PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Cover-Book-Bia-Sach_Kinh-Nhat-Tung-So-Thoi_Nguyen-GiacLời Ban Biên Tập: Chúng tôi xin đặc biệt giới thiệu hai bài kinh đầu tiên trong tổng số 36 bài, trích từ “KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI” vừa được Cư sĩ Nguyên Giác dịch và chú giải từ các bản Anh ngữ và do nhà xuất bản Ananda Viet Foundation xuất bản phát hành trên mạng Amazon cùng các nhà sách ở Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc Châu vào đầu tháng 11 năm 2018.
Nội dung hai bài kinh này nói rằng cần phải tỉnh thức thường trực để xa lìa tham dục, để không dính mắc vào bất cứ những gì thấy, nghe, chạm xúc, khởi tưởng, không tiếc quá khứ, không vọng tương lai và không mong muốn gì trong hiện tại. Nói gọn là vô sở trụ.

Sn 4.1 – KAMA SUTTA: KINH VỀ THAM DỤC 

Nguyên Giác dịch Việt và chú giải

 

Bài kinh này nói rằng cần phải tỉnh thức để xa lìa tham dục. Trước tiên là cần xa lìa tài sản thế gian này, như nhà đất, ruộng vườn, vàng bạc, phụ nữ, người hầu, người thân, và tất cả tài sản – nghĩa là buông bỏ tất cả những gì là “cái của tôi.” Bởi vì xả bỏ ái là gỡ một mắc xích trong mười hai nhân duyên, và không bị ràng buộc nữa.

Tóm lược ý kinh: Tỉnh thức, xa lìa tham dục.

Kinh này gồm các bài kệ từ 766 tới 771.

766

Khi ước muốn tham dục đạt được,
người đó sẽ hoan lạc vì có điều ước muốn.

767

Với người tham dục đó, khi hoan lạc tan biến
sẽ đau khổ như bị mũi tên xuyên trúng.

768

Với người tránh tham dục,
hệt như đưa chân tránh giẫm đầu con rắn
sẽ tỉnh thức vượt qua, rời tham dục cõi này.

769

Ai tham luyến ruộng đồng, nhà đất, vàng, gia súc và ngựa,
đầy tớ, người hầu, phụ nữ, người thân,
và nhiều niềm vui tham dục.

770

Sẽ bị gục ngã vì yếu đuối,
sẽ bị đè bẹp vì tai họa,
sẽ bị tràn ngập khổ đau,
hệt như nước tràn vào ghe lủng.

771

Do vậy, người thường trực tỉnh thức hãy tránh tham dục,
khi xa lìa tham dục, sẽ vượt qua trận lụt
hệt như ghe được tát nước và qua tới Bờ Bên Kia.

Hết Kinh Sn 4.1

Sn 4.2 — GUHATTHAKA SUTTA: KINH VỀ THÂN GIAM TRONG HANG ĐỘNG

Nguyên Giác dịch Việt và chú giải

Kinh này nói về chúng sinh bị giam trong hang động của si mê, tham dục. Hầu hết các dịch giả đều dịch là “hang,” trong khi Gil Fronsdal dịch là “nơi ẩn núp” — hiding place. Nói trong hang, còn có nghĩa là không thấy ánh sáng của mặt trời trí tuệ. Xa lìa tham dục nơi đây có nghĩa là chớ nuối tiếc hoan lạc quá khứ, và chớ mong đợi niềm vui tương lai; còn có nghĩa là chớ tham gì trong cõi này hay cõi tương lai.

Chính tham dục là vui với chạm xúc của sáu căn, là khởi tâm chấp rằng có một cái tôi đã là, một cái tôi đang là và một cái tôi sẽ là. Do vậy, tham dục nơi đây còn có nghĩa là tham muốn cái cõi Hữu (hiện hữu) hoặc tham muốn cái cõi Vô (phi hiện hữu) – becoming và nonbecoming (bhava và abhava). Đó là lý do tại sao ngài Trần Nhân Tông viết là “chớ dựng lập có, không” (hữu vô câu bất lập). Đức Phật dạy trong kinh này rằng hãy tỉnh giác, chớ trụ vào bất cứ những gì thấy nghe, chớ mong muốn gì trong hiện tại và tương lai.

Đoạn cuối kinh này, Đức Phật dạy phải “hiểu tận tường các tưởng, các khái niệm” (bản dịch Bodhi: having fully understood perceptions; bản dịch Fronsdal: fully understanding concepts; bản dịch Mills: the sage has known perception) – nơi đây có nghĩa là tỉnh thức, nhận diện các tập khởi và biến diệt trong tâm. Nơi đây là sự tỉnh thức (mindfulness) thường trực không đối tượng, không thấy có tôi hay của tôi, không dính mắc gì dù có hay không, dù đã qua hay sẽ tới, dù thấy hay nghe, dù niệm khởi hay diệt. Ngắn gọn, là vô sở trụ.

Tóm lược ý kinh: Tỉnh thức, lìa tham dục, chớ tiếc quá khứ, chớ vọng tương lai, không dính mắc gì ở thấy, nghe, chạm xúc, khởi tưởng…  

Kinh này gồm các bài kệ từ 772 tới 779.

772

Người thích ẩn trong hang, chìm vào si mê đắm say 
sẽ thấy rất xa bờ tịch lặng.
Tham dục thế giới này, không dễ gì xả buông.

773-774

Người vương vào ước muốn, bị buộc vào niềm vui của hiện hữu
sẽ không giải thoát  nổi, vì không ai cứu được mình.

Người nuối tiếc quá khứ, hay mong đợi tương lai
người ưa tìm hoan lạc dù đã qua hay sẽ tới
bám chặt vào tham dục, lo săn tìm niềm vui
trong mê mờ và ích kỷ tằn tiện
là đã rơi vào lối gian nan

Khi gặp khổ đau, mới than thở:
Mình sẽ là gì, khi mãn kiếp này.

775

Do vậy ngay trong thế giới này, hãy tự rèn luyện
với những gì mình biết là sai trái,
chớ làm những điều sai trái
Vì người trí nói, đời sống ngắn ngủi.

776

Ta thấy chúng sinh cõi này
cựa quậy, tham muốn các cảnh giới của hiện hữu
không thoát nổi ước muốn tái sinh (Hữu) và ước muốn không tái sinh (Vô)
Người thấp kém than khóc trước hàm răng tử thần.

777

Hãy nhìn họ kìa
cựa quậy trong tài sản “những cái của tôi”
như cá trong vũng nước cạn.
Thấy như thế
hãy sống với xa lìa “những cái của tôi”
và chớ dính mắc những gì trong cõi hiện sinh.

778

Chớ tham muốn bất cứ những gì ở cả hai phía (dù đã qua hay sẽ tới)
hãy hiểu các xúc chạm của [sáu] căn
hãy xa lìa tham muốn
và không làm những gì sau này sẽ ân hận.
Người trí không dính mắc vào những gì được thấy, được nghe.

779

Hiểu được tận tường các tưởng
người trí có thể vượt qua trận lụt
không vương vào tài sản “những cái của tôi”
Gỡ bỏ mũi tên sầu khổ, sống tỉnh giác
người trí không muốn gì trong cõi này hay cõi mai sau.

Hết Kinh Sn 4.2 

Trích từ sách sắp xuất bản:
“Kinh Nhật Tụng Sơ Thời” Nguyên Giác dịch Việt và Chú Giải

 


Tin bài có liên quan

Vượt Thoát Sợ Hãi

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Ước Hẹn Với Sự Sống

Ước hẹn với sự sống

Tra Cứu Kinh Trường Bộ

Tra cứu kinh Trường Bộ

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (Song Ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thế Nào Là Tạng Kinh?

Load More

Discussion about this post

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 201)

"Nhẫn Lực Thành Tựu"Kinh văn: "Bất kế chúng khổ, thiểu dục tri túc, chuyên cầu bạch pháp, huệ lợi quần...

Sáu Mươi Kệ Tụng Biện Luận Lí Tính Duyên Khởi (Yuktisastika) (Song Ngữ)

Sáu mươi kệ tụng biện luận lí tính duyên khởi (yuktisastika) (song ngữ)

Long ThọSÁU MƯƠI KỆ TỤNG BIỆN LUẬN LÍ TÍNH DUYÊN KHỞI (YUKTISASTIKA) (Song ngữ)Bản dịch Việt: Đặng Hữu PhúcBản Anh:...

Vài Suy Nghĩ Về Con Đường Hoằng Pháp Của Tăng Già Việt Nam Tại Mỹ – Thích Thông Hải

Vài Suy Nghĩ Về Con Đường Hoằng Pháp Của Tăng Già Việt Nam Tại Mỹ – Thích Thông Hải

VÀI SUY NGHĨ VỀ CON ĐƯỜNG HOẰNG PHÁP CỦA TĂNG GIÀ VIỆT NAM TẠI MỸThích Thông Hải(Bài tham luận trình...

Mộng Trung Ngộ Mộng

Mộng trung ngộ mộng

MỘNG TRUNG NGỘ MỘNG TN Huệ Trân             Trong giấc ngủ, nằm mơ đã là những gì không thật,...

Đem Chánh Niệm Vào Doanh Nghiệp

Đem Chánh Niệm Vào Doanh Nghiệp

ĐEM CHÁNH NIỆM VÀO DOANG NGHIỆP: Điều này có làm thay đổi bản chất của chánh niệm? Thiền Sư Thích Nhất...

Khảo Về Tên Gọi Sa-Môn, Bà-La-Môn Và Những Phẩm Tính Của Bà-La-Môn Trong Phật Điển

Khảo Về Tên Gọi Sa-môn, Bà-la-môn Và Những Phẩm Tính Của Bà-la-môn Trong Phật Điển

KHẢO VỀ TÊN GỌI SA-MÔN,  BÀ-LA-MÔNVÀ  NHỮNG PHẨM TÍNH CỦA BÀ-LA-MÔN TRONG PHẬT ĐIỂN Chúc Phú Viết để tặng bạn...

Thiền Tông: Một Nhánh Của Phật Giáo Nguyên Thủy

Thiền Tông: Một Nhánh Của Phật Giáo Nguyên Thủy

Chan Khoon San & Shanta RatnayakaTHIỀN TÔNG:MỘT NHÁNH CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY TRONG CÁC NƯỚC PHẬT GIÁO ĐẠI THỪAKHÔNG...

Phản Hồi Bài Viết Phóng Sinh Không Bằng Ăn Chay Của Thích Trung Hữu

Phản hồi bài viết phóng sinh không bằng ăn chay của Thích Trung Hữu

Như tác giả Thích Trung Hữu viết là cách nhìn phiến diện.  Nói đúng cũng đúng mà nói không đúng...

Pháp Ấn

PHÁP ẤN Thích Nhất Hạnh giảng Hôm nay là ngày 20 tháng giêng năm 1994, chúng ta ở tại xóm...

Bài Học Của Thánh Gandhi

Bài Học Của Thánh Gandhi

BÀI HỌC CỦA  THÁNH GANDHI Nguyễn Xuân Chiến ÔNG THÁNH ẤN ĐỘ TÊN LÀ CAM-ĐỊA * * * Ngay từ...

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ KINH ĐIỂNVÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẠNG NIKAYAThích Viên Giác Kinh tạng Nikàya,...

Bhimrao Ramji Ambedkar – Người Đã Giúp Cho Phật Giáo Hồi Sinh Ở Ấn Độ

Bhimrao Ramji Ambedkar – Người Đã Giúp Cho Phật Giáo Hồi Sinh ở Ấn Độ

BHIMRAO RAMJI AMBEDKARngười đã giúp cho Phật giáo hồi sinh ở Ấn độHoang Phong Phật giáo hoàn toàn biến mất...

Bạch Thư Về Vấn Đề Chia Rẽ Giữa Ấn Quang Với Việt Nam Quốc Tự

Bạch Thư Về Vấn Đề Chia Rẽ Giữa Ấn Quang Với Việt Nam Quốc Tự

Situation appraisal of Buddhism as a political force  during current election period extending through September 1967 Declassified CIA Documents on...

Thiện Hữu Tri Thức Trên Đường Tu Học

Thiện Hữu Tri Thức Trên Đường Tu Học

THIỆN HỮU TRI THỨC TRÊN ĐƯỜNG TU HỌC Nguyên Giác   Thư pháp do Thầy Thiện Minh vẽ, khổ 18”X24”...

Tản mạn chuyện đi lễ chùa đầu năm

TẢN MẠN CHUYỆN ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM Published on Feb 21, 2015 by VTV1HD   Làm thế nào để...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 201)

Sáu mươi kệ tụng biện luận lí tính duyên khởi (yuktisastika) (song ngữ)

Vài Suy Nghĩ Về Con Đường Hoằng Pháp Của Tăng Già Việt Nam Tại Mỹ – Thích Thông Hải

Mộng trung ngộ mộng

Đem Chánh Niệm Vào Doanh Nghiệp

Khảo Về Tên Gọi Sa-môn, Bà-la-môn Và Những Phẩm Tính Của Bà-la-môn Trong Phật Điển

Thiền Tông: Một Nhánh Của Phật Giáo Nguyên Thủy

Phản hồi bài viết phóng sinh không bằng ăn chay của Thích Trung Hữu

Pháp Ấn

Bài Học Của Thánh Gandhi

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

Bhimrao Ramji Ambedkar – Người Đã Giúp Cho Phật Giáo Hồi Sinh ở Ấn Độ

Bạch Thư Về Vấn Đề Chia Rẽ Giữa Ấn Quang Với Việt Nam Quốc Tự

Thiện Hữu Tri Thức Trên Đường Tu Học

Tản mạn chuyện đi lễ chùa đầu năm

Tin mới nhận

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Ứng xử của Đức Phật trong quan hệ thân tộc, anh em

Phật dạy: Có hai hạng người lo toan ở đời

Câu chuyện Đức Phật và 3 người đàn ông cùng bài học xương máu

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại như thế nào?

10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ

Bụt đã để lại cho ta những gì? Và ta đã thừa hưởng được những gì?

Tin Phật, áp dụng lời Phật dạy để hoàn thiện chính mình

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

“Trên đời này, người như thế nào đáng yêu nhất?”

Chùa Phú Thạnh, Tx Châu Đốc, Tỉnh An Giang

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Con không còn sợ cô đơn…

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Lời Phật dạy về “Thiểu dục tri túc”

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Clip Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu Diễn Lại: Từ Điểm Nhìn Chuyên Môn – Minh Thạnh

Tin mới nhận

Nghĩ Về Vai Trò Phật Giáo Trong Cuộc Sống Của Đất Nước Hôm Nay – Nguyễn Đình Chú

Anh em bò và chú heo con

Làm gì để không sợ hãi

Thực Tập Năm Điều Đạo Đức

Vấn Thiền Ông Nụ Cười Xuân – Thích Tâm Mãn

Luận Thành Duy Thức

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 11)

Phát Nguyện Vãng Sanh Cực Lạc

Viết về Thầy Thích Nhật Từ

Chư Tăng Thời Lý Mặc Y “Tiểu Thừa” – Thích Thanh Thắng

Nếu Đức Phật là ‘giám đốc điều hành’

Đức Đạt Lai Lạt Ma – Con Trai Của Tôi

Buông xả phiền não

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 255)

Con Đường Tu Tập Của Người Phật Tử Qua Kinh Trung Bộ

Bài Viết Của Ông Nguyễn Khắc Từ Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Về Đêm 8/5/1963 Tại Đài Phát Thanh Huế

Kinh Pháp Cú – 423 Lời Vàng Của Đức Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 17)

Viết Về Nhã Ca, Trần Dạ Từ

Bảo vệ trái đất bài 5: những vấn đề xảy ra khi tấm khiên bảo vệ trái đất bị suy yếu & khi nhiệt độ tăng

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 29)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 13)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Không Phải Là Lời Của Phật *

Tầm quan trọng của việc giữ giới theo kinh điển Phật giáo

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

Kinh Tham Luyến

Nghi Thức Tụng Niệm Trong Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

Kinh Bāhiya Sutta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 49)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

NGÔI CHÙA VIỆT

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 63)

Nhận Thức Phật Giáo

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Khai thị ngạ quỷ cô hồn

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 39)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

Sự Dung Hợp Thiền Và Tịnh Độ ở Trung Quốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Y giáo phụng hành mới có thể chứng quả

Thiền Tịnh Mật – Phương Pháp Tu Tập Đặc Thù Của Đạo Phật Việt

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 28)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 54)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần cuối)

Tịnh Độ Tông Và Pháp Môn Niệm Phật trong Giáo Pháp Của Phật Tổ

Liên Trì Cảnh Sách

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.