Từ lâu tôi thường hay trì chú Đại Bi, ít nhất là
mỗi sáng 10 biến, nay có một người bạn đạo khuyên tôi
nên đổi qua câu chú Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn hay hơn. Vậy xin hỏi ý kiến quý ban biên tập tôi có nên đổi không?
TRẢ
LỜI: Chúng sinh nhiều bệnh, nên đức Phật tùy bệnh cho
thuốc. Ngài đã dạy tám vạn bốn ngàn pháp môn nhằm
để đối trị tám vạn bốn ngàn căn bệnh phiền não của
chúng sinh. Ngài chỉ muốn tất cả chúng sinh đều được
giác ngộ, giải thoát ra khỏi vòng khổ đau, sinh tử luân
hồị. Tám mươi tư ngàn pháp môn qui tụ lại thành bốn đại
loại: Tham Thiền, Niệm Phật, Trì Chú và Quán Tưởng.
Tùy
căn cơ của mỗi chúng sinh, nên không có pháp tu nào hay hơn
pháp tu nào mà chỉ thích hợp cho từng cá nhân mà thôị Chư Phật và chư Tổ đều dạy chúng ta nên chuyên tu một
pháp môn “nhất môn thâm nhập“. Khi tìm cầu học
hỏi, chúng ta có thể tham học nhiều thứ nhưng khi hành chỉ
hành một pháp môn. Bất cứ trong kinh nào đức Phật
cũng nói “kinh này đệ nhất”, ý là muốn chúng ta nhất môn
thâm nhập chứ không phải kinh này hay hơn kinh kia.
Đối
với pháp môn Trì Chú cũng vậy, đạo hữu lâu nay đã công
phu trì chú Đại Bi, thiển nghĩ là pháp môn thích hợp với
đạo hữu, nên đạo hữu hãy cứ giữ vững pháp môn đã
chọn, không nên nghe theo người khác mà thay đổị.
Chúng
tôi kể lại một câu chuyện xưa có liên quan đến trì chú: Một bà lão suốt đêm ngày chuyên tu trì chú. Căn nhà
tranh bà ở thường phát ra hào quang sáng rực vào ban đêm. Những người hàng xóm kể lại như thế cho đến khi người
con của bà là một tu sĩ đi hành đạo phương xa về thăm
mẹ. Người con nói với mẹ là bà trì chú sai chữ, bà
nên sửa lại câu chú cho đúng mới có linh nghiệm. Bà
nghe lời (vì nghĩ là con mình nói đúng vì hiện đang làm thầy
thiên hạ) và kể từ đó đêm đêm căn nhà của bà không
thấy phát ra hào quang nữạ.
Tại
sao lại như thế? Thầy chúng tôi xưa kia có dạy, nhất
thiết duy tâm tạo, công năng hiệu nghiệm của trì chú không
phải nằm trong câu chú hay trong từng chữ mà là trong tâm
của hành giả. Nếu công hiệu ở trong câu chú hay
trong từng chữ của câu chú thì bất cứ ai niệm trì câu
chú đó cũng đều có công hiệu, đâu thể người này có
công hiệu, người kia lại không có. Vậy chứng tỏ công
hiệu của việc trì chú là ở trong tâm hành giả. Người
nào tâm lực mạnh mới có công hiệu còn tâm lực yếu thì
không. Tâm lực mạnh hay yếu, chính là do mức độ
tâm thanh tịnh, hễ tâm suy nghĩ lung tung, lan man, vọng tưởng
nhiều thì tâm lực yếu, làm sao có công hiệụ Bà lão
già cũng vậy, tâm bà đã được thanh tịnh do lâu ngày nhất
tâm trì chú, nay bà phải sửa lại cho đúng chữ đúng câu
nên tâm bị chia trí, tâm bị động loạn. Khi tâm bà
khởi niệm phải sửa đổi thế này mới đúng, tức là phiền
não nổi lên và thế là tâm không còn thanh tịnh nữa.
Thầy
chúng tôi dạy, nếu người tham thiền còn biết là mình đang
tham thiền thì chưa phải là chân tham thiền hay biết tâm mình
tịnh rồi thì tâm mình vẫn còn ô nhiễm. Tương tự
trì chú cũng thế. Bà lão già trì chú miên mật nhưng
không biết mình trì chú miên mật, không biết do mình trì
chú mà phát hào quang, nên tâm được thanh tịnh.
Trường
hợp của đạo hữu cũng vậy, tâm của đạo hữu đang bị
động như tâm bà lão đó. chúng tôi đồng ý với đạo
hữu Tuệ Chiếu là các bài chú đều là những phương tiện
để tịnh tâm.
Nói
tóm lại, tất cả các pháp môn cũng đều là những phương
tiện thiện xảo của chư Phật dạy chúng ta tự thanh tịnh
tâm. Hễ tâm tịnh được một phần, thì thêm được
một phần sáng suốt, khiến cho cái trí tuệ sáng suốt, thanh
tịnh, sẵn có nơi tự tánh, tự nhiên hiển lộ. Cho nên
người xưa nói rằng “lòng thanh tịnh một ngày, được công
đức vô lượng” là thế.
Ban
Biên Tập TVHS
Discussion about this post