PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lễ Hội Đản Sanh Thích Thông Huệ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Blank
LỄ HỘI ĐẢN SANH

Thích Thông Huệ

Phatdansinh-BaybuocCứ đến mùa sen nở, báo hiệu một mùa Phật Đản nữa lại về trong hàng triệu trái tim của những người con Phật trên khắp năm châu bốn bể. Ngày Phật Đản đã ăn sâu trong lòng của tất cả mọi người phật tử, nghiễm nhiên trở thành một mùa lễ hội Đản sanh truyền thống trọng đại của Phật giáo. Nhiều hoạt động chào mừng sự kiện Đức Từ Phụ đản sanh được diễn ra: thiết lập lễ đài, vườn Lâm Tỳ Ni, diễu hành xe hoa, tổ chức các buổi thuyết giảng, tọa đàm về ý nghĩa Phật Đản, triển lãm văn hóa nghệ thuật Phật giáo, kết hợp với các hoạt động từ thiện xã hội, ủy lạo cứu tế đồng bào nghèo, thăm viếng trại dưỡng lão, trẻ em khuyết tật, đặt vòng hoa tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ…, nhằm mang thông điệp từ bi cứu khổ của Đạo Phật vào đời. Tất cả những việc làm đó tạo nên một không khí hân hoan, tưng bừng của mùa lễ hội đản sanh – ngày Tết của Phật giáo – cả về nội dung lẫn hình thức. Mỗi mùa Phật Đản đến cũng là dịp cho chúng ta ôn lại những nét đẹp, nhân cách siêu phàm của Đức Phật để học tập theo trí tuệ và hạnh đức từ bi của Đấng Cha Lành.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích đáp ứng nguyện vọng giải thoát khổ đau của nhân loại. Từ địa vị Thái tử cao quý của xứ Ấn Độ thời bấy giờ, cung vàng điện ngọc, cung phi mỹ nữ, lạc thú trần gian, tất cả Ngài không thiếu. Nhưng Ngài quan niệm đó không phải là hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Hạnh phúc chân chính là giải thoát khỏi khổ đau sinh tử của kiếp người. Phát nguồn từ nhận định đó, Ngài đã giã từ lạc thú và ra đi tìm đạo, để hôm nay nhân loại có một kho tàng giáo lý vô tận trên lộ trình đi đến giác ngộ giải thoát. Hơn 2500 năm lịch sử đã đi qua, nhưng hình ảnh tuyệt vời của Đức Thế Tôn vẫn chói sáng trong tâm hồn chúng sinh nhân loại. Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian, hướng đến đời sống chân thiện mỹ.

Kinh Pháp Cú 182 có ghi:

“Khó thay được làm người
Khó thay được sống còn
Khó thay nghe diệu pháp
Khó thay Phật ra đời”.

Đây là bốn điều khó, rất hy hữu mà Đức Phật đã dạy. Trong Kinh có nói: “Thân người khó được, Phật Pháp khó nghe”. Chúng ta hôm nay được sinh ra làm thân người là một điều hạnh phúc hiếm có. Trong lục đạo, loài người vừa có vui vừa có khổ, không u mê ám chướng như các loài súc sanh, biết suy tiến đời sống đạo đức tinh thần, có trí tuệ hiểu biết, nhận ra con đường tu tập chân chính để chuyển hóa bản thân, thăng hoa trong đời sống tâm linh. Được làm người đã khó, được sống còn lại khó hơn. Có người mới sanh ra được một thời gian ngắn rồi chết, chưa nghe được diệu pháp. Chúng ta được diễm phúc làm người khỏe mạnh lành lặn, lại nghe hiểu giáo lý vi diệu của Đức Phật, phải biết rằng, mình đã gieo trồng căn lành từ nhiều kiếp quá khứ, giờ đây mới được gần gũi ngôi Tam Bảo tu hành, có điều kiện tiến bộ trong đời sống đạo đức. Đức Phật từng dạy:

“Người sống một trăm năm,
Không nghe hiểu Phật Pháp,
Không bằng sống một ngày,
Nghe hiểu được Phật Pháp”.
(PC. 113)

Chúng ta đang sống trong đêm trường vô minh tăm tối. Giáo pháp của Đức Phật như ngọn đuốc sáng soi đường cho chúng ta đi không bị lầm lạc vào các nẻo tà. Một khi đã học hiểu Phật Pháp, chúng ta phải quý tiếc quỹ thời gian công phu tu tập, tự áp dụng để tịnh hóa thân tâm.

Điều hy hữu nhất trong tất cả những điều hy hữu là: khó thay Phật ra đời. Đây là sự kiện trọng đại, vị tằng hữu (chưa từng có), nghìn năm chưa một thuở trong lịch sử nhân loại. Trong một thế giới, không bao giờ có hai vị Phật đồng thời xuất hiện. Kinh Nikaya có ghi: “Một người, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một cách vi diệu. Người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán Chánh Đẳng Giác”. Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại, ban cho chúng sanh một phương thuốc mầu nhiệm điều trị tâm bệnh, nỗi khổ trầm luân sinh tử.

“Khó gặp được Như Lai,
Không phải đâu cũng có.
Chỗ nào Phật đản sanh,
Nơi đó tất an lạc”.
(PC. 193)

Chúng ta đang sống trong thời mạt pháp, không còn gặp được Đức Phật hiện hữu. Tuy thân ba mươi hai tướng tốt đã hoại diệt nhưng pháp thân của Ngài vẫn không mất. Khi nào ngôi Tam Bảo còn cửu trụ nơi thế gian thì Đức Phật vẫn còn hiện hữu. Một khi chúng ta nghe hiểu Phật Pháp có sự tỉnh giác, tức là Phật đang ở trong ta. Một niệm tỉnh giác khởi lên, liền đó Phật đản sanh; một niệm vô minh tăm tối dấy khởi thì Phật nhập diệt. Nhân ý nghĩa sự kiện đản sanh của Ngài mà nhắc ta luôn nhớ bản tâm Phật tánh hằng hữu trong mỗi chúng sinh. Kinh Kim Cang, Phật dạy:

“Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thinh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai”.

Tạm dịch:

“Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng âm thanh cầu ta,
Kẻ ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai”.

Như Lai không phải thân ba mươi hai tướng tốt, cũng chẳng phải âm vang thuyết pháp từ kim khẩu Đức Phật nói ra, mà là Như Lai pháp thân tự tánh hằng hữu trong mỗi chúng ta. Tất cả chúng sanh đều có pháp thân thanh tịnh bất sanh bất diệt, do vô minh che lấp mà chẳng thể nhận ra. Người nào chạy theo âm thanh, sắc tướng bên ngoài mà cầu thì không thể thấy được pháp thân thường trụ của Như Lai.

Nói về Đức Phật lịch sử, Ngài là con người có một không hai trong lịch sử nhân loại. Cuộc đời ngài được kết tinh bởi những chất liệu của chân – thiện – mỹ từ dung nghi cho đến nhân cách vĩ đại. Theo truyền thuyết, khi Đức Phật đản sanh từ hông phải của Hoàng hậu Mada, chân đi bảy bước có bảy hoa sen nâng gót, hào quang chiếu sáng khắp tam thiên đại thiên thế giới, chư Thiên trỗi nhạc trời chúc tụng, rải hoa thơm cúng dường…, tạo nên một huyền thoại đản sanh, nâng Đức Phật lên mức cao quý tột cùng, thiết nghĩ cũng chưa đủ để xưng tán hết công hạnh của Ngài trong suốt tám mươi năm hiện hữu trên thế gian. Một người sanh ra, nếu không làm được lợi ích gì cho ai, hoặc không có cống hiến lớn gì cho nhân loại thì chẳng ai thêu dệt hoặc ca ngợi gì về lịch sử của họ. Ở Trung Quốc, nếu có bậc Minh quân ra đời, người ta nói rằng nước sông Hoàng Hà trở nên trong vắt. Hoặc có Thánh nhân xuất hiện, trong nhà sẽ tỏa mùi hương và hào quang chiếu sáng một vùng. Những truyền thuyết đó nhằm tô đậm thêm nhân cách cao quý của những bậc có công với quốc gia dân tộc, hoặc có những cống hiến lớn cho nhân loại, cũng không có gì là quá đáng. Các bậc vĩ nhân còn thế, huống nữa Đức Phật là một vị Bồ tát nhất sanh bổ xứ, xuất hiện nơi đời để mang lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người, là một nhân cách vĩ đại, tự tại vô nhiễm giữa dòng đời, một bậc Đạo Sư dẫn đường cho chúng sanh lìa bờ mê qua bến giác.

Tuy sống trong nhung lụa êm ấm, ở ngôi vị Thái tử sắp kế nghiệp vua cha, nhưng Ngài từ bỏ tất cả ngai vàng quyền uy, vợ đẹp con xinh, xuất gia tìm đường giải thoát khỏi luân hồi sanh tử, mở ra con đường chân lí giúp chúng sanh thoát khổ. Tự mình dấn thân vào con đường tìm đạo, vượt bao gian nan khó nhọc, lìa bỏ hai cực đoan hưởng thụ ngũ dục, đam mê dục lạc làm chậm trễ tiến bộ đời sống tâm linh và khổ hạnh ép xác làm tinh thần u ám, không có lợi cho sự tu tập. Ngài đi theo con đường trung đạo, tự nỗ lực thiền định, đến đêm thứ bốn mươi chín, khi sao mai vừa mọc, hoát nhiên đại ngộ, thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Từ đó, Ngài bắt đầu chuyển pháp luân ròng rã suốt bốn mươi chín năm hoằng hóa lợi sinh, cho đến tám mươi tuổi, thị hiện niết bàn dưới hai cội Sala trong tư thế kiết tường. Như vậy, từ lúc thị hiện đản sanh cho đến khi niết bàn thị tịch, cả cuộc đời Đức Phật đều rất đẹp, rất vi diệu, xứng đáng là bậc “Thiên nhơn chi Đạo Sư, tứ sanh chi Từ Phụ”, là tấm gương sáng ngời cho chúng ta noi theo.

Tại Ấn Độ, thái tử Sĩ-đạt-ta từ bỏ địa vị Đông cung xuất gia tu hành thành Phật, ở Việt Nam cũng có một vị vua là Trần Nhân Tông, sau hai lần đánh đuổi giặc Nguyên Mông xâm lược, mang lại thái bình thịnh trị cho đất nước Đại Việt, Ngài đã từ bỏ ngai vàng, xem như đôi dép rách, một mình chống gậy trúc lên núi Yên Tử tu hành ngộ đạo, khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, mang đậm bản sắc Phật giáo của người dân Việt. Đây là điều đáng cho chúng ta tự hào với Phật giáo các nước bạn trên thế giới. Chư Phật, chư Tổ đối với giàu sang, quyền uy tột bực còn chối bỏ, quý cầu sự giải thoát tối thượng thì chúng ta há lại đam mê chấp trước sao? Đạo Phật mang một giá trị siêu xuất, vượt ngoài những thú vui thường tình nhưng không tách rời cuộc sống thế tục, mà “hòa quang đồng trần”, làm lợi ích cho quần sanh. Năm 2010, Việt Nam chúng ta kỷ niệm sự kiện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đánh dấu một sự kiện trọng đại mang tính lịch sử của dân tộc Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam. Đây là dịp thể hiện các hoạt động mang bản sắc văn hóa Phật giáo truyền thống của dân tộc, là cơ hội xác định sự hòa nhập giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Đây cũng là đại lễ uống nước nhớ nguồn, ôn lại những truyền thống văn hóa của đất nước ta trải qua hàng nghìn năm văn hiến. Qua đó, cũng khẳng định sự đồng hành giữa Phật giáo và dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Giáo lý mà Đức Phật đã tuyên thuyết là một nền giáo lý đầy minh triết và nhân bản. Các tôn giáo khác đặt Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa, Đấng Giáo Chủ là tối cao nhất, có quyền ban phước giáng họa cho bất kì ai. Còn Đạo Phật lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, tự quyết định cho số phận của mình theo sự vận hành của luật nhân quả nghiệp báo, hoàn toàn tự mình gieo nhân để thọ quả vui hoặc khổ, không phó thác số mệnh do trời định. Cũng không vị giáo chủ nào cao thượng đến mức nâng tín đồ lên ngang hàng với mình: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, hoặc “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Đức Phật không tự thiết lập cho Ngài một quyền lực gì, và Đạo Phật cũng không có giáo quyền, binh quyền nên chưa từng có một cuộc Thánh chiến nào mang danh Đức Phật để tiến hành những cuộc chiến đẫm máu trong lịch sử nhân loại. Nếu gặp thời pháp nạn, chỉ áp dụng theo tinh thần bất bạo động, không khuyến khích tín đồ đứng lên cầm vũ khí đấu tranh. Chính vì thế, Phật giáo được Liên Hiệp Quốc công nhận là tôn giáo văn hóa thế giới, vì mục đích mang lại hòa bình cho toàn cầu, và ngày Phật Đản cũng được xem là ngày lễ hội văn hóa thế giới, đó cũng là điều xứng đáng.

Kinh Pháp Cú 387 ghi:

“Mặt trời sáng ban ngày,
Mặt trăng sáng ban đêm,
Khí giới sáng Sát lợi,
Thiền định sáng Phạm chí,
Còn hào quang Đức Phật,
Chói sáng cả ngày đêm”.

Ban ngày chúng ta sống nhờ ánh sáng mặt trời. Theo khoa học, mặt trời chỉ chiếu sáng nửa vòng trái đất gọi là ban ngày, nửa vòng trái đất kia mặt trời không chiếu tới được, gọi là ban đêm. Sự chiếu sáng của mặt trời, mặt trăng còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Dòng vua chúa uy quyền thể hiện nơi binh quyền khí giới, có quyền sinh sát trong tay, nên khí giới làm sáng dòng Sát-đế-lợi. Các vị Phạm chí nhờ thiền định mà tâm được an, tăng trưởng đạo hạnh, được kính trọng nhờ năng lực công phu thiền tập. Chỉ có hào quang của Đức Phật chiếu sáng xuyên suốt cả không gian và thời gian. Cái thấy của Ngài bằng trí tuệ bát nhã soi sáng cùng khắp pháp giới, không có hạn chừng. Toàn thể vũ trụ vạn hữu đều nằm trong ánh sáng giác ngộ của Phật. Ngài là đấng tối tôn tối thắng nhất, với trí tuệ siêu việt và hạnh đức từ bi cao thượng, dù có xưng dương đến đâu cũng không thể tán thán hết được. Chúng ta là đệ tử của Ngài, phải cố gắng nỗ lực tiến tu, để không cô phụ lòng từ Đức Phật đã chỉ dạy.

Nhân ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ, chúng ta kỷ niệm sự xuất hiện hy hữu của Ngài trên cuộc đời, ôn lại những điểm sáng để học tập noi theo. Chúng ta hôm nay được làm người, gần gũi ngôi Tam Bảo, nghe hiểu Phật Pháp, đây là điều hạnh phúc hiếm có trên cuộc đời này mà không phải chúng sanh nào cũng có được. Hiểu như vậy, chúng ta phải trân quý từng tấc bóng thời gian mà học đạo tu tập để đời sống chúng ta luôn nằm trong ánh giác của chư Phật, chuyển hóa cuộc đời bớt khổ được vui.

Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Mùa Phật Đản – PL. 2554

Người gửi bài: Cư sĩ Toàn Trung

Tin bài có liên quan

Vì Sao Có Ít Chùa Kỷ Niệm Ngày Đức Thích-Ca Thành Đạo Đến Thế?!

Vì Sao Có Ít Chùa Kỷ Niệm Ngày Đức Thích-ca Thành Đạo Đến Thế?!

Vài Điều Suy Nghĩ Về Lộ Trình Tu Đạo Và Thành Đạo Của Đức Thế Tôn

Vài điều suy nghĩ về lộ trình tu đạo và thành đạo của Đức Thế Tôn

Sự Vĩ Đại Của Đức Phật

Sự Vĩ Đại Của Đức Phật

Việt Nam Phật Quốc Tự Tại Bồ-Đề Đạo Tràng – Tt. Thích Huyền Diệu

Việt Nam Phật Quốc Tự Tại Bồ-đề Đạo Tràng – Tt. Thích Huyền Diệu

Vị Đạo Sư Tối Thượng

Vị Đạo Sư Tối Thượng

Vầng Sáng Sao Mai

Vầng Sáng Sao Mai

Vai Trò Của Tri Thức Và Sáng Tạo Trong Quá Trình Thành Đạo Của Đức Phật

Vai trò của tri thức và sáng tạo trong quá trình thành đạo của Đức Phật

Vài Nét Về Bồ-Đề Đạo Tràng – Tiến Sĩ D.c. Ahir ; Thích Phước Chí Dịch

Vài Nét Về Bồ-đề Đạo Tràng – Tiến Sĩ D.c. Ahir ; Thích Phước Chí Dịch

Vài Nét Về Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya – Thích Long Vân

Tứ Diệu Đế (Bốn Sự Thật Nhiệm Màu – Tứ Thánh Đế- Bốn Chân Lý Cao Cả)

Tứ Diệu Đế (Bốn Sự Thật Nhiệm Màu – Tứ Thánh Đế- Bốn Chân Lý Cao Cả)

Load More

Discussion about this post

Mùa Xuân Nghĩ Về Công Án Chiếc Dép Tổ Sư

Mùa Xuân Nghĩ Về Công Án Chiếc Dép Tổ Sư

MÙA XUÂN NGHĨ VỀ CÔNG ÁN CHIẾC DÉP TỔ SƯThích Thanh Tâm Mùa xuân là dịp để trở về, dừng...

Khi Chúng Tôi Yêu Thích Thiền Hành

Khi chúng tôi yêu thích thiền hành

KHI CHÚNG TÔI YÊU THÍCH THIỀN HÀNH: Những bước chân tĩnh tại, an vui giữa Núi Rừng Pháp ThuậnThích Giác...

Theo Dấu Chân Xưa Tập 2

Theo dấu chân xưa tập 2

  THEO DẤU CHÂN XƯA Tập 2 TT. TS. THIỆN MINH (1969-2018)NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC   LỜI TỰA  Sư Thiện...

108 Câu Vấn Đáp Phật Pháp

108 câu vấn đáp Phật Pháp

108 CÂU VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP ĐĐ. Thích Trúc Thái MinhNhà xuất bản Tôn Giáo 2016Hiện nay tại chùa Ba...

Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Thích Nhật Từ Khể Thủ

Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Thích Nhật Từ Khể Thủ

THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆMTRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNHThích Nhật Từ khể thủ  Năm Đinh Tỵ,tại Mỹ Luông,Sa ĐécMột...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 38) Pháp Sư Tịnh Không   Nguyện thứ chín, “Hằng thuận chúng sanh”...

Suy Ngẫm Nhỏ Về Phương Tiện & Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Giáo

Suy Ngẫm Nhỏ Về Phương Tiện & Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Giáo

SUY NGẪM NHỎ VỀ PHƯƠNG TIỆN & CỨU CÁNH TRONG TINH THẦN PHẬT GIÁOHuỳnh Ngọc Chiến Trên trang web http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/06/3BA1D220/...

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sinh Kỳ Tâm

Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

"ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM"應 無 所 住 而 生 其 心"... to use the mind yet be free from any attachment" Chân Minh...

Tạo Ra Hạnh Phúc

Tạo Ra Hạnh Phúc

TẠO RA HẠNH PHÚCThiền sư Ajahn Brahm Không lo lắng Buông bỏ “người điều khiển”, tiếp xúc nhiều hơn với...

An Lạc Ở Đâu?

An lạc ở đâu?

Năm 2013, tôi may mắn được theo chân Thiền sư Thích Nhất Hạnh suốt mấy tháng trong chuyến hoằng dương...

Kinh Đại Bi Phẩm 14 Giáo Huấn

KINH ĐẠI BITam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá, người nước Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời...

Vài Ý Nghĩ Về Hoằng Pháp Ở Xứ Người

Vài Ý Nghĩ Về Hoằng Pháp Ở Xứ Người

VÀI Ý NGHĨ VỀ HOẰNG PHÁP Ở XỨ NGƯỜI Cư Sĩ Nguyên Giác Mùa lễ Vu Lan vừa mới qua...

Ý nghĩa Sa-môn

Ý NGHĨA SA-MÔN Ánh Ngọc   Đức Phật rời bỏ đời sống giàu sang ở chốn hoàng cung, chấp nhận...

Tết Nhìn Từ Phương Diện Tu Tập

Tết nhìn từ phương diện tu tập

Tết Nguyên đán là thời điểm chuyển giao của năm cũ sau khi hoàn thành một chu kỳ thời gian...

Huế Đón Mừng Mùa Phật Đản

Huế Đón Mừng Mùa Phật Đản

HUẾ ĐÓN MỪNG MÙA PHẬT ĐẢN Thích Hoằng Trúc Chiều buông dài trên con dốc quen, tôi đưa mắt nhìn...

Mùa Xuân Nghĩ Về Công Án Chiếc Dép Tổ Sư

Khi chúng tôi yêu thích thiền hành

Theo dấu chân xưa tập 2

108 câu vấn đáp Phật Pháp

Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Thích Nhật Từ Khể Thủ

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Suy Ngẫm Nhỏ Về Phương Tiện & Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Giáo

Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Tạo Ra Hạnh Phúc

An lạc ở đâu?

Kinh Đại Bi Phẩm 14 Giáo Huấn

Vài Ý Nghĩ Về Hoằng Pháp Ở Xứ Người

Ý nghĩa Sa-môn

Tết nhìn từ phương diện tu tập

Huế Đón Mừng Mùa Phật Đản

Tin mới nhận

Đức Phật lập ra đạo để dạy loài người hiểu biết những gì?

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Toàn Văn Khai Thị Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)

Phật dạy: Đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

Phật là bậc giải thoát

Những lời Phật dạy sâu sắc trong Kinh Pháp Cú

Nghe kinh thấy Phật đản sinh ở lòng

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Giữ giới có ý nghĩa như thế nào?

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Dấu hiệu yêu quý hòa bình của Đức Phật thời niên thiếu

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Mười lý do nên tu tập từ bi quán

Đạo đức gia đình theo lời Phật dạy

Tin mới nhận

Hướng Đi Cho Một Sứ Giả Như Lai Trong Gia Đoạn Mới

Vì sao Hoàng hậu Mallikā được đức Phật ngợi khen là hương thơm đức hạnh của người trì giới

Chết Có Thật Đáng Sợ Không ? Hòa Thượng K. S. Dhammananda – Thích Tâm Quang Dịch Việt

Từ Nụ Đến Hoa

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Thoáng Thông Một Nỗi Hãi Hùng

Ta đang là hơi thở chính mình

Angulimala – Một Câu Chuyện Về Sức Mạnh Của Lòng Từ

Phật Tại Tâm – Hiễn Nguyễn

Câu đối ngày Tết

Để bước đi vững chãi trên con đường hạnh phúc – Thầy Minh Niệm

Sự hình thành và phát triển của tư tưởng Tam Thân

Thập Nhị Bộ Kinh

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 23)

Chùm Thơ Thất Ngôn Thập Nhị Cú

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Sự Nối Kết Giữa Sự Phát Triển Nội Tâm Và Sự Biến Đổi Khí Hậu, Hòa Bình Và Công Lý Tịnh Thủy Biên Dịch

Nẻo Về Của Tâm

Bảy Bí Quyết Sống Hạnh Phúc

Thú vật có hiểu được Pháp? Những xem xét từ Văn bản và Nhân chủng học

Tin mới nhận

Kinh Pháp Cú – 423 Lời Vàng Của Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Kinh “Tất Cả Đều Bốc Cháy” (Adittapariyaya-sutta)

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 221)

PHẬT NÓI KINH DIÊN /DUYÊN MỆNH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn

XIII. Tượng Pháp (Tạp 32.2 Pháp Giảm Diệt, Đại 2, 226b (Biệt Tạp 6.15, Đại 2, 419b) (S.ii,223)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

Kinh Bách Dụ: Cậu bé bắt được rùa lớn

Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ

Pháp Hoa Đề Cương

Kinh hành đúng pháp sẽ đạt đạo Bồ đề

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

Tin mới nhận

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 7)

Nhận Thức Về Tái Sinh – Chứng Ngộ – Vãng Sanh

Chứng Ngộ Và Vãng Sanh Cực Lạc

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

48 Tọa Đàm Về Hộ Niệm: Khế Lý Khế Cơ

Nhìn Thấu, Buông Bỏ, Bố Thí

Bốn Mươi Tám Cách Niệm Phật

Gương Sáng Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 100)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Một Câu A Di Đà Phật Niệm Đến Cùng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Đọc sách ngàn lần – Tập 13 (Tập cuối)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 5)

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 20)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 47)

Chánh Hạnh Niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese