PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thuyết Nhân Quả

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

THUYẾT NHÂN QUẢ
Thích Thông Huệ

Thuyetnhanqua-SmThuyết
nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang tính
khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tính chất hình thức của sự thưởng
phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón
nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chính mình tạo
nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh.
Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở
nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng ta trở
nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả.

Nói về
lĩnh vực khoa học, từ nhân đến quả là sự chuyển biến tự nhiên. Đức Phật khám
phá
lý nhân quả cũng chính là khám phá lý khoa học tự nhiên để áp dụng tu hành,
đạt đến lý tưởng siêu nhiên. Cho nên, Đạo Phật vừa mang tính khoa học tự nhiên,
vừa là khoa học siêu nhiên như nhà bác học Einstein đã nói: “Đạo Phật là khoa học vừa mang tính tự nhiên
vừa siêu nhiên”
.

Vũ trụ nhân
sinh
luôn chuyển biến vận hành trong mọi thời khắc. Có thể nói, bản thân chúng
ta
, hoạt động tâm lý và tất cả các pháp đang chuyển biến liên tục, không dừng
trụ dầu chỉ một sát na. Quá khứ, hiện tại và vị lai luôn chuyển biến theo chiều
hướng nhân quả. Nhân quả cũng tức là vô thường, là chiều thời gian chuyển biến
liên tục trong tự thân của vật thể và trong hoạt động tâm lý. Vũ trụ nhân sinh
chuyển biến vận hành theo một quy luật chung, đó là luật nhân quả. Nó vận hành một cách âm thầm,
chỉ những người nào đầy đủ quán trí sẽ thấy rằng quy luật chi phối cả đời sống
vật chất, vật lý, sinh lý và tâm lý.

Đức Phật
khám phá lý nhân quả, vô thường, duyên sinh, cuối cùng đạt đến chỗ siêu nhiên,
tức phi thiện phi ác, là cảnh giới của người giải thoát. Đến với Đạo Phật, học hiểu
đạo lý để chuyển hóa bản thân, bớt những đắm nhiễm, đam mê vật chất. Khoa học ngày
càng tân tiến, khám phá những quy luật của tự nhiên để tạo ra sản phẩm cung ứng
cho lòng tham vô bờ của con người. Còn Đạo Phật cũng khám phá về nhân quả, vô
thường
, duyên sinh nhưng giúp con người hiểu đạo lý, sống biết cách đối nhân xử
thế, làm đẹp bản thân, gia đình và xã hội. Cho nên, đến với Đạo Phật là đến với
đời sống tâm linh. Khi chúng ta có chánh kiến về nhân quả, chắc chắn đời sống chúng
ta
sẽ được thăng hoa. Nghĩ, nói và làm có lợi cho mình, cho người, không nghĩ
điều quấy, nói lời xấu và làm việc ác.

Có thể
nói, phương pháp giáo dục phổ thông của Đạo Phật được tìm thấy ở đạo lý nhân
quả
. Khi chúng ta làm một việc sái quấy, có hại cho người khác, có khi trốn
được tòa án ở thế gian nhưng không trốn chạy được chính lương tâm của mình.
Mình chính là gương nghiệp in bóng trước đài, là quan tòa xử án công minh cho
những hành vi tội lỗi nơi bản thân. Giáo dục về nhân quả giúp mình sửa đổi cái
hư dở nơi lương tâm chúng ta chứ không phải giúp mình trốn chạy trước pháp luật
bên ngoài. Nhân quả nhà Phật chú trọng đến động cơ luận hơn là kết quả luận,
phòng cháy chứ không chờ chữa cháy. Giáo dục của Đạo Phật là giáo dục từ ban đầu
khi khởi tâm niệm bất thiện, trước khi xảy ra điều tệ hại, khuyên mọi người ăn
hiền ở lành, hiểu biết nhân quả, tội phước, thì tự nhiên trở thành người tốt. Vì
vậy
, người nào hiểu được nhân quả thì đời sống người đó được bình yên. Một
người ác có thể trở thành người hiền, một người xấu xa hèn hạ có thể trở thành
một người tốt. Từ đó từng bước cải hóa trở thành bậc Hiền, bậc Thánh.

Đối với
nhà Thiền, khi niệm thiện niệm ác đều quét sạch, trực giác phát sinh, con người
sống trong trạng thái phi thiện phi ác, nhưng việc thiện ác trên thế gian vẫn quán
xuyến
, không lầm. Đó là người đang ở trong trạng thái thiền định, có đời sống
không niệm khởi.

Đức Phật
dạy, trên cuộc đời này có bốn hạng người:

Hạng người thứ nhất, từ tối vào nơi
tối.

Hạng người thứ hai, từ tối đi ra sáng.

Hạng người thứ ba, từ nơi sáng đi vào
tối.

Hạng
người thứ tư, từ nơi sáng đi đến sáng.

Thế nào
gọi là từ tối đến tối? Nghĩa là người đó sanh trong một gia đình nghèo khổ, kém
văn hóa, không có đạo đức, lại không học hiểu đạo lý, với ý nghĩ ác, miệng nói
ác, thân làm ác, nên gọi là từ tối mà đến tối.

Hạng
người thứ hai, từ tối đến sáng, nghĩa là người này sanh trong một gia đình
nghèo khổ, không có văn hóa, không có đạo đức, nhưng tự thân người đó nỗ lực tu
hành
, ý nghĩ điều lành, miệng nói điều lành, thân làm việc lành, ngày càng
thăng hoa trên đời sống đạo đức, nên gọi là người từ tối mà đến sáng.

Hạng
người thứ ba, từ nơi sáng đi vào tối, nghĩa là họ sanh trong một gia đình khá
giả, có văn hóa, có đạo đức, nhưng bản thân lại nghĩ điều ác, miệng nói ác,
thân làm ác, không biết đến đạo lý, nên gọi là từ sáng đi đến tối.

Hạng
người thứ tư, từ sáng đi đến sáng, nghĩa là người này được sanh ra trong một gia
đình
khá giả, có đạo đức, văn hóa, lại biết tu học, ý nghĩ điều lành, miệng nói
lành, thân làm lành. Đây là hạng người hữu phước, gọi là từ sáng đến sáng.

Tất cả chúng
ta
sống trong cuộc đời này đều do nghiệp quả biểu hiện từ những kiếp trước. Mọi
hậu quả chúng ta đang mang đều chính do bản thân chúng ta tạo tác. Các pháp chuyển
biến
từ trạng thái này sang trạng thái khác, tâm lý chuyển biến từ trạng thái này
đến trạng thái khác, thì nghiệp cũng chuyển biến từ trạng thái này đến trạng
thái
khác, không có cái gì đứng yên một chỗ. Vì vậy, nghiệp có thể chuyển, từ
người ác có thể thành người hiền, từ người hiền nếu không tu cũng có thể trở
thành
người ác.

Nhân quả
thể hiện qua ba phạm trù thời gian, gọi là hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là kết quả trổ ngay trong hiện kiếp,
có thể ngay tức khắc, hoặc một ngày, một tháng, một năm, nhiều năm…trong một
đời
này. Sanh báo là kết quả trổ ở kiếp sau khi vừa thọ nhận một thân mới. Vì
vậy
, có những người tạo việc lành bây giờ mà vẫn gặp điều không tốt vì nhơn ác
đã tạo từ kiếp trước. Hậu báo là khi mình tạo việc lành hay việc dữ ở kiếp này,
quả không trổ liền ở kiếp này hay kiếp tiếp theo mà nhiều kiếp về sau mới trổ,
vì duyên chưa đủ. Y cứ về lý nhân quả mà nói ba thời, ba khía cạnh của nhân
quả
.

Nhà Phật
có nói: “Phàm làm việc gì phải nghĩ đến
kết quả của nó”.
Con người chúng ta làm việc đôi khi do bản năng, tính háo
thắng hoặc thiếu suy nghĩ mà không lường trước những hậu quả của nó. Phần lớn
những sự thất bại trong công việc đều do những yếu tố chủ quan trên mà ra. Vì
vậy
, áp dụng đạo lý nhân quả vào các công việc xã hội, chúng ta sẽ có được
những thành công trong lao động. Người hiểu luật nhân quả sẽ không cho phép
mình suy nghĩ, nói năng và làm việc xấu. Nếu mọi người ai cũng được vậy thì đất
nước sẽ văn minh, xã hội có văn hoá, gia đình sẽ hạnh phúc. Vì thế, giáo dục
con người biết suy nghĩ tốt, làm việc lành là một nhiệm vụ cao cả và thiết yếu.

Những ai
có niềm tin xác tín về nhân quả, thiện ác, dĩ nhiên khi suy nghĩ, nói năng hay
hành động gì đều phải có thái độ thận trọng. Một tách nước trà lỡ đổ xuống đất,
muốn lấy lên lại không dễ. Một ý nghĩ, lời nói, hành động xấu ác buông ra lỡ lầm,
mang lại một hậu quả ghê gớm khôn lường. Một bài kệ nói về nhân quả như sau:

“Dục tri tiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị
Dục tri lai thế quả
Kim sanh tác giả thị.”

Tạm dịch:

“Muốn biết nhân đời trước
Xem thọ nhận đời này
Muốn biết quả đời sau
Xem tạo tác đời này.”

Cái thọ dụng trong cuộc sống này, chánh báo và
y báo của mình, xem thử mình mang thân như thế nào, con người có hạnh phúc hay
không, nghèo hay giàu, ngu hay trí… cứ nghiệm lại mà biết rằng nhân đời trước
mình tạo là nhân gì. Nho giáo có câu:“Nhất
ẩm nhất trác
, giai do tiền định”.
Một cái ăn, một cái uống, một cái mặc cũng đều do tạo nhơn lành hay dữ ở kiếp
trước
. Muốn biết kết quả kiếp sau ra sao, nơi kiếp này hãy suy xét sự tạo tác
của thân – khẩu – ý của mình ra sao. Nếu chúng ta có chánh kiến về nhân quả sẽ
có thể biết được quá khứ, hiện tại, vị lai của mình và người như thế nào, từ đó
quyết chí tiến tu để mỗi ngày được thăng hoa hơn trên lộ trình tu tập.

Qua
thuyết nhân quả của Đạo Phật cho chúng ta thấy có sự tái sanh, luân hồi, có quả
báo
khổ vui trong các kiếp sống. Các vị Đạt Lai Lạt Ma bên Tây Tạng đã nói đến
thuyết tái sinh, đi tìm hậu thân và các cõi sống. Thân ngũ uẩn của chúng ta đều
do nghiệp lực mỗi người vẽ ra mà có sự sai biệt
về hình dáng, tính cách, hoàn cảnh. Cho nên, mình là Thượng đế của chính mình,
tự tạo ra hoàn cảnh chánh báo và y báo cho chính mình. Người hiểu đạo lý, niềm
tin
này làm cho họ tự ý thức dè dặt, thận trọng trong mọi ý nghĩ, lời nói, việc
làm
của mình, chuyên tu ba nghiệp cho được thanh tịnh, ngõ hầu chuyển hóa bản
thân
, gia đình và xã hội đều dứt ác hành thiện.

Là người
Phật tử chân chính, phải có sự tin tưởng tuyệt đối về lý nhân quả vì là một lẽ
thật. Chúng ta có thể kiểm nghiệm ở nơi hiện tượng hữu sanh hữu diệt theo chiều
nhân quả, từ đó áp dụng tu tập cho bản thân mình và mọi người, chuyển đổi những
hư dở, xấu ác nơi mình, góp phần vào đời sống gia đình
và xã hội được bình an, phúc lạc. Tin nhân quả, chúng ta tự ý thức dè
dặt từng bước đi trong cuộc sống này, chính bản thân mình sống có ý nghĩa. Và,
chúng ta đem cái ý nghĩa đó làm những việc hữu ích cho mọi người. Giáo dục con
người
biết tin nhân quả thì bản thân họ được an vui, gia đình họ được hạnh phúc
và xã hội được ổn định trật tự, làm nền tảng xây dựng đất nước giàu mạnh, văn
minh
.

 

Mùa Vu lan Báo hiếu –
Phật lịch 2555 (2011)
Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Phan Rang – Ninh Thuận

Người gửi bài: Tuệ Thiền

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Audio Book Suối Nguồn Tâm Linh

Audio Book Suối Nguồn Tâm Linh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

22. Sống Trong Giây Phút Hiện Tại

Trong chương trình phát thanh kỳ trước, chúng tôi đã trình bày đề tài “Cuộc đời thì vô thường, đầy...

Phật Tánh Là Nền Tảng Từ Đó Mọi Hiện Hữu Lưu Xuất Và Biểu Lộ

Phật Tánh Là Nền Tảng Từ Đó Mọi Hiện Hữu Lưu Xuất Và Biểu Lộ

PHẬT TÁNH LÀ NỀN TẢNG TỪ ĐÓ MỌI HIỆN HỮU LƯU XUẤT VÀ BIỂU LỘ Nguyễn Thế Đăng   “Phật...

Vạn Thiện Đồng Quy Tập

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bài Học Của Thánh Gandhi

Bài Học Của Thánh Gandhi

BÀI HỌC CỦA  THÁNH GANDHI Nguyễn Xuân Chiến ÔNG THÁNH ẤN ĐỘ TÊN LÀ CAM-ĐỊA * * * Ngay từ...

Đức Phật Và Con Người Hiện Đại

Đức Phật và con người hiện đại

Với bức thông điệp về Khổ đế và Diệt đế, Đức Phật chỉ cho chúng ta căn bệnh trầm kha...

Giữ Lửa Mùa Xuân

Giữ lửa mùa xuân

GIỮ LỬA MÙA XUÂNQuang Minh Mùa xuân lại về trên khắp đất nước, với sự hồi sinh của vạn vật...

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 7)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm:     Thánh Hà Tây Phần 7...

Chùa Giác Linh

Chùa Giác Linh

CHÙA GIÁC LINH(Minh Mẫn) Giác Linh,  ngôi chùa ít trùng tên trên khắp cả nước,riêng TP SG chỉ có không...

Cách Tiếp Cận Của Con Người Đối Với Hòa Bình Thế Giới

Cách tiếp cận của con người đối với hòa bình thế giới

Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với...

Nguời Cư Sỹ Xin Nhìn Lại

Nguời cư sỹ xin nhìn lại

NGƯỜI CƯ SỸ XIN NHÌN LẠI Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng Tôi lên kế hoạch viết bài này từ rất...

Qua Bờ Bên Kia | To Reach The Other Shore (Sách Song Ngữ)

Qua Bờ Bên Kia | To Reach The Other Shore (sách song ngữ)

Theo Phật giáo, bờ bên nầy hay thử ngạn là bờ của luân hồi sanh tử. Bờ bên kia hay...

Biết Mình Đang Biết (Tinh Túy Của Thiền) Sách Ebook Pdf

Biết Mình Đang Biết (Tinh Túy Của Thiền) Sách Ebook PDF

BIẾT MÌNH ĐANG BIẾT(TINH TÚY CỦA THIỀN)Tác giả: Rupert SpiraNguyên tác: Being Aware of Being AwareChuyển ngữ: Minh Tuệ Đỗ...

Dưới Cội Bồ Đề

Dưới Cội Bồ Đề

Tác giả, Hòa Thượng Thích Như Điển, đã cho biết trong sách này: “Viết xong vào ngày 12 tháng 12...

Đọc Sách “Essence Of The Heart Sutra” Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14

Đọc Sách “Essence Of The Heart Sutra” Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14

  ĐỌC SÁCH “ESSENCE OF THE HEART SUTRA”CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐỜI THỨ 14Nguyên Giác   Một số...

Audio Book Suối Nguồn Tâm Linh

22. Sống Trong Giây Phút Hiện Tại

Phật Tánh Là Nền Tảng Từ Đó Mọi Hiện Hữu Lưu Xuất Và Biểu Lộ

Vạn Thiện Đồng Quy Tập

Bài Học Của Thánh Gandhi

Đức Phật và con người hiện đại

Giữ lửa mùa xuân

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 7)

Chùa Giác Linh

Cách tiếp cận của con người đối với hòa bình thế giới

Nguời cư sỹ xin nhìn lại

Qua Bờ Bên Kia | To Reach The Other Shore (sách song ngữ)

Biết Mình Đang Biết (Tinh Túy Của Thiền) Sách Ebook PDF

Dưới Cội Bồ Đề

Đọc Sách “Essence Of The Heart Sutra” Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14

Tin mới nhận

Thư Ngỏ Xây Dựng Tịnh Thất Hương Lâm Tỉnh Hậu Giang

Cảnh báo website xuyên tạc giáo lý nhà Phật

Phật đã cho con

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Đức Phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại?

Phật dạy: Giữ giới như giữ rễ cho cây

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (I)

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Lời tán thán Đức Phật

10 cách gieo trồng phước đức theo lời Phật dạy

Tin sâu nghiệp báo để sống tốt và hạnh phúc hơn

Suy nghiệm lời Phật: Bảy pháp cung kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Vai trò của trung đạo trong hệ thống giáo lý Phật giáo

Lời Phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ bản

Ngày Phật Đản – nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Cách chuyển hóa vận hạn theo lời Phật dạy để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc!

Đức Phật đản sanh tay nào chỉ lên là đúng?

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Tin mới nhận

Vì sao ta phải sống trong đau khổ lầm mê?

Tạo Ra Hạnh Phúc

Trồng hoa trên đá

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 41)

Phật Giáo Vấn Đáp (song ngữ)

Chùa Huệ Quang Bạc Liêu

Tác Pháp Yết Ma – Nguyên Tắc Nghị Sự Trong Tăng Đoàn Phật Giáo

TÂM THƯ XÂY DỰNG QUAN ÂM PHẬT ĐÀI

Đã đến lúc nhìn lại Phật giáo nước nhà

Giới Đức Sa Di Thứ Mười: Không Cất Giữ Tiền Bạc Châu Báu

Tại sao chúng ta lại sanh ra dưới một vì sao xấu

Hướng về Phật Đản

Cảm Niệm Vu Lan

Cõi Hiếu Trong Cõi Thiền – Thích Phước Đạt

Cẩm Nang Cho Cuộc Sống

Vì sao Đức Phật nhập mẫu thai trong hình tướng voi trắng?

Nhớ Mùa Phật Đản

Vì em, dân chủ ơi !

Tám Tiết Thơ Giúp Tập Luyện Tâm Thức

Họa – Phước

Tin mới nhận

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải Tập 1

Ước hẹn với sự sống

Kinh Bách Dụ: Chữa lưng gù

Ý nghĩa đọc kinh sám hối là gì?

Ta là người có tội

Sống viễn ly

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 266)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 299)

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Chữ Hán

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Kinh Pháp Cú – 423 Lời Vàng Của Đức Phật

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Phước Tiến

Ta Không Tranh Luận Với Đời – Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

Kinh Kim Cang Giảng Giải

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Đôi Điều Cương Yếu Về Kinh Địa Tạng

Lược Giải Kinh Pháp Hoa

Tin mới nhận

Con Đường Tu Tắt – Pháp Môn Tịnh Độ

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

Một Cõi Tịnh Độ Trong Mỗi Chúng Ta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 4

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

Trang nghiêm cõi Phật, trang nghiêm tâm mình

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 25)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Ẩn Tu Ngẩu Vịnh

Mấy Điệu Sen Thanh

Ban Tổ Chức Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Niệm Phật Tam Muội

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 26)

Tia Sáng Từ Bảo Tháp Phù Thi

Khuyên Tu Tịnh Độ Thiết Yếu

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese