PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Trộm hương

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TRỘM HƯƠNG
Truyện ngắn của Tiểu Lục Thần Phong

 

Hoa Quynh

 Ánh trăng bàng bạc nhuộm cả không gian này, xuyên qua những tán lá tàng cây. Ánh trăng rơi xuống khu vườn tạo nên những hình thù kỳ lạ cứ lấp loáng, mỗi khi có cơn gió thổi qua thì biến thành muôn hình vạn trạng sinh động lạ lùng. Dưới ánh vàng ngà ngà, khu vườn trở nên đẹp một cách huyền hoặc nhưng thanh bình đến vô cùng. Hoa trong vườn lặng lẽ tỏa hương, những đoá hồng kiêu sa thì đã ngậm vành, hàng ngàn nụ lài thanh khiết hương bay ngan ngát, đám dã yên, hoa bướm… thì rực rỡ sắc màu, góc vườn hoa xoan thơm bát ngát. Riêng những đoá quỳnh thì lặng lẽ như muôn đời nay, từng lớp cánh mỏng xếp lớp như những lần lụa là xiêm y. Hoa quỳnh là những lớp xiêm y hay xiêm y xếp laị tạo thành thì cũng chẳng ai dám đoan chắc cả! mùi hương cũng thanh tao, thoát tục lắm.

 Khu vườn đang tịch mịch bỗng nhiên có tiếng nói, tiếng cười văng vẳng:

 – Ồ, các bạn xem kià! những đoá quỳnh đang nở dưới trăng, nõn nà trinh bạch và thơm quá.

 Một bọn nữ liêu trai từ đâu kéo đến khu vườn, đứa thì nâng niu hoa hồng, đứa thì vờn quanh hoa bướm…Một lát thì cả bọn cùng xúm quanh mấy chậu quỳnh, ngắm nghía say sưa rồi bắt đầu múa hát véo von. Khu vườn dường như sáng lấp lánh dưới trăng, xiêm y của các nữ liêu trai rập rờn như những làn sóng quanh những đoá quỳnh…Người chị cả bảo:

 – Này các em, đêm nay trăng đẹp và hoa quỳnh nở, đây là giây phút tuyệt nhất của bọn chúng mình. Vậy ai sẽ sáng tác và ngâm một đoản khúc mừng hoa đây?

 Cả bọn nhao nhao:

 – Chỉ có Thanh Nguyệt Hoàng là thích hợp nhất, cô ấy thi tứ phong phú laị có giọng ca trong trẻo như pha lê.

 Thanh Nguyệt Hoàng bẽn lẽn cười nhưng cũng bước ra và bắt đầu ngâm:

                                     Xiêm y vũ khúc nghê thường

                                Tháng ngày chịu nỗi gió sương mà thành

                                     Đêm nay trời đất an lành

                                Bốn phương hội tụ một cành thiên hương

 Tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay rộn vang cả khu vườn! Bất chợt có tiếng hét:

 – Bọn nữ liêu trai to gan, dám vào vườm trộm hương!

 Cả bọn giật mình kinh sợ, lấm lét nhìn quanh thì thấy một người cao to, ăn vận như võ quan. Cả bọn định thần laị thì ra là thần giữ vườn. Người chị cả lấy can đảm bước ra:

 – Thưa ngài, chúng em thấy vườn đẹp dưới trăng nên tụ laị hát ca mừng hoa nở chứ nào có ý trộm hương!

 Thần giữ vườn vẫn thị uy:

 – Hoa nở hương tỏa là để cúng dường Thế Tôn, nào phải để cho các cô thưởng thức!

  – Dạ, chúng em cũng biết vậy nhưng chúng em chỉ múa ca, ngâm vịnh nào có ảnh hưởng gì đến hương. Cô chị nhỏ nhẹ thưa

 Y vẫn hồ đồ đe nẹt:

 – Không cãi lôi thôi, các cô phải bị trừng phạt!

 Lúc ấy có một người từ sau những lùm cây bước ra, trông có vẻ nho nhã nhưng phục sức thì giống tăng nhân, tướng người thanh cao và tiêu sái lắm. Người ấy có giọng nói khá thanh nhưng tiềm tàng nội lực rất thâm hậu:

 – Thưa ngài, các cô ấy nào có ý trộm hương, xin đừng làm khó bọn họ.

 Thần giữ vườn vẫn khăng khăng:

 – Các cô ấy phải bị trừng phạt, tôi chỉ làm trách nhiệm của tôi.

 Người kia bèn bảo:

 – Các cô ấy múa hát làm cho khu vườn thêm đẹp. Hoa quỳnh có thêm các tỷ muội, xiêm y trên cành và xiêm y của các cô ấy cũng hoà vũ khúc dưới trăng…Một cảnh tượng như bồng lai tiên cảnh, lẽ nào ngài không thấy? Tôi có vật này xin bảo lãnh cho bọn họ.

 Nói xong, người ấy giơ cao một vật gì đó có vẻ như là thẻ bài ngà hay là cái pháp phái mà các vị trưởng lão thường đeo để hộ thân. Thần giữ vườn có vẻ xìu hẳn:

 – Nể lòng ngài tôi không bắt tội các cô ấy nhưng mỗi người phải để laị một giải lụa trên cành hoa quỳnh.

 Các nữ liêu trai mừng rỡ cười và cảm ơn vị khách lạ kia:

 – Xin cảm ơn ngài đã nói giúp cho, xin cho bọn em được biết qúy danh.

 Người khách lạ bảo:

 – Ta vốn là du sĩ Thanh Hoàng Tú, trước kia từng thọ giới với hoà thượng Thanh Đồng Nguyên trong hai mươi năm, công phu cũng khá, kiến văn cũng đủ  nhưng vì bản tánh trăng hoa không buông đặng nên phút cuối lúc lâm chung đọa, may nhờ dư phước nên làm khách sĩ ở Phù Dung trấn này, vậy còn các cô thì sao?

 Người chị cả thưa:

 – Bọn em vốn là ca nữ của thành Hạc Hoa, lúc sống lấy đêm làm ngày, dâng tiếng ca cho người mua vui, những trận cười thâu đêm, cuộc vui đầy tháng nơi cao lâu, trà đình, tửu điếm…Khi còn thanh sắc thì bọn công tử, đaị gia đua nhau đưa đón, khi tàn thì họ vứt như chiếc dép rách. Sau khi chết vẫn còn chút phước nên được ngụ ở đây, thức ăn dồi dào, áo quần không thiếu…Mỗi mùa trăng đều đến đây thưởng hoa, không hiểu sao đêm nay laị bị thần giữ vườn làm khó? 

 Vị khách sĩ nói:

 – Các cô không biết đó thôi, ông ấy vốn là quan đốc trấn Phù Dung trong ba mươi năm, tuy thanh liêm nhưng vì quá yêu trấn này nên khi chết thần thức không chịu đi vẫn ở laị đây. Giờ ông ấy là thần giữ vườn vậy!

 Bọn nữ liêu trai cùng ồ lên:

 – Thảo nào bọn em thấy dáng và nghe giọng quen quen nhưng không biết là đã gặp ở đâu.

 Vị khách sĩ hỏi:

 – Các cô có thấy điều gì rất lạ thường trong đêm trăng ở khu vườn này không?

 Cả bọn nữ liêu trai ngơ ngác nhìn nhau, túm tụm bàn tán nhưng chẳng phát hiện ra điều gì khác thường cả. Bấy giờ vị khách sĩ cười nói:

 – Hoa quỳnh vốn nở vào mùa thu, hôm nay là tháng tư cớ sao hoa quỳnh laị nở? cả bọn ồ lên ngạc nhiên vỡ lẽ ra nhưng vẫn không sao hiểu vì sao hoa quỳnh nở vào đêm trăng trong tháng tư này. Vị khách sĩ thong thả kể: Ta với nữ thần chủ mệnh vụ mùa vốn là chỗ thâm tình. Tên nàng là Hợp Hoan Tụ Hỷ, có lần ta yêu cầu nàng xuống lệnh cho hoa quỳnh nở vào tháng tư. Nàng bảo với ta:” Em hoàn toàn có thể làm được nhưng em không làm vậy, vì làm vậy là cưỡng bức, là bắt ép nhau, là trái lý tự nhiên, ngịch lẽ đất trời. Hoa quỳnh vốn mong manh, thanh tân và tinh khiết đến dường nào. Hoa quỳnh nở giữa đêm không bị bướm ong trêu ghẹo, không bị mắt tục tò mò…Em không thể ép buộc hoa quỳnh. Nhưng em sẽ thỏa thuận với hoa quỳnh để một lần chìu theo ý chàng. Chàng hãy nhớ chỉ một lần này thôi nhé!”, đầy là lý do tại sao đêm trăng tháng tư hôm nay hoa quỳnh tưn gbừng sắc hương như vậy!. Kể xong câu chuyện vị khách sĩ laị hỏi:

 – Các cô có nhớ hôm nay là ngày gì không?

 Bọn nữ liêu trai ngớ người ra giây lát rồi mắt sáng lên:

 – Ô, Trăng tròn tháng tư, ngày đản sinh của đức Thế Tôn.

 Vị khách sĩ dẫn cả bọn đi đến bên cây mộc lan, dưới gốc cây có pho tượng Bổn Sư ngồi an nhiên trầm mặc. Pho tượng nho nhỏ xinh xinh nhưng dường như làn sóng an lạc tỏa ra khắp đất trời, thỉnh thoảng gió xao động làm cho ánh trăng xuyên qua tàng lá ngời trên thân tượng, cảnh vật bình yên đẹp đến nao lòng. Cả bọn thấy lòng thư thái và hoan hỷ quá nên đồng loạt sụp lạy đê đầu sát đất. Sau khi đảnh lễ ba lần, bọn nữ liêu trai cùng vị khách sĩ ngồi tĩnh tọa quanh pho tượng; chừng một canh giờ sau thì vị khách sĩ bảo:

 – Để mừng ngày đản sanh của Thế Tôn, trong các cô ai là người ứng tác giỏi thì hãy sọan khúc ngâm dâng lên cúng dường?

 Cả bọn còn ngẫm nghĩ lựa lời thì Thanh Tú Hoa thỏ thẻ:

 – Em xin dâng cúng dường khúc ca mừng ngày đản sanh đức từ phụ.

 Nói xong cô đứng dậy chỉnh xiêm y, đảnh lễ Thế Tôn xong thì bắt đầu múa và cất tiếng ca:                              

                                     Như vầng dương sáng soi đường

                               Như trăng vằng vặc tình thương không cùng

                                     Từ trong đêm tối mịt mùng

                               Bao nhiêu hung hiểm muôn trùng bủa vây

                                     Ngài về thị hiện nơi đây

                               Vạch đường giải thoát chỉ bày chúng sanh

                                     Này đây là cả tâm thành

                               Dốc lòng thâm tạ ơn lành Thế Tôn

                                     ….

 Tiếng ca thánh thót với chất gịong trong vắt đến lạ lùng, bình thường Thanh Tú Hoa vẫn có tiếng là người có chất giọng được ví trong như nước suối giữa rừng, nước ở đầu non nhưng đêm nay cô ca xuất thần và giọng ca trong trẻo vô ngần. Tiếng ca của Thanh Tú Hoa làm xôn xao hoa lá trong vườn, hương tỏa ngào ngạt,  sóng âm bay lên không gian dường như làm lay động cả trăng rằm. Vầng trăng tỏa hào quang, muôn triệu vì sao cứ nhấp nháy  cháy rực lên màu sáng xanh biếc. Từng đàn bạch hạc bay qua dưới ánh trăng. Các thiên thần từ đâu bay về quanh cây mộc lan cung kính chắp tay đảnh lễ Thế Tôn. Một cảnh tượng vô cùng vi diệu mà vị khách sĩ và bọn nữ liêu trai chưa từng thấy bao giờ.

 Sáng sớm hôm sau chủ vườn ra thăm thì y trố mắt ngạc nhiên:

 – Ồ lạ quá! Hoa quỳnh vốn tàn héo sau một đêm, cớ sao đợt hoa này vẫn còn tươi và thoảng hương dù trời đã sáng?

 Y laị xem xét kỹ càng hơn từng bông một và lẩm bẩm:

 – Dường như hoa có thêm mấy lần lụa mỏng trắng muốt quanh nhụy hoa! 

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG
Ất Lăng thành, 4/2019

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Của Những Biểu Tượng Trong Đạo Phật

Ý nghĩa của những biểu tượng trong đạo Phật

Yến

Yến

Xuân, Chiến Tranh Và Hòa Bình

Xuân, chiến tranh và hòa bình

Xua Tan Tà Kiến Vô Minh Của Tôi: Cơ Duyên Nào Tôi Nghiên Cứu Đạo Phật

Xua Tan Tà Kiến Vô Minh Của Tôi: Cơ Duyên Nào Tôi Nghiên Cứu Đạo Phật

Xóm Chài Bình Hưng

Xóm Chài Bình Hưng

Xin Đừng Quên Tôi (Tâm Sự Của Một Thùng Đựng Rác)

Xin Đừng Quên Tôi (Tâm Sự Của Một Thùng Đựng Rác)

Xem World Cup 2014

Xem World Cup 2014

Xâu chuỗi bất ngờ

Wake Up Asia 2014

Wake Up Asia 2014

Vui Thay Phật Ra Đời! Ngô Khắc Tài

Vui Thay Phật Ra Đời! Ngô Khắc Tài

Load More

Discussion about this post

Có Ma Hay Không? Ý Nghĩa Và Quan Niệm Về Ma Trong Phật Giáo

Có ma hay không? ý nghĩa và quan niệm về ma trong phật giáo

CÓ MA HAY KHÔNG ?Ý NGHĨA VÀ QUAN NIỆM VỀ MA TRONG PHẬT GIÁOHoang Phong Có Ma hay không có...

Three Intertwined Paths To Leading For Sustainable Peace

Three intertwined paths to leading for sustainable peace

Thinking about how mindful leadership can sustain peace, we must consider how mindfulness can be cultivated within the individual and...

Phương Pháp Và Tâm Lý Ứng Xử Trong Việc Quản Lý Tự Viện – Thích Minh Thiện

Theo truyền thống Phật giáo, ngay từ thời đức Phật, lúc ban đầu tăng đoàn của đức Thế Tôn vẫn...

108 Giải Luận Về Thiền Vipassana (Ebook Pdf)

108 Giải Luận Về Thiền Vipassana (Ebook PDF)

108 GIẢI LUẬN VỀ THIỀN VIPASSANA Nhóm Vô Thường biên tập  108 giải luận về Thiền Vipassana 31122021 LỜI NGỎ...

4. That is the way it is but it does not appear so.

  4. Phải Vậy Mà Vậy!Khi hiểu được “chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh”, ta tưởng...

Những Hiểu Biết Thông Thường Sai Lạc Về Phật Giáo Tây Tạng

Những hiểu biết thông thường sai lạc về Phật giáo Tây tạng

NHỮNG HIỂU BIẾT THÔNG THƯỜNG SAI LẠC VỀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG Nguyên tác: Common Misunderstandings about Buddhism Tác giả:...

Đôi Dép, Triết Lý Về Hạnh Phúc Hôn Nhân – Thích Nhật Từ

Đôi Dép, Triết Lý Về Hạnh Phúc Hôn Nhân – Thích Nhật Từ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bản Chất Triết Học Bà La Môn Dưới Cái Nhìn Của Đạo Phật – Thích Quảng Nguyên

BẢN CHẤT TRIẾT HỌC BÀ LA MÔN  DƯỚI CÁI NHÌN CỦA ĐẠO PHẬT Thích Quảng Nguyên Từ cổ chí kim,...

Cầu Nguyện Trong Phật Giáo

Cầu Nguyện Trong Phật Giáo

CẦU NGUYỆN TRONG PHẬT GIÁO Thích Thanh Hòa dịch Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc....

Thiền Và Tâm Phân Học

Thiền Và Tâm Phân Học

Ở phương Tây trong suốt nửa cuối thế kỷ XX, Thiền và Phân tâm học là hai lĩnh vực nghiên...

Bản Thể Siêu Việt (Song Ngữ)

Bản thể siêu việt (song ngữ)

BẢN THỂ SIÊU VIỆT Nguyên tác: Transcendence, trích trong “Thực Phẩm cho Tâm (Food for the Heart)” của Thiền sư Ajahn...

Trụ Đá Asoka (ấn Độ), Xuất Xứ Và Ý Nghĩa

TRỤ ĐÁ ASOKA (ẤN ĐỘ), XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA Hằng Như Vua Asoka (304-232 trước tây lịch), một vị...

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂNBÀI KINH ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬTTrí Không Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng ThọTrang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác KinhTập 363Kính chào chư vị đồng tu,...

Trí Tuệ, Tình Yêu Thương Và Hành Động

TRÍ TUỆ, TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ HÀNH ĐỘNG Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2011 Đây cũng là chủ...

Có ma hay không? ý nghĩa và quan niệm về ma trong phật giáo

Three intertwined paths to leading for sustainable peace

Phương Pháp Và Tâm Lý Ứng Xử Trong Việc Quản Lý Tự Viện – Thích Minh Thiện

108 Giải Luận Về Thiền Vipassana (Ebook PDF)

4. That is the way it is but it does not appear so.

Những hiểu biết thông thường sai lạc về Phật giáo Tây tạng

Đôi Dép, Triết Lý Về Hạnh Phúc Hôn Nhân – Thích Nhật Từ

Bản Chất Triết Học Bà La Môn Dưới Cái Nhìn Của Đạo Phật – Thích Quảng Nguyên

Cầu Nguyện Trong Phật Giáo

Thiền Và Tâm Phân Học

Bản thể siêu việt (song ngữ)

Trụ Đá Asoka (ấn Độ), Xuất Xứ Và Ý Nghĩa

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Trí Tuệ, Tình Yêu Thương Và Hành Động

Tin mới nhận

Quét sân chùa

Hà Nội: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Hạnh hiếu của Đức Phật

Phật là bậc giải thoát

Buôn chuyện bị Phật rầy

“Trên đời này, người như thế nào đáng yêu nhất?”

Phật thuyết Bát Chánh Đạo Kinh

Tài sản của người con Phật

Tình yêu nam nữ theo lời Phật dạy

“Thi Vương” Thơ Say Viết Về Phật Đản, Pháp Nạn

Lời Phật dạy về “Thiểu dục tri túc”

Vì sao Phật giáo được bầu chọn là tôn giáo tốt nhất trên thế giới?

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Duyên Đến Chùa Vạn Hạnh, Saugus, Ma

Phật tại tâm là gì?

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

Phật dạy sắc đẹp làm con người mê muội

Cảm kích ân đức của Chư Phật và Chư Bồ Tát

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Tin mới nhận

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Ni Xá Tu Viện Long Hưng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba-la-mật

Cuộc Đời Nữ Hành Giả Jetsun Jampa Chökyi

Suy Nghĩ Về Kinh Sabhiya Sutta

Niết Bàn – Bản Chất Và Mục Tiêu Giác Ngộ

Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Tập 1

Thăm Trung Tâm Thiền Làng Mai Ở Thái Lan

Phật tử ăn chay trường thì phải tuyệt dục, có đúng lời Phật dạy?

Giận

Thông Điệp Giáo Dục Của Đức Phật – Diệu Hương

Nồi Cơm Của Khổng Tử

Giáo trình Phạn văn (sách pdf)

Mầu Sắc Pháp Phục

Bản tin Nghiên Cứu Phật Học (online), ngày 12/08/2021

Phỉ Báng Bậc Thánh

Đại Nam Thực Lục Toàn Tập

Quà Tặng Cuộc Đời

Thánh Tích Nalanda, Nơi Bọn Giặc Hồi Sát Hại Hơn 3,000 Tăng Sĩ Phật Giáo

Diễn văn Phật đản PL.2565 – DL.2021 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tin mới nhận

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Hòa Thượng Thích Thanh Từ (Pdf)

Kinh Tiểu Bộ Tập Vii (Khuddhaka Nikàya)

Trong cái nghe chỉ biết cái nghe, trong cái thấy chỉ biết cái thấy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 284)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 05)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 63)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 11)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 255)

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài

Thập Thiện Lược Giải

Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

Kinh Bách Dụ: Khỉ bị đánh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Tâm tịnh thì quốc độ tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Tin mới nhận

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 11)

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 352)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

NỀN TẢNG CỦA SỰ AN ĐỊNH, PHỒN VINH XÃ HỘI LÀ “GIA ĐÌNH” TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 27)

Ưu Đàm Đại Sư Khai Thị Niệm Phật

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 98)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 77)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 4)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 1)

Mấy Điệu Sen Thanh

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 33)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 77)

Vấn Đề Tự Lực Và Tha Lực

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 51)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese