PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Mỗi Độ Xuân Về

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

MỖI ĐỘ XUÂN VỀ
Tiểu Lục Thần Phong

 

TếtCứ mỗi độ xuân về, khoảng đầu tháng chạp là nhà ngoại rộn ràng tất bật. Lò mứt bắt đầu vào mùa, mọi người trong nhà tăng tốc dần theo cái đà cận tết. Má, các dì, cậu… đều phải làm mứt cả. Khi ấy tôi thường được giao việc đi lấy nước giếng, giếng nhà ngoại nhiễm phèn, làm mứt sẽ không được trắng đẹp. Giếng nước từ nhà thờ họ cách chừng ba cây số, nước trong vắt, ngọt và mát lạnh, không chỉ làm mứt mà còn để uống ngon như nước đá.

Mẹ tôi, dì tôi rất khéo tay, cắt đu đủ xanh thành những bông thược dược, những cái nơ đủ kiểu. Sau khi rim và nhuộm màu xanh, đỏ, vàng… trông rất đẹp mắt. Những trái bí đao to và dài như trái bom được cắt nhỏ ra thành những miếng cỡ ba ngón tay, rồi cắt thành những hình chữ nhật, hình thoi, hình oval…xăm cho mềm, luộc chín và rim đường. Món khó nhất, công phu nhất và cũng ăn khách nhất là những củ gừng rim, củ gừng vừa đủ độ già thì nhổ lên, giữ một số thân cây trên củ, củ được gọt vỏ và xăm cho mềm nhưng không được gãy hay rã nát. Củ gừng sau khi rim đường trông đẹp như bàn tay con gái, có củ giống con lạc đà, lại có củ giống như núi đồi chập chùng và nhiều hình dáng khác, tùy theo sự tưởng tượng của mọi người. Mứt gừng nhà ngoại đẹp và ngon nổi tiếng khắp vùng, mùi nước đường rim gừng thơm và ấm, lan tỏa trong không khí, bay xa khắp xóm. Rim gừng thì không thề không nhắc đến dụng cụ xăm gừng, đó là những khúc gỗ gòn nhỏ vừa nắm tay, một đầu được cắm đầy những cây kim may, dù làm thủ công nhưng những cây kim ngay hàng thẳng lối và đều tăm tắp. Ngày nay những món mứt cổ truyền xem ra không còn mấy ai chuộng, nghề làm cây xăm dường như cũng mai một.

Những ngày tháng chạp bận tíu tít, người lớn trong nhà ai cũng mệt nhưng vui. Ba má tôi, dì tôi, cậu tôi vẫn thường nói:” Tháng chạp mới thật là tết, ra giêng đâu có vui”. Tôi và bọn con nít đâu có tin thường cãi rằng:” Tháng chạp đâu phải tết nên đâu có vui, tết mới vui” có lẽ vì tết mới được mặc áo mới, được lì xì, được nghỉ học chơi thả giàn mà hổng bị la.

Tháng chạp không chỉ làm mứt, nhà ngoại còn làm bì, tré và nhiều món bánh trái khác nữa. Tôi thường được giao nhiệm vụ đi hái lá ổi, lá ổi gói bì, bên ngoài dùng rơm bó lại, thường thì đến mồng hai tết là vừa ăn. Bì làm từ những món thừa thãi đầu, đuôi, thủ vĩ của con heo… ấy vậy mà làm bì ăn ngon hết biết! Tháng chạp còn là mùa nhổ củ hoành tinh, vườn nhà ngoại ở trên quê ( không phải nhà trong thị trấn dùng để ở và mua bán) trồng rất nhiều hoành tinh, khóm, ổi, lá gai ( dùng để làm bánh ít)… Tôi khoái nhổ củ hoành tinh, rồi đào bới thêm để lấy cho hết những củ còn sót hay gãy. Củ hoành tinh vừa làm bột, làm mứt nhưng trước hết luộc một nồi ăn cho khoái khẩu.

Những ngày gần cuối tháng chạp thật vui, trường cho nghỉ tết, tha hồ rong chơi. Nhà ngoại và nhà tôi quanh năm cúng kiếng chay, vì cả nhà ăn chay mười ngày mỗi tháng, duy chỉ có ngày tất niên là đặc biệt, là ngoại lệ cúng mặn. Tôi thường thắc mắc:” Nhà người ta ai cũng cúng gà, vịt, heo quay… nhà mình toàn cúng chay”. Ba tôi bảo:” Nhà mình thờ Phật, không sát sanh, không thể giết con vật rồi đem cúng. Con vật ấy có thể là thân nhân của mình trong kiếp quá khứ”

Tháng chạp với người làm nông có vẻ nhàn hạ hơn, mùa màng tạm yên nhưng với những tiểu thương mua bán như nhà ngoại tôi thì bận tối mắt tối mũi. Vừa là lò mứt lại vừa buôn bán đồ cúng như: giấy tiền, giấy vàng bạc, áo ông táo, áo cô hồn… bán rất đắt hàng. Tôi nhớ đã có lần hỏi:” Sao nghe nói trong Phật giáo không có đốt vàng mã mà nhà mình lại bán?”Ba tôi giải thích:” Đạo Phật không có mê tín, đốt vàng mã là ảnh hưởng văn hóa tập quán của người Tàu. Nhà mình không đốt, chỉ mua chín bán mười kiếm chút lời mà sinh sống, tuy biết vàng mã không phải chính mạng nhưng cũng không đến nỗi gây hại cho người và vật, vì chưa biết làm gì để sống nên tạm bán mua để làm sinh kế”. Tháng chạp với những người làm nghề mua bán thì gần như bận bịu cả ngày đêm, ăn uống thất bát, nếu năm nào tháng chạp có ngày ba mươi thì họ còn có thêm thời gian để chăm chút bản thân, nếu năm nào chỉ có ngày hai mươi chín thì họ bận cho đến sáng mồng một mới có thời gian gội đầu, làm tóc, trang điểm…

Tháng chạp là mùa hoa, hoa từ các nhà vườn khắp nơi đem về bày bán. Hoa trong chợ thường là hoa cắt cành để chưng trên bàn thờ hay để cắm trong bình. Hoa trong chậu và các loại cành cội lớn thì bán dọc quốc lộ chạy xuyên qua thị trấn, bạt ngàn là hoa, nào là: cúc đại đóa, cúc mâm xôi, cúc kim, thược dược, vạn thọ, mào gà, mai, hồng, huệ, tắc, bonsai… Những năm tháng ấy chưa thấy hoa đào, có lẽ lúc ấy phương tiện vận chuyển còn khó khăn, phương nam nắng nóng chưa quen với hoa đào, tập quán chưng hoa chưa thích ứng với hoa đào…

Ngày ba mươi ( hoặc hai mươi chín) tháng chạp, ba và ngoại thường mang gạo, bánh mứt và ít tiền lên chùa cúng, sau đó đến ngày mồng một tết mới về lễ Phật chính thức. Tháng chạp quả là tháng bận rộn nhất trong năm của nhà tôi, của những tiểu thương trong thị trấn. Tháng chạp là tháng mà thu nhập bằng hai hoặc ba tháng khác. Tháng chạp là tháng mọi người tất bật tích trữ, mua sắm chuẩn bị cho cái tết cổ truyền. Sau này lớn lên tôi mới thấy câu nói của người lớn là đúng:” Tháng chạp mới là tết, ra giêng đâu có vui”

Thế gian này vốn vô thường, thay đổi liên lỉ không ngừng nghỉ, có hợp thì có tan, các pháp hữu vi đều vì duyên sanh và cũng vì duyên mà diệt. Ngoại đã ra người thiên cổ, ba má giờ cũng đã già, trấn cũ ngày xưa giờ thay đổi cũng không còn nhận ra, phong vị tết ngày nay đã khác xưa, nhiều món sản vật và nghề thủ công cũng mai một, bánh mứt tết xưa giờ chẳng còn mấy ai chuộng. Duy cái ký ức tết xưa vẫn còn in đậm trong tâm thức tôi, mùi gừng rim thơm nồng ấm vẫn thoang thoảng trong tôi.

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 01/2021

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Đường Xưa

Đường xưa

ĐƯỜNG XƯAVĩnh Hảo   Con đường nhỏ từ nhà bước ra vườn trước. Từ vườn trước lại có con đường...

Tại sao có khổ đau, sanh tử

TẠI SAO CÓ KHỔ ĐAU, SANH TỬ Nguyễn Thế Đăng 1 Người bình thường   luôn luôn sống trong cái ta...

Dứt Khoát Với Chữ “Tiểu Thừa” Dominique Trotignon

Dứt Khoát Với Chữ “Tiểu Thừa” Dominique Trotignon

DỨT KHÓAT VỚI CHỮ « TIỂU THỪA »(Pour en finir avec le "petit véhicule")Dominique TrotignonGiáo sư Viện trưởng Đại học...

Ai Quyết Định Thế Giới

Ai quyết định thế giới

AI QUYẾT ĐỊNH THẾ GIỚI ? Truyền Bình   Thời nay, phương tiện thông tin liên lạc rất phát triển, hầu...

Phật Giáo Và Hồi Giáo Ở Châu Á: Một Lịch Sử Lâu Dài Và Phức Tạp

Phật Giáo Và Hồi Giáo Ở Châu Á: Một Lịch Sử Lâu Dài Và Phức Tạp

  PHẬT GIÁO VÀ HỒI GIÁO Ở CHÂU Á:MỘT LỊCH SỬ LÂU DÀI VÀ PHỨC TẠPBuddhism and Islam in Asia:...

Giáo Dục Và Giáo Dục Phật Giáo – Châu Trọng Ngô

 "Có lẽ mục tiêu trong nền giáo dục không thể không nhằm dạy trẻ nên người. Bởi vậy một nền...

Phản Chiếu Trên Tính Vô Thường

Phản chiếu trên tính vô thường

PHẢN CHIẾU TRÊN TÍNH VÔ THƯỜNGNguyên bản: Reflecting On ImpermanenceTác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaChuyển ngữ: Tuệ Uyển  ...

An Lạc Và Tự Tại Trong Đời Sống Thường Nhật

An lạc và tự tại trong đời sống thường nhật

AN LẠC VÀ TỰ TẠI TRONG ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT Lama Zopa | La Sơn Phúc Cường dịch   Hạnh...

Tam Thân Của Đức Phật

Tam thân của Đức Phật

Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc...

Nhất Quán Đạo Có Phải Là Phật Giáo Không?

Nhất Quán Đạo Có Phải Là Phật Giáo Không?

NHẤT QUÁN ĐẠO CÓ PHẢI LÀ PHẬT GIÁO KHÔNG? HT. Thích Thánh Nghiêm & TT Thích Nhật Từ trả lời...

Đi Nhiều Khó Tu

Đi nhiều khó tu

ĐI NHIỀU KHÓ TUQuảng TánhAi cũng biết, sau khi Thành đạo và hóa độ được một số đông đệ tử...

Những bài thơ thoảng mùi Thiền trong trại Cải Tạo

NHỮNG BÀI THƠ THOẢNG MÙI THIỀN TRONG TRẠI CẢI TẠO Đào Văn Bình Ngũ Uẩn Vọng niệm từ đâu bỗng...

Bản Chất Của Giáo Pháp Của Chư Phật

Bản chất của giáo pháp của chư Phật

Nguyệt Xứng  (c. 570 - c. 650) BẢN CHẤT CỦA GIÁO PHÁP CỦA CHƯ PHẬT Bản dịch Việt: Đặng Hữu...

Con Đường Bồ Tát (Chương 4) Thực Hành Tâm Bồ Đề.

Con Đường Bồ Tát (Chương 4) Thực Hành Tâm Bồ Đề.

Tịch ThiênCON ĐƯỜNG BỒ TÁTChương 4THỰC HÀNH TÂM BỒ ĐỀBản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc (dịch theo bản Phạn- Anh)Bản...

Mục Liên Thanh Đề Truyện Thơ

Mục Liên Thanh Đề Truyện Thơ

Lời nói đầu ____________        Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục...

Đường xưa

Tại sao có khổ đau, sanh tử

Dứt Khoát Với Chữ “Tiểu Thừa” Dominique Trotignon

Ai quyết định thế giới

Phật Giáo Và Hồi Giáo Ở Châu Á: Một Lịch Sử Lâu Dài Và Phức Tạp

Giáo Dục Và Giáo Dục Phật Giáo – Châu Trọng Ngô

Phản chiếu trên tính vô thường

An lạc và tự tại trong đời sống thường nhật

Tam thân của Đức Phật

Nhất Quán Đạo Có Phải Là Phật Giáo Không?

Đi nhiều khó tu

Những bài thơ thoảng mùi Thiền trong trại Cải Tạo

Bản chất của giáo pháp của chư Phật

Con Đường Bồ Tát (Chương 4) Thực Hành Tâm Bồ Đề.

Mục Liên Thanh Đề Truyện Thơ

Tin mới nhận

Đức Phật – Người Thầy vĩ đại về nhân cách

Phật dạy về phái yếu

Con không còn sợ cô đơn…

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân khẳng định: ‘Con không dám báng bổ Đức Phật’

Vì sao ta bệnh mà chẳng ai ngó ngàng?

Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Đức Phật qua cái nhìn của danh nhân

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Người ngu và người trí theo quan điểm của Đức Phật

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Những việc nên làm khi có người thân mới qua đời

Sư ông Trúc Lâm giảng về “Tuệ giác của Đức Phật”

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Niệm Phật Đường Từ Minh – Đắk Lắk

Đại trùng tu ngôi Tổ đường và nhà thờ Mẫu chùa Phúc Hưng – Hải Phòng

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại

Đức Phật và con người hiện đại

Đức Phật có để tóc hay không, tướng nhục kế là gì?

Hạnh phúc theo lời Phật dạy

Tin mới nhận

Quyết định những sự lựa chọn

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

Từ ái: ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời

Vu Lan Đặc Biệt

Ni Giới Việt Nam Ngày Nay – Thích Nữ Hương Nhũ

37. Địa Ngục

Tìm Hiểu Kinh Mettâ-sutta – Bài Kinh Về Lòng Nhân Ái

Từ Sự Suy Vong Của Phật Giáo ở Ấn Độ Nghĩ Về Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam

Đạo Phật là đạo yêu đời

Ranh Giới Giữa Mê Và Ngộ

Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Tô Tiểu Muội, Tô Đông Pha & Thiền Sư Phật Ấn

Quét sân chùa

Bến Duyên Lành Con Đường Tìm Về Hạnh Phúc Nhân Sinh

Con đường Bồ tát (Chương 6) An Nhẫn Toàn Hảo

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Thông Bạch Phật Đản P.L. 2562 – 2018

Chớ Lấy Của Không Cho

Tu Mau Kẻo Trễ

Mười Tờ Giấy Cuộc Đời

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Sách “Nhận Thức Quán – Mười liệu pháp chánh niệm” của tác giả Henepola Gunaratana

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Ý nghĩa đọc kinh sám hối là gì?

Kinh Pháp Cú

Lời Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (cùlakammavibhanga sutta) song ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

Giới Thiệu Đề Mục Kinh Hoa Nghiêm

GIỚI THIỆU VỀ NĂM BỘ NIKĀYA

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

A-HÀM TUYỂN CHÚ

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 236)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật – Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 2)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 68)

Ý Nghĩa Thâm Thúy Của 4 Chữ A Di Đà Phật

Sáu Chữ Hồng Danh

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Phật A Di Đà Có Thật Không?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Quan Niệm Về Thiền Và Tịnh Của Thiền Sư Bạch Ẩn

Thành tựu ngũ giới, vãng sanh tây phương tịnh độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 113)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 8)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.