PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Niềm Tin Và Kinh Kalama

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NIỀM TIN VÀ KINH KALAMA
Nguyễn Duy Nhiên

Kalama-SuttaMỗi khi nói về vấn
đề
niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.

Có một lần,
đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm
đến đảnh lễ và hỏi Phật,


– Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan
điểm
của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: “Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?”

– Trong những trường hợp như thế, đương nhiên là các Ông có những nghi ngờ và có những phân vân! Này các ông, các ông đừng tin một điều gì vì phong văn. Đừng tin một
điều gì vì nó là tập quán lưu truyền.
Đừng tin một
điều gì vì
được nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin một điều gì vì
đó là bút tích của thánh nhân.
Đừng tin một
điều gì vì
đó là thói quen
đã có từ lâu.
Đừng tin một
điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng do một thần linh nào đó khai thị cho ta. Đừng tin một điều gì vì đó là do các thầy có uy tín dạy.

Nhưng này các Ông, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: “Các việc này là bất thiện; các việc này là đáng chê; các việc này bị các người có tuệ giác chỉ trích; các việc này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này các ông, hãy từ bỏ chúng!

Và ngược lại, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: “Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này
được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện,
được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này các ông, hãy cố gắng thực hành
để tự đạt đến và an trú trong hạnh phúc!


Ta biết rõ và chứng nghiệm những gì?

Và sau này chúng ta thường hay dùng những lời
đó để dẫn chứng rằng, đức Phật dạy ta đừng bao giờ nên tin vào một điều gì hết, chỉ những gì tự chính bản thân mình đã chứng nghiệm rồi thì ta mới có thể tin. Nhưng có phải trong kinh Kalama
đức Phật chỉ khuyên những người dân ở
đấy có bấy nhiêu
đó thôi chăng?

Thật ra, trong kinh đức Phật còn giảng nghĩa thêm cho họ như vầy nữa,


– Các Ông nghĩ thế nào, lòng tham lam, sân hận hay si mê khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?

– Bất hạnh, bạch Thế Tôn

– Khi có người bị tham sân si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, nói láo, khuyến khích người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Các Ông nghĩ thế nào, các việc này là thiện hay bất thiện?

– Là bất thiện, bạch Thế Tôn.

– Đáng chê hay không
đáng chê?

– Đáng chê, bạch Thế Tôn.

– Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?

– Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

– Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? Hay ở đây như thế nào?

– Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy.

– Như vậy, này các Kalama, điều Ta vừa nói với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên, những điều này do chính bản thân các ông hiểu rõ và tự chứng nghiệm, vậy các ông hãy từ bỏ chúng. Nếu các ông biết chấp nhận và thực hành và trọn
đời
sẽ được an lạc và hạnh phúc.

Và ngược lại, đức Phật lặp lại như vầy về những hành động vô tham, vô sân và vô si:


– Các Ông nghĩ thế nào, này các Kalama, khi không tham, không sân, không si khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là
đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

– Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

– Khi có người không bị tham sân si chinh phục, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy hay không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Các Ông nghĩ thế nào, các pháp này là thiện hay bất thiện?

– Là thiện, bạch Thế Tôn.

– Các pháp này là đáng chê hay không đáng chê?

– Không đáng chê, bạch Thế Tôn.

– Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán?

– Được người trí tán thán, bạch Thế Tôn.

– Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào?

– Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy.

– Như vậy, này các Kalama, điều Ta vừa nói với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên, những điều này do chính bản thân các ông hiểu rõ và tự chứng nghiệm, vậy các ông hãy chứng đạt và an trú! Nếu các ông biết chấp nhận và thực hành và trọn đời sẽ được an lạc và hạnh phúc.


Chúng ta ai cũng đều đã chứng nghiệm.

Như vậy, tôi nghĩ trong kinh Kalama đức Phật không nói về một niềm tin xa vời như ta nghĩ.

Trong kinh, đức Phật không phải chỉ khuyên chúng ta nên tin vào những gì tự mình chứng nghiệm mà thôi, mà ngài còn trình bày thêm cho ta thấy những điều mà chính bản thân chúng ta đã từng chứng nghiệm và biết rất rõ. Chúng ta ai cũng đã
đều chứng nghiệm rằng, hễ mình hành
động vì ganh tỵ, nhỏ nhen, tính toán, si mê… thì chúng là bất thiện và sẽ mang đến khổ đau. Và ngược lại, những hành động nào do bao dung, tha thứ, trí tuệ, thương yêu… thì chắc chắn sẽ mang đến cho ta hạnh phúc.

Và đức Phật cũng nhắc nhở rằng, đức tin đặt nền tảng trên sự “tự bản thân mình chứng nghiệm” mà ngài trình bày là nằm trong ý đó. “Điều
đã được nói lên với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy
được nói lên.” “And in reference to this was it said.”



Có niềm tin trong sự thực tập của mình

Nếu không khéo, chúng ta có thể vô tình biến những lời dạy rất thực tế của đức Phật thành lý thuyết suông, rồi lý luận cho rằng niềm tin của ta phải được dựa trên một sự chứng nghiệm gì to tát hay xa xôi lắm.

Thật ra, đức Phật bao giờ cũng khuyên ta nên có một niềm tin vào chánh pháp và sự thực tập của mình. Những việc làm nào bị thúc đẩy do tư lợi, do tham sân si sẽ mang đến cho ta khổ đau, và nếu biết cố gắng thực tập tha thứ, rộng lượng, cởi mở… ta chắc chắn sẽ có hạnh phúc.
Đó là những gì mà
đức Phật khuyên ta nên tin, bỡi chúng ta đều đã chứng nghiệm và hiểu biết chúng rất rõ.

Dầu xã hội hay cuộc sống chung quanh có nói rằng, giàu sang sẽ mang
đến
tự do, và dầu cho có một uy quyền nào đó bảo ta rằng, danh lợi sẽ mang đến hạnh phúc… ta cũng đừng vội tin. Hãy tự nhìn lại những gì mình đã chứng nghiệm đi! Cái gì bắt
đầu từ những cố chấp, nắm bắt, nhỏ nhen sẽ chỉ mang đến sự bất toại nguyện và khổ đau. Và cái gì bắt đầu bằng sự buông bỏ, thảnh thơi sẽ đưa ta đến tự do và hạnh phúc.

Và đó là một niềm tin mà tôi nghĩ trong Kinh Kalama đức Phật dạy ta hãy chấp nhận và biết cố gắng thực hành.



Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-Nhã

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Về Bài Kinh Kalama

Về Bài Kinh Kalama

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-Bàn

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Toát Yếu Nội Dung Các Kinh Trường A Hàm

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Load More

Discussion about this post

Vì Sao Có Nghi Thức Tắm Tượng Phật Trong Lễ Phật Đản?

Vì Sao Có Nghi Thức Tắm Tượng Phật Trong Lễ Phật Đản?

HT. Thích Trí Quảng đang thực hiện nghi thức tắm tôn tượng Phật Nghi thức tắm tượng Phật xuất hiện...

Phật Học Và Khoa Học Với Cảm Xúc Phiền Não

Phật Học Và Khoa Học Với Cảm Xúc Phiền Não

PHẬT HỌC & KHOA HỌC VỚI CẢM XÚC PHIỀN NÃO Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Chuyển ngữ: Tuệ...

Đạo Đức Vượt Khỏi Tôn Giáo

Đạo đức vượt khỏi tôn giáo

ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHỎI TÔN GIÁONguyên bản: Ethics beyond ReligionHis Holiness the Fourteenth Dalai Lama, Fribourg, Switzerland, April 2013Hiệu đính:...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

****************Chúng ta ở trong thuận cảnh, ở trong thiện duyên mà khởi một ý niệm có tâm tham ái, thì...

Nghĩ Về Bài Viết “Người Tu Sĩ Xin Nhìn Lại”

Nghĩ về bài viết “người tu sĩ xin nhìn lại”

NGHĨ VỀ BÀI VIẾT “NGƯỜI TU SĨ XIN NHÌN LẠI” Thích Trung Hữu   Bài viết “Người tu sĩ xin...

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hiểu Đúng Về Chữ Tu

Hiểu Đúng Về Chữ Tu

HIỂU ĐÚNG VỀ CHỮ TU Nguyễn Mạnh Hùng Chuyện là thế này, có một cháu học sinh nhất định không...

Giác Minh Luật – Nhà sư trẻ mê viết sách cho tuổi mới lớn

GIÁC MINH LUẬT - NHÀ SƯ TRẺ MÊ VIẾT SÁCH CHO TUỔI MỚI LỚN Sư Giác Minh Luật Có thể...

Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (1) Nguyễn Hòa

VÀI Ý NGHĨ VỀ BÀI VIẾT CỦA HOẢ THƯỢNG THÔNG LẠC (1) Nguyễn Hòa (Nét chữ mầu đen là nguyên...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 3)

Các vị đồng học, xin chào mọi người!Đạo lý của cảm ứng rất sâu, sự tích của cảm ứng cũng...

Huyền Thoại & Những Thông Tin Sai Lạc Về Đậu Nành

Huyền thoại & những thông tin sai lạc về đậu nành

Trong hơn một thập niên qua, có rất nhiều thông tin sai lạc về đậu nành khiến người đọc nhất...

Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 7 Gs. Lê Văn Lan

Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 7 Gs. Lê Văn Lan

Ngày 14/05/2015 (nhằm 27/03 Ất Mùi) chùa Hoằng Pháp tiếp tục tổ chức chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 7...

Một Số Biến Đổi Của Phật Giáo Nhật Bản Từ Minh Trị Duy Tân

Một số biến đổi của Phật giáo Nhật Bản từ Minh Trị Duy Tân

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Cái Gì Trói Buộc Ta?

Cái gì trói buộc ta?

ta, cái gì đã khiến cho mình dính mắc. Người cạn cợt thì nói ngay rằng bởi cái cảnh nó...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 62)

Các vị đồng tu, xin chào mọi người!Trong Cảm Ứng Thiên nói đến “thị phi” (lẽ đúng sai), “hướng bối”...

Vì Sao Có Nghi Thức Tắm Tượng Phật Trong Lễ Phật Đản?

Phật Học Và Khoa Học Với Cảm Xúc Phiền Não

Đạo đức vượt khỏi tôn giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Nghĩ về bài viết “người tu sĩ xin nhìn lại”

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Hiểu Đúng Về Chữ Tu

Giác Minh Luật – Nhà sư trẻ mê viết sách cho tuổi mới lớn

Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (1) Nguyễn Hòa

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 3)

Huyền thoại & những thông tin sai lạc về đậu nành

Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 7 Gs. Lê Văn Lan

Một số biến đổi của Phật giáo Nhật Bản từ Minh Trị Duy Tân

Cái gì trói buộc ta?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 62)

Tin mới nhận

Bồ tát Thích quảng đức tự thiêu qua lời kể của ông nguyễn văn thông

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Đạo Phật đã cho tôi những gì?

Học từ đời thường

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Chùa Long An (Chùa Ông Một) Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo đến bài học về lòng tri ân mà người con Phật cần ghi nhớ!

Nhân duyên Phật chế giới không sát sinh

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Giết gì được Phật khen?

Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Kinh Vô Thường

Phiền não: Buông xả chứ không buông bỏ

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Tin mới nhận

Tu Để Làm Gì?

Hoằng Pháp Dành Cho Thiếu Nhi – Thích Phước Đạt

Tổng Luận Sĩ Dụng Quả (Puruṣakāraphala)

Khảo Nghiệm Duy Thức Học

Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 7 Gs. Lê Văn Lan

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

Anh chàng hoài nghi

Ngàn cánh sen xanh biếc (thay lời kết)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 2)

Phật nói: “Phước cầu không được, tu thì được”

Giữ Vẹn Lời Thề – Cuộc Tình Năm Trăm Kiếp

Thông Điệp

Như Lai Là Bậc Toàn Tri, Toàn Giác Chứ Không Toàn Năng

Thực hành giáo pháp trong đời sống hàng ngày

Ngôn từ chân lý

Đạo giải thoát

Tiêu thụ mì ăn liền liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ

Vô Ngã Hay Không Có Linh Hồn

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 5)

Lời Di Huấn Sau Cùng Của Đức Phật

Tin mới nhận

Kinh Tiểu Bộ Tập Ii (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Pháp Hoa Đề Cương

Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 01)

Khổ Đau Phát Sinh Và Vận Hành Như Thế Nào? Kinh Acela-sutta

A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 1 (trọn bộ 2 tập)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Kinh Bách Dụ: Thấy bóng vàng dưới nước

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (1)

Giới Thiệu Kinh Tập (Sutta Nipata)

Vài Suy Nghĩ Nhân Đọc Tạng Kinh Nikaya Tiếng Việt

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Kinh Paramatthaka Sutta

Tin mới nhận

Phát Bồ Ðề Tâm, một lòng chuyên niệm

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 37)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Chia Sẻ Pháp Môn Tu Tịnh Độ Nhân Ngày Vía Phật A Di Đà

Tia Sáng Từ Bảo Tháp Phù Thi

Tư Lương Tịnh Độ

Phương Pháp Niệm Phật – Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 122)

Tịnh Độ Chân Tông Của Nhật Bản

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 36)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 5)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 69)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 91)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 44)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.