PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Bạn có đối xử tốt với mình không?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

BẠN CÓ ĐỐI XỬ TỐT VỚI MÌNH KHÔNG?

Ayya Dhammananda – TKN Pháp Hỷ
Tết 2022

Ni sư tác giả bài viết cùng các Phật tử Việt nam nhân dịp Tết nguyên đán năm 2022 trong chánh điện chùa Sitagu Buddha Vihara, Austin, TX

 

Trong thiền phát triển tâm từ có câu: Sukhi attanam pariharami. Câu này có nghĩa ‘mong tôi tự chăm sóc bản thân cho an lành.’ Khi tự nhắc nhở mình như vậy, người thực hành phát triển tâm từ ý thức được rằng hạnh phúc, an lạc của bản thân là một sự lựa chọn, không phải là sự cầu xin hay mong đợi ai đó ban cho mình.

Vâng, sống an lành là một lựa chọn; người ta có thể đối xử với mình không tốt, nhưng chính mình thì phải đối xử tốt với mình. Điều này không phải là vị kỷ, cũng không phải là tự kỷ ám thị, mà là đang tự biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình, biết cách chăm sóc bản thân cho tốt, không lệ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài.

Có một nguyên tắc rất căn bản: phải biết yêu thương mình thì mới yêu thương người khác được. Đây là là điều rất thực tế mình không có an lành thì cũng không cho/ lan tỏa sự an lành đến người khác được. Mình chỉ có thể cho những gì mình đang có. Do đó, khi phát triển tâm từ, việc đầu tiên là có tâm từ với chính mình. Bắt đầu khởi động nguồn năng lượng ấm áp, dịu dàng này nơi chính thân tâm mình.

Khi ‘bấm’ những nút điều chỉnh cảm xúc này bằng câu: Aham avera homi – là khi hành giả đang tra chìa khóa vào cái hộp ‘ngũ uẩn’ này. ‘Mở’ con người này ra một cách nhẹ nhàng, từ tốn, cẩn trọng. Nhỡ nó là một cái hộp dễ vỡ cần phải “handle with care” vì bản chất của nó là mong manh. Ah hi hi… “mong tôi không có kẻ thù”, mà cũng là “mong tôi không nhiễm oán hờn trong tâm”. Vera là thù nghịch, Avera là không có thù nghịch. Aham avera homi đóng vai trò như câu thần chú: vừng ơi mở ra.” Tự mở lòng mình ra, không rơi vào thế thủ, mà chủ động tha thứ cho mình và cho người để không còn bị cầm tù bởi thái độ thù nghịch, chống đối, oan trái. Như vậy là mình đã tự giải phóng khỏi năng lượng bất thiện, khỏi các oan gia trái chủ khiến mình cảm thấy bị đe dọa khiến cho lo lắng và sợ hãi bóp méo nhận thức trong lúc đó. Lúc này hành giả trở nên thân thiện, cởi mở.

Abyāpajjha homi – Mong cho tôi không bị ác tâm chi phối. Là tác ý nuôi dưỡng lòng nhân từ. Đây là một đặc tính của chánh tư duy, hay suy nghĩ chân chính, có thiện tâm thiện ý, và kịp thời điều chỉnh thái độ và suy nghĩ của mình để nó ở trong vùng thiện lương.

Anīgha homi – Mong cho tôi không bị phiền não chi phối; không bị phẫn nộ, tức tối, khó ở, tiêu cực khiến cho thân tâm đều run rẩy, rung động với tần số bất thiện (an-īgha). Đây là bước tiếp theo tự điều chỉnh cảm xúc qua dòng chảy của tâm thức, điều tiết để tâm ý đi vào vùng bình an, biển yên sóng lặng. (anigha not trembling,undisturbed,calm). Thoát khỏi những cơn sóng giết người, hành giả điều hướng mình vào vùng bình an. Cảm xúc không còn bị xáo trộn, được an ổn, lành mạnh.

Sukhi attanam pariharami – tôi sống tôn vinh niềm hạnh phúc an vui; tôi biết giữ gìn sự an lạc của bản thân; giữ mình cho an lạc. Vâng, không ai cho ta an lạc, không ai ban bố hạnh phúc cho ta ngoại trừ chính mình phải vươn lên, tự nuôi dưỡng, gìn giữ niềm an vui hạnh phúc có được. Mình cam kết sống hạnh phúc, bất luận điều gì xẩy ra. Đây là bước quyết định trong việc điều phục tâm ý và điều tiết cảm xúc cho thấy hạnh phúc là một lựa chọn đúng đắn cho chính mình. Lúc này hành giả đi vào chánh định với niềm an lạc và thanh thản hoàn toàn.

Sau khi đã làm cho mình an lạc, trầm ổn, hành giả sẽ hướng tâm đến một đối tượng là người thân, trong gia đình hay giữa bạn bè, hay thú cưng cũng được. Lan tỏa tâm từ và xua tan sân hận cho mình như thế nào thì cũng làm như vậy cho đối tượng thân yêu này. Cho nhiều người thân hơn nữa, cho tất cả các mối liên hệ gần gũi trong gia đình và giữa bạn bè, cũng như đến người có ân nghĩa với mình.

Tiếp đến là lan tỏa lòng từ, tình yêu thương trong sáng & vô điều kiện này đến cho những người hàng xóm và cho cả đến những người không quen biết. Phát triển tâm từ đến người dưng, khách qua đường – những người mà bình thường mình không để tâm đến họ, nay họ cũng được đưa vào tâm mình với thiện ý trong lành.

Và cuối cùng hành giả hướng tâm đến đối tượng đã từng có oan trái. Có thể những khúc mắc, nội kết lại bùng lên và khó có lòng từ với những ai đã làm tổn thương hay đau khổ cho mình. Đừng nản, hãy quay lại với đối tượng thân thiết, hay với chính mình để nuôi dưỡng tâm từ cho tốt hơn, mạnh mẽ và bao dung hơn, rồi mới nghĩ đến đối tượng ‘khó nhằn’ này. Khi tâm hồn đang dễ chịu, an lành và rộng mở thì nó có thể hướng đến những phẩm chất tốt của đối tượng để khơi dậy một thái độ bao dung, tò mò muốn khám phá xem vì sao người ta lại làm như vậy với mình. Đừng phán xét và gán cho họ ý định xấu, mà tìm những lý do để có thể thông cảm dễ dàng hơn.

Nhìn lại những kinh nghiệm đã qua từ những góc độ khác nhau để thấy và cảm nhận khác đi. Nhẹ nhàng và bao dung, kiên nhẫn hơn. Đó cũng là cách để giải phóng mình khỏi những năng lượng bất thiện đã giam giữ mình trong mối quan hệ không lành mạnh này. Hãy nhìn đối tượng đó như những gì là vô thường, có thay đổi, bị chi phối bởi các yếu tố bất như ý, và rất có thể họ cũng có những nỗi khổ tâm nào đó đáng nhận được tình thương và sự thông cảm. Theo cách này, hành giả có thể phát triển tâm từ đến đối tượng đã từng được xem như kẻ thù.

Bây giờ thiện tâm thiện ý này đã được phát triển đầy đủ, thông suốt cho mình cũng như cho mọi người, mọi chúng sinh, mọi sinh linh đã đến trong cuộc đời này. Đó là một tâm tư bình đẳng, cam kết ban bố tình thương yêu trong sáng lành mạnh đồng đều đến mọi người trong đó có chính mình. Không phân biệt, không phê phán, không đánh giá, không vướng bận ở bất cứ mối quan hệ nào. Như vậy là tâm từ vô lượng, là an ổn trú, là phạm trú (Brahma Vihara), là phép lạ của thánh nhân (Ariya iddhi).

 

Viết tại Sitagu Buddha Vihara, Austin, TX.

Ayya Dhammananda – TKN Pháp Hỷ

Thứ 5, ngày 5, tháng 5, 2022 Mùa Phật Đản, VESAK 2565

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Tịnh Không Pháp Ngữ

Tâm thanh tịnh là gì? Nhất tâm niệm Phật, nhất tâm là tâm thanh tịnh, hai tâm thì không thanh...

Ý Nghĩa Thành Đạo Theo Kinh Hoa Nghiêm – Ht. Thích Trí Quảng

Ý Nghĩa Thành Đạo Theo Kinh Hoa Nghiêm – Ht. Thích Trí Quảng

Ý NGHĨA THÀNH ĐẠO THEO KINH HOA NGHIÊMHT. Thích Trí Quảng Đức Phật hoàn toàn tự tại giải thoát trước...

Biểu Tượng Giác Ngộ Unalome Trong Văn Hóa Thái Lan Và Campuchia

Biểu tượng giác ngộ Unalome trong văn hóa Thái Lan và Campuchia

BIỂU TƯỢNG GIÁC NGỘ UNALOME TRONG VĂN HÓA THÁI LAN VÀ CAMPUCHIA Tống Phước Khải   Unalome là một biểu...

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 28)

 Kinh văn: "Ngũ, ngôn khả thừa lĩnh. Lục, ngôn tắc tín dụng". Đây là nói lìa ác khẩu thì thành...

Người Cha Và Bài Kinh Sám Hối

Người cha và bài kinh sám hối

NGƯỜI CHA & BÀI KINH SÁM HỐI Truyện ngắn của Huyền Lam Buổi chiều sau khi phụ mẹ lặt rau,...

Câu Chuyện Tâm Tình

Câu chuyện tâm tình

CÂU  CHUYỆN  TÂM  TÌNH Quang Kính Võ đình Ngoạn   Các con thân thương, Mười ba mùa xuân đã trôi...

Chớ Khởi Tâm Sợ Hãi

Chớ khởi tâm sợ hãi

CHỚ KHỞI TÂM SỢ HÃI Quảng Tánh Muốn bình an thực sự thì hãy quay về điều phục và chuyển...

Phật Tử Có Nên Biểu Tình?

Phật tử có nên biểu tình?

Các bạn cho rằng: “Nếu chính quyền cho người nước ngoài, cụ thể là người Trung Quốc thuê đất trong...

Sống Tự Do Bất Cứ Nơi Nào Ở Đâu

Sống tự do bất cứ nơi nào ở đâu

Năng lượng giải phóng Nuôi dưỡng tự do Bạn là một nhiệm mầu Hiện tại tuyệt vời Thực tập mỉm...

Phật Giáo Yếu Luận Tập I (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Phật Giáo Yếu Luận Tập I (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚCPHẬT GIÁO YẾU LUẬNESSENTIAL BUDDHIST ESSAYSTẬP I | VOLUME I Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved....

Bộ Khỉ Tam Không

Bộ khỉ tam không

BỘ KHỈ TAM KHÔNG Diệu Âm Minh Tâm   Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba...

Đề Xuất Thay Đổi Tên Gọi “Ban Giáo Dục Tăng Ni” – Minh Thanh

Đề Xuất Thay Đổi Tên Gọi "Ban Giáo Dục Tăng Ni" Minh Thanh 1) Đặt vấn đề Bài viết này nhắm...

Cáo Phó

Cáo Phó

Trở về mục lục: ● TƯỞNG NIỆM ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH   Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm...

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vấn Đáp Với Đài Voa

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vấn Đáp Với Đài Voa

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: VẤN ĐÁP VỚI ĐÀI VOATuệ Uyển chuyển ngữ - 16/07/2011 (Hình bên phải: Phóng viên...

Giới Thiệu Tác Phẩm Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pali

Giới Thiệu Tác Phẩm Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pali

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM TAM VÔ LẬU HỌC QUA KINH TẠNG PALIThích Trung định           Trong suốt những năm du học...

Tịnh Không Pháp Ngữ

Ý Nghĩa Thành Đạo Theo Kinh Hoa Nghiêm – Ht. Thích Trí Quảng

Biểu tượng giác ngộ Unalome trong văn hóa Thái Lan và Campuchia

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 28)

Người cha và bài kinh sám hối

Câu chuyện tâm tình

Chớ khởi tâm sợ hãi

Phật tử có nên biểu tình?

Sống tự do bất cứ nơi nào ở đâu

Phật Giáo Yếu Luận Tập I (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Bộ khỉ tam không

Đề Xuất Thay Đổi Tên Gọi “Ban Giáo Dục Tăng Ni” – Minh Thanh

Cáo Phó

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vấn Đáp Với Đài Voa

Giới Thiệu Tác Phẩm Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pali

Tin mới nhận

Tin lời Phật dạy giúp ta chuyển hóa nỗi khổ niềm đau bằng chánh tín nhân quả

Nhìn lại lỗi mình để tiến tu theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy cách đối mặt với kẻ tiểu nhân

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Bản chất đạo Phật bi quan hay lạc quan?

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn ‘Thành đạo’

Lời Phật dạy về ngày tốt

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Từ Minh – DakLak

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Sùng Hưng

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Đức Phật của chúng ta là một người như thế…

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

Đức Phật sử dụng thần thông, phép lạ như thế nào

Đức Phật ra đời: Thông điệp của sự hạnh phúc

Khai Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Tin mới nhận

Đời Cha Ăn Mặn Đời Con Khát Nước

Giải Thoát Khỏi Nhân Quả

Kỹ Thuật Chép Kinh Phật Trên Lá Sắp Hóa Hoài Niệm

Trí huệ tánh không và lòng sùng tín

Những Người Nổi Tiếng Ca Ngợi Đạo Phật Kể Cả Tổng Thống Hoa Kỳ Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Bùi Giáng Và Những Chuyện Chưa Kể

Người Cư Sĩ Tại Gia

Ơn đời bủa khắp sơn khê…

Sáng Tạo Trong Khoa Học – Kristnamurti – Nhất Như Dịch

Hỏi về giới thứ sáu bát quan trai là không trang điểm, không xoa hương và giới thứ năm không uống rượu

Ánh Sáng Như Lai

Thành tựu ngũ giới, vãng sanh tây phương tịnh độ

Người bạn tên John

Phật Giáo -Hữu Thần-vô Thần Thanh Hòa Dịch

Phật Giáo Và Những Vấn Đề Hiện Đại

Đức Đạt Lai Lạt Ma Khai Mạc Thượng Viện Hoa Kỳ Bằng Lời Nguyện Cầu

Thiện tri thức là bậc Phạm hạnh trọn vẹn

An lạc – Trạng thái cần có để được hạnh phúc

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 1)

Chết Tuy Xa Mà Gần

Tin mới nhận

Đọc “Phật điển phổ thông: Dẫn vào tuệ giác Phật”

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 162)

XIII. Tượng Pháp (Tạp 32.2 Pháp Giảm Diệt, Đại 2, 226b (Biệt Tạp 6.15, Đại 2, 419b) (S.ii,223)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 44)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Kinh Tụng (Ht. Thích Nhật Quang, Sư Huệ Duyên & Thầy Thích Trí Thoát)

Những bản kinh Phật cổ nhất

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 222)

Bát Nhã Tâm Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 43)

Kim Cương Bát Nhã Luận

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

Đạo Phật Ngày Nay – Một Diễn Dịch Mới Về Ba Bộ Kinh Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

Kinh Bahiya

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 17)

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 10)

Thiên Thân Tịnh Độ Luận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 16)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 31)

Phật Giáo Tịnh Độ – Đạo Của Đức Tin

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Pháp Nhĩ Như Thị

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 13)

Tịnh Độ Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Thiền Tịnh Song Tu

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 93)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 77)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.