BẢN ĐỒ HÀNH TRÌNH TÂM LINH
Thiền Sư Sayadaw U Jotika
Tỳ Kheo Tâm Pháp Dịch
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Chương 1: Chuẩn bị tâm
Chương 2: Những kỹ năng và hiểu biết cơ bản
Chương 3: Con đường bước vào thiền Vipassana
Chương 4: Tiếp cận Tuệ giác thứ nhất
Chương 5: Tuệ giác thứ nhất và thứ hai
Chương 6: Tuệ giác thứ ba
Chương 7: Tuệ thứ tư
Chương 8: Từ tuệ thứ năm đến tuệ thứ mười.
Chương 9: Tuệ thứ mười một
Chương 10: Niết Bàn và sau đó
Chương 11: Những suy nghĩ cuối cùng và chuẩn bị cho kỳ nhập thất
Lời Giới Thiệu
Hãy tưởng tượng một người nào đó đang tìm kiếm một sự hiểu biết, một câu trả lời cho những băn khoăn của cuộc sống. Người đó biết rằng trong cuộc sống của mình có gì đó không ổn. Chắc chắn phải có một cuộc sống khác tốt đẹp hơn thế này. Anh ta tìm kiếm và lại tìm kiếm, và rồi ngẫu nhiên cầm lên một cuốn sách, và sung sướng tìm thấy câu trả lời cho vấn đề của mình – Chính nó đây rồi! và kể từ đó, cuộc đời của anh ta đã hoàn toàn thay đổi ( Verenable Nanadassi)
“Này Bà la môn, ở đây Ta sẽ hỏi ông, nếu ông kham nhẫn,hãy trả lời cho ta.
Này Bà la môn, ông nghĩ thế nào? Ông có thông thạo con đường đi đến Rajagaha?”
– “Thưa Tôn giả, con có thông thạo về con đường đi đến Rajagaha.”
“Này Bà la môn, ông nghĩ thế nào? Ở đây, có một người, muốn đi đến Rajagaha, người này đến ông và nói như sau:
“Thưa Tôn giả, tôi muốn đi đến Rajagaha. Hãy chỉ cho tôi con đường đi đến Rajagaha.”
“Ông nói với với người ấy như sau:” Được, này bạn, đây là con đường đưa đến Rajagaha. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi trong một thời gian, bạn sẽ thấy một làng tên như thế này, hãy đi theo trong một thời gian. Sau khi đi trong một thời gian, bạn sẽ thấy một thị trấn tên như thế này, hãy đi theo trong một thời gian. Sau khi đi trong một thời gian, bạn sẽ thấy Rajagaha với những khu vườn mỹ diệu, với những khu rừng mỹ diệu, với những vùng đất mỹ diệu, với những hồ ao mỹ diệu”. Dầu cho người ấy được khuyến giáo như vậy, được giảng dạy như vậy, nhưng lại lấy con đường sai lệch, đi về hướng tây. Rồi một người thứ hai đến, muốn đi đến Rajagaha . Người này đến ông và nói như sau : “Thưa Tôn giả, tôi muốn đi đến Rajagaha. Mong Tôn giả chỉ con đường ấy cho tôi.” Rồi ông nói với người ấy như sau: “ Được, này bạn, đây là đường đi đến Rajagaha. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian… bạn sẽ thấy Rajagaha với những khu vườn mỹ diệu, với những khu rừng mỹ diệu, với những vùng đất mỹ diệu, với những hồ ao mỹ diệu.” Người ấy được ông khuyến giáo như vậy, giảng như vậy, đi đến Rajagaha một cách an toàn.”
“Này Bà la môn, do nhân gì, do duyên gì, trong khi có mặt Rajagaha, trong khi có mặt con đường đưa đến Rajagaha, trong khi có mặt ông là người chỉ đường, dầu cho ông có khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một người lấy con đường sai lạc, đi về hướng tây, còn một người có thể đi đến Rajagaha an toàn?”
– “Thưa Tôn giả Gotama, ở đây con làm gì được? Con chỉ là người chỉ đường, thưa Tôn giả Gotama.”
– Cũng vậy, này Bà la môn, trong khi có mặt Niết bàn, trong khi có mặt con đường đi đến Niết bàn, và trong có mặt Ta là bậc chỉ đường, nhưng các đệt tử của Ta, được Ta khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh đích Niết bàn, một số không chứng được. Ở đây, này Bà la 11 môn, Ta làm gì được? Như Lai chỉ là người chỉ đường. “ Kinh Gotama Moggallana – Trung Bộ Kinh
Giới thiệu
Bản đồ hành trình tâm linh là những bài giảng của thiền sư Sayadaw U Jotika có một phong cách thuyết giảng riêng, có thể nói khá phóng khoáng so với truyền thống Miến Điện. Phần lớn Tăng tín đồ Phật giáo Miến Điện rất trọng truyền thống, họ luôn theo sát kinh điển và các bộ chú giải một cách nghiêm túc, vì vậy nếu có ai phóng khoáng một chút sẽ không khỏi bị xem là phóng túng.
Thực ra thiền sư Sayadaw U Jotika cũng không ra ngoài truyền thống, ông vẫn trích dẫn những kinh văn, những định nghĩa từ chánh tạng Pali hay chú giải rất truyền thống, nhưng chính là ông muốn nói lên kinh nghiệm trung thực của mình. Những kinh nghiệm về lý cũng như về sự của ông có thể chưa phải là tiêu chí chuẩn mực, và dĩ nhiên cũng chưa hẵn lột tả được chiều sâu vi diệu của Phật Pháp, nhất là trên phương diện pháp hành, nhưng dẫu sao đó vẫn là kinh nghiêm chân chực và sống động mà ông đã tự mình thân chúng, chứ không là một lý thuyết hoàn toàn trung thành với kinh điển nhưng trống rỗng vô hồn.
Một điều có vẻ rất nghịch lý nhưng lại rất thật, đó là cái đúng thường xuất phát từ cái sai hơn là từ cái đúng lý tưởng. Điều này không phải là quá khó hiểu, vì thực tế không ai có thể đúng ngay từ tiêu chuẩn lý tưởng trong kinh điển, mà phải đúng từ trong cái sai mà mình thực sự trải nghiệm.
Cái đúng, cái sai thật khó lường. Đứng trên một góc độ nào đó thì thấy điều này rất đúng, nhưng đứng trên một bình diện khác thì điều đó lại hoàn toàn sai. Chân lý tự nó luôn luôn đúng, chỉ có cái thấy, cái biết mời có đúng có sai. U Jotika có thể có một số sai lầm qua kinh nghiệm thấy biết của riêng mình, nhưng cái sai này là duyên rất thực cho cái đúng càng ngày càng chính xác hơn, như thế còn hơn là chỉ chấp giữ cái đúng lý tưởng nhưng không biết thể nghiệm thế nào.
Riêng tôi, tôi đồng cảm với thiền sư U Jotika rất nhiều điểm, trên tư duy cững như trên thể nghiệm. Mặc dù chúng tôi tiếp cận chân lý từ hai hướng khác nhau: Thiền sư thì đã từng ẩn dật, nhập thất một thời gian khá dài trong quá trình thể nghiệm, còn tôi không có ranh giới giữa ẩn và hiện, nhập và xuất để chọn lựa cho mình. Tôi phải giáp mặt với những gì đến và đi trong đời tôi để 15 học ra bài học của riêng mình, nhưng chúng tôi có chung một quan điểm là cứ thể nghiệm rồi chân lý sẽ đến. Qua bản dịch rõ ràng, trong sáng của sư Tâm Pháp, thiền sư U Jotika đã gởi đến các bạn một món quà pháp mà chính thiền sư đã trải nghiệm một cách chân thành và rất trung thực với mình. Mời các bạn khám phá bí quyết hành thiền của thiền sư U Jotika trên hành trình thể nghiệm tâm linh.
Tổ đình Bửu Long, 12/10/2006
HT. Viên Minh
Trưởng Ban Thiền học Nguyên Thuỷ Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
Lời nói đầu
Chúng tôi tới thăm Sayadaw U Jotika nhân dịp ngài ghé thăm Kuala Lumpur tháng 4 năm 2004 và xin phép ngài lần cuối cho xuất bản cuốn sách này. Sau khi được ngài đồng ý, chúng tôi xin ngài cho một gợi ý về đầu đề cuốn sách và nếu có thể, xin ngài viết cho lời giới thiệu. Ngài đã gợi ý một đẩu đề thật tuyệt : “Bản đồ hành trình tâm linh”. Ngài cũng nói thêm rằng có rất nhiều người mong muốn được ghi lại những bài nói chuyện của ngài, thế nên có lẽ hay hơn cả là chúng tôi nên tự viết lời giới thiệu và kể sơ qua về quá trình thành hình nên cuốn sách từ những bài nói chuyện đó.
Khi quay lại Penang vào cuối năm 2003, chúng tôi đã gạp Sunanda Lim Hock Eng ở nhà xuất bản Inward Path. Ông nói với chúng tôi là ông mới trở về Singapore, ở đấy ông đã gặp Sayadaw U Jotika và xin phép ngài cho xuất bản một số cuốn băng ghi âm các bài pháp của ngài giảng cho các thiền sinh tham dự khoá thiền tại Melbourne, Australia vào năm 1997. Sunanda đang tìm người để ghi lại các bài pháp đó từ băng ghi âm. Tuyệt quá! Chúng tôi thốt lên: Chúng tôi đã chép lại hầu hết các cuộn băng đó rồi.
Vào cuối năm 2002 đầu năm 2003, khi đang hành thiền tại thiền viện Shwe Oo Min ở Miến Điện, chúng tôi đã được nghe các băng ghi âm đó và rất ấn tượng về các bài pháp của Sayadaw U Jotika, về sự chân thành, cởi mở cũng như phong cách nói chuyện của ngài. Do đó, chúng tôi đã quyết định đến một ngôi chùa tại Kalaw, một vùng miền núi bang Shan, để nhập thất và chép lại toàn bộ các bài giảng của ngài từ băng ghi âm và coi nó như một người bạn đồng hành trên con đường tầm pháp của mình. Chúng tôi tự nhận thấy, mặc dù giờ đây đã có thể tự thực hành mà không cần phải có một người thầy bên cạnh để thường xuyên tham 19 vấn nữa, song những bài pháp ngài đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều phương tiện hữu ích để phát triển tuệ giác ngày một sâu sắc hơn. Trước đây, chúng tôi đã từng gặp Sayadaw trong một lần ngắn ngủi ở Miến Điện, nhưng ngài không phải là thầy hướng dẫn của chúng tôi. Tuy vậy, điều làm cho chúng tôi thực sự ngạc nhiên là sự tương đồng giữa kinh nghiệm ngài mô tả trong tiến trình các tầng tuệ giác với kinh nghiệm thực tế của chúng tôi. Những bài pháp của ngài đã cũng cố niềm tin trong chúng tôi rằng Pháp Bảo quả thực hiện hữu ở khắp mọi nơi trên thế gian. Chúng tôi cảm thấy ngài thực sự là một thiện tri thức (kalayana – mitta) của mình.
Có một vấn đề là cả Sunanda và chúng tôi đều không có được một bộ băng hoàn chỉnh, thậm chí là một bộ băng còn nghe tốt cũng không có. Tuy nhiên khi quay lại Australia, chúng tôi đã nhận được một bộ băng đầy đủ từ ông Mendes ở hội Phật giáo của Victorian. Vừa hay, con gài ông cũng mới hoàn thành xong việc ghi chép một số bài pháp. Thế là chúng tôi đã hai lần gặp may và thực lòng cảm ơn họ rất nhiều.
Chúng tôi đã rà soát và biên tập lại các bản thảo (rất cảm ơn đại đức Katapunna ở trung tâm thiền Vivekavana Solitude Grove, ở Bukit Berapit, Penang đã cho phép chúng tôi dành thời gian biên tập bản thảo trong thời gian hành thiền tại trung tâm). Đại đức Jotinanda đã thực hiện phần hiệu đính và bổ sung vào bản thảo những đoạn kinh Pali mà Sayadaw đã trích dẫn. Ngoài ra đại đức còn điền thêm phần tham chiếu kèm theo những trích đoạn Pali đó; chúng tôi thực sự cảm ơn đại đức đã giúp cho những phần việc này. Chúng tôi có bổ sung một số thay đổi về ngữ pháp, song vẫn cố gắng giữ nguyên cách nói chuyện độc đáo của Sayadaw. Bạn có thể nghe lại toàn bộ các bài pháp này trong đĩa MP3 kèm theo.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Sunanda, đã cho phép sử 22 dụng máy tính cũng như về sự kiên nhẫn, hào phóng và tốt bụng của ông. Xin cảm ơn tất cả những người đã góp công sức vào việc xuất bản cuốn sách nàh, nhất là những người làm công việc chuẩn bị đĩa.
Mong rằng việc đọc và nghe những bài pháp này sẽ sách tấn bạn tiếp tục tiến bước để thành đạt được những mục tiêu tâm linh của mình.
Anna Muresu và Leslie Shaw Penang, tháng 10 năm 2004.
Tiểu sử
Thiền sư Sayadaw U Jotika sinh ngày 5/8/1947 trong một gia đình Hồi giáo Miến Điện. Ngài được giáo dục trong một trường dòng Thiên chúa giáo, tốt nghiệp kỹ sư điện tử và nghiên cứu sâu rộng về khoa học, tâm lý học và triết học phương tây. Ngài đã lập gia đình và là cha của hai người con gái trước khi xuất gia làm một nhà sư Phật giáo Nguyên Thuỷ. Ngài đã trải qua hơn 20 năm sống trong rừng sâu để độc cư tu thiền, sau đó chuyển về sống tại thủ đô Yangoon của Miến Điện.
Sayadaw U Jotika là một thiền sư rất được kính trọng và nổi tiếng ở Miến Điện và trên thế giới. Mặc dù sinh ra và lớn lên ở Miến Điện, song thiền sư có một vốn hiểu biết uyên bác về nhiều nền văn hoá khác nhau. Ngài cũng đã từng nghiên cứu sâu rộng về văn hoá tây phương và đã nhiều năm sinh sống ở nước ngoài. Thiền sư Sayadaw U Jotika đã xuất bản nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có: Cuộc đời là một hành trình tâm linh, Ngôi nhà chánh niệm, Bản đồ hành trình tâm linh, Tuyết giữa mùa hè…
“Bản đồ hành trình tâm linh” là tác phẩm mới được xuất bản lần đầu tiên bắt nguồn từ bản gốc là những ghi chép từ mười một bài pháp của thiền sư Sayadaw U Jotika, giảng cho một khoá thiền tổ chức tại Australia vào năm 1997.
Trong tác phẩm này, thiền sư Sayadaw U Jotika đã giảng giải cặn kẻ và chi tiết về con đường tu tập với nhiều hướng dẫn cụ thể về các tầng tuệ giác của thiền Vipassana. Thiền sư đã minh hoạ và dẫn chứng bằng nhiều câu chuyện và kinh nghiệm riêng của bản thân, cũng như từ những vị thầy khả kính của ngài. “Người xem bản đồ thường có nhiều cách hiểu rất khác nhau về quang cảnh thật trên thực địa. Bản đồ thì rất hữu ích, không có bản đồ bạn có thể bị lạc đường, nhưng bạn phải tự mình bước đi và khám phá để hiểu được cái được vẽ trên bản đồ trông như thế nào trên thực tế, và hai hình ảnh này thường rất khác nhau, mặc dù chúng có liên quan với nhau. Có sự khác biệt lớn giữa bản đồ và con đường thực tế: Bản đồ chỉ là một phiên bản giản lược của thực tế mà thôi.” Thiền sư Sayadaw U Jotika
Ban do hanh trinh tam linh
Bản tiếng Anh:
amapofthejourney
Nghe Audio:
Discussion about this post