PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hằng chuyển tinh khôi

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Triết lý không phải sự sống, tư tưởng cũng không phải sự sống. Chúng chỉ là cái vỏ bọc chết khô của ngôn từ. Bởi ngay khi thi nhân thấy pháp và trực cảm được sự sống đang có mặt thì hoa năm nào, hoa mùa nào cũng là hoa của vô cùng vô tận. Và khi nhận rõ pháp duyên sinh thì sức sống không còn khoảng cách nào của ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Vì vậy người nào biết thời khắc lấy tịch diệt làm an vui và nhận ra trong diệt có sinh, trong sinh có diệt, thì pháp thân trải rộng trong vô lượng nghĩa xứ, và dù xuân có tàn, ai đó cứ ngỡ hoa rụng hết, cũng vẫn còn một nhành mai của sức sống. Nhành mai kia có hoa hay không có hoa, đâu phải mất thời gian để phiếm bàn về nó, vì có sự sống nào rời khỏi cội cành của pháp duyên sinh đang có mặt.

Có một sức sống dù nhỏ nhoi âm thầm hiện diện thì vẫn còn hơn cái không còn gì. Sức sống hay tâm thức bao trùm ấy vượt qua hố thẳm của tư tưởng, khi nhân gian họ xem sự tàn úa, mất mát là tổn thất lớn lao bởi họ luôn phân định quá rạch ròi giữa hai miền sinh diệt.

Mãn Giác đã tịch diệt ư? Cái mà con người đang thấy là giới hạn không gian thời gian của ý thức, mà ý thức thì làm sao đủ sức mạnh của dung thông hòa hợp để thấy sắc tức là không mà không cũng tức là sắc.

Cái đang tàn đi, đang mất đi đó, đâu phải để trở thành cái không còn gì, cái đau khổ, cái ưu tư, cái khốn cùng, cái tàn mạt… Bông hoa biến mất trên cành như giọt sương mai biến mất khi ánh mặt trời rực rỡ, nhưng bông hoa, giọt sương, hay con người cũng từ pháp thân mà đến, tạm trú trong cái tướng vô thường của thế gian, chứ pháp thân vốn là cái bao trùm không gian, thời gian vô cùng vô tận.

Ý thức luôn sinh ra thị phi, vọng tưởng điên đảo, nên không thấy bông hoa đang nằm trong nhành hoa, tức là chỉ thấy các thực thể luôn tách rời không thể hòa nhập với pháp thân thường trú. Và càng chạy theo vọng ảnh của pháp trần thì càng rơi vào hố thẳm tư tưởng. Hố thẳm tư tưởng là địa ngục do chính con người tự xây cất lên, tự cảm thấy không còn lối thoát, dệt thêm lời ai điếu cho viễn ảnh mịt mùng.

Hóa thân tịch diệt nơi vạn vật cỏ cây hoa lá, thì bóng người đi vào mênh mông, bao trùm hết thảy các pháp. Vẻ đẹp của hoa nở hay vẻ đẹp của hoa tàn đều nằm trong pháp hằng chuyển tinh khôi.

Nếu mùa xuân là hoa tươi thì mùa nào chẳng có mùa xuân. Dù hoa mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông có nở thì cũng đến thời khắc nó phải úa tàn. Nhưng úa tàn là vô thường thì nở rộ sắc hương cũng là vô thường, không có vô thường thì không có cái sinh ra và cái mất đi. Cái mất đi chỉ là vọng ảnh của vọng kiến, nên cũng chẳng cần phải nhọc sức để vớt vát cho cánh hoa xuân đang tàn úa kia thêm một chút sắc hương nào cả, bởi pháp này sinh thì pháp kia sinh, pháp này diệt thì pháp kia diệt, pháp sinh diệt nơi pháp thân có vô lượng nghĩa xứ và vô lượng sức sống, hay nói theo ngôn ngữ của Tịnh cảnh là Vô lượng quang và Vô lượng thọ.

Nhìn đâu cũng thấy cái “chưa tàn”, nhìn đâu cũng thấy sức sống hằng chuyển, thì thấy pháp duyên sinh, mà thấy pháp thì mới thấy Phật tính bao trùm. Phật tính bao trùm thì hữu tình chúng sinh ra đời, pháp tính bao trùm thì vô tình chúng sinh xuất hiện. Phật tính và pháp tính dung thông, thì người và vạn vật cũng cùng chung một thể.

Thiền sư Huyền Quang và Thiền sư Mãn Giác đã gặp nhau ở chỗ vô thường của thường tại, ở nơi vô sinh của thường sinh. Nên hai người dù ở hai thời đại khác nhau mà đọc thơ của họ vẫn thấm nhuần một vị.

“Người ở trên lầu, hoa dưới sân
Vô ưu ngồi ngắm, khói trầm xông
Hồn nhiên người với hoa là một
Giữa vùng hương sắc lộ hình dung.
 Phương phi xuân sắc, trắng hay vàng
Thời tiết tùy loài hợp sắc hương
Khi mọi loài hoa rơi chật đất
Dậu Đông hoa cúc vẫn chưa tàn”.
(Hoa cúc – Huyền Quang)

Đọc những câu thơ này sao chẳng rung động đến tâm can. Nhìn hoa rơi mà thấy hoa nở, mà lộ ra hình dung của Chân Như, của Chân Nhân. Thi nhân cùng sinh diệt với hoa trong từng sát-na, không còn hoa không còn người, thời khắc đó chỉ có vô ưu, vô biệt và vô tâm cùng hòa vào nhịp thở của sức sống hiện sinh đang có mặt.

Vẻ đẹp của hoa nở và vẻ đẹp của hoa tàn đều phiêu du trong pháp hằng chuyển sinh diệt.

Dù hoa đương thì, xuân đang tràn ngập, nhưng nhìn vào đó đâu phải để tìm một chút rộn ràng hư dối, bởi không ai thỏa thuận được với pháp vô thường, và bởi hoa mùa nào cũng nở cũng tàn Như Vậy.

“Đêm qua sân trước một cành mai”, hay “Dậu Đông hoa cúc vẫn chưa tàn” là sự tái ngộ nhân duyên, dù rời xa từ vạn kiếp, một bông hoa nở sẽ nở với muôn xuân, cũng như một chiếc lá vàng rơi là sự trở về của thiên thu vậy. Hoa tàn hoa nở nhưng chưa từng xa cách nhau bao giờ. Tâm và pháp bao trùm như ý xuân và nhành xuân đang tận nở. Thế thì sao chẳng đến với tin xuân trên vạn nẻo bến bờ, đâu phải chờ đợi một ngày mình già nua hay thêm tuổi.

Hoa và Xuân đều là cái giả danh, còn pháp vị Chân Như chẳng từng một lần đến hay đi, vậy thì đâu nhất thiết phải tưởng rằng xuân tàn hoa rụng hết… Chẳng có quyền uy nào làm cho hoa đang có trở thành không, vậy hà cớ gì sự tịch diệt lại cứ nghiễm nhiên nhuốm màu sắc thê thảm và ưu sầu đến vậy.

Người xưa mượn hoa xuân để nói pháp tịch diệt mà sức sống không ngừng từ muôn phương dội đến, đó chính là sự hằng chuyển tinh khôi, cũng gọi là hiện pháp lạc trú! 

Thích Thanh Thắng

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Nguyện Cho Người Khác Được Hạnh Phúc

Nguyện Cho Người Khác Được Hạnh Phúc

Nguyện cho người khác được hạnh phúc Nguyễn Thế Đăng Nguyện là mong cho, cầu mong cho, ước mong rằng… Khi nguyện cho người khác được...

Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố và Mật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH CỨU CÁNH KIÊN CỐ VÀ MẬT NHÂN CỦA NHƯ LAI VỀ CHƯ BỒ-TÁT VẠN HẠNH ĐỂ TU CHỨNG LIỄU NGHĨADịch từ Phạn văn: Pháp sư Cực Lượng...

Thành Duy Thức Luận

Thành Duy Thức Luận

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đặc Tính Của Pháp Trong Kinh Tạng A Hàm (Ii)

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (II)

Mục đích ra đời của Đức Phật là tìm ra con đường diệt khổ và đem lại an vui cho...

Không Khí Đón Mừng Phật Đản Đã Tràn Ngập Phố Phường Sài Gòn – Hà Nội -Huế

Không Khí Đón Mừng Phật Đản Đã Tràn Ngập Phố Phường Sài Gòn – Hà Nội -Huế

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Mười Câu Hỏi Với Đức Đạt Lai Lạt Ma – Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Mười Câu Hỏi Với Đức Đạt Lai Lạt Ma – Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

MƯỜI CÂU HỎI VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tuệ Uyển chuyển ngữ   1.- HỎI: Ngài có bao giờ cảm...

Giải Pháp Cho Vấn Đề Giảm Sút Tín Đồ Phật Giáo Sau Hôn Nhân

Giải Pháp Cho Vấn Đề Giảm Sút Tín Đồ Phật Giáo Sau Hôn Nhân

GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ GIẢM SÚT TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO SAU HÔN NHÂNBan Hướng dẫn Phật tử tỉnh Bạc...

Chết Có Cần Làm Đám Tang Và Có Cần Mời Quý Thầy Về Cúng Hay Không – Ht. Pháp Tông Thuyết Giảng

Chết Có Cần Làm Đám Tang Và Có Cần Mời Quý Thầy Về Cúng Hay Không – HT. Pháp Tông Thuyết Giảng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chết Tốn Bao Nhiêu Tiền – Nguyễn Thượng Chánh

Chết Tốn Bao Nhiêu Tiền – Nguyễn Thượng Chánh

CHẾT TỐN BAO NHIÊU TIỀNNguyễn Thượng Chánh Lời Ban Biên Tập: Thỉnh thoảng chúng tôi có nhận được email của...

Giữ Giới Và Quả Phước

Giữ Giới và Quả Phước

GIỮ GIỚI (SILA) VÀ QUẢ PHƯỚC Tỳ Khưu Ni Pháp Hỷ Dhammananda   Có hai loại giới là giới tự nhiên...

Nhớ Tết Ở Ấn Độ

Nhớ Tết Ở Ấn Độ

NHỚ TẾT Ở ẤN ĐỘ Thích Trung Hữu Tết Việt Nam với Tăng Ni, du học sinh Việt Nam đang...

Tuyển Tập Giáo Pháp Nền Tảng Mọi Phẩm Hạnh Tốt Đẹp

Tuyển Tập Giáo Pháp Nền Tảng Mọi Phẩm Hạnh Tốt Đẹp

Giới Thiệu Tác Giả Choden Rinpoche – thuộc Tu viện Sera Je – là một trong những Lạt ma phái Gelug...

Ngay Trong Kiếp Sống Này

Ngay Trong Kiếp Sống Này

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 93)

Chư vị đồng tu, xin chào mọi người!Nhân dịp đầu năm mới, chín đại tôn giáo của Singapore đã liên...

Bảy điểm đề nghị của Thiền sư Nhất Hạnh về chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo

1. Nhà nước xác nhận ý muốn thực hiện sự tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền. Giáo quyền và...

Nguyện Cho Người Khác Được Hạnh Phúc

Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố và Mật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa

Thành Duy Thức Luận

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (II)

Không Khí Đón Mừng Phật Đản Đã Tràn Ngập Phố Phường Sài Gòn – Hà Nội -Huế

Mười Câu Hỏi Với Đức Đạt Lai Lạt Ma – Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Giải Pháp Cho Vấn Đề Giảm Sút Tín Đồ Phật Giáo Sau Hôn Nhân

Chết Có Cần Làm Đám Tang Và Có Cần Mời Quý Thầy Về Cúng Hay Không – HT. Pháp Tông Thuyết Giảng

Chết Tốn Bao Nhiêu Tiền – Nguyễn Thượng Chánh

Giữ Giới và Quả Phước

Nhớ Tết Ở Ấn Độ

Tuyển Tập Giáo Pháp Nền Tảng Mọi Phẩm Hạnh Tốt Đẹp

Ngay Trong Kiếp Sống Này

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 93)

Bảy điểm đề nghị của Thiền sư Nhất Hạnh về chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo

Tin mới nhận

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Đức Phật dạy Ca Diếp Bồ tát phân biệt chính tà

Đại dịch và kinh người biết sống một mình

Thiên ma dâng ngọc nữ

Tứ Thánh đế, thông điệp đầu tiên và căn bản của Đức Phật

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

Tình yêu của Phật

Đức Phật độ người gánh phân

Đức Phật là thầy của trời người

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Hoa sen trong người

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

Thực hành giáo Pháp là cách cúng dường Chư Phật cao thượng nhất

Hiểu thế nào về câu “Duy ngã độc tôn”?

Phật tại Tâm: Chìa khóa mở vào cửa Phật

Làm thế nào để có cuộc sống an lành?

Hành trình có Phật

Chùa Phú Thạnh, Tx Châu Đốc, Tỉnh An Giang

Lời Phật dạy về công ơn người mẹ khi mang thai

Tin mới nhận

Hãy để yên cho mọi người thở (song ngữ Việt-Anh)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Phép Quán Thế Âm Bồ Tát Để Sám Hối Và Thanh Tịnh Nghiệp

Sau mùa tuyết rơi

Khiêm cung mới tiến đạo

Nhạc Sĩ Hoàng Quốc Bảo Và “Khúc Vô Thanh”

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 29)

Diễn Văn Khai Mạc – Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Năng Lực Của Chánh Niệm

Tăng thân Làng Mai (Hoa Kỳ) hướng dẫn ngồi thiền ngày 19-03-2017 tại chùa Giác Ngộ

Tất niên tiệc chay 10.000 đồng hạnh phúc vô cùng tại trung tâm gieo yêu thương

Hòa Thượng Thích Minh Châu: Người Cha Đỡ Đầu Của Tuổi Trẻ Dấn Thân Giao Hưởng

Sư Thiện Chiếu: Nhà Sư Nhập Thế Và Triết Lý Bổn Phận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Để trở thành Phật tử chân chính Tập 1

Thế Giới Chuyển Biến, Theo Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 214)

Pháp Ngữ Lục

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Giảng Giải Kinh Xa Lìa Sắc Dục

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 23)

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Kinh Kalama

Kinh Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa

Bát Nhã Ba La Mật Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Kinh Bách Dụ: Mài đá

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông

Đem Phật vào lòng, đem kinh vào lòng 

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

Kinh Bách Dụ: Nói hay làm dở

Niệm Hơi Thở Vào – Hơi Thở Ra

Tin mới nhận

Tác hại của việc phóng túng tình dục đối với sức khỏe con người hiện nay

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 12)

Hằng Chuyên Tâm Niệm

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 102)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 241)

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 3)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Khai Thị Đại Chúng Của Đại Sư Hám Sơn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 8)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 344)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.