PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thiên Thân Tịnh Độ Luận

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

THIÊN THÂN TỊNH ĐỘ LUẬN
Nguyên tác: Vasubandhu’s discourse On The Pure Land
Tác giả: Thiên Thân Tôn Giả 
Dịch từ Hoa Ngữ: Hisao Inagaki
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển- 04/12/2010

Thi Kệ Ngưỡng Vọng Vãng Sinh: Luận Theo Kinh Vô Lượng Thọ

Vasubandhu-01Ô Đức Thế Tôn, với lòng nhất tâm,
Con xin quy y với Đấng Vô Lượng Quang
Chiếu soi khắp cả mười phương,
Và ngưỡng vọng vãng sinh về Tịnh Độ Hòa Bình và An Lạc] (1)

Nương theo sự diễn giải của kinh
Của sự biểu hiện công đức chân thật,
Con viết những vần kệ ngưỡng mộ này trong hình thức dõng mãnh,
Do thế y theo Phật Pháp. (2)

Khi con quán chiếu về tính tự nhiên của Quốc Độ ấy,
Con thấy rằng nó vượt hơn tất cả những cõi nước hiện hữu trong ba cõi.
căn bản như hư không,
Rộng rãi bao la và không cương giới. (3)

Hiển hiện Đại Từ Bi tự nhiên trong Chính Đạo
Và từ gốc rể của phẩm hạnh trần gian tuyệt vời trước đây khởi sinh
Rực rở hoàn toàn với ánh sáng trong lành
Như tấm gương hay mặt trời hay mặt trăng. (4)

Nó bao gồm những trân bảo hiếm hoi,
Và được phú cho với những sự trang hoàng tuyệt diệu.
Ánh sáng trong lành rực rở chói lòa
Và tĩnh lặng, bừng sáng toàn thế giới. (5)

Châu bảo trang hoàng, mềm mại và mượt mà như cỏ
Uốn bên phải và rẻ bên trái.
Chúng phát sinh cảm giác hoan hỉ trong những ai chạm phải,
Vượt hơn những cảm nhận sinh ra khi cỏ ca chiên lân đà [1] vuốt ve (6)

Vô vàn trạng thái khác nhau của châu báu rộ nở
Rãi rác vô số dọc theo hồ nước, dòng suối, dòng sông.
Khi một làn gió nhẹ thổi qua bông hoa và cây lá,
Ánh sáng phản chiếu xen lẩn và chiếu sáng khắp mọi phương. (7)

Cung điện và những tháp báo đủ loại
Bao quát những phong cảnh không chướng ngại khắp mười phương
Có những cây cối phô bày nhiều màu sắc,
Tất cả bao quanh với những hàng rào bằng trân bảo quý giá. (8)

Những màn lưới treo vô số châu báu
Giăng ngang bầu trời.
Khi chuông linh đủ loại rung lên,
Chúng tuyên dương những pháp bảo tuyệt vời. (9)

Bông hoa và y cà sa tuyệt đẹp rơi xuống,
Và vô biên hương báu đủ loại tỏa mùi thơm khắp mọi nơi.
Tuệ trí của Đức Phật tinh khiết và bừng sáng như mặt trời;
Xua tan bóng tối của thế giới si mê. (10)

Danh xưng thánh thiện giác ngộ con người xa thẩm và sâu rộng;
Vi tế và diệu kỳ và được nghe mọi nơi trong khắp mười phương.
Vùng đất được thủ hộ vững vàng bởi A Di Đà,
Đấng Giác Ngộ, Đấng Pháp Vương. (11)

Những bậc hiền nhân tham dự giống như những đóa hoa tinh khiết vây quanh Đức Như Lai
Được sinh ra ở đấy, hóa sinh từ trong những Đóa Hoa Giác Ngộ.
Tất cả thụ hưởng hương vị của Phật Pháp,
Và lấy thiền và định làm thực phẩm. (12)

Vĩnh viễn xa lìa những phiền não của thân thể và tinh thần,
Tất cả hưởng thụ niềm an lạc, mà không bị trở ngại.
Trong thế giới diệu kỳ này của Đại Thừa
Tất cả chúng sinh là bình đẳng và ngay cả những tên gọi của những chúng sinh không xứng đáng cũng không nghe đến ở đấy. (13)

Đàn bà, những người xấu xí và khiếm khuyết và
Những ai có hạt giống của Nhị thừa không sinh ra ở đây,
Bất cứ điều gì chúng sinh có thể khát ngưỡng
Họ đều được đầy đủ tất cả. (14)

Vì lý do này con ngưỡng vọng được sinh
Ở quốc độ của Đức Phật Di Đà.
Ngài ngự tọa trên tòa hoa sen thanh khiết diệu kỳ
Trang hoàng với vô số châu báu tuyệt hảo. (15)

Thân thể của Ngài hiển lộ ánh sáng diệu kỳ một sải tay;
Hình tướng của Ngài tuyệt diệu không thể sánh lường đến những chúng sinh khác.
Âm thinh phi thường của Thế Tôn như Phạm Thiên
Được nghe khắp mười phương.(16)

Giống như đất, nước, lửa, gió
Và không gian, Ngài không có những tư tưởng phân biệt.
Chư thiên và con người, không lay động trong sự thành tựu tâm linh của họ,
Được sinh ra từ đại dương của tuệ trí. (17)

Giống như núi Tu Di, vua của các ngọn núi,
Đức Phật A Di Đà là tối thượng, diệu kỳ, và không thể so sánh.
Chư thiên và những bậc hiền nhân cao quý
Tôn kính, đi nhiễu chung quanh Ngài và ngước nhìn Ngài một cách trìu mến. (18)

Khi con quán chiếu Nguyện Lực Nguyên Sơ của Ngài,
Con thấy rằng những ai gặp được sẽ không trôi qua trong tuyệt vọng.
Người ta có thể đạt đến một cách nhanh chóng
Biển lớn của kho tàng công đức. (19)

Vùng đất của hòa bình, an lạc là thanh tịnh và tĩnh lặng;
Đức Phật luôn luôn chuyển bánh xe pháp vô nhiễm.
Được chuyển hóa, chư Phật và Bồ Tát sáng rực toàn thế giới như mặt trời,
Trong khi duy trì sự bất động như núi Tu Di. (20)

Ánh sáng thanh tịnh, huy hoàng của chư Bồ Tát,
Trong sự bừng sáng đồng thời của một niệm,
Chiếu soi rực rở mỗi một chúng hội của Đức Phật
Và đem lợi ích cho vô lượng chúng sinh. (21)

Họ trổi âm nhạc, bông hoa, và y áo cõi trời,
Hương báu, và v.v…, và cúng dường chư Phật;
Tất cả ca ngợi và ngưỡng mộ công đức của chư Phật
Mà không có một tâm niệm phân biệt. (22)

Nếu bất cứ thế giới nào của vũ trụ
Không có kho tàng công đức của Phật Pháp,
Con quyết tâm được sinh ra ở đấy.
Và thuyết giảng Giáo Pháp như một Đức Phật . (23)

Con đã viết luận văn này và sáng tác những vần kệ
Với nguyện ước được thấy Đức Phật Di Đà
Và cùng với tất cả chúng sinh,
Được sinh ra trong vùng đất của Hòa Bình và Tịnh Lạc. (24)

Tôi đã trình bày chi tiết, bằng kệ văn, những thông điệp từ Kinh Đại Bổn Di Đà (Kinh Vô Lượng Thọ).

LUẬN GIẢI

I. Ba Thực Tập
Chính Niệm Đầu Tiên

Những
vần kệ Ngưỡng Vọng Vãng Sinh này biểu lộ điều gì? Chúng cho thấy rằng chúng ta quán chiếu về
cõi Tịnh Độ, vùng đất của Hòa Bình và An Lạc, thấy Đức Thế Tôn Di Đà và ngưỡng
vọng được sinh về Cực Lạc.

Làm
thế nào chúng ta quán chiếu và đánh thức niềm tin? Nếu một người thiện nam hay
tín nữ thực hành và hoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt
được
sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc, cùng thấy Đức Thế Tôn Di
Đà
.

Những
gì là Năm Cánh Cửa Thực Hành Chính Niệm? Đấy là: phụng thờ, ca ngợi, ngưỡng mộ, quán chiếu và hồi hướng công đức.

1- Thế nào là Phụng
thờ?

– Đấy là hành động thân thể để phụng thờ [lễ lạy] Đức A Di Đà Như Lai, Ứng
Cúng
, Bậc Giác Ngộ hoàn toàn. Chúng ta
thực hiện hành động này vì chúng ta ngưỡng vọng được sinh về cõi Phật Di Đà.

2- Làm thế nào để Ca
ngợi
và tán dương Đức Phật Di Đà?
 – Chúng ta ca ngợi và tán dương Ngài bằng phương tiện của ngôn ngữ. Chúng ta xưng Danh Hiệu của Đức Thế Tôn ấy mà
danh hiệu ấy diễn tả Hào quang và hóa thân của Tuệ Trí của Ngài, nguyện ước thực
hành
phù hợp với Giáo Pháp, tương ứng với ý nghĩa của Danh Hiệu.

3- Ngưỡng mộ đến
cõi Tịnh Độ như thế nào?
 – Chúng ta
liên tục phân tích; sửa đổi tư tưởng của chúng ta đối với việc cuối cùng đạt đến
sự vãng sinh về vùng đất Hòa Bình và An Lạc, chúng ta nguyện ước việc thực hành
thiền định
một cách đúng đắn.

4- Quán chiếu có ba
loại:

a- Quán
chiếu
về sự biểu hiện công đức huy hoàng của Cõi Phật.

b- Quán
chiếu
về công đức huy hoàng của Đức Phật Di Đà.

c- Quán
chiếu
về công đức huy hoàng đủ loại Bồ Tát.

5- Hồi hướng công đức
của sự thực hành là như thế nào
? – Chúng ta không quay lưng lại với những
chúng sinh khổ đau, mà liên tục quyết tâm trong tâm thức chúng ta để hoàn hảo
lòng Đại Từ Bi bằng việc hồi hướng công đức ở bên trên tất cả mọi thứ khác.

I- Quán chiếu về
cõi Tịnh Độ

Chúng
ta
quán chiếu về những khía cạnh rực rở huy hoàng kỳ diệu của Cõi Phật như thế
nào? Những phương diện diệu kỳ của Cõi
Phật
được cung ứng với năng lực không thể nghĩ bàn, và tính tự nhiên của những
phương diện này giống như ngọc ước Ma ni.

Về
sự quán chiếu những công đức diệu kỳ của Cõi Phật, có mười bảy phương diện. Những gì là mười bảy? Đấy là những công đức toàn hảo huy hoàng: 1-
Thanh tịnh, 2- Rộng lớn, 3- Tự nhiên căn bản, 4- Hiện tướng rực rở, 5- Nhiều vẻ
quý báu trang nghiêm, 6- Bừng sáng diệu kỳ, 7- Cảm giác siêu việt, 8- Ba nhân tố,
9- Mưa, 10- Ánh sáng, 11- Danh xưng tuyệt diệu, 12- Đức Phật Thế Tôn, 13- Thân
quyến
, 14- Nuôi dưỡng, 15- Tự do khỏi phiền não, 16- Đại nguyên lý môn, 17- Đầy
đủ tất cả mọi nguyện vọng.

Chi tiết mười bảy
phương diện:

1.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu thanh tịnh được diễn tả trong những dòng kệ: 

Khi con quán chiếu
về tính tự nhiên của Quốc Độ ấy,

Con thấy rằng nó
vượt hơn tất cả những cõi nước hiện hữu trong ba cõi.

(
3 ab)

2.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu rộng lớn được diễn tả trong những dòng kệ:

Căn bản như hư
không
,

Rộng rãi bao la
và không cương giới

(3cd)

3.-
Hoàn thành công đức tự nhiên căn bản được diễn tả trong dòng kệ:

Hiển hiện Đại Từ
Bi
tự nhiên trong Chính Đạo

Và từ gốc rể của
phẩm hạnh trần gian tuyệt vời trước đây khởi sinh

(4 ab)

4.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu trang nghiêm đủ loại trân bảo được diễn tả trong những
dòng kệ sau:

Nó bao gồm những
trân bảo hiếm hoi,

Và được phú cho
với những sự trang hoàng tuyệt diệu.

(5 ab)

5.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu bừng sáng rực rở được diễn tả trong những dòng kệ:

Ánh sáng trong
lành rực rở chói lòa

Và tĩnh lặng, bừng
sáng toàn thế giới.
(5
cd)

6.-
Hoàn thành công đức kỷ diệu cảm nhận được
diễn tả trong những dòng kệ sau:

Châu bảo trang
hoàng
, mềm mại và mượt mà như cỏ

Uốn bên phải và
rẻ bên trái.

Chúng phát sinh
cảm giác hoan hỉ trong những ai chạm phải,

Vượt hơn những cảm
nhận sinh ra khi cỏ ca chiên lân đà vuốt ve.
(kệ 6)

Quan
tâm
đến việc hoàn thành công đức kỳ diệu của ba nhân tố, chúng ta phải biết rằng
có ba nhân tố. Đấy là nước, đất, và bầu
trời.

7.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của nước được diễn tả trong những dòng kệ:

Vô vàn trạng
thái
khác nhau của châu báu rộ nở

Rãi rác vô số dọc
theo hồ nước, dòng suối, dòng sông.

Khi một làn gió
nhẹ thổi qua bông hoa và cây lá,

Ánh sáng phản
chiếu
xen lẩn và chiếu sáng khắp mọi phương. (7)

8.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của đất được diễn tả trong những dòng kệ:

Cung điện và những
tháp báo đủ loại

Bao quát những
phong cảnh không chướng ngại khắp mười phương

Có những cây cối
phô bày nhiều màu sắc,

Tất cả bao quanh
với những hàng rào bằng trân bảo quý giá.
(8)

9.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của bầu trời được diễn tả trong những dòng kệ:

Những màn lưới
treo vô số châu báu

Giăng ngang bầu
trời.

Khi chuông linh
đủ loại rung lên,

Chúng tuyên
dương
những pháp bảo tuyệt vời.
(9)

10.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của mưa được diễn tả bằng những dòng kệ:

Bông hoa và y cà sa tuyệt đẹp rơi xuống,

Và vô biên hương
báu đủ loại tỏa mùi thơm khắp mọi nơi.
(10 ab)

11.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của ánh sáng được diễn tả trong những dòng kệ:

 Tuệ trí của Đức Phật tinh khiết và bừng sáng
như mặt trời;

Xua tan bóng tối
của thế giới si mê.
(10 cd)

12.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của danh hiệu được diễn tả bằng những dòng kệ:

Danh xưng thánh
thiện
giác ngộ con người xa thẩm và sâu rộng;

Vi tế và diệu kỳ
và được nghe mọi nơi trong khắp mười phương.(11 ab)

13.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của Đức Thế Tôn được diễn tả bằng những dòng kệ:

Vùng đất được thủ
hộ
vững vàng bởi A Di Đà,

Đấng Giác Ngộ, Đấng
Pháp Vương
. (11cd)

14.-
Hoàn thành công đức diệu kỳ của thân quyến được diễn tả trong những dòng kệ:

Những bậc hiền
nhân
tham dự giống như những đóa hoa tinh khiết vây quanh Đức Như Lai

Được sinh ra ở đấy,
hóa sinh từ trong những Đóa Hoa Giác Ngộ.
(12 ab)

15.- Hoàn thành công đức kỳ diệu của thực phẩm được diễn tả trong những
dòng kệ:

Tất cả thụ hưởng
hương vị của Phật Pháp,

Và lấy thiền [quán]
và định[chỉ] làm thực phẩm. (12cd)

16.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu trong sự tự do chắc chắn khỏi phiền não trong những
dòng kệ:

Vĩnh viễn xa lìa
những phiền não của thân thể và tinh thần,

Tất cả hưởng thụ
niềm an lạc, mà không bị trở ngại.(13 ab)

17.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu trong việc cung cấp cánh cửa của Đại nguyên tắc được
diễn tả trong những dòng kệ:

Tất cả chúng
sinh
là bình đẳng và ngay cả những tên gọi của những chúng sinh không xứng đáng
cũng không nghe đến ở đấy. (13cd)

Đàn bà, những
người xấu xí và khiếm khuyết và

Những ai có hạt
giống
của Nhị thừa không sinh ra ở đây,(14ab)

Chúng
ta
phải biết rằng phần thưởng của Tịnh Độ là giải thoát khỏi hai loại chúng
sinh
không xứng đáng: (1) là chính họ và (2) danh xưng của họ. Chúng sinh có ba loại: (1) thành viên của nhị
thừa
,(2) đàn bà và (3) những người xấu xí và khiếm khuyết. Bởi vì sự vắng mặt của ba loại không toàn hảo,
ở đấy nói rằng ‘tự những chúng sinh không xứng đáng không tìm thấy ở đấy.’ Danh xưng cũng là ba loại. Không chỉ ba loại chúng ta như vậy tự không
hiện hữu, mà ngay cả tên gọi của “nhị thừa”, ‘đàn bà’, và ‘những người xấu xí
và khiếm khuyết’ cũng không nghe đến. Do
vậy, nói rằng ‘ngay cả danh xưng không xứng đáng cũng không nghe thấy ở đấy.’
‘Bình đẳng’ có nghĩa là thể hiện bình đẳng và có cùng đặc trưng.

Hoàn
thành
công đức kỳ diệu trong việc đầy đủ tất cả những nguyện vọng được diễn tả
trong những dòng kệ:

Bất cứ điều gì
chúng sinh có thể khát ngưỡng

Họ đều được đầy
đủ tất cả. (14cd)

II- Tự Lợi Và Lợi
Tha
Toàn Hảo

Tôi
đã giải thích một cách ngắn gọn mười bảy loại công đức kỳ diệu của cõi Phật Di
Đà
, mà đấy là biểu hiện sự toàn hảo của Đức Như Lai của cả năng lực công đức lớn
cho lợi ích của riêng Ngài và công đức vì lợi ích cho những người khác.

III- Cõi Tịnh Độ Hướng
Đến Thực Tại Tối Hậu

Những
trang nghiêm của cõi Phật Vô Lượng Thọ là những khía cạnh hiện tượng của một thế
giới kỳ diệu phát sinh từ thực tại tối hậu. Tôi đã giải thích theo thứ tự qua mười sáu đối tượng toàn hảo các trang
nghiêm
(từ thứ hai đến thứ mười bảy) và điều
này (trang nghiêm thứ nhất). Điều này
chúng ta phải biết.

IV- Quán Tưởng Đức
Phật
Di Đà

Quán
tưởng
hoàn thành công đức kỳ diệu về Đức Phật là gì? Chúng ta phải biết rằng có tám khía cạnh. Tám khía cạnh ấy là gì? Chúng là: 

  • Hoàn
    thành
    công đức kỳ diệu của pháp tòa.
  • Hoàn
    thành
    công đức kỳ diệu của thân thể.
  • Hoàn
    thành
    công đức kỳ diệu của lời nói.
  • Hoàn
    thành
    công đức kỳ diệu hành vi tinh thần.
  • Hoàn
    thành
    công đức kỳ diệu của chúng hội.
  • Hoàn
    thành
    công đức kỳ diệu của năng lực tối thượng.
  • Hoàn
    thành
    công đức kỳ diệu của giáo chủ.
  • Hoàn
    thành
    công đức kỳ diệu của phương tiện chắc chắn.

1.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của pháp tòa là gì? Nó được nói trong:

Ngài ngự tọa
trên tòa hoa sen thanh khiết diệu kỳ

Trang hoàng với
vô số châu báu tuyệt hảo. (15)

2.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của thân thể là gì? Nó được nói trong:

Thân thể của
Ngài hiển lộ ánh sáng diệu kỳ một sải tay;

Hình tướng của
Ngài tuyệt diệu không thể sánh lường đến những chúng sinh khác.(16 ab)

3.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của lời nói là gì? Nó được nói trong:

Âm thinh phi thường
của Thế Tôn như Phạm Thiên

Được nghe khắp
mười phương.(16 cd)

4.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của hành vi tinh thần là gì? Nó được nói trong:

Giống như đất,
nước, lửa, gió

Và không gian,
Ngài không có những tư tưởng phân biệt.(17ab)

Đức
Phật
Di Đà không có những tư tưởng phân biệt bởi vì Ngài không có tâm phân biệt.

5.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của chúng hội
là gì? Nó được nói trong:

Chư thiên và con
người
, không lay động trong sự thành tựu tâm linh của họ,

Được sinh ra từ
đại dương của tuệ trí. (17)

6.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của năng lực
tối thượng là gì? Nó được nói trong:

Giống như núi Tu
Di
, vua của các ngọn núi,

Đức Phật A Di Đà
là tối thượng, diệu kỳ, và không thể so sánh.(18 ab)

7.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của Giáo Chủ
là gì? Nó được nói trong:

Chư thiên và những
bậc hiền nhân cao quý

Tôn kính, đi nhiễu
chung quanh Ngài và ngước nhìn Ngài một cách trìu mến. (18 cd)

8.-
Hoàn thành công đức kỳ diệu của phương
tiện
chắc chắn là gì? Nó được nói trong
:

Khi con quán chiếu
Nguyện Lực Nguyên Sơ của Ngài,

Con thấy rằng những
ai gặp được sẽ không trôi qua trong tuyệt vọng.

Người ta có thể
đạt
đến một cách nhanh chóng

Biển lớn của kho
tàng công đức. (19)

Khi
chư Bồ Tát chưa đạt đến tâm thanh tịnh để thấy Đức Phật, họ sẽ cuối cùng có thể
thực chứng Pháp thân Bình Đẳng và sẽ bình đẳng với những Bồ Tát tâm thanh tịnh
và những vị ở những tầng bậc cao hơn trong việc thân chứng tịch tĩnh và bình đẳng.

Tôi
đã giải thích ngắn gọn tám khía cạnh về hành vi của Đức Phật, minh chứng rằng
những công đức kỳ diệu của Đức Thế Tôn vì lợi ích của riêng Ngài và cho những
người khác đã được hoàn tất qua thứ tự. Quý vị phải thể nhận ngụ ý của điều này.

V- Quán Chiếu Về Những
Bồ Tát

Quán
chiếu
về việc hoàn thành những công đức kỳ diệu của những Bồ Tát là gì? Đấy là quán chiếu về những vị Bồ Tát, mà
trong những vị ấy chúng ta thấy sự hoàn thành những công đức của việc thể hiện bốn
điều thực tập đúng đắn. Quý vị phải thể
nhận ngụ ý của điều này.

Bốn
điều thực tập đúng đắn là gì?

1- Thứ nhất, trong khi cư ngụ
bất động trong cõi Phật, chư Bồ Tát thể hiện nhiều thân chuyển hóa khác nhau khắp
mười phương, biểu lộ sự thực hiện những thực tập phù hợp với Giáo Pháp và dấn
thân liên tục trong Phật sự. Kệ nói rằng:

Vùng
đất của hòa bình, an lạc là thanh tịnh và tĩnh lặng;

Đức
Phật
luôn luôn chuyển bánh xe pháp vô nhiễm.

Được
chuyển hóa, chư Phật và Bồ Tát sáng rực toàn thế giới như mặt trời,

Trong
khi duy trì sự bất động như núi Tu Di. (20)

Vì các ngài tìm cách để làm cho những
chúng sinh có thể khai mở như những hoa sen trong đầm lầy.

2- Thứ hai, bất cứ lúc nào
họ muốn, thân thể các ngài điều tiết và
chuyển hóa phóng ra hào quang vĩ đại và chiếu đến đồng thời tất cả thế giới
trong mười phương và trong một thoáng suy nghĩ nhằm để dạy dỗ và hướng dẫn
chúng sinh; vì các ngài tìm cách để tiêu trừ khổ đau của chúng sinh bằng những
phương tiện, thực hành và hoạt động thực tiển đa dạng. Kệ nói rằng:

Ánh
sáng thanh tịnh, huy hoàng của chư Bồ Tát,

Trong
sự bừng sáng đồng thời của môt niệm,

Chiếu
soi rực rở mỗi một chúng hội của Đức Phật

Và
đem lợi ích cho vô lượng chúng sinh. (21)

3- Thứ ba, đã chiếu soi tất
cả thế giới không thiếu nơi nào, các ngài chiếu sáng mỗi một chúng hội của chư
Phật. Trên một mức độ đo lường rộng rãi
mênh mang, các ngài cúng dường đến chư Phật, chư Thế Tôn, đỉnh lễ và ca ngợi đức
độ
của các Ngài. Kệ nói rằng:

Họ
trổi âm nhạc, bông hoa, và y áo cõi trời,

Hương
báu, và v.v…, và cúng dường chư Phật;

Tất
cả ca ngợi và ngưỡng mộ công đức của chư Phật

Mà
không có một tâm niệm phân biệt. (22)

4- Thứ tư, các ngài thăm
viếng
những vị trí trên tất cả mọi thế giới trong mười phương nơi Ba Ngôi Tôn
Quý không hiện hữu. Thiết lập và vinh
danh công đức như đại dương quý báu của Phật, Pháp, và Tăng, các ngài biểu lộ
và giải thích những sự thực hành đúng đắn cho tất cả. Kệ nói rằng:

Nếu
bất cứ thế giới nào của vũ trụ

Không
có kho tàng công đức của Phật Pháp,

Con
quyết tâm được sinh ra ở đấy.

Và
thuyết giảng Giáo Pháp như một Đức Phật . (23)

VI- Tất Cả Những Sự
Biểu Hiện Kỳ Diệu Thâm Nhập Vào Trong Tâm –Nguyện

Tôi
(Vasubadhu) đã giải thích trên sự quán chiếu việc hoàn thành những công đức kỳ
diệu
của cõi Phật, Đức Phật và chư Bồ Tát. Ba loại hoàn thành này được trang nghiêm với thệ nguyện. Chúng ta phải thể nhận những hàm ý này.

VII– Thâm Nhập vào
trong Giáo Pháp Một Nguyên Lý

Trình
bày tóm tắt, các ngài thâm nhập vào trong Giáo Pháp Một Nguyên Lý. Giáo Pháp Một Nguyên Lý là Nguyên Tắc Thanh Tịnh;
Nguyên Tắc Thanh Tịnh là Pháp Thân Vô Điều Kiện được thân chứng qua Tuệ Trí
Chân Chính.

IX- Hai Loại Thanh Tịnh

Thanh tịnh được phân biệt thành hai loại. Chúng ta phải nhận ra điều này. Những gì là hai loại? Thứ nhất,Thanh tịnh của
cõi Phật như nơi cư trú. Thứ hai, Thanh tịnh của những cư dân ở đấy.

1- Sự
thanh tịnh của cõi Phật liên hệ đến việc hoàn thành mười bảy loại trang nghiêm
của cõi Phật ấy; những điều này gọi là sự thanh tịnh của cõi Phật. 

2- Sự
thanh tịnh của cư dân liên hệ đến tám loại trang nghiêm của Đức Phật và bốn loại
trang nghiêm của Bồ Tát; những điều này được gọi là sự thanh tịnh của cư dân.

Vì
thế Một Nguyên lý Giáo Pháp bao hàm hai loại thanh tịnh này. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.

X- Chuyển hóa chúng
sinh
với phương tiện thiện xảo

Vì
thế, chư Bồ Tát thực hành thiền định (Shamatha) phô bày sâu đậm và thiền quán
(vipashyana) hiển lộ rộng lớn, và vì thế đạt đến tâm nhu nhuyến. Các ngài thể chứng thật sự cả những biểu hiện
rộng lớn và nguyên tắc bao quát tất cả. Vì thế các ngài hoàn thành chuyển hóa công đức bằng những phương tiện thiện
xảo
.

Sự
chuyển hóa công đức của chư Bồ Tát bằng phương tiện thiện xảo là gì? Sự chuyển hóa công đức bằng phương tiện thiện xảo là biến tất cả những
công đức và gốc rể của những sự tích tập thánh thiện bằng việc thể hiện năm loại
thực hành, chẳng hạn như phụng thờ, đến tất cả chúng sinh, tiêu trừ khổ não của
họ, và các ngài không tìm kiếm sự hưởng thụ những khoái lạc vì sự sống của
chính các ngài, nhưng nguyện ước ôm ấp tất cả chúng sinh và hổ trợ họ đạt đến
vãng sinh về cõi Phật hòa bình và an lạc
cùng với chính các ngài. Điều này gọi là
“sự hoàn thành chuyển hóa công đức của chư Bồ Tát bằng phương tiện thiện xảo.”

XI- Tiêu Trừ những
Chướng Ngại đến Giác Ngộ

Đã
chủ động phương pháp hoàn thành sự chuyển hóa công đức, bây giờ chư Bồ Tát có
thể tiêu trừ ba loại chướng ngại đến Giác Ngộ. Những gì là ba?

1- Thứ nhất, bằng việc thâm
nhập
vào cánh cửa của tuệ trí, các ngài không tìm sự khoái lạc cho riêng mình,
và vì thế các ngài diệt trừ bất cứ tư tưởng nào của chấp ngã.

2- Thứ hai, bằng việc thâm
nhập
vào cánh cửa của từ bi, các ngài giải thoát khổ đau của tất cả chúng sinh
và tiêu trừ sự miễn cưỡng do dự để ban hòa bình cho họ.

3- Thứ ba, bằng việc thâm
nhập
vào cánh cửa của phương tiện thực tiển, các ngài đạt đến từ bi cho tất cả
chúng sinh và vì thế diệt trừ bất cứ tư tưởng nào tìm cầu sự ngưỡng mộ và tôn
trọng
của người khác.

Đây
gọi là sự diệt trừ ba loại chướng ngại đến Giác Ngộ.

XII- Thành Tựu Phù Hợp
với Giác Ngộ

Đã
tiêu trừ ba loại chướng ngại đến Giác Ngộ, chư Bồ Tát bây giờ có thể hoàn toàn đạt đến ba loại tâm
trong sự phù hợp Giác Ngộ. Những điều
này là gì?

1- Thứ
nhất, tâm thanh tịnh vô nhiễm: các ngài
đạt đến tâm này vì các ngài không tìm cầu sự khoái lạc của riêng các ngài.

2- Thứ
hai, tâm hòa bình thanh tịnh: chư Bồ Tát
đạt đến tâm này vì các ngài tìm cách tiêu trừ khổ đau của tất cả chúng sinh.

3- Tâm
thanh tịnh
an lạc: chư Bồ Tát đạt đến tâm này vì các ngài có thể làm cho tất cả
chúng sinh tiếp cận Đại Giác Ngộ và vì mục tiêu này các ngài tiếp đón và đưa
chúng sinh đạt đến việc vãng sinh vào cõi Cực Lạc.

Những
điều này được gọi là “hoàn toàn đạt đến ba tâm phù hợp với Giác Ngộ”. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.

XIII- Tóm Tắt Một Số
Thuật Ngữ Chìa Khóa

Ba
cánh cửa đã đề cập ở trên – tuệ trí, từ bi, và phương tiện thiện xảo – bao hàm
Bát nhã; Bát nhã chứa đựng phương tiện thiện xảo. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.

Ba
loại tiêu trừ kể trên – tiêu trừ bất cứ tư tưởng nào của ngã chấp, tiêu trừ sự
miễn cưỡng do dự ban bố hòa bình cho tất cả chúng sinh, và tiêu trừ bất cứ tư
tưởng
nào tìm cầu sự ngưỡng mộ và tôn trọng bởi những người khác – là những
cung cách của việc loại bỏ những chướng ngại đến Giác Ngộ. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.

Ba
loại tâm đề cập ở trên – tâm thanh tịnh vô nhiễm, tâm hòa bình thanh tịnh, và tâm
thanh tịnh
an lạc – được phối hợp để hình thành “tâm tối thượng, an lạc, vô tỉ
và chân thật.” Chúng ta phải thể nhận
hàm ý này.

XIV- Hoàn Thành những
Thệ Nguyện và Hành Động

Trong
cách này, tâm tuệ trí, tâm thiết thực, tâm vô chướng ngại, tâm vô thượng và
chân thật của chư Bồ Tát đem đến sự vãng sinh trong cõi Tịnh Độ của Phật. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.

Điều
này được gọi là ‘sự hoàn thành những hành động của Bồ Tát, Ma Ha Tát, khi khao
khát thâm nhập qua năm cánh cửa của Pháp Bảo.’ Những hành động của thân thể, lời nói, tâm ý, tuệ trí và tuệ trí của
phương tiện thiện xảo như được đề cập ở trên là những cánh cửa của Pháp Bảo làm
cho thích ứng đến con đường vãng sinh về cõi Tịnh Độ.

XV- Hoàn Thành Những
Hành Động Lợi Ích

Một
lần
nữa, có năm cánh cửa, mà chúng nhằm để sản sinh năm loại công đức. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này. Những gì là năm cánh cửa? Chúng là:cánh cửa của tiếp cận, cánh cửa của chúng
hội
lớn, cánh cửa của nơi cư trú, cánh cửa của phòng nhà, và cánh cửa của nơi
giải trí.

Trong
năm cánh cửa, bốn cánh cửa đầu sản sinh công đức trong phương diện ‘đi vào’ và
cánh cửa thứ năm sản sinh công đức trong phương diện ‘đi ra’.

1- Cánh
cửa thứ nhất trong phương diện ‘đi vào’ là để phụng thờ lễ bái Đức Phật Di Đà
nhằm để được vãng sinh trong cõi Phật; bằng điều này, chúng ta đạt đến việc
vãng sinh vào cõi Hòa Bình và An Lạc, và vì thế nó được gọi là Cánh cửa thứ nhất
trong phương diện ‘đi vào’[Tịnh Độ].

2- Cánh
cửa thứ hai trong phương diện ‘đi vào’ là để ca ngợi Đức Phật Di Đà, trong khi
trì danh hiệu Phật trong sự phù hợp với ý nghĩa và thực hành trong sự phù hợp với
ánh sáng của tuệ trí; bằng điều này chúng ta tham dự chúng hội lớn. Điều này được gọi là cánh cửa thứ hai trong
phương diện ‘đi vào’.

3- Cánh
cửa thứ ba trong phương diện ‘đi vào’ là ngưỡng mộ một cách nhất tâm và chân thành để được vãng sinh và thể hiện
sự thực hành thiền định (shamatha) tĩnh lặng; bằng điều này chúng ta có thể đến
cõi Sen báu. Điều này được gọi là cánh cửa
thứ ba của phương diện ‘đi vào.’

4- Cánh
cửa thứ tư trong phương diện ‘đi vào’ là quán chiếu một cách nhiệt tình những
trang nghiêm kỳ diệu và vì thế thực tập thiền quán (vipashyana); bằng điều này
chúng ta có thể đến cõi Tịnh Độ, nơi mà chúng ta sẽ thụ hưởng những sự hấp dẫn
đủ loại của Giáo Pháp. Điều này được gọi
là cánh cửa thứ tư của “đi vào.”

5- Cánh
của thứ năm của phương diện ‘đi ra’ là quán chiếu với lòng đại từ bi với tất cả chúng sinh đau
khổ
, biểu hiện thân thể thích hợp và chuyển hóa, và thâm nhập vào khu vườn sinh
tử
và khu rừng đam mê tội lỗi, nơi những Bồ Tát diễn bày, những năng lực biểu
hiện siêu việt, vì thế, các ngài cư trú trong tầng bậc giáo hóa chúng sinh khác
qua sự chuyển hóa công đức của Đức Phật Di Đà bằng Năng Lực của Thệ Nguyện
Nguyên Sơ của các ngài. Điều này được gọi
là cánh cửa thứ năm trong phương diện ‘đi ra’ [hóa độ].

Chư
Bồ Tát hoàn thành sự thực tập vì lợi ích của riêng các ngài với bốn cánh cửa
trong phương diện ‘đi vào’. Chúng ta phải
thể nhận hàm ý này.

Qua
cánh cửa thứ năm của ‘đi ra’ chư Bồ Tát hoàn thành sự thực tập về việc làm lợi
ích
cho người khác bằng việc chuyển hóa công đức. Chúng ta phải thể nhận hàm ý này.

Do
thế, bằng việc thể hiện năm sự thực hành chính niệm, Bồ Tát hoàn thành cả tự lợi
và lợi tha, và vì vậy nhanh chóng đạt đến Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Kết
thúc
sự trình bày giản lược của tôi về căn bản của Những Vần Kệ Ngưỡng Vọng
Vãng Sinh, Luận theo Kinh Vô Lượng Thọ (hay Kinh Đại Bổn Di Đà).

[1]
Ca Thi Lân Đà [kacilindika]là
một thứ cỏ rất mềm mại, mịn màng ở Ấn Độ, người khi chạm vào cỏ ấy sanh lòng
vui vẻ êm dịu

[Bibliography] H. Inagaki, Ojoronchu:
T’an-luan’s Commentary on Vasubandhu’s Discourse on the Pure Land: A Study
and Translation,
 Nagata
Bunshodo, Kyoto, 1998, pp. 120-291.

Tuệ Uyển chuyển ngữ – 16/12/2010

http://www12.canvas.ne.jp/horai/jodoron.htm

 

GHI CHÚ THÊM CỦA BBT

Vasubandhu
(skt): Bà Tẩu Bàn Đầu—Bà Tu Bàn Đầu—Bạt Tu Bàn Độ—Thế
Thân—Thiên Thân—Đại triết
gia
Bà Tẩu Bàn Đậu (Vasubandhu) hay Thế Thân sanh tại Bạch
Sa Ngõa thuộc xứ Kiện Đà La, sanh 900 năm sau ngày Phật
nhập Niết bàn. Ngài là con thứ hai trong số ba người con
của một gia đình Bà La Môn. Cả ba người đều được gọi
là Bà Tẩu Bàn Đầu và cả ba đều trở thành Tỳ Kheo Phật
giáo
. Thời niên thiếu, ngài đã gắn bó với giáo thuyết
Tiểu Thừa, trường phái Kinh Lượng Bộ. xuất gia theo Hữu
Bộ
. Ngài âm thầm đến Ca Thấp Di La để học triết học
A Tỳ Đàm. Khi trở về cố hương, ngài viết bộ A Tỳ Đạt
Ma Câu Xá Luận
, có lẽ đây là bộ luận nổi tiếng nhất
trong các bộ A Tỳ Đạt Ma Luận, Nhưng sau đó không thỏa
mãn
với giáo lý chính của trường phái này, ngài đã được
người anh là Vô Trước (Asanga) giúp chuyển tu từ Tiểu Thừa
sang Đại Thừa. Vào ngày lễ đổi tông phái ấy, ông muốn
cắt bỏ cái lưỡi đã phỉ báng Đại Thừa, nhưng ngài Vô
Trước
đã can ngăn và khuyên ông nên dùng chính cái lưỡi
ấy chuộc lỗi. Ông đã viết bộ Duy Thức Học và những
tác phẩm Đại Thừa khác. Ông là tổ thứ 21 của dòng Thiền
Ấn Độ. Thế Thân Bồ tát là một trong những nhà triết
học
Phật giáo nổi tiếng người Ấn Độ. Cùng với người
anh của ngài là Vô Trước (Asanga) đã sáng lập
ra hai trường phái Sarvastivada và Yogachara. Ngài và người
anh là Vô Trước được xem như là một trong hai nhân vật
chính trong việc phát triển trường phái Du Già. Thế Thân
(Vasubandhu) còn là tác giả của 30 ca khúc Trimshika, giải thích
học thuyết Yogachara. Ngài còn trước tác những bộ luận
nổi tiếng gồm các bộ “Nhị Thập Luận,” và bộ “Tam
Thập Luận,” vân vân. Hiện nay bộ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá
Luận
vẫn còn lưu trữ với 60 quyển của bản Hán dịch.
Bản văn Phạn ngữ đã bị thất lạc, nhưng may chúng ta có
một bản chú giải do Yasomitra viết mệnh danh là A Tỳ
Đạt Ma
Câu Xá Thích Luận; nhờ tác phẩm nầy mà cố giáo
sư Louis de la Vallée-Pousin ở Bỉ dễ dàng trong việc tái tạo
bản văn thất lạc và được kiện toàn bởi Rahula Sankrityayana
người Tích Lan. (Trích từ Tự điển Phật Học Thiện Phúc)

Shinrans-Lineage

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Người Đẹp Tuyệt Trần

Người đẹp tuyệt trần

Trong Luật Di-sa-tắc, có câu chuyện nói về một kỹ nữ rất xinh đẹp, trải qua bao đau thương và...

Phát Tâm Bồ Đề

PHÁT TÂM BỒ ĐỀ Thích Thông Phương Bài pháp có tên là “Phát Bồ-đề Tâm” hay Phát tâm Bồ-đề, tức...

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shenga Dorje Chang (Shenphen Chokyi Nangwa) (1871–1927)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shenga Dorje Chang (Shenphen Chokyi Nangwa) (1871–1927)

TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC SHENGA DORJE CHANG  (SHENPHEN CHOKYI NANGWA) (1871–1927) Nyoshul Khen Rinpoche soạn | Pema Jyana chuyển...

Thiền Tịnh Song Tu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Những Lời Phật Dạy Sâu Sắc Trong Kinh Pháp Cú

Những lời Phật dạy sâu sắc trong Kinh Pháp Cú

Kinh Pháp Cú hoặc Kinh Lời Vàng hay còn được gọi là Lời Phật Dạy là một trong 15 quyển...

Phật Giáo Tây Tạng Liệu Có Hiệu Quả Ở Phương Tây Hay Không?

Phật giáo Tây Tạng liệu có hiệu quả ở phương Tây hay không?

PHẬT GIÁO TÂY TẠNG LIỆU CÓ HIỆU QUẢ Ở PHƯƠNG TÂY HAY KHÔNG?   Theo gợi ý của Đức Nyima, chúng...

Đôi Nét Về Sư Phra Ajahn Suchart Abhijāto

Đôi Nét Về Sư Phra Ajahn Suchart Abhijāto

ĐÔI NÉT VỀ SƯ PHRA AJAHN SUCHART ABHIJĀTO (1947 -)Biên soạn và dịch: Phương Thủy, Tháng 3/2022 Vài nét tiểu...

Cây Chùm Ngây Moringa

Cây Chùm Ngây Moringa

CÂY CHÙM NGÂY MORINGA (ĐỘ SINH) (Moringa Oleifera) LTS.- Trong chương trình tìm các giải pháp giải trừ nạn suy...

Tam Pháp Ấn – Giáo Lý Trong Đạo Phật

TAM PHÁP ẤN - GIÁO LÝ ĐẶC TRƯNG TRONG ĐẠO PHẬTThích Lệ Định(Luận Văn Tốt Nghiệp) A - DẪN NHẬP...

Phật Giáo Và Hoà Bình Thế Giới

Phật Giáo Và Hoà Bình Thế Giới

PHẬT GIÁO và HÒA BÌNH THẾ GIỚI Johan Galtung Đỗ kim Thêm dịch (LND) Dù tinh thần Phật Pháp luôn tiềm...

Vu Lan Với Thơ Thúy Loan, Nhạc Trần Chí Phúc (song ngữ)

Vu-lan là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Đại lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích về...

Thiền Quán Giữa Đời Thiền

Thiền quán giữa đời thiền Khánh Yên dịch Chiêng không người đánh Sống giữa cuộc đời và hành thiền định,...

Chuyện Nồi Cơm Của Khổng Tử

Chuyện Nồi Cơm Của Khổng Tử

CHUYỆN NỒI CƠM CỦA KHỔNG TỬ Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề....

Kinh Kim Cang Giảng Ký (Audio)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thích Trí Quang Và Mục Tiêu Chính Trị Phật Giáo Tại Nam Việt Nam

Thích Trí Quang Và Mục Tiêu Chính Trị Phật Giáo Tại Nam Việt Nam

Bản Ghi Nhớ Tình Báo:THÍCH TRÍ QUANG và Mục Tiêu Chính Trị Phật Giáo tại Nam Việt NamVĂN PHÒNG GIÁM...

Người đẹp tuyệt trần

Phát Tâm Bồ Đề

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shenga Dorje Chang (Shenphen Chokyi Nangwa) (1871–1927)

Thiền Tịnh Song Tu

Những lời Phật dạy sâu sắc trong Kinh Pháp Cú

Phật giáo Tây Tạng liệu có hiệu quả ở phương Tây hay không?

Đôi Nét Về Sư Phra Ajahn Suchart Abhijāto

Cây Chùm Ngây Moringa

Tam Pháp Ấn – Giáo Lý Trong Đạo Phật

Phật Giáo Và Hoà Bình Thế Giới

Vu Lan Với Thơ Thúy Loan, Nhạc Trần Chí Phúc (song ngữ)

Thiền Quán Giữa Đời Thiền

Chuyện Nồi Cơm Của Khổng Tử

Kinh Kim Cang Giảng Ký (Audio)

Thích Trí Quang Và Mục Tiêu Chính Trị Phật Giáo Tại Nam Việt Nam

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Thông Tư Về Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Bồ-tát Quảng Đức

Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Thập Trụ Bồ Tát

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Quét sạch phiền não

Lời răn dạy cuối cùng của đức Phật trước khi đi vào cõi Niết bàn

Lời Phật dạy về tác hại của việc uống rượu

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

Hiểu đúng về Đức Phật

Phật dạy không làm các việc xấu ác

Từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo đến bài học về lòng tri ân mà người con Phật cần ghi nhớ!

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Đức Phật – một bậc Thầy lớn của nhân loại

Vị Tỳ kheo chứng Thánh quả ngay khi Đức Phật thay đổi đề mục thiền quán

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Tin mới nhận

Phật nói kinh Phạm Võng 62 tà kiến

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

Giấc mộng kê vàng

Ca Khúc Phật Giáo “Chế”: Vi Phạm Pháp Luật

Đường đến an bình thật sự (13) song ngữ

Trái tim thiền tập

Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (1) Nguyễn Hòa

Thể Dạng Trung Gian Giữa Cái Chết Và Sự Sinh Trong Phật Giáo (Hoang Phong)

Năm Tý nói chuyện Chuột Túi KANGAROO

Đi Từ Viễn Ly Đến Từ Bi

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 120)

Phật Giáo và cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Người giải thoát như bánh xe quay tròn đều, thông suốt

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Động – Trong – Bất Động

Không còn bệnh tim

Không phóng dật

Hạnh Phúc Đầu Xuân – Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh A Nậu La Độ

Cậy tài, háo thắng, mắng nhiếc người khác – Quả báo kiếp sau trên người có 18 tướng xấu

Tra cứu kinh Trường Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

GIỚI THIỆU VỀ NĂM BỘ NIKĀYA

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 14)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 341)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 214)

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Tin mới nhận

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 3

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 43)

Vấn Đề Tự Lực Và Tha Lực

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

Thư Chia Buồn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

Tiểu luận về Phật A Di Đà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 47)

Lịch Sử Giáo Lí Tịnh Độ Trung Quốc

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 16)

Lễ Nhập Bảp Tháp Cố Đại Lão Ht Thích Trí Tịnh

Chia Sẻ Pháp Môn Tu Tịnh Độ Nhân Ngày Vía Phật A Di Đà

Nguồn Gốc Văn Bản Của Kinh Quán Vô Lượng Thọ – Kinh Văn Của Tịnh Độ Tông

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 1)

Khuyên Người Niệm Phật

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 56)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

A Di Đà Kinh Hợp Giải

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese