là sự giải thích giúp chúng sanh đi đến trực ngộ. Mạch sống thực sự của Phật pháp không ở nơi giáo lý. Vì thế ngài nói: “Phải biết rằng những lời giáo huấn của ta chỉ là những ẩn dụ giống như chiếc bè.” Bè hoặc thuyền chỉ được sử dụng cho đến khi đạt đến mục tiêu là bờ bên kia.

Đâu
là mục tiêu đích thực của Phật pháp? Khi đã tìm ra và đạt đến, chúng ta
an trụ trong cái hằng ngày, cái bình thường, không có gì khác thường cả. Phàm phu đau khổ vì họ không thể an trụ trong sự bình thường. “Tôi đã đi qua nhưng sau cùng không có gì đặc biệt.” Đời sống con người đầy rẫy những thất vọng, những việc không xoay chiều theo ý muốn. Trên quan điểm chứng ngộ, chân lý là bình thường, không có gì đặc biệt. Liễu xanh,
hoa thắm, lửa nóng và gió luôn luôn thổi. Thiền sư Đạo Nguyên trong Tọa
Thiền
Nghi đã đưa ra kết luận về thiền: “Chim bay như chim, cá lội như cá.” Đó chính là trạng thái bình thường của vạn vật. Nếu chúng ta nghĩ Phật pháp như một triết lý thần kỳ chính vì chúng ta không thấy được Phật pháp là một sự bình thường, là việc ăn uống hàng ngày. Chân lý không ra ngoài cuộc sống thường nhật.

Trong
thiền, khi cảm thấy không đủ khả năng đạt đến công án quá khó của vị thầy trao cho, hành giả chiến đấu trên đầu gươm ngọn giáo. Nhưng khi đạt
đến
sự hoạt dụng tự tại của thiền một cách trọn vẹn, hành giả sẽ thấy đáp án tự nhiên xuất hiện ngay trước mắt và sự sống chơn thực bắt đầu.

Một
vị tăng hỏi thiền sư Triệu Châu: “Cái gì là Phật pháp?”. Sư trả lời tức
khắc: “Cây bách trước sân.” Ngay trước phòng của sư mọc một cây bách giữa sân, và không ngập ngừng mảy may sư đã ứng dụng ngay sự kiện đó. Đó
là Phật pháp hoạt dụng.

Lại
một vị tăng hỏi thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư: “Cái gì là đại ý Phật pháp?” Nghe vị tăng đến từ Lô Lăng, sư liền đáp: “Giá gạo ở chợ Lô Lăng bao nhiêu?” Trong sự hoạt dụng của thiền, gạo ở chợ được dùng để chỉ cho
đại ý Phật pháp.

Một
môn đệ cư sĩ của thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm hỏi: “Đạo là gì?” Sư chỉ trên và dưới: “Ông không hiểu chăng?”. Người môn đệ không hiểu nên đáp: “Không.” Rồi sư nói tiếp: “Mây trên trời xanh, nước trong bình.” (Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.) Người môn đệ chợt ngộ. Đạo chính ngay ở
tại mây trên trời xanh, nước trong bình, không phải là hiện tượng gì kỳ
đặc mà là hương vị thiên nhiên của núi, sông , đồng cỏ. Thật sự đạo là cái gì đơn giản và bình dị.

Thêm
một mẫu chuyện Trung Hoa rất thích thú về Triệu Châu. Có một vị tăng lần đầu đến hỏi sư: “Tôi vừa nhập tu viện, xin ngày chỉ dạy.” Tăng chúng
thường dùng cháo vào buổi sáng và chiều. Triệu Châu trả lời: “Ông ăn cháo chưa?”. Ngụ ý là ông đã dùng bữa sáng chưa? Vị tăng trả lời ngay rằng: “Thưa rồi.” Và sư tiếp: “Hãy đi rửa chén.” Tất cả chuyện trên đều mang ẩn ý, và đó là một công án. Thiền sư Bansho có nói về vấn đề này: “Trong lúc ăn, hãy mở miệng, khi ngủ hãy nhắm mắt, lúc rửa mặt hãy rửa sạch mũi, khi đi giày hãy xỏ chân vào.” Khi rửa mặt phải tỉnh giác về cái mũi sạch dơ, lúc mang giày ta phải đặt ngón chân vào thật ngay ngắn.

Nơi
an trụ cuối cùng của thiền, tức mạch sống của Phật giáo là thiền trong hoạt động, không lạc ra ngoài sinh hoạt tự nhiên của đời sống bình thường hằng ngày. Như vậy, dù không để ý đến ngày và đêm chúng ta đều sống trong Phật pháp và áp dụng Phật pháp. Vậy thì cần gì phải giác ngộ và tu tập? “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền.” Nhưng không phải thế. Nước đã đun sôi và sau đó để nguội chắc chắn phải khác với nước thường, mặc dù cả hai đều nguội. Phải có sự khác biệt giữa một phàm phu và một hành giả đã trải qua công phu tu tập lâu dài. Nếu không thế, tu tập thiền định ắt vô dụng. Họ bình đẳng với nhau trong Phật pháp, nhưng điểm khác biệt là có người tu hành tinh tấn, người thì không. Cùng bơi lội chung trong nước, người có mặc quần áo sẽ bị vướng bận vì cơ thể không được tự
do
cử động trong nước. Giống như hai người đối diện nhưng ngăn cách bởi
một tấm kính không thể nói chuyện với nhau. Cũng thế, chúng ta chìm ngập trong thánh lý, nhưng cũng bị ngăn cách bởi tấm kính. Nếu bằng cách
nào đó tấm kính được tháo gỡ, người bơi lội trút bỏ lớp quần áo – điều này thật là cần thiết tuyệt đối để kiến tánh và chứng ngộ. Cụ thể hơn: Người chưa giác ngộ không thể nhận ra tự tánh. Vì chưa nhận ra tự tánh, những ý tưởng của họ bị chi phối bởi mọi hình tướng biến đổi bất thường,
và họ bị dao động khi có bất cứ dư luận nào. Chủ đích đời sống của họ không bao giờ ra ngoài sự khoái lạc, của cải, danh và lợi. Nhưng khi hành giả thành tâm tìm kiếm chân lý, thoát ra khỏi tập quán này để nhận ra tự tánh, thì chân lý thường hằng hiện tiền trong cái sinh diệt. Đó là
cuộc sống chơn thực, khi mà hành trì và chứng ngộ là một. Cuối cùng hành giả đạt đến cứu cánh tối thượng của thiền, tự tại hòa nhập với thế gian. Bấy giờ cha mẹ như là cha mẹ, con cái như là con cái, người chồng như là chồng, người vợ như là vợ. Liễu vẫn xanh, hoa vẫn thắm, chim bay như chim, cá lội như cá.

Khi
mỗi người sống an bình trong vị thế của mình, họ có thể cống hiến cho vinh quang thật sự của đất nước mình và rồi có được năng lực sáng tạo một nền văn hóa vững bền. Chúng ta gọi đó là cuộc sống bình thường, và quả bình thường thật, nhưng đó cũng là chân lý bất di bất dịch qua các thời đại. Hãy nhìn! Khi trời lạnh chim đậu trên cây còn vịt thì nhào xuống nước. Mỗi sinh vật chỉ đi đến nơi an trú riêng biệt của mình. Chân
lý
là chân lý trong mỗi người. Không có gì tốt đẹp hơn nữa – không có gì đẹp hoặc xấu bởi vì tất cả đều bình đẳng. Nơi có sự bình đẳng, tâm bình và thế giới bình. Đó là thiền Tào Động, nơi an trụ rốt ráo của thiền.

(Thiền Viện Thường Chiếu)

 

Tin bài có liên quan

Vô Ngã Vô Ưu

Vô Ngã Vô Ưu

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vì Sao Tu Thiền Định

Vì sao tu thiền định

Về Một Lời Khuyên Tu Thiền

Về một lời khuyên tu thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Ứng Dụng Bảy Yếu Tố Giác Ngộ Trong Quá Trình Thực Hành Thiền Định

Ứng dụng bảy yếu tố giác ngộ trong quá trình thực hành thiền định

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tứ Vô Lượng Tâm

Tứ vô lượng tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trần Thái Tông

Tu Thiền Định Bằng Cách Chuyên Tâm Vào Một Điểm

Tu thiền định bằng cách chuyên tâm vào một điểm

Load More

Discussion about this post

Sự Thật Tà Đạo “Tâm Linh Hồ Chí Minh”

Sự Thật Tà Đạo “Tâm Linh Hồ Chí Minh”

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh đã có trên 50 người tham gia trong đó...

Thấy Chân Thường, Thấy Mùa Xuân Vĩnh Cửu

Thấy chân thường, thấy mùa xuân vĩnh cửu

THẤY CHÂN THƯỜNG, THẤY MÙA XUÂN VĨNH CỬU Nguyễn Thế Đăng Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thìTự tánh vô công...

Quan Niệm Vô Ngã Trong Tư Tưởng Phật Giáo

Quan Niệm VÔ NGÃ Trong Tư Tưởng Phật Giáo Phổ Nguyệt Vô ngã là tiến trình tu tập tâm không...

Bố Thí

BỐ THÍ Toàn Không   I)- Thế nào là bố thí? Bố là chia bày ra, thí là trao tặng,...

Làm Thế Nào Để Thực Hành Tâm Từ Bi (Song Ngữ Vietnamese-English)

Làm thế nào để thực hành Tâm từ bi (Song ngữ Vietnamese-English)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HÀNH TÂM TỪ BIBởi Jack Kornfield | 22 Tháng 1 Năm 2021Tịnh Thủy chuyển ngữ...

Thực Hành Duy Thức

Thực Hành Duy Thức

THỰC HÀNH DUY THỨC Nguyễn Thế Đăng 1 Mục tiêu chiến lượcDuy thức, như tất cả các con đường khác...

Tại Tâm

TẠI TÂM Đồng Thiện    Năm ấy quốc gia mở cuộc hội thảo lớn về Phật giáo. Tăng, tục bốn...

Nghi Thức Tụng Niệm Trong Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy

NGHI THỨC TỤNG NIỆM TRONG TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY Bình Anson A. Nghi thức và Thờ phượng I....

Vườn Xưa Hoa Cải….

Vườn xưa hoa cải….

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Dự Án Từ Thiện Của Fpmt

Dự án từ thiện của FPMT

DỰ ÁN TỪ THIỆN CỦA FPMT HỖ TRỢ HOÀI BÃO VÀ SỰ TRƯỜNG THỌ CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA...

Lược Giải Kinh Pháp Hoa

Lược Giải Kinh Pháp Hoa

LƯỢC GIẢI KINH PHÁP HOA Hòa Thượng Thích Trí QuảngViện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam - TP. Hồ Chí...

Lời Phật Dạy Quả Báo Tạo Khẩu Nghiệp Chửi Rủa Chư Tăng

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Tâm từ bi của Đức Phật chỉ nghĩ đến việc lợi ích chúng sinh, không có thời khắc nào là...

Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải

Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải

TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢITác Giả: Thiên Mục Trung Phong Hòa ThượngViệt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực LỜI...

Đi Vào Kinh Hoa Nghiêm

Đi vào kinh Hoa Nghiêm

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Kiến Chánh

Kinh Kiến Chánh

Đạo lý luân-hồi đã được Phật giảng dạy trong nhiều Kinh Luận. Kinh Kiến Chánh sau đây là một. Nội...

Sự Thật Tà Đạo “Tâm Linh Hồ Chí Minh”

Thấy chân thường, thấy mùa xuân vĩnh cửu

Quan Niệm Vô Ngã Trong Tư Tưởng Phật Giáo

Bố Thí

Làm thế nào để thực hành Tâm từ bi (Song ngữ Vietnamese-English)

Thực Hành Duy Thức

Tại Tâm

Nghi Thức Tụng Niệm Trong Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy

Vườn xưa hoa cải….

Dự án từ thiện của FPMT

Lược Giải Kinh Pháp Hoa

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải

Đi vào kinh Hoa Nghiêm

Kinh Kiến Chánh

Tin mới nhận

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Hành trình theo bước chân Phật

Ai cũng có bệnh

5 nhân duyên hội đủ để Đức Phật giáng sinh vào thế giới này

Phật dạy về ngày tốt

50 chân lý bất biến của cuộc đời

Học theo gương hạnh Đức Phật

Bảy loại phước xuất thế gian

Đức Phật qua cái nhìn của danh nhân

Người đẹp tuyệt trần

Chùa Bình A – Thôn Bình A, Xã Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định

An lạc và hạnh phúc trong sự thanh lọc tâm hồn

Trói buộc chắc hơn gông cùm xiềng xích

Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tứ Thánh đế, thông điệp đầu tiên và căn bản của Đức Phật

Để có sự nghiệp bền vững theo lời Phật dạy

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Tuệ giác của Đức Phật

Con đường hướng tới hạnh phúc nhân sinh qua việc thực hành lời Phật dạy

Điều đặc biệt nhất của Đức Như Lai

Tin mới nhận

Đạo đức thế tục trong giáo dục

Phật Học tinh hoa

Quán Sát Thân Hành

Phật giáo và thiên nhiên: thương yêu con người và động vật

Món Quà Của Lòng Biết Ơn Ajahn Sumedho – Diệu Liên Lý Thu Linh Dịch

Patin

Ai là người sung sướng nhất?

Cali đang mưa

Bốn cấp độ thiền định

Đạo Phật trên hành trình lịch sử thế giới và dân tộc

Dốc Mơ Đồi Mộng – Diệu Nga

Thay đổi suy nghĩ, thay đổi cuộc đời

Mục Đích Ăn Chay Của Đạo Phật

Thầy tu làm ruộng

Phúc Đức Có Phải Là Biến Thể Của Thuyết Luân Hồi – Nhân Quả?

Viễn Ly – Quyết Định Giải Thoát

Mười Hai Nhân Duyên (Song ngữ Vietmanese-English PDF)

Còn Gì Thảm Hơn

Đặc trưng của Đạo Phật

Những cái tát và mong muốn thầy cô giáo hạnh phúc

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 20)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Kinh Bāhiya Sutta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

Kinh Sedaka, Tại Sedaka có người nghệ sĩ xiếc nhào lộn

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Giới Thiệu Kinh Tăng Nhất A-hàm

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 182)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Kinh Bách Dụ: Đệ tử Phạm thiên tạo vật

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

GIỚI THIỆU KINH KIM CANG

Kinh Không Sợ Hãi

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Tin mới nhận

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 4)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 10)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 3)

Tịnh Học Thù Thắng – Thích Hân Hiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 53)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Chia Sẻ Pháp Môn Tu Tịnh Độ Nhân Ngày Vía Phật A Di Đà

Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Thiện Và Ác Là Gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 275)

Chân tướng cũa người niệm Phật không được vãng sanh

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese