PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nghĩ Về Quan Điểm “Sanh Tử Tức Niết-bàn” Trong Phẩm Quán Phược Giải, Thứ 16, Thuộc Trung Quán Luận

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Hoa Sen TànDo hậu quả của dịch bệnh COVID-19, xã hội chứng kiến nhiều mất mát to lớn về tinh thần và con người. Người viết tham gia tuyến đầu chống dịch và tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân F0 hàng ngày, chứng kiến rất nhiều cảnh sanh ly. Giữa những người biết và chưa biết về đạo Phật, nhận thức về cái chết hoàn toàn khác nhau. Người chưa biết do chưa nhận thức về cái chết nên đa phần sẽ đau khổ và sợ hãi trước cảnh biệt ly. Còn ngược lại, những người am hiểu Phật giáo sẽ tương đối bình thản và vững tâm. Là một tu sĩ Phật giáo và cũng là tình nguyện viên nơi tuyến đầu, tác giả nhìn nhận rằng: Sinh, lão, bệnh, tử là điều không tránh khỏi. Thay vì lo lắng, bất an, ta chọn cách đối diện và chấp nhận, bởi “Sanh tử tức là Niết-bàn”.

Đối với đạo Phật, Sanh tử và Niết-bàn là hai phạm trù khác nhau, chúng tuy hai mà một, tuy một mà hai, không tách rời nhau. Tinh thần này đặc biệt được nói rất rõ ở phẩm Quán Phược giải, thứ 16 trong Trung quán Luận (gồm 27 phẩm) của ngài Long Thọ (Tổ của Trung Quán Tông, người Nam Thiên Trúc, là luận sư vĩ đại trong lịch sử Phật giáo). Vậy “Sanh tử tức Niết-bàn” nghĩa là gì? Và hiểu thế nào mới thật sự tường tận bản chất của chúng?

SANH – TỬ, NIẾT – BÀN LÀ GÌ? 

Trước khi đi sâu vào vấn đề trên, chúng ta tìm hiểu Sanh tử là gì? “Sanh” (jāti) tức là sự biểu hiện, sự có mặt, sự sinh ra và “chết” (marana) tức là sự hoại diệt và không còn nữa. Theo Kinh Tương Ưng Bộ, tập I, Thiên Nhân Duyên, Đức Phật dạy: “Thế nào là sanh? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỳ kheo, đây gọi là sanh. Thế nào là già, chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác… sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Đây gọi là chết” [1].

Tóm lại, Sanh tử là thuật ngữ chỉ những lần đầu thai tiếp nối nhau, trạng thái bị luân chuyển của một loài hữu tình khi chưa đạt giải thoát, hay nói cách khác, tức chưa chứng ngộ Niết-bàn. Theo Phật giáo, nguyên nhân trói buộc trong Sanh tử là tam độc: Tham, sân, si. Hay nói khác hơn, sanh tử đồng nghĩa với trói buộc.

Vậy Niết-bàn nghĩa là gì? “Niết-bàn” tiếng Phạn gọi là Nirvāna, Pali gọi là Nibbāna. Trong đó, “Ni” là hình thức phủ định, không; còn “Vāva” là dệt hay ái. Ái được xem là sợi dây nối tiếp giữa kiếp sống này với kiếp sống khác. Vì vậy, Niết-bàn nghĩa là đã bị dập tắt, thổi tắt, sự dứt bỏ, sự tách rời “Ni” và “Vāva”; sự cắt đứt thèm khát của nhục dục và cũng có nghĩa là diệt, diệt tận, tịch diệt, bất diệt.

“Này các Tỳ kheo, thế nào là Niết Bàn? Này các Tỳ kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si; này các Tỳ kheo, đây gọi là Niết Bàn” [2].

Tóm lại, Niết-bàn là mục đích tối thượng trong đạo Phật mà bất cứ Phật tử tại gia hay xuất gia đều nỗ lực đạt đến. Vì vậy, Niết-bàn cũng được dịch ý là giải thoát, vô vi và an lạc. Hay nói cách khác, Niết-bàn còn được định nghĩa là một trạng thái giải thoát khỏi vòng sanh tử, là một lối thoát khổ đau; ra khỏi sự tiếp nối của khổ đau; là một chân lý cao thượng về sự chấm dứt khổ đau, chứ không phải là sự trốn chạy khỏi tội lỗi. Vì thế, trong giáo lý Tứ thánh đế, Niết-bàn được xem là sự thật thứ ba, tức Khổ diệt thánh đế.

Kinh Bát Nhã cũng định nghĩa Niết-bàn là: “Thị chư pháp không tướng: bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm” [3]. Theo Trung Quán Luận, ngài Long Thọ định nghĩa: Lìa chân đế và tục đế là Niết-bàn. Vì thế, Niết-bàn trong Trung Quán Luận cũng có nghĩa là không bị trói buộc. Tóm lại, Niết-bàn là quả chứng cao nhất của đạo Phật, là một cảnh giới tự tại tuyệt đối. Niết-bàn đồng nghĩa với giải thoát và tự do.

NHÌN TỪ TRUNG QUÁN LUẬN 

Như chúng ta đã biết, điểm đặc thù trong Trung Quán Luận, tổ Long Thọ không phải phát minh ra giáo lý mới mà dựa vào nền tảng Duyên sanh, Tánh không của Đức Phật để biện luận và đả phá những quan điểm chấp người – cảnh – pháp, chấp có – không, chấp sanh – diệt… nhằm phá tà hiển chánh và khôi phục giáo lý của Đức Phật. Vì thế, phẩm Quán Phược giải cũng không ngoại lệ. Bởi chúng ta chấp có sanh tử, có Niết-bàn nên mới thấy có ràng buộc, phiền não, khổ đau và giải thoát. Không những thế, một số quan điểm còn chấp rằng: Bên trong Sanh tử và Niết-bàn, chắc hẳn có chúng sanh đi và đến (vãng – lai) tức có chúng sanh đi ra khỏi phiền não và có chúng sanh đạt đến Niết-bàn. Thế nhưng bản chất thật sự của Sanh tử và Niết-bàn là một bản thể không có tự tánh. Do vì không có tự tánh nên bản chất của sanh tử là không thường và cũng không vô thường.

“Về các hành vãng lai
Nếu thường, không vãng lai
Nếu vô thường, cũng không
Chúng sanh cũng như vậy” [4].

Vì sao thế? Nếu thân này có Sanh tử thì đời này đời khác thân này phải đi tái sanh nguyên vẹn. Nhưng thực tế, chẳng có thân này nguyên vẹn qua nhiều kiếp tái sanh. Nhưng nếu ta chấp có các hành (Ngũ uẩn) vãng lai (đến-đi) là thường còn cũng không đúng. Nếu Ngũ uẩn thường còn thì làm gì có Sanh tử, không có Sanh tử làm sao có Niết-bàn?

Hay nói dễ hiểu, người A được cấu thành bởi Ngũ uẩn, khi người A mất đi và tái sanh lại đời sau, người A vẫn giữ nguyên vẹn hình hài của người A trước đó. Nếu đã không có sự khác biệt giữa đời này và đời sau thì làm gì có việc Sanh tử? Giả sử, đời này người A giàu có nhưng tạo ác nhiều, đời sau người A vẫn Sanh tử lại giàu có. Điều này vô lý. Vì trái với giáo lý Nhân quả, Nghiệp báo của nhà Phật. Hoặc người A lúc mất 80 tuổi, đời sau A vừa sanh ra phải là 80 tuổi. Điều này càng vô lý hơn. Ngược lại, nếu chúng ta chấp hành uẩn là vô thường cũng không đúng. Bởi nếu hành uẩn là vô thường tức thay đổi, biến hoại thì làm gì có sự tương tục sanh tử và luân hồi.

Kệ tụng 6, ngài Long Thọ còn khẳng định:

“Nếu gọi là thân là buộc
Có thân thì không buộc
Không thân cũng chẳng buộc
Ở đâu có ràng buộc?” [5].

Nếu cho rằng: Thân ngũ uẩn này có nghĩa là ràng buộc, vậy khi đã là chúng sanh tức phải có thân ngũ uẩn. Nên khi gọi thân là buộc, điều này không hợp lý, vì một người không thể có hai thân.

Mặt khác, khi đã ràng buộc là phải có thân nên không có thân tức không có thân ngũ uẩn, vậy lấy gì để ràng buộc nên cũng không cần ràng buộc. Ví như, người A đi, tức đã có hành động đi, nên khi nói người A đi thêm “đi” nữa, điều này không cần thiết. Nếu nói người A không đi, tức không có hành động đi, nên không bị hành động đi chi phối. Vì thế, tánh của sanh tử (ràng buộc) rời thân và không thân.

Nếu chúng ta cho rằng: buộc có trước kẻ bị buộc, tức nó đã buộc người bị buộc, điều này sai với thực tế, vì lìa người bị buộc sẽ không tìm thấy sự ràng buộc. Vì thế, không thể lìa ngũ uẩn để tìm thấy sự giải thoát, vì khi không có ngũ uẩn, giải thoát cũng không có mặt. Hay nói cách khác, nếu không có sanh tử, cũng chẳng có Niết-bàn.

Tinh thần này, kệ tụng 8, ngài Long Thọ cũng giải thích thêm:

“Bị buộc, không có giải
Không bị buộc, không giải
Ngay lúc buộc có giải
Buộc và giải đồng thời” [6].

Hay nói rõ hơn, nếu một người bị buộc, sẽ không có giải thoát. Ví như một người ở tù, làm gì có chuyện được tự do. Tuy nhiên, nếu một người không bị buộc, cần gì phải giải thoát nên không có giải.

Mặt khác, nếu nói giải thoát trong ràng buộc thì giải thoát và ràng buộc đồng thời xuất hiện, điều này cũng không đúng. Bởi không có người nào vừa sanh và vừa tử một lúc; hay vừa ở tù và cũng vừa được tự do. Nói cách khác, khi đã có phiền não sẽ không có giải thoát, khi giải thoát thì không có phiền não. Nếu nói chúng ta sẽ tự giải thoát mình để đến Niết-bàn và không cần ràng buộc, điều này cũng sai. Bởi lúc ấy, chúng ta đang tự thọ nhận sự ràng buộc, vì còn chấp ngã và tách rời sự hiện hữu.

KẾT LUẬN

Tóm lại, “Sanh tử tức Niết-bàn” tức nói về thực tướng của các pháp chứ không nói về mặt hiện hữu. Về hiện tượng, thật có sanh tử và Niết-bàn nhưng chúng không có tự tánh. Nếu chúng có tự tánh thì sanh tử tức là sanh tử và Niết-bàn tức là Niết-bàn và nó phải cố định, không thay đổi. Vì thế, chúng ta không thể nói đây là sanh tử và đây là Niết-bàn, bởi nó vốn dĩ là do duyên sinh. Do chúng ta chấp trước nên thấy sanh tử và Niết-bàn, ta – người, đến – đi, chứ nó không có tự tánh. Vì thế, nếu chúng ta chấp rằng: Niết-bàn là hiện hữu, vậy về mặt hiện tượng, bắt buộc nó phải có tướng sinh, diệt và già chết, nhưng vì nó không có tự tánh nên tướng già chết kia cũng không có tự tánh nên ta có thể gọi nó là Niết-bàn. Hai phạm trù kia tuy một là hai và hai là một thì làm gì có sự phân biệt sanh tử và Niết-bàn?

Hay nói khác hơn, Niết-bàn là sự tịnh chỉ tất cả các hành, duyên khởi là hành, hành tạo ra một pháp, pháp này do ta thấy được nên nó biến hoại, vô thường và luôn thay đổi, nhưng bản chất của nó là nương vào tự tánh. Trong Kinh Trung bộ, Kinh Thánh Cầu, số 26, Đức Phật có mô tả sự chứng ngộ của mình rằng:

“Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Y tánh duyên khởi pháp; sự kiện này thật khó thấy, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sinh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn” [7]

Như vậy pháp được Đức Phật chứng ngộ dưới cội Bồ-đề chính là “Y tánh duyên khởi pháp”. Y tánh ở đây chính là Niết-bàn, Duyên khởi là hiện tượng. Như vậy tính chất của các hiện tượng Duyên khởi, nó chính là Niết-bàn. Vì thế, Niết-bàn là thể tánh của các pháp Duyên sanh, nếu không có “tánh không”, Duyên sanh không thể thành lập được. Cho nên, chân tâm không nằm ngoài vọng tâm, Niết-bàn không nằm ngoài sanh tử là vậy. Sanh tử chẳng qua là tướng trạng của tánh, bởi không có tánh nào là không có tướng, tướng không thể rời tánh, nó có mặt ở thế giới vô tình lẫn hữu tình.

Quan điểm sanh tử tức Niết bàn cũng giống như quan điểm của Lục tổ Huệ Năng lấy “Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm gốc” [8]. Chúng ta phải hiểu: Vô niệm không phải là không suy nghĩ mà là có niệm nhưng không chấp vào niệm và thấy được thực tánh của các pháp. Thực tánh của các pháp cũng không sinh, không diệt chẳng qua là do Duyên sanh mà có. Vì thế, Niết-bàn cũng không phải là một trạng thái đối lại với động mà là tịch diệt và thấy được tánh của cái động đó. Ngay trên cái pháp thế gian đó là Phật pháp, chứ tách rời thế gian thì Phật pháp cũng không tồn tại. Theo tiến sĩ Stede, ông cho rằng: “Niết bàn độc nhất chỉ là một trạng thái luân lý, chứng được trong đời sống này bởi những phương pháp luân lý, thiền định và trí tuệ” [9].

Cho nên, Niết-bàn không phải là một cảnh giới nào đó cao siêu và xa vời, nó ở ngay hiện tại, bây giờ và tại đây. Cảnh giới ấy, ai tu trì đến độ chín muồi cũng có thể đạt được. Do vì tâm bị vô minh che lấp và không thấy được bản chất sáng suốt của tâm nên đứng trước sanh tử, con người chúng ta mới bất an, lo lắng và sợ hãi. Vì thế, khi chúng ta thấy được sự vận hành của phiền não tham, sân, si và thấy được bản chất rỗng không, vô ngã thì khi ấy, lợi ích thật sự và Niết-bàn sẽ ở tại nhân gian.

Cho nên, không thể lìa sanh tử mà có được Niết-bàn. Bởi tất cả chỉ là phương tiện để ta về với chánh trí mà thôi. Nếu ta nghĩ có trói buộc, có giải thoát tức đều dính vào cố chấp, chỉ cần ta tu học, sống đúng và hành trì theo lời Phật dạy, tự nhiên an lạc sẽ đến, tức không còn lệ thuộc vào buộc hay mở. Phải chăng có buộc hay mở là do tâm mê muội của mình. Nếu thoát khỏi tâm ấy, giải thoát sẽ trong ta. Nếu còn buộc mở là vọng tâm vậy. Quan điểm “Sanh tử tức Niết Bàn” trong triết học Phật giáo nói chung và Trung quán Luận nói riêng đã cho ta cái nhìn sâu sắc hơn, tường tận hơn về các pháp Duyên sanh và bản chất thật sự của các pháp trên thế gian này.

SC. Thích Nữ Hạnh Liên

 

Tài liệu tham khảo:

[1] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Tương Ưng Bộ, tập I, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, NXB Tôn Giáo, 2018, tr.373.

[2] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Tương Ưng Bộ, tập II, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, NXB Tôn Giáo, 2018, tr.407.

[3] Thích Trí Tịnh (dịch), Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, NXB Tôn Giáo, 2009, tr.587.

[4] Đỗ Đình Đồng (Việt dịch), Trung Luận và Hồi Tranh Luận, NXB Hồng Đức, 2012, tr.152.

[5] Đỗ Đình Đồng (Việt dịch), Trung Luận và Hồi Tranh Luận, NXB Hồng Đức, 2012, tr.155.

[6] Đỗ Đình Đồng (Việt dịch), Sđd, tr.156.

 [7] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trung Bộ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, NXB Tôn Giáo, 2020, tr.194-195.

[8] Tâm Thái (2012), “Lục Tổ Huệ Năng-Pháp môn vô niệm”, Thiền Phật giáo, từ www.thienphatgiao.org/luc-to-hue-nang-phap-mon-vo-niem/, truy cập 11/2021.

 [9] Thích Minh Châu (dịch), Đại thừa và sự Liên hệ với Tiểu thừa, NXB Tôn Giáo, 2015, tr.189.

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Đúng Người Đúng Việc

Đúng người đúng việc

Theo quy luật tự nhiên, con người sinh ra trên cuộc đời này, khi đến tuổi trưởng thành, đều phải...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Kinh văn: "Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu , phát Bồ Đề tâm, tu...

Điên Đảo Mộng Tưởng Là Gì?

Điên đảo mộng tưởng là gì?

Hiện giờ quí vị có điên đảo không? Như tôi thường nói điên đảo là cái nhìn lộn ngược.  Hiện...

Dạy Con Nên Người

Dạy con nên người

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Ví như người mẹ hết lòng tin tưởng đứa...

Nhật Bản: Những Ngôi Chùa Cổ Tích

Nhật Bản: Những Ngôi Chùa Cổ Tích

NHẬT BẢN: NHỮNG NGÔI CHÙA CỔ TÍCH Nguyên Giác Đất nước Nhật Bản đẹp hơn những gì chúng ta có...

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

Xin chia sẻ với các vị một câu chuyện con người chuyển kiếp thành súc sanh.Câu chuyện này kể về...

Phước Đức & Công Đức Theo Quan Điểm Phật Giáo

Phước Đức & Công Đức Theo Quan Điểm Phật Giáo

PHƯỚC ĐỨC & CÔNG ĐỨCTHEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁOThiện PhúcPHƯỚC ĐỨC-CÔNG ĐỨC THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO   Theo giáo...

Phật Giáo Có Phải Là Một Tôn Giáo Không?

Phật giáo có phải là một tôn giáo không?

PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO KHÔNG? Tỳ khưu ni Pháp Hỷ Dhammananda Vị trí của Đức tin...

Quan Điểm Chân Như – Phật Tánh Trong Tác Phẩm Tham Đồ Hiển Quyết Của Thiền Sư Viên Chiếu

Quan Điểm Chân Như – Phật Tánh Trong Tác Phẩm Tham Đồ Hiển Quyết Của Thiền Sư Viên Chiếu

Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Phàm hễ một người một lòng xưng niệm, ngay một đời vướng bận nhất cũng không ngoài hai chữ “yêu”...

Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ (Bài 7)

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 7)

Nguyệt Xứng (c. 570 - 650) NHẬP TRUNG ĐẠO: CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BI VÀ TRÍ TUỆ Diệm Huệ địa (Bài...

Những Vấn Đề Của Con Người Tác Giả: Dr.k.sri Dhammananda Dịch Giả: Pháp Thông

Những Vấn Đề Của Con Người Tác Giả: Dr.k.sri Dhammananda Dịch Giả: Pháp Thông

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Để Trở Thành Phật Tử Chân Chính Tập 2

Để Trở Thành Phật Tử Chân Chính Tập 2

ĐỂ TRỞ THÀNH PHẬT TỬ CHÂN CHÍNH TẬP 2 Thích Đạt Ma Phổ Giác   BÀI 12- CHÁNH TÍN NHÂN...

Video clip nhạc xuân chọn lọc

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Phật Và Các Cõi Siêu Hình

ĐỨC PHẬT VÀ CÁC CÕI SIÊU HÌNH Toàn Không   I)- ĐỨC PHẬT VÀ THIÊN THẦN: Một thời, Đức Phật...

Đúng người đúng việc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Điên đảo mộng tưởng là gì?

Dạy con nên người

Nhật Bản: Những Ngôi Chùa Cổ Tích

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

Phước Đức & Công Đức Theo Quan Điểm Phật Giáo

Phật giáo có phải là một tôn giáo không?

Quan Điểm Chân Như – Phật Tánh Trong Tác Phẩm Tham Đồ Hiển Quyết Của Thiền Sư Viên Chiếu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 7)

Những Vấn Đề Của Con Người Tác Giả: Dr.k.sri Dhammananda Dịch Giả: Pháp Thông

Để Trở Thành Phật Tử Chân Chính Tập 2

Video clip nhạc xuân chọn lọc

Đức Phật Và Các Cõi Siêu Hình

Tin mới nhận

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

Dìu con qua mỗi bước đi

Chùa Pháp Bảo, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

Phật pháp nhiệm mầu

Phật có ban ơn giáng phúc không?

An lạc và hạnh phúc trong sự thanh lọc tâm hồn

Khái luận về tu tập

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa Thời Luân Quốc Độ

Tin sâu nghiệp báo để sống tốt và hạnh phúc hơn

Tâm Thư Hùn Phước Xây Chùa Giác Long, Ấp 2, Xã Hòa Thạnh, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long

Đức Phật – Người đem ánh sáng rọi soi cuộc đời

66 câu Phật học để sống an lành và hạnh phúc

Phật dạy đời người có 4 thứ không tồn tại vĩnh cửu

Tư duy về Niết Bàn (II)

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

Tin mới nhận

Hoàng Đế Ashoka Đã Sống Lại Như Thế Nào?

Đạo Phật với người Tây Phương

Ý Nghĩa 12 Lời Nguyện Niệm Phật

Giáo Khoa Phật Học Cấp Ba

Bốn duyên sinh các pháp

Luận Lý Nhân Minh Trong Tăng Chi Bộ Kinh

Cây mai trong thơ văn Lý-Trần là cây mai gì?

Sống hạnh phúc hay khổ đau

‘Tập San Phật Học

Những Đóa Hoa Vô Ưu – The Sorrowless Flowers – Tâp Iii

Ứng Dụng Lý Nhân Duyên

Tu tập diệu nghĩa siêu việt hữu vô

Quí Hồ Tinh Bất Quí Hồ Đa – Lệ Thọ

Thích Bồ Đề Tâm Luận, Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng tại Strasbourg Pháp

Vai trò của Nhà nước trong Đại lễ Vesak và kinh phí tổ chức

Quy về nguồn cội thâm nhập Đại thừa

Giới Thiệu Thiền Kinh Tởm (Disgust Meditation)

Chùa của mẹ

Quán Chiếu Về Sự Tiếp Cận Phật Giáo Thực Tiển

Thế Gian Cái Gì Là Qúy Nhất

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 266)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

APUTTAKA-SUTTA

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Kinh Pháp Diệt Tận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 16)

Hương Thiền Pháp Cú (song ngữ Anh Việt)

Bộ Chú Giải Kinh Pháp Cú: Trọn Bộ 4 Quyển

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Kim Cang Quyết Nghi

Cho tôi bát nước

Tâm đặt sai hướng

Quảng Ngãi: Trang nghiêm kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 52)

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (5)

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa

Tin mới nhận

Phá giới, phá chấp và phá kiến

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 312)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 63)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Tịnh Học Thù Thắng – Thích Hân Hiền

Lược Thuật Hành Trạng Hòa Thượng Quảng Khâm

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Giảng Thích

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 29)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 40)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 124)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese