PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Không có Ngã, cũng không có Vô Ngã

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Đức Đạt Lai Lạt Ma
KHÔNG CÓ NGÃ, CŨNG KHÔNG CÓ VÔ NGÃ
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Trích từ: Trung Đạo.Chính tín căn cứ trong Suy lí.
Bài 3. Phân tích Ngã và Vô Ngã. (The Dalai Lama. The Middle Way.
Faith grounded in Reasoning. Wisdom, 2009. 


7. Không có ngã cũng không có vô ngã

Trung Luận. Kệ tụng XVIII. 6

Ngã được nói đến,
Để phân biệt với vô ngã.
Chư Phật dạy thật tướng các pháp,
Không có ngã, không có vô ngã.

Cũng có hai cách khác biệt để đọc bài tụng này. Trong cách đọc thứ nhất, ở dòng đầu “Ngã được nói đến”, quy chiếu về các học phái phi Phật giáo họ đề khởi luận đề ngã là một thực tại / thực tại tính độc lập, bản vị, bất biến (independent, unitary, unchanging reality). Một tỉ dụ là tiểu ngã vĩnh cửu (eternal atman) hoặc ngã (self), được đề thuyết bởi các học phái kinh điển Ấn Độ phi Phật giáo, tỉ dụ như Số Luận (Samkhya).

Ngài Nguyệt Xứng (khoảng 600-650) định nghĩa khái niệm về ngã này trong “Nhập Trung Đạo” (Entering the Middle Way / Madhyamakavatara) như sau:

Ngã là kẻ trải nghiệm, một thực thể vĩnh cửu, không là tác giả,
không có các phẩm tính, và không tạo tác, đó là ngã các triết gia ngoại đạo đề khởi

(Tụng VI.121 ab)
(tirthikas: các triết gia ngoại đạo)

Dòng thứ nhì bản văn của ngài Long Thọ quy chiếu vào một học phái Ấn độ cổ xưa phi Phật giáo, học phái Charvaka. Những nhà Charvaka là những nhà theo chủ nghĩa duy vật (materialists), với nhiều vị bác bỏ quan điểm tái sinh và biện luận rằng ngã chỉ là hiện hữu của thân, khi thân diệt, người (ngã) cũng diệt luôn. Do đó dòng thứ nhì quy chiếu tới quan điểm duy vật bác bỏ sự hiện hữu của một ngã vượt ngoài hiện hữu của thân.

Trong cách đọc thứ nhất, hai dòng cuối được xem là trình bày chính quan điểm của Phật là hoàn toàn đối nghịch với các quan điểm của hai dòng đầu: Đức Phật công nhận là chẳng có một ngã vĩnh cửu bất biến và cũng chẳng có một ngã tương đương với thân. Quan điểm thứ nhất cụ thể hoá một ngã vĩnh cửu, trong khi quan điểm thứ hai giảm thiểu ngã xuống thành thân của riêng một đời này, và ngài Long Thọ không chấp thuận cả hai quan điểm kinh điển Ấn Độ này.

Theo một cách đọc khác, tất cả các dòng của bài tụng này đều trình bày quan điểm của Phật giáo. Trong cách diễn dịch này, chúng ta đọc dòng thứ nhất, “Ngã được nói đến” ý nói rằng Đức Phật, trước các sự khác biệt về các năng lực tinh thần (mental disposition: biến hoá đổi dời về tinh thần), các khuynh hướng triết học, và các xu hướng tự nhiên trong giới đệ tử, đã phát biểu trong một số bản kinh nói rằng có một ngã độc lập với các uẩn. Tỉ dụ, trong một bản kinh, Đức Phật tuyên bố rằng năm uẩn là gánh nặng và ngã là kẻ mang vác gánh nặng đó, điều này gợi ý một niềm tin vào một ngã tự trị.

Trong cách đọc này, dòng thứ nhì, “để phân biệt với vô ngã”, biểu tỏ rằng Đức Phật cũng giảng các phương diện khác biệt về ý nghĩa của học thuyết vô ngã. Những tiếp cận khác biệt này gồm cả tính vô ngã về mặt thô xem vô ngã như là bác bỏ một ngã kết hợp bởi các bộ phận, một quan điểm của các học phái sơ cấp của Phật giáo.

Đức Phật cũng giảng vô ngã là chẳng có nhị nguyên đối đãi chủ thể — đối tượng, đó là quan điểm của học phái Duy Thức (the Mind Only school). Học phái Duy Thức giảng dạy một học thuyết ba tính (three natures), trong đó tính viên thành (the perfected nature) — là tính y tha (the dependent nature) khi nó chẳng có tính biến kế (the imputed nature) — được hiểu là hiện hữu xác thực.

(The Mind Only school teaches a doctrine of three nature, where the perfected nature – which is the dependent nature devoid of the imputed nature – is understood to be truly existent)

Trong tiếp cận này, một phương diện của thực tại tính được nói là vô ngã trong khi một phương diện khác được nói là sở hữu ngã tính. Những nhà Trung Quán bác bỏ cách ứng dụng tuyển chọn như thế của học thuyết vô ngã.

Vậy thì ở đây hai dòng cuối được hiểu là lập trường sau cùng của Đức Phật về vấn đề ngã và vô ngã, “Đức Phật đã dạy, chẳng có ngã, cũng chẳng có vô ngã hiện hữu”. Đức Phật không chỉ bác bỏ hiện hữu có tự tính của con người, thế nên giảng dạy vô ngã, nhưng ngài còn bác bỏ ngay chính hiện hữu tuyệt đối, có tự tính của chính tính vô ngã. Đây là quan điểm diệu nghĩa thâm mật của tính không của mỗi mỗi hiện tượng đơn biệt, gồm ngay cả tính không.

(Buddha not only rejected the intrinsic existence of the person, therefore teaching no-self, but also rejected even any intrinsic, absolute existence of selflessness itself. This is the profound view of the emptiness of every single phenomenon, including even emptiness)

Chủ đề làm sao để chắc chắn chúng ta không đi đến chung cuộc cụ thể hoá tính không (bởi vì hiểu sai tính không), đều được lập lại trong các tác phẩm của ngài Long Thọ. Ở đoạn khác trong bản văn, Ngài Long Thọ nói rằng nếu có một pháp / hiện tượng nhỏ bé nhất mà có hiện hữu có tự tính, lúc đó tính không chính nó sẽ thực có hiện hữu có tự tính. Nếu tính không thật có hiện hữu có tự tính hoặc tuyệt đối (tuyệt đối = không bị hạn chế), lúc đó hiện hữu có tự tính chẳng bao giờ có thể bị phủ định. Lúc đó ngài Long Thọ quy chiếu về quan điểm chấp thủ thực tại tính của tính không vốn có hiện hữu có tự tính là tri kiến không thể cứu độ được (irreparable view), tri kiến không thể chỉnh đốn được hoặc làm đúng lại được.

(Nagarjuna then refers to the view of grasping at the intrinsic reality of emptiness as an irreparable view that cannot be repaired or corrected) (Stanza XIII, 7).

(* Xem chú thích cuối bài ghi: Đức Đạt lai lạt ma nói: Ngay cả tính không cũng không có hiện hữu độc lập, nên chúng ta nói về tính không của tính không. Tất cả các hiện tượng đều chẳng có hiện hữu có tự tính.ĐHP)

Giờ đây ngài Long Thọ giảng tính không là gì trong kệ tụng XVIII.7

——————-

Chú thích của bản Việt

2. Để đoạn dứt sự e sợ danh từ VÔ NGÃ của phàm phu,

Đức Như Lai đã giảng trong Kinh Lăng già:

Phật bảo Đại Huệ:

Ta nói Như Lai Tạng chẳng đồng với cái thuyết “Chơn ngã” của ngoại đạo.

Đại Huệ! Ta có lúc nói Không, Vô tướng, Vô nguyện, Như thật tế, Pháp tánh, Pháp thân, Niết Bàn, lìa tự tánh, bất sanh bất diệt, bổn lai tịch tịnh, tự tánh Niết Bàn v.v… dùng những danh từ này để thuyết Như Lai Tạng xong, ấy là vì Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác muốn đoạn dứt sự e sợ danh từ VÔ NGÃ của phàm phu, nên nói cảnh giới lìa vọng tưởng, Vô Sở Hữu là Như Lai Tạng.

Đại Huệ! Bậc Bồ Tát vị lai, hiện tại, chẳng nên sanh ngã kiến chấp trước.

Ví như thợ gốm nơi một đống đất dùng phương tiện nhơn công, nước, cây, bánh xe quay để làm ra các món đồ gốm, thì Như Lai cũng như thế; ở nơi pháp Vô Ngã lìa tất cả tướng của vọng tưởng, dùng đủ thứ trí huệ, phương tiện khéo léo, hoặc thuyết Như Lai Tạng, hoặc thuyết Vô Ngã.

Do nhân duyên này, nên cái thuyết Như Lai Tạng của ta chẳng đồng với cái thuyết chơn ngã của ngoại đạo.

Vì khai mở cái trói chấp ngã của các ngoại đạo, nên có cái thuyết Như Lai Tạng, khiến họ lìa vọng tưởng ngã kiến chẳng thật, ngộ nhập cảnh giới ba cửa giải thoát, mong họ chóng được Vô Thượng Bồ Đề.

Cho nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác phải thuyết Như Lai Tạng như thế. Nếu chẳng như vậy, ắt đồng với ngoại đạo.

Cho nên, Đại Huệ! Vì lìa kiến chấp của ngoại đạo, cần phải y theo pháp Vô Ngã của Như Lai Tạng mà tu học.

( Kinh Lăng già. Bản dịch Thích Duy Lực, trang 67-68)

———————

3. Luận Bảo hành vương chính (Vòng hoa quý báu)

(dịch từ: Nagarjuna’s Precious Garland (Ratnavali) bản dịch Anh của Jeffrey Hopkins. 2007)

(25)

Giáo pháp về toàn hảo xác định

Chư Tối Thắng thuyết giảng

Vi diệu và chấn động

Kẻ sơ trí thiếu học

(26)

Tôi hiện hữu, tôi sẽ không hiện hữu

Tôi có, tôi sẽ không có

Làm kẻ sơ trí sợ

Làm kẻ trí vô úy

(27)

Ngài cứu độ hữu tình

Nên nói các hữu tình

Sinh khởi ý niệm ngã

và ý niệm ngã sở .

(28)

Ngã, ngã sở hiện hữu

Như tối hậu: đều sai

Vì chúng không an lập

Bởi bản thức thật tướng

(29)

Các uẩn tâm thân sinh

Từ ngã chấp sai lầm

Sao có thể tăng trưởng

Hạt giống giả thành thật?

(30)

Thấy các uẩn không thật

Ngã chấp bị buông bỏ

Do buông bỏ ngã chấp

Các uẩn không sinh nữa.

(31)

Cũng như mọi người nói

Hình của mặt được thấy

Tùy thuộc vào tấm gương

Không hiện hữu là mặt

(32)

Khái niệm ngã hiện hữu

Tùy thuộc vào các uẩn

Nhưng giống hình của mặt

Ngã không thật hiện hữu

(33)

Như không tùy thuộc gương

Hình của mặt không thấy

Niệm ngã không hiện hữu

Mà không tùy các uẩn

(34)

Khi tôn giả A nan

Được nghe nghĩa pháp này

Ngài đạt được pháp nhãn

Và giảng lại chư tăng.

—————————

(25) The doctrines of definite goodness

Are said by the Conquerors

To be deep, subtle and frightening

To the childish, who re not learned.

(26) “I am not, I will not be

I have not, I will not have,”

That frightens all the childish

And extinguishes fear in the wise.

(27) By him who speaks only to help beings,

It was said that all beings

Have arisen from the conception of I

And are enveloped with the conception of mine

(28) “The I exists, the mine exists,”

These are wrong as ultimates,

For the two are not [established]

By a thorough consciousness of reality as it is.

(29) The mental and physical aggregates arise

From the conception of I which is false in fact. (in fact:ultimately)

How could what is grown

From a false seed be true?

(30) Having seen thus the aggregates as untrue,

The conception of I is abandoned,

And due to abandoning the conception of I

The aggregates arise no more.

(31) Just as it is said

That image of one’s face is seen

Depending on a mirror

But does not exist [as a face],

(32) So the conception of I exists

Dependent on the aggregates,

But like the image of one’s face

The I does not at all really exist.

(33) Just as without depending on a mirror

The image of one’s face is not seen,

So too the conception of I does not exist

Without depending on the aggregates.

(34) When the Superior Ananda

Heard what this means,

He attained the eye of doctrine

And repeatedly spoke of it to monastics.

—————————————-

5. Minh cú luận:

Ngã không là thân, ngã không sở hữu thân, ngã không ở trong thân, thân không ở trong ngã… Biện luận tương tự áp dụng cho các uẩn còn lại, cho tới: Ngã không là thức, ngã không sở hữu thức, ngã không ở trong thức, thức không ở trong ngã… Trong cách thức này tất cả các pháp đều chẳng có ngã…

————————

6. Ngài Nguyệt Xứng trong “Luận giải về Bốn trăm tụng của ngài Thánh Thiên” viết:

“Ở đây “ngã” là một hiện hữu có tự tính (svabhava) của các hiện tượng, đó là, không tùy thuộc vào cái khác. Sự phi hiện hữu của ngã này là vô ngã. Vô ngã này được thực chứng hai lần xuyên qua một phân chia thành con người và các hiện tượng (khác) — một vô ngã của các nhân thể và một vô ngã của các hiện tượng (khác) [nhân ngã và pháp ngã].”

(trích theo J.Hopkins. Meditation on Emptiness .trang 637)

7. Bờ này bờ kia

Ngài Nguyệt Xứng viết trong Minh cú luận, trích dẫn Kinh Bát Thiên Tụng Bát Nhã:

“Bất cứ ai muốn trở thành một người đi theo một giác giả hoặc một giác giả, hoặc một pháp vương, mà không trực nhập sự tịch tĩnh này (bát nhã ba la mật), sẽ không thành tựu chi cả: một người mà không nhận ra được các bờ của một con sông sẽ không thể tới được hoặc bờ này hoặc bờ kia”

(“Whoever desires to become a follower of the realized one or a realized one himself, or a monarch of the truth, without attaining this imperturbableness, will achieve nothing: a man who does not discern the banks of a river will not arrive either at this bank or the other.”)

( trích từ trang 174, đoạn 354: Lucid Exposition of The Middle Way. The Essential Chapters from the Prasannapada of Candrakirti. Translated from The Sanskrit by Mervyn Sprung in collaboration with T.R.V. Murti and U.S. Vyas)

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Đạo Phật Và Khoa Học – B. Alan Wallace – Việt Dịch: Kan

Đạo Phật Và Khoa Học – B. Alan Wallace – Việt Dịch: Kan

WILLIAM L. AMES William L. Ames tốt nghiệp thạc sĩ vật lí học tại Viện công nghệ California và tiến...

Lại Trở Về Cố Quận!

Lại trở về cố quận!

LẠI TRỞ VỀ CỐ QUẬN! “Vô hà hữu chi hương?” (Trang Tử) Minh Đức Triều Tâm Ảnh Cả hai bài...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 44)

Chào chư vị đồng tu, chào mọi người.Xin xem đoạn thứ ba mươi ba: “Sở vị thiện nhân”. Đoạn này...

Long Thọ Siêu Tán Thán – Tán (Ca Tụng Đấng Vượt Trên Ca Tụng)

SIÊU TÁN THÁN – TÁN (CA TỤNG ĐẤNG VƯỢT TRÊN CA TỤNG)(Stutyatitastava; bstod pa las ’das par bstod pa)In Praise...

Kinh Vua A Xà Thế – Quyển Hạ

PHẬT THUYẾT KINH VUA A XÀ THẾ Quyển HạHán dịch:Tam Tạng pháp sư Chi Lâu Ca Sấm, nước Nguyệt Thị,...

Vai Trò Của Trung Đạo Trong Hệ Thống Giáo Lý Phật Giáo

Vai trò của trung đạo trong hệ thống giáo lý Phật giáo

Trung đạo là lời dạy đầu tiên đức Phật tuyên bố trước khi Ngài thuyết giảng bốn chân lý cao...

Bụt Dạy Về Mười Hai Nhân Duyên

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

Vô minh là chất liệu căn bản của cả mười hai nhân duyên. Nhờ quán chiếu tự tính duyên sinh,...

Ăn chay – lý do nên ăn chay!

Ăn chay nào phải thần kỳ Ngàn ngôn vạn ngữ cũng vì chính ta Nếu chúng ta chưa là ai...

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 298 Ngày 1-6-2018

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Số 298 ngày 1-6-2018

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2557 – 2013

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2557 – 2013

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Luân Hồi Đem Lại Khổ Đau, Phật Pháp Đem Lại Hạnh Phúc

Luân hồi đem lại khổ đau, Phật pháp đem lại hạnh phúc

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hỏi Và Đáp

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hỏi Và Đáp

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: HỎI VÀ ĐÁPCư sĩ Nguyên Giác dịch Sau đây là bản dịch trang “Questions &...

Lá Thư Thứ Ba: Chúc Mừng Sinh Nhật Thứ 80 Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14

Lá Thư Thứ Ba: Chúc Mừng Sinh Nhật Thứ 80 Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14

Lá Thư Thứ Ba: Chúc Mừng Sinh Nhật Thứ 80 Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 Third Letter...

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư (11)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (11)

     23- Ngày Thứ 23 (Bài thứ 11) - Chiều ngày 9/7/ÂL. Có người viết về thiền, dạy về...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 338)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng ThọTrang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác KinhTập 338“Vốn là không một vật”, cái...

Đạo Phật Và Khoa Học – B. Alan Wallace – Việt Dịch: Kan

Lại trở về cố quận!

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 44)

Long Thọ Siêu Tán Thán – Tán (Ca Tụng Đấng Vượt Trên Ca Tụng)

Kinh Vua A Xà Thế – Quyển Hạ

Vai trò của trung đạo trong hệ thống giáo lý Phật giáo

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

Ăn chay – lý do nên ăn chay!

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Số 298 ngày 1-6-2018

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2557 – 2013

Luân hồi đem lại khổ đau, Phật pháp đem lại hạnh phúc

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hỏi Và Đáp

Lá Thư Thứ Ba: Chúc Mừng Sinh Nhật Thứ 80 Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 338)

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Phật dạy: Pháp tu của người cư sĩ

Người đẹp tuyệt trần

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng cách nào?

Suy nghiệm lời Phật: Bảy pháp cung kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

Ngẫm về “định luật vô thường” của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tôi tìm đường giác ngộ

Đùa chơi với khổ

Diễn tiến cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Làm gì có Phật trên đời!

40 Năm Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Hơn 20 Năm Xẻ Núi Xây Chùa Núi Rừng Bị Cào Nát Lớp Áo Xanh.

Đức Phật độ người gánh phân

Người được Phật dự báo trước cái chết

Tu bồi cội phúc

Chùa Núi Minh Đức – Khối Phố Thạnh Đức, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Phật dạy: Đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Tin mới nhận

Kệ Tụng Đản Sinh Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn

Sự hình thành và phát triển của tư tưởng Tam Thân

Chuyện đàn chim sa bẫy do bất hòa

Hòa bình trong tâm

Sống vững chãi và thảnh thơi bằng năng lượng chánh niệm

Kỷ niệm ngày chân lý hiện thân

Giáo Huấn Sau Cùng

Hóa giải phiền não

Hỏi đáp với thiền sư Ottamasara về cuộc sống

Cung Chúc Tân Xuân – Thích Tánh Tuệ

Tuổi Của Vũ Trụ: Khoa Học Và Phật Giáo Gặp Nhau Một Cách Tình Cờ?

Con Đường Đưa Đến Hạnh Phúc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Ác Ngữ, Khẩu Nghiệp

Kinh Tạng Phật Thuyết (Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh)

Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Giáo Dục Và Giáo Dục Phật Giáo: Bản Chất Và Giá Trị – Minh Chân

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 1)

Ra mắt bộ sách “Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Giảng Luận” – Bốn phương pháp nhận diện và chuyển hóa thân tâm

Phá kiến

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

Kinh Người Biết Sống Một Mình

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 308)

Kinh Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh Thập Thiện Lược Giải

Kinh Bách Dụ: Người phụ nữ sợ đau mắt

Cho tôi bát nước

Kinh Chánh Kiến – Sammādiṭṭhisuttaṃ (song ngữ Vietamese-English)

Làm Bạn Với Kinh Pali

Kinh Bách Dụ: Hẹn con đi sớm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 321)

Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định (Thích Chúc Phú)

Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 25)

Bước Sen Trong Cõi Tịnh Độ

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

Tịnh Độ Vựng Ngữ

Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

Nhìn Thấu, Buông Bỏ, Bố Thí

Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 78)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

Đệ Tử Chân Thật Của Phật

Tinh Tấn Ba La Mật

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 5)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 1)

Hỏi Đáp Trợ Niệm Khi Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 40)

Từ Avalokitesvara Đến Quán Thế Âm Bồ Tát

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 2

Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese