TỈNH BIẾT LÀ LẤY TÍNH THIỆN ĐỂ ĐỘ SINH
Đặng Hữu Phúc
(= Bồ tát lấy tính thiện để độ sinh
trong sự việc công bố vụ tráo thủy tinh thể mắt)
Nhân đọc bản tin — Hé lộ tình tiết rúng động vụ tráo thủy tinh thể mắt tại Bệnh viện mắt Hà Nội, tôi cảm động viết bài này, viết ngắn và nhanh, theo tình cảm. http://infonet.vn/Thoi-su/He-lo-tinh-tiet-rung-dong-vu-trao-thuy-tinh-the-BV-Mat-Ha-Noi/111509.info
Đọc xong bản tin, biết viết gì đây?
Biết nói gì đây?
Ai bị trói? Ai mở?
Ai xấp ngửa theo đời?
Ai thương người như thể thương thân?
A rose is a rose is a rose.
Kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi là kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi là kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi.
Viết đến đây, nhớ đến ai, nhớ đến kinh Lăng nghiêm, nhớ đến mấy đoạn tơ lòng mấy đoạn đau, nhớ đến muôn dân ngóng đợi cơn mưa rào, cơn mưa rào của chính pháp, quy thứ nhất giữ tính Phật, quy thứ nhì theo chính pháp, quy thứ ba kính thầy bạn, để hoa lòng nở rộ khắp nơi nơi, để thấy ta và người không phải là hai, ta và thế giới không phải là hai, để thấy vô minh đồng nghĩa với si, ngu si, vô kiến, vô trí, phi hiện quán, hôn muội, hắc ám … (định nghĩa vô minh của ngài Vô Trước)
VN ngày nay — đỉnh cao trí tuệ của thời kì đồ đểu. Ngụy biện và ngụy biện.
Khoá Hư Lục ghi : Bồ tát lấy giới để độ sinh
Đại Trí Độ Luận giảng : Giới, Trung Hoa dịch là Tính Thiện .
Vậy bồ tát lấy tính thiện để độ sinh.
Thế nên, nhiều bản Anh ngữ — Giới được dịch là Ethics.
Bồ tát là những người tỉnh biết, bắt đầu lần mò quờ quạng đi tìm ánh bình minh (OSHO. Con đường của Phật, Ni sư Trí Hải dịch). [Xem chú thích của BBT TVHS]
Đứng vững trên đất giới (Standing firmly on the ground of ethics) là đứng vững trên tính thiện của mình. Tính Thiện là Tính Phật, Tính Bản Phật Phổ Hiền của mình (Phổ Hiền : All-around Goodness)
Ghi lại đây để nhớ đến Thi Nại Am, tác giả Thủy Hử.
“ Trí Chân trưởng lão Ngũ Đài Sơn rờ đầu Lỗ Trí Thâm dặn phải nhớ:
Quy thứ nhất là giữ tính Phật
Quy thứ nhì là theo Chính Pháp
Quy thứ ba là kính Thầy Bạn.
Còn ngũ giới là – không được sát sinh, không được trộm cắp, không được dâm tà, không được uống rượu, không được nói càn.”
Khi nói giữ tính Phật , thì nghĩa sáng tỏ và dễ nhớ hơn so với nói — quy y Phật bảo. Khi nói — không được nói càn thì nghĩa sáng tỏ hơn so với — không được nói dối.
Không được nói càn là sao — là đỉnh cao của Trí tuệ thời kì đồ đểu , thì không nói là đỉnh cao trí tuệ của loài người ; đang đứng trên bờ vực thẳm thì không nói quang vinh muôn năm và muôn nă . Ai quang vinh? Vinh quang ai? Gái dệt hở vai manh áo bạc , Trai cày lép bụng bát cơm vàng (Nhượng Tống)
Kinh Lăng Già : Ai bị trói? Ai mở?
Mấy đoạn tơ lòng mấy đoạn đau
Muôn dân ngóng đợi cơn mưa rào
Cơn mưa rào của chính pháp
Pháp không có nhược
Ma không có cường
Chỉ ta nhược thôi !
Ai bị trói? Ai mở?
Chút riêng chọn đá thử vàng
Biết đâu mà gửi can tràng về đâu?
Còn như vào trước ra sau
Ai cho kén chọn, vàng thau tại mình!
Mấy đoạn tơ lòng mấy đoạn đau!
Ai cho kén chọn, vàng thau tại mình!
Osho có giảng , một người ăn trộm nói với ngài Long Thọ là anh ta muốn học thiền, nhưng vì anh là kẻ trộm nổi danh, nên các thầy bảo anh , anh nên bỏ nghề ăn trộm , thì sẽ dạy . Anh nói anh còn vợ, còn con, bỏ ăn trộm không được, nên không thầy nào nhận dạy.
Ngài Long Thọ bảo, ông ăn trộm là chuyện của ông , tôi dạy ông thiền là chuyện của tôi. Nay tôi dạy ông, ông làm gì ông cũng phải tỉnh biết (tỉnh thức/ tỉnh giác). Ông về, một tuần sau, ông lại tôi.
Anh ăn trộm ra về. Ba ngày sau, anh trở lại.
Thưa ngài , Ngài dạy tôi làm gì cũng phải tỉnh biết. Tôi về. Tôi đi ăm trộm, đến nơi có châu báu vàng bạc, tôi muốn đưa tay ra lấy. Lúc đó tôi không đưa tay ra được, vì tôi tỉnh biết, nên tôi đi về. Hôm sau, tôi quay lại. Thấy châu báu vàng bạc, tôi muốn đưa tay ra , tôi tỉnh biết, nên tôi như pho tượng, tay không đưa ra được. Trong ba ngày qua, tôi như là hoàng đế, không còn là một kẻ ăn mày nữa. Nay tôi trở lại xin học thiền với ngài.
Muốn đọc đầy đủ câu chuyện thiền này ,
xin đọc “Tên trộm và Nagarjuna” theo link: http://hoagiacngo.com/otentromvanagarjuna.html [Xem chú thích bên dưới của BBT TVHS]
TB.
Ghi lại nơi đây các bản dịch bài thơ Hamlet, theo bản dịch Việt của Văn Tự và Mậu Hải (Bác sĩ Zhivago, truyện dịch từ bản dịch tiếng Ý, in tại Saigon):
HAMLET
Yên lặng hoàn toàn. Tôi bước lên sân khấu.
Dựa lưng vào cửa và tôi đứng nghe
Dịu mờ như một tiếng xa lắc xa lơ
Một tiếng dội của mọi cái gì sẽ đến
Đêm tối làm cho tôi nổi hẳn lên thành đích
Và hàng trăm ống nhòm hướng về tôi
Lạy Cha, nếu có thể xin Cha quyết
Làm cho chén đắng này khỏi đến với tôi
Ý Chúa chấp nhất, nhưng tôi vẫn yêu thích
Và chính vai này là sở thích của tôi
Nhưng một tấn trò khác được đem diễn xuất
Xin cho tôi được nghỉ diễn ở xen này
Nhưng việc dàn cảnh đã được cân nhắc
Và giới hạn không thể đổi thay
Mọt mình. Bọn biệt phái làm chủ khắp nơi
Sống vẫn hơn là băng qua một thửa ruộng.
Boris Pasternak — Thơ của Zhivago
Hamlet
Tiếng ồn vừa tắt. Tôi bước ra sàn diễn.
Tựa lưng vào khung cửa,
Tôi nắm bắt trong tiếng vọng xa xăm
Điều sẽ xảy ra thời tôi sống.
Bóng đêm hướng vào tôi
Bằng ngàn chiếc ống nhòm đặt trên trục.
Nếu có thể, Cha ơi
Hãy mang chén đắng này ngang qua chỗ con.
Tôi yêu ý định ngang ngược của Người
Và bằng lòng sắm vai này.
Nhưng bây giờ đang là vở khác,
Nên hãy cho tôi nghỉ lần này.
Nhưng việc dàn cảnh đã được tính kĩ
Và không sao đảo ngược cuối chặng đường.
Tôi một mình, tất cả chìm trong thói đạo đức gỉả.
Sống trọn cuộc đời đâu phải chuyện chơi.
(Lê Khánh Trường dịch từ bản Nga văn)
Hamlet
The stir is over. I step forth on the boards.
Leaning against an upright at the entrance,
I strain to make the far-off echo yield
A cue to the events that may come in my day.
Night and its murk transfix and pin me,
Staring through thousands of binoculars.
If Thou be willing, Abba, Father,
Remove this cup from me.
I cherish this, Thy rigorous conception,
And I consent to play this part therein;
But another play is running at this moment,
So, for the present, realease me from the cast.
And yet, the order of the acts has been schemed and plotted,
And nothing can avert the final curtain‘s fall.
I stand alone. All else is swamped by Pharisaism.
To live life to the end is not a childish task.
“The poems of Yuri Zhivago” Translated by Bernard Guilbert Guerney
In “Doctor Zhivago” , Boris Pasternak – translated by Max Hayward and Manya Harari
(Theo quan điểm Phật Giáo, chúng ta có thể thay thế từ ngữ “Cha ơi” và “Người” trong bài thơ Hamlet nói trên bằng “Duyên Hội”. Hữu Phúc)
___________________
Boris Pasternak — Thơ
Tôi chết sững như con thú bị lùa.
Đâu đây có người, tự do, ánh sáng.
Còn sau lưng tôi là tiếng xua ồn ào.
Mà tôi không có ngã nào thoát ra.
Rừng âm u và bờ ao,
Súc gỗ thông chắn lối.
Đường bị cắt tứ bề
Thôi muốn ra sao cũng đành!
Tôi đã làm gì xấu xa,
Tôi sát nhân, tàn bạo?
Tôi đã bắt cả thế gian phải khóc
Thương vẻ đẹp quê tôi.
. . . .
Vòng vây khép lại chặt dần
Và tôi có lỗi với người khác:
Cánh tay phải chẳng ở bên tôi,
Bạn lòng chẳng ở bên tôi!
Với vòng dây thế này ở cổ.
Tôi vẫn còn ước ao:
Cánh tay phải của tôi
Lau nước mắt giùm tôi.
*Truyện Chú Mạ Què ( Lý Cẩm Dương, bản dịch Lê Bá Kông), kể chuyện thời Mao mới chiếm Hoa Lục. Giáo sư Trương, giáo sư đại học mỗi sáng, ra sân sau, đánh răng, súc miệng, văng tục, chửi thề đã đời, rồi sau đó tới trường đại học nói năng nghiêm túc văn hoa ca ngợi Đông Phương Hồng và Mao chủ tịch.
*giới thiệu ba bản dịch bài thơ Hamlet, thơ Bác sĩ Zhivago, là để chúng ta cùng nhau cảm nhận các thao thức băn khoăn về duyên hội, những trói buộc do sợ hãi, mà tỉnh biết: ai cho kén chọn, vàng thau tại mình.
_________________________________
GHI CHÚ CỦA BBT TVHS:
Phát lời nguyện độ thoát cho vô số lượng chúng sinh; Mọi người từ khi mới phát tâm cho đến khi thành Phật đều được gọi là Bồ tát, vì vậy mà có phân biệt Bồ tát phàm phu và Bồ tát hiền thánh. Các Bồ tát được nói tới trong các kinh Phật thường là các vị Bồ tát hiền thánh. Quá trình làm Bồ tát chia làm 52 vị (cấp bậc), trong số này chỉ có 12 vị Bồ tát hiền thánh, tức là từ Sơ địa đến Thập địa (địa vị 1 – 10), lại thêm hai vị nữa là Đẳng giác và Diệu giác. Thực ra, Bồ tát đạt tới vị Diệu giác đã là Phật rồi. Còn ở ngôi vị Đẳng giác là vị Đại Bồ Tát sắp thành Phật. Các vị Bồ tát mà nhân dân rất quen thuộc như Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng v.v… đều là những vị Đẳng giác Bồ tát. [Về Osho] xem: ● Osho sinh năm 1931 và chết năm 1990, 58 tuổi. Thời gian ở Ấn độ, Rajneesh đã Rajneesh đi lang thang tìm nơi định cư nhưng 21 quốc gia từ chối không cho nhập Các học giả về tôn giáo đã đánh giá con người và học thuyết của Osho như thế Ngài Long Thọ và tên ăn trộm Có một câu truyện về Tổ Long Thọ (Nagarjuna). Một anh ăn trộm tìm đến gặp ngài Long Thọ nói, “Thưa Thầy, con là một tên trộm, nhưng con rất muốn được làm đệ tử của Thầy, con thật lòng và nhất định dầu cho Ngài Long Thọ nhìn anh ta rồi nói, “Ta không có vấn đề hay lo ngại gì hết. Anh có tâm cầu đạo như vậy rất tốt, ta sẽ nhận anh làm đệ tử của ta. Từ nay anh hãy sống và làm những gì anh làm, nhưng ta chỉ có một điều kiện thôi: là anh phải có ý thức rõ ràng về những hành động của Anh ăn trộm vui mừng nhận lời ngay, vì Ngài không hề bắt anh phải từ bỏ nghề sống của mình. Một tháng sau anh trộm trở lại gặp ngài Long Thọ và nói, “Lời http://chuabuuda.com/nep-song-dao/nep-song-dao-chi-tiet/news/765-ngai-long-tho-va-ten-an-trom.html |
***
BÀI ĐỌC THÊM:
●
PHẬT GIÁO CÓ CHỦ TRƯƠNG THUYẾT TÍNH NGƯỜI VỐN THIỆN
●
PHẬT TÍNH – Kenting Tai Situpa Thứ XII – Nguyên Toàn dịch từ tiếng Anh
●
PHẬT TÁNH VÀ TÂM TỪ
Discussion about this post