DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH
NỘI
DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 12
CHỌN
MINH SƯ (Phần 2)
(Nghe
audio bấm vào hàng chữ này)
Thưa
quý thính giả,
Trong
lần phát thanh kỳ trước, chúng tôi đã trình bày với quý
thính giả về việc chọn minh sư. Một vị minh sư dạy
chúng ta giáo lý không chỉ qua việc thuyết giáo mà còn
dạy chúng ta về giới đức, qua hành động và cử chỉ hàng
ngày của ông thầy mà thuật ngữ nhà Phật gọi là thân
giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma và Hoà Thượng Thích Thánh
Nghiêm đã chỉ cho chúng ta một số nguyên tắc trong đó có
bốn tiêu chuẩn để chọn minh sư. Trong phần phát thanh
hôm nay chúng tôi lược trích một bài pháp ngắn của Tỳ
Kheo Thích Trí Siêu cũng nói về việc Tầm Sư học Đạo như
là để trả lời thư của một thính giả hỏi rằng ngoài
tiêu chuẩn Thân Giáo của vị minh sư, vị minh sư đó có cần
phải có học vị Tiến sĩ Phật học hay bất cứ học vị
Tiến sĩ thế gian nào không. Tỳ Kheo Thích Trí Siêu nói:
“Đi
tìm Đạo tức là đi tìm Thầy. Do đó có câu: “Tầm Sư học
Đạo”. Vì thế chữ Đạo không thể rời chữ Sư. Đức Phật
là một Đạo Sư, người chỉ đường đến Niết Bàn và con
đường này được gọi là Đạo Phật. Chúa Giê-Su cũng là
một Đạo Sư, người chỉ đường về nước Trời (Thiên
Đàng) và con đường này được gọi là Đạo Chúa. Ngày nay
hai vị Đạo Sư này không còn nhưng có các đệ tử đại
diện cho hai ngài, đó là quý Thầy, Hòa Thượng, Thượng Tọa,
Đại Đức, hoặc các cha Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y, v.v…
Người
tu hành ban đầu rất cần sự hướng dẫn của một vị Thầy.
Nếu theo một Thầy lành, ta sẽ trở nên lành; nếu theo một
Thầy ác, ta sẽ trở nên ác. Do đó người tu hành phải sáng
suốt lựa chọn cho mình một vị Thầy xứng đáng tin tưởng.
Nếu lựa chọn đúng thì sự tu hành gặp nhiều thiện duyên
tiến triển. Nếu lựa chọn sai thì có thể thối thất đạo
tâm, không muốn tu hành, nhiều khi đâm ra hận và chán ghét
luôn tất cả Thầy khác.
Ở
đây tôi sẽ không giới thiệu bạn một Thầy mẫu lý tưởng
mà chỉ nói lên sự nhận xét của tôi về chuyện tìm Thầy.
Tìm
Thầy cũng giống như tìm bác sĩ vậy. Khi bị bệnh muốn khỏi
thì phải đi tìm bác sĩ. Thí dụ trong tỉnh bạn ở có 10
ông bác sĩ. Sự đi tìm bác sĩ có thể được chia ra làm ba
giai đoạn:
1.
Tìm bác sĩ gần nhà nhất.
2.
Tìm bác sĩ nổi tiếng hoặc do người quen giới thiệu.
3.
Chính mình đi hết 10 ông bác sĩ.
Khi
mới bị bệnh, bạn sẽ tìm đến một ông bác sĩ gần nhà
nhất. Nếu bệnh của bạn không nặng lắm và ông ta cho thuốc
chữa khỏi thì bạn không cần tìm một ông bác sĩ khác nữa.
Nhưng
nếu bệnh của bạn thuộc loại nan y và ông ta không chữa
khỏi, hoặc bạn đi chữa nhiều lần mà không thấy khá thì
lúc đó bạn sẽ cảm thấy cần phải tìm một ông bác sĩ
khác khá hơn. Bạn có thể tìm đến một ông bác sĩ nổi
tiếng trong vùng hoặc nhờ người quen giới thiệu. Nếu ông
bác sĩ này chữa bạn hết bệnh hoặc bạn cảm thấy bệnh
tình thuyên giảm thì bạn sẽ tiếp tục đến với ông ta
và không cần đi tìm một bác sĩ khác nữa. Nhưng nếu ngay
cả ông bác sĩ nổi tiếng này cũng không chữa bạn hết bệnh
được thì giải pháp thứ ba là bạn phải tự mình chịu
khó đi khám hết 10 ông bác sĩ trong vùng, may ra sẽ tìm được
một ông chữa cho bạn khỏi bệnh.
Trong
trường hợp cả 10 ông bác sĩ trong tỉnh cũng không chữa
hết bệnh thì có lẽ bạn phải chịu khó lặn lội sang tỉnh
lân cận để tìm bác sĩ khác. Và đây là một giải pháp
thứ tư. Ta có thể tiếp tục đưa ra nhiều giả thuyết và
sẽ có nhiều giải pháp khác nhau. Nhưng tôi tạm ngưng ở
ba giai đoạn đầu.
Đi
tìm Thầy học Đạo cũng tương tự như vậy. Bình thường
chúng ta không bao giờ nghĩ chuyện tới chùa. Đến khi trong
nhà có ai bệnh, ai chết cần phải cầu an, cầu siêu thì lúc
đó ta đến đại một chùa nào gần nhà có Thầy cầu an,
cầu siêu. Nếu bệnh của ta chỉ là bệnh cần tín ngưỡng,
cần cầu xin ơn trên gia hộ thì tất cả chùa nào có đầy
đủ tượng Phật trang nghiêm, có quý Thầy tụng niệm nhịp
nhàng hợp nhĩ là có thể cứu khổ cho ta được rồi.
Nhưng
có những người sau thời gian cầu an, cầu siêu bỗng nhiên
nghe lòng chán ngán cuộc đời vô thường, muốn tìm hiểu
nhiều hơn và bắt đầu thỉnh kinh sách về đọc. Càng đọc
càng thấm thía, muốn tìm hiểu hơn, muốn đi nghe thuyết pháp,
muốn tu thiệt, muốn ngồi thiền, trì chú, vân vân… Nếu
vị Thầy trụ trì ở đó ngoài việc ứng phó, tụng kinh làm
đám, còn biết giảng Đạo thuyết pháp thì quá tốt, ta sẽ
không cần phải đi tìm Thầy khác học Đạo. Nhưng nếu sau
một thời gian học Đạo với Thầy, ta cảm thấy mình thông
minh quá, học đâu hiểu đó và hình như Thầy cứ giảng đi
giảng lại hoài những đề tài cũ rích. Đến đây ta sẽ
nảy lên ý niệm muốn đi tìm Thầy khác giỏi hơn. Đây chính
là giai đoạn hai: đi tìm Thầy nổi tiếng hoặc nghe đồn
về Thầy nào giỏi. Nhiều người ở Pháp, Mỹ mua vé về
Việt Nam xin làm đệ tử Thầy này, hoặc ở Việt Nam thì
muốn sang Pháp tu học với Thầy kia, hoặc gần đây có một
số người muốn sang Ấn Độ, Dharamsala, làm đệ tử của
đức Dalai Lama, hoặc các Lạt Ma Tây Tạng vì cho rằng các
Lạt Ma tu cao hơn, nhiều thần thông. Họ đâu biết rằng Phật
Giáo Tây Tạng cũng có những lủng củng nội bộ, chia rẽ
tông phái, vân vân. . .
Anh
A thích tu theo Thầy này thì cứ để anh theo. Cô B thích theo
Thầy kia thì cứ để cô theo. Chúng ta là những người đang
đi trong sa mạc nắng chói, cần tìm bóng mát. Các vị Thầy
là những bóng cây che mát. Sao ta lại dại dột chia rẽ, níu
kéo nhau, muốn mọi người phải theo về ông Thầy của mình,
Thầy mình là giỏi nhất, là bậc chân tu đắc đạo.
Song
le, có những người theo học với Thầy nổi tiếng trong một
thời gian mà vẫn không thỏa mãn, còn nhiều nội kết đau
khổ trong lòng chưa giải tỏa được. Đến đây ta bước
sang giai đoạn ba là lên đường tham vấn tất cả các Thầy
khác. Điều này xưa kia các thiền sư Trung Hoa đã có làm,
gọi là hành cước.
Thông
thường giai đoạn ba ít có người đến vì đa số dừng lại
ở giai đoạn hai. Khi được làm đệ tử của một Thầy nổi
tiếng, có ai dại gì mà lại bỏ đi. Nếu có bỏ đi thì chắc
phải tìm Thầy nổi tiếng hơn nữa, hơi đâu mà đi tìm một
Thầy vô danh. Được làm đệ tử của một Thầy nổi tiếng,
dù không đắc đạo đi nữa, cái Ta (Ngã) của mình không nhiều
thì ít cũng được hưởng lây cái danh của Thầy.
Trên
đây là ba giai đoạn thông thường của sự tìm Thầy. Trong
mỗi giai đoạn chúng ta đều mang theo một cái khung về ông
Thầy. Đó là những khái niệm cứng ngắc sẵn có của ta
về một ông Thầy lý tưởng. Thí dụ theo tôi thì một ông
Thầy lý tưởng phải như sau:
– Hiền
như Bụt.
–
Khờ khạo không biết gì về chuyện đời.
–
Sống kham khổ, ăn mặc thô sơ.
–
Suốt ngày chỉ biết gõ mõ, tụng kinh, niệm Phật.
Nếu
tôi thích ứng phó thì tôi sẽ thêm vào:
–
Thầy phải biết tán tụng đúng điệu, tán rơi, tán xắp,
tán trạo, v.v…
–
Thầy phải biết làm sớ làm điệp …
Hoặc
nếu tôi biết đôi chút về giáo lý thì thêm:
–
Thầy phải biết tất cả giáo lý căn bản.
–
Thầy phải biết giảng kinh Pháp Hoa, Niết Bàn, Kim Cang, v.v…
Nếu
tôi thích tu Thiền thì sẽ thêm:
–
Thầy phải có định lực này nọ…
–
Thầy phải ngồi thiền suốt ngày hay ít nhất là bốn tiếng
một ngày…
Hoặc
nếu thích Mật Tông thì:
–
Thầy phải biết làm bùa vẽ chú, trừ ma yếm quỷ, v.v…
Cứ
thế, cái danh sách tiêu chuẩn về Thầy lý tưởng của tôi
dài hay ngắn tùy theo sự hiểu biết nhiều hay ít về Đạo.
Sau đó tôi đóng khung cái danh sách này rồi mang nó đi tìm
Thầy. Nếu thấy Thầy nào hợp với những tiêu chuẩn ấn
định trong khung thì tôi cho Thầy đó xứng đáng làm Thầy
của tôi, là một Thầy tu chân chính.
Trước
khi đi tu, tôi đã học đến cử nhân vật lý (licence de physique)
ở Đại Học Orsay. Khi đi tu, tôi nghĩ rằng bằng cấp thế
gian không có ích lợi gì và cũng không có gì đáng để phô
trương, vì Đạo Phật há chẳng dạy buông xả hết sao! Thế
nhưng sau khi vào chùa tôi thấy quý Thầy hay trưng bằng tiến
sĩ (Ph.D) ra, và nhiều Thầy khuyên tôi nên trở lại Đại
Học để lấy bằng tiến sĩ, vì thời nay nếu có bằng cấp
cao thì dễ làm Đạo, nói người ta mới nghe, mới nể. Nghe
nói hợp lý nên tôi cũng tính đi học lại để lấy bằng
Ph.D, nhưng một hôm ngồi nói chuyện với chú Minh Lâm, chú
nói một câu làm tôi tỉnh ngộ: “Sao quý Thầy cứ tốn thì
giờ theo đuổi bằng cấp ngoài đời làm chi! Xá lợi Phất,
Mục kiền Liên đâu có bằng Ph.D mà vẫn đắc đạo”. Cuối
cùng tôi đã nghe lời chú nên tới nay tôi vẫn không có bằng
Ph.D. Nói vậy bạn đừng hiểu lầm cho tôi chống báng bằng
cấp. Bằng cấp chỉ là bằng cấp, tự nó vô hại, chỉ có
những khái niệm về bằng cấp mới là nguy hiểm mà thôi.
Bằng cấp dùng để chứng minh trình độ kiến thức. Ngày
nay với sự tiến bộ của khoa học, bạn có thể tham khảo
tất cả Tam Tạng Kinh Điển Anh ngữ trên hệ thống Internet
ngay nơi phòng ngủ của mình nếu bạn có máy vi tính. Với
Internet bạn có thể mở mang kiến thức của mình 24 tiếng
trong ngày nếu bạn muốn mà không cần phải vào Đại Học
hay Thư Viện.
Thưa
quý thính gỉa,
Qua
hai lần phát thanh về chủ đề đi tìm minh sư học đạo,
thì thân giáo, thể hiện qua hành động, nhân cách, giới
phẩm và đức hạnh của vị thầy vẫn là yếu tố nền tảng
để chúng ta chọn ông thầy. Một yếu tố khác không
kém quan trọng là ��ộng lực giảng dạy của ông thầy
phải trong sạch, không bao giờ vì ước muốn danh tiếng hay
lợi lạc vật chất. Việc ông thầy có học vị hay không
có học vị Tiến sĩ, không là yếu tố cần thiết. Đức
Phật cũng như các đại đệ tử của Ngài không có bằng
cao học, không có học vị Tiến sĩ. Ngài là một bậc
Vô Thượng Sư, Đại Đạo Sư, ngài đã giác ngộ và dạy
cho chúng ta nhận biết cái Chân Tâm Phật Tánh có sẵn nơi
mình để mình tu hành và sẽ được giác ngộ như ngài. Ngài đã để lại cho chúng ta không biết bao nhiêu là kinh
sách mà mỗi ý tưởng là một ánh sáng chói ngời, mỗi lời
nói là một bài học quý báu, và cứ đọc trong các sách nói
về cuộc đời của Ngài thì chúng ta cũng thấy những lời
ngài dạy đều biểu hiện đời sống của chính ngài. Trước
khi chấm dứt chương trình phát thanh hôm nay chúng tôi xin mời
quý thính giả nghe câu chuyện về “Thân Giáo” với lời bàn
của Sư cô Như Thuỷ:
Thuở
xưa có một nhà sư sống ẩn dật tại một triền núi, được
mọi người xem là đạo cao đức trọng.
Một
hôm nhà sư tiếp một bà lão cùng cậu con trai của bà.
Bà
lão thưa:
– Bạch sư thằng bé này mắc phải cái tật là ưa sưu tầm
hoa kiểng. Nó đã làm cho tôi tốn hao không biết bao nhiêu
là tiền của trong cái thời củi quế gạo châu này… Xin
sư làm ơn chữa trị hoặc răn dạy giùm kẻo tội nghiệp
cho tôi cùng vợ con nó.
Nhà
sư ngẫm nghĩ giây lâu nói:
– Bà hãy dắt nó về khoảng nửa tháng sau trở lại tôi sẽ
giúp cho.
Bà
lão y lời. Đến ngày hạn nhà sư chỉ thốt một câu
đơn giản:
– Đó là một thú vui hao tài tốn của con hãy bỏ đi, để tiền
mà thờ mẹ nuôi con.
Bà
lão bất bình:
– Tưởng thầy có phương cách gì té ra chỉ có bao nhiêu lời
đó. Thế sao thầy không làm ơn nói giùm ngay bữa trước
mà còn hẹn đến hôm nay? Đường xá xa xôi biết là
bao!
Nhà
sư mỉm cười:
– Chẳng giấu gì bà… tôi cũng mắc phải cái tật sưu tầm
hoa kiểng như cậu nhà đây. Nửa tháng gia hạn là thời
gian để tôi bỏ cái cố tật đó. Nay mọi việc đã
xong tôi mới dám mở miệng khuyên can cậu em này.
Chàng
trai từ đó ăn ở rất vừa lòng mẹ.
Lời
bàn của Sư cô Như Thuỷ:
Trong
một quyển kinh A Hàm, Đức Phật đã giải thích vì sao Ngài
được gọi là Như Lai. “Như Lai là làm sao thì nói vậy,
lời nói và việc làm đi đôi với nhau nên gọi là Như Lai.” Và chúng ta có thể gọi vị sư này là Như Lai theo nghĩa ấy.
Người
xưa có thể chỉ với một câu nói giản dị mà cảm hóa được
lòng người là do thân giáo. Còn chúng ta, nói ra rả suốt
ngày mà chẳng ai chịu nghe là vì miệng nói một đàng mà
hành động một nẻo, chứ không phải tại chúng sanh đời
mạt pháp cang cường khó dạy đâu nghe!
Thưa
quý thính giả,
Đối
với những người có nhân duyên tốt, biết được Phật pháp,
nhất là những nhà tu hành đã đem cả cuộc đời cống hiến
cho công cuộc tu chứng, thì hẳn là hiểu rõ giá trị của
thời giờ. Các bậc Thầy trong đạo Phật luôn luôn nhắc
nhở đệ tử câu:
Ngày
nay đã qua
Mạng
sống giảm dần
Như
cá cạn nước
Nào
có vui gì !
Nên
siêng tinh tấn
Như
lửa cháy đầu
Chỉ
nhớ vô thường
Chớ
nên buông thả ”
Ngoài
sự lãng phí thời giờ và tiền bạc, sưu tầm cái gì thì
cũng đi xa với đạo Phật, không riêng sưu tầm cây cảnh,
vì người tu sĩ phải xả bỏ từ tình cảm yêu ghét cho tới
của cải vật chất, đến khi nào không còn dính mắc vào
bất cứ cái gì ở thế gian nữa thì mới không hư tiêu tín
thí, mới hoàn toàn giải thoát, đắc đạo được.
Ban
Biên Tập
Discussion about this post