PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hương giới hạnh

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
HƯƠNG GIỚI HẠNH
Quảng Tánh

BlankTrong sự nghiệp tu học theo giáo pháp của Thế Tôn, dù có vô lượng căn cơ và pháp môn sai khác nhưng tựu trung vẫn không ngoài mục tiêu căn bản là thành tựu giới-định-tuệ. Có thể nói, tu tập theo Phật pháp mà thiếu vắng ba môn vô lậu này thì chắc chắn hành giả đã chệch hướng Chánh pháp, dù cho họ có nhân danh bất cứ pháp môn hay dòng truyền thừa nào.

Nền tảng của ba môn học vô lậu ấy chính là giới hạnh hay đức hạnh. Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ là biểu thức căn bản giúp chúng ta thấy rõ tầm mức quan trọng của giới đức. Vì lẽ ấy, Thế Tôn luôn ca ngợi người giữ giới, tôn vinh người đức hạnh. Người có giới hạnh cao khiết thì trời người kính trọng, tiếng tốt đồn xa. Không như hương các loài hoa chỉ xuôi theo chiều gió, hương đức hạnh thì không có gì chướng ngại, luôn tỏa ngát mười phương.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Tôn giả A-nan ở chỗ vắng vẻ, liền nghĩ rằng: ‘Ở thế gian, có loại hương nào vừa bay ngược gió, vừa bay thuận gió, vừa bay cả thuận gió, ngược gió chăng?’.

Tôn giả A-nan liền từ chỗ ngồi đứng lên đến chỗ Thế Tôn cúi lạy rồi ngồi một bên.

Tôn giả A-nan bạch Thế Tôn:

– Con ở chỗ vắng vẻ chợt nghĩ rằng: ‘Thế gian có mùi hương nào vừa bay ngược gió, vừa bay thuận gió, vừa bay cả thuận gió, ngược gió chăng?’.

Thế Tôn bảo A-nan:

– Có loại diệu hương này mà mùi thơm cũng bay ngược gió, cũng bay thuận gió, cũng bay cả trong gió thuận và ngược.

A-nan bạch Thế Tôn:

– Đấy là mùi hương nào mà hương cũng bay ngược gió, cũng bay thuận gió, cũng bay cả trong gió thuận và ngược?

Thế Tôn bảo:

– Có hương này mà sức của mùi thơm cũng bay ngược gió, cũng bay thuận gió, cũng bay cả trong gió thuận và ngược.

A-nan bạch Phật:

– Đây là hương nào, cũng thơm ngược gió, cũng thơm thuận gió, cũng thơm cả trong gió thuận và ngược?

Thế Tôn bảo:

– Ba loại hương này cũng bay ngược gió, cũng bay thuận gió, cũng bay cả trong gió thuận và ngược.

A-nan bạch Thế Tôn:

– Ba loại nào?

Thế Tôn bảo:

– Giới hương, văn hương và thí hương. Đó là, này A-nan! Có loại hương này mà lại bay ngược gió, cũng bay thuận gió, cũng bay ngược gió thuận gió. Các mùi hương có trên thế gian, thì ba loại hương này tối thắng, tối thượng, không gì bằng, không gì bì kịp. Ví như do bò có sữa, do sữa có lạc, do lạc có tô, do tô có đề hồ, mà đề hồ này tối thắng, tối thượng, không gì bằng, không gì sánh kịp. Đây cũng như thế, các mùi hương có trong thế gian, ba loại này tối thắng, tối thượng không thể bì kịp.

Thế Tôn liền nói kệ:

Mộc mật và chiên-đàn,

Ưu-bát và các hương,

Và các thứ mùi hương,

Giới hương là hơn hết.

Giới này làm thành tựu,

Vô dục, không chỗ nhiễm,

Đẳng trí mà giải thoát,

Chỗ đi mà chẳng hay.

Hương này tuy là diệu,

Và các hương đàn, mật,

Hương giới là vi diệu,

Mười phương thảy đều nghe.

Chiên đàn tuy có hương,

Ưu Bát và hương khác,

Trong các thứ hương này,

Văn hương tối đệ nhất.

Chiên-đàn tuy có hương,

Ưu-bát và hương khác,

Trong các thứ hương này,

Thí hương tối đệ nhất.

Đó là ba loại hương này cũng thơm ngược gió, cũng thơm thuận gió, cũng thơm cả thuận gió ngược gió. Thế nên, A-nan, nên cầu phương tiện thành tựu ba loại hương này. Như vậy, A-nan, nên học điều này!

Bấy giờ A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Địa chủ,

VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.429)

Không chỉ có một mình hương giới mà cả hương văn và hương thí cũng tỏa ngát mười phương, tối thắng, tối thượng, các loại hương thế gian không thể bì kịp.

Văn chính là nghe giáo pháp, tức năng lực tìm học, nghiên tầm và thấu hiểu Chánh pháp. Nghe pháp rồi tư duy, tư duy rồi thực hành giáo pháp để thể nhập. Phật từng dạy ai thấy Pháp thì người ấy thấy Phật. Cho nên, người thấu triệt giáo pháp và nhiệt thành hoằng dương Chánh pháp sâu rộng trong nhân gian có công đức vô lượng, tiếng lành trùm khắp pháp giới mười phương.

Thí là bố thí và cúng dường. Thí xả mà đạt đến đỉnh cao ba-la-mật thì có thể khiến cho tham ái và chấp thủ diệt tận, chứng đắc Niết-bàn. Người nào thực hành bố thí và cúng dường bền bỉ, sâu rộng và thoát ly mọi chấp thủ thì chắc chắn tiếng tốt đồn xa, danh thơm lừng khắp.

Như vậy, ba loại hương của giới hạnh, nghe pháp, bố thí chính là hương thơm quý giá nhất trong đời. Đặc biệt là cả ba loại hương này mỗi người đều có thể chế tác được nhờ nỗ lực tu tập của chính mình. Không chỉ tỏa hương thơm khắp mười phương, ba loại hương vi diệu này cũng chính là nền tảng của giải thoát, an lạc.

Quảng Tánh

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Pháp Thoại Bên Ao Di Hầu

Pháp thoại bên ao Di Hầu

Đại Lâm, Mahā-vana, là khu rừng phụ cận thành Tỳ-xá-li, Trung Ấn, còn gọi Kūṭāgara-śalā, tức Trùng-các giảng đường, hay...

Quả Báo Nghiệp Ưa Tranh Cãi

Quả báo nghiệp ưa tranh cãi

Dĩ nhiên chúng ta có quyền tranh luận, thảo luận, bàn bạc về một vấn đề nào đó nhưng phải...

Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật

Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật

Bản dịch Kinh Duy Ma Cật này căn cứ vào bản Hán dịch của ngài Cưu Ma La Thập, có...

Phật Học Tinh Hoa

Phật Học tinh hoa

PHẬT HỌC TINH HOA Thu Giang Nguyễn Duy Cần Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh LỜI NHÀ XUẤT...

Tâm Sinh Muôn Pháp

Tâm Sinh Muôn Pháp

TÂM SINH MUÔN PHÁP SINH Thích Lệ Thọ Gần đây các Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT...

Thầy Tôi Dạy Tôi Niệm Phật

Thầy Tôi Dạy Tôi Niệm Phật

THẦY TÔI DẠY TÔI NIỆM PHẬT Thích Tâm Mãn Tiếng chuông chùa vang lên, làm lay động khoảng không trời...

Tạc Dạ Nhất Chi Mai – Nguyên Giác

Tạc Dạ Nhất Chi Mai – Nguyên Giác

TẠC DẠ NHẤT CHI MAI Nguyên Giác "Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở...

Tái Sinh Và Đầu Thai

Tái sinh và đầu thai

TÁI SINH VÀ ĐẦU THAI Chan Khoon San | Lê Kim Kha dịch Việt 1. Sự Khác Nhau Giữa Tái Sinh &...

Hai Nghĩa Của Nghiệp

Hai nghĩa của nghiệp

Luật nghiệp (karma) là một nguyên lý cơ bản của thế giới quan Phật giáo. Nói vắn tắt, nghiệp đề...

Thông Điệp Hòa Bình Của Đạo Phật, Câu Giải Đáp Cho ‘Việc Gia Tăng Bạo Lực’

Thông điệp hòa bình của đạo Phật, câu giải đáp cho ‘việc gia tăng bạo lực’

THÔNG ĐIỆP HÒA BÌNH CỦA ĐẠO PHẬT, CÂU GIẢI ĐÁP CHO ‘VIỆC GIA TĂNG BẠO LỰC’Thích Trừng Sỹ chuyển ngữ;...

10. “So in this way…”

Đối cảnh vô tâm Nhân vô ngã và pháp vô ngã như hai cánh chim bay lượn.Như Đồ long đao...

Một Lần Đi Một Đời Nhớ, Võ Thị Cẩm Tú

Một Lần Đi Một Đời Nhớ, Võ Thị Cẩm Tú

MỘT LẦN ĐI - MỘT ĐỜI NHỚ Võ Thị Cẩm Tú (Pháp tự Chân Thái Lãm) Con đã từng ấp...

Oai Nghi – Con Đường Của Sự Tỉnh Thức

Oai Nghi – Con Đường Của Sự Tỉnh Thức

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Duy Tuệ: Mượn Đạo Lập Đời…minh Thạnh

Duy Tuệ: Mượn đạo lập đời...Minh Thạnh Vấn đề Duy Tuệ đã trở nên quá rõ ràng, sau một loạt...

Truyện Ngắn: Thế Gian Cái Gì Quý Nhất?

Truyện ngắn: Thế gian cái gì quý nhất?

Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên...

Pháp thoại bên ao Di Hầu

Quả báo nghiệp ưa tranh cãi

Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật

Phật Học tinh hoa

Tâm Sinh Muôn Pháp

Thầy Tôi Dạy Tôi Niệm Phật

Tạc Dạ Nhất Chi Mai – Nguyên Giác

Tái sinh và đầu thai

Hai nghĩa của nghiệp

Thông điệp hòa bình của đạo Phật, câu giải đáp cho ‘việc gia tăng bạo lực’

10. “So in this way…”

Một Lần Đi Một Đời Nhớ, Võ Thị Cẩm Tú

Oai Nghi – Con Đường Của Sự Tỉnh Thức

Duy Tuệ: Mượn Đạo Lập Đời…minh Thạnh

Truyện ngắn: Thế gian cái gì quý nhất?

Tin mới nhận

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Từ hiện sinh đến đản sinh

4 sự kiện trước khi Đức Phật thành đạo

Đại dịch và kinh người biết sống một mình

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

‘Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không’

Nhân duyên Phật chế giới không sát sinh

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Sùng Hưng

Khi tâm được chế ngự một chỗ thì không việc gì không thành

Con đường Thiền định mà Thế Tôn đi qua

Tôi đến bên chân Phật vì học được luật nhân quả, là không, là vô thường

Ý nghĩa câu nói: ‘Duy ngã độc tôn’

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Đức Phật với 45 năm mùa an cư kiết hạ

Đức Phật và những di huấn sau cùng

Việt Nam: Vạt Núi Đốn Cây Xây Nơi Thờ Phật ‘Vì Tâm Linh’?

Tư duy về Niết Bàn (II)

Phương pháp giải trừ vô minh là con đường bát chánh đạo

Khi nào là Phật?

Hiệu dụng của việc niệm Phật

Tin mới nhận

Trái Tim Của Đức Phật

Họa phước trong đời sống

Tìm pháp thích nghi để tu

Chó Cứu Bạn Sau Thảm Họa Sóng Thần

Giới Thiệu Website Mới

Hội Y Tế Từ Thiện Sakya Care Foundation

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Công Đức Chép Kinh

Yêu Thương Từ Bi

Aung San Suu Kyi The Lady: Người Đàn Bà Không Biết Sợ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Định Kiến Trong Thái Độ Học Phật

Luận Giải Trung Luận, Tánh Khởi Và Duyên Khởi

Chân lý nằm ở những điều giản dị

Sinh Thái Học Dưới Góc Nhìn Của Tam Giáo Nho, Phật Lão Thái Công Phụng

Thiền quán thương yêu – tha thứ

Xin Cho Biết “Thiền Duyệt” Là Gì?

Có nên xây chùa đồ sộ?

Còn Gặp Nhau

Thế nào là tu tâm và tu tướng?

Tin mới nhận

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Lược Giải Kinh Địa Tạng

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn

Kinh Phước Đức

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Kinh Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Kinh Bách Dụ: Đạp miệng ông trưởng giả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Kinh Bách Dụ: Đứa bé được chiếc bánh hoan hỷ

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Niệm Hơi Thở Vào – Hơi Thở Ra

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 44)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 47)

Tin mới nhận

Những Suy Ngẫm Để Biết Tôn Kính Pháp Môn Tịnh Độ

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 24)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 35)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 35)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 71)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 358)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 308)

Pháp Môn Một Đời Thành Phật

Chương 1 bài 4: Khuyên thành kính với nhân sinh (08/05/2022)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 221)

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 5)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 82)

Tịnh Độ Chân Tông Của Nhật Bản

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 31)

Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Giải Đáp Thắc Mắc

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese