THỰC HÀNH PHẬT PHÁP ĐỂ VUI SỐNG TUỔI GIÀ
Lewis Richmond – Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Elderhood: A Buddhist Approach to Aging Well – Lewis Richmond)
Vào tháng Ba tới nầy tôi sẽ được 64 tuổi – và còn một năm nữa là tôi được hưởng Medicare (là Chương Trình Y Tế Liên Bang cho những người từ 65 tuổi trở lên), rồi còn hai năm nữa là tôi được hưởng Chương Trình An Sinh Xã Hội (Social Security). Tôi là một “baby boomer” (một người sinh ra vào những năm sau Thế Chiến Thứ Hai, trong khoảng từ năm 1946 tới năm 1964, thời kỳ mà có nhiều sự gia tăng về tỷ lệ sinh sản), tôi là một Phật Tử, và tôi cũng là một người đang đối mặt với tuổi già. Tuy nhiên, không phải chỉ có mình tôi là người già đâu. Mỗi ngày và kể từ bây giờ cho đến hai mươi năm kế tiếp, có 10.000 “baby boomers” sẽ được 65 tuổi. Tôi tin rằng, đây là một sự thật có ý ngầm rất lớn đối với nền chính trị, và xã hội, cũng như đời sống tinh thần của chúng ta.
Bốn mươi năm về trước, ông Shunryu Suzuki là vị Thầy Phật Giáo của tôi, lúc đó thầy vào khoảng sáu-mươi-mấy tuổi, và chúng tôi các đệ tử của thầy hầu như ở vào thập niên 20 tuổi (từ 20-29 tuổi) và thập niên 30 tuổi, lúc đó có người đệ tử hỏi thầy, “Tại sao chúng ta lại thiền định?” Thầy trả lời, “Để chúng ta vui hưởng tuổi già.” Chúng tôi cười ầm lên, vì chúng tôi nghĩ rằng thầy đang nói đùa. Giờ đây tôi đang ở vào độ tuổi giống như thầy trước đây, tôi biết rằng thầy đã không nói đùa. Có một số khía cạnh mà rất khó làm cho chúng ta yêu thích khi về già, tuy nhiên, sự thực hành về tâm linh chắc chắn sẽ giúp ích cho chúng ta. Điều nầy không phải chỉ là lý thuyết xuông; cuốn Sổ Tay Hướng Dẫn Về Tôn Giáo Và Sức Khỏe của Koenig và của các đồng tác giả, trình bày một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, những người thường hay tham dự hoặc thực hành về tâm linh, trung bình sẽ sống dai hơn 7 năm, so với những người không tham dự hoặc thực hành về tâm linh. Chúng ta sẽ thấy kết quả của cuộc nghiên cứu nầy quan trọng hơn nữa, khi chúng ta nhớ rằng lần đầu tiên trong lịch sử của nhân loại, con người sẽ có sức khỏe tương đối tốt ở thập niên 70 tuổi, ở thập niên 80 tuổi, và ngay cả ở thập niên 90 tuổi. Chúng ta sẽ làm gì với món quà tặng được sống thêm 7 năm nầy?
Trong nhiều năm qua, tôi đã suy ngẫm và phát triển ra một phương cách để vui sống tuổi già. Sau một thời gian suy ngẫm tôi cũng giống như thầy của tôi, tin tưởng rằng việc thực hành tâm linh có thể giúp cho chúng ta sống vui khỏe khi già, và giúp cho giai đoạn chúng ta sống vào lúc cuối-đời tốt đẹp hơn, khi có sự học hỏi, và sự thực hành về tâm linh. Một phần trong sự nghiên cứu của tôi, là lúc tôi đăng nhập vào trang mạng mua sách Amazon, rồi tôi đi kiếm từ ngữ “tuổi già” trong các cuốn sách bán chạy nhất, mà sắp xếp theo thứ tự bán nhiều nhất cho đến ít nhất. Tôi kiếm được rất nhiều sách bán chạy nhất Hoa Kỳ, với tựa đề “tuổi già”. Tuy nhiên, khi tôi xem xét kỹ lại, tôi thấy rằng hầu hết các tựa sách nầy không thật sự nói về tuổi già, mà nói về sự trì hoãn, nói về sự ngụy trang, hoặc là nói về cách làm cho trẻ lại (đảo ngược lại sự già nua). Khi tôi không quan tâm đến thứ-hạng số sách bán được nhiều nhất, tôi mới có thể tìm ra được một số sách hay ho, mà viết về đề tài vui sống tuổi già qua cái nhìn về tâm linh. Hai quyển sách thú vị trong số những quyển sách mà tôi yêu thích là Quà Tặng Thời Gian: Vui Sống Lúc Già của vị nữ tu Joan Chittister theo dòng Thánh Benedict, và quyển Tâm Linh Và Tuổi Già của giáo sư dạy ngành nghiên cứu tuổi già Robert C. Atchley.
Thế thì, có còn nguồn tài liệu nào khác mà giúp cho chúng ta chấp nhận tuổi già một cách đúng đắn, để chúng ta học hỏi được các bài học khôn ngoan qua tuổi già, và để chúng ta xem xét kỹ lưỡng các vấn đề liên hệ đến cuộc sống của con người hay không? Cách đây 2500 năm, Đức Phật đã nói rất nhiều về sự đổi thay và sự mất mát không thể nào tránh được. Ngày nay, những người già như chúng ta học hỏi được gì từ các bài giảng dạy của Đức Phật?
Đức Phật giảng dạy rằng “tất cả mọi sự vật đều thay đổi,” và ngày nay rất nhiều Phật Tử nhắc lại rằng đây là sự thật hiển nhiên (mà Đức Phật đã tìm ra). Tuy nhiên, giả sử chúng ta nhắc lại câu nói trên, theo một cách khác, “Tất cả mọi thứ mà chúng ta bảo vệ, thương yêu, và ôm-ấp sẽ già, sẽ suy yếu, và cuối cùng sẽ biến mất, kể cả tấm thân quý báu của chúng ta?” “Sự thật hiển nhiên” nầy bất thình lình mang đến một sắc mầu ảm đạm, cũng như mang đến một sự cấp bách khác thường. Tất cả mọi sự vật đều phải ra đi, Đức Phật nói như thế, do đó tất cả mọi thứ quan trọng đối với chúng ta, chẳng có gì ngoại lệ. Trên thực tế, quá-trình nầy lúc nào cũng đang xảy ra; mọi vật đang già đi, từng giây phút một. Tại sao chúng ta lại chẳng bao giờ để tâm chú ý tới?
Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta không chú ý. Bởi vì, trong thời niên thiếu chúng ta có quá nhiều cơ hội, một khi chúng ta làm điều gì sai lầm, chúng ta còn có cơ hội để làm lại lần thứ nhì. Tuy nhiên, khi cuộc đời của chúng ta trên đà xuống dốc tới chỗ tử vong, chúng ta bắt đầu nhìn thấy sự ngắn ngủi đáng lo ngại của thời gian. Chúng ta đi nhiều đám ma hơn, chúng ta thăm viếng nhiều bệnh viện hơn, chúng ta lãnh đạm hơn khi xem tin tức hằng ngày, và chúng ta bắt đầu cảm thấy rùng mình lạnh lẽo khi bước chân ra ngoài cửa vào mùa thu. Tất nhiên, tuổi-già cũng mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui – vui vì con cháu, vui vì có thời gian đi du lịch (nếu chúng ta có khả năng tài chánh!), vui vì theo đuổi những nghề nghiệp mà mình mơ ước bấy lâu, rồi chúng ta làm các cuộc khởi đầu mới, cũng như chúng ta cương quyết khuyến-khích mình làm từ thiện để “hoàn trả” lại những gì mình đã hưởng, nhờ cộng đồng và xã hội.
Chúng ta cũng còn có một cơ hội mới để nhìn vào đời sống nội tâm, để suy ngẫm về các câu hỏi tâm linh, mà chúng ta vì công ăn việc làm bận rộn, và trách nhiệm gia đình, cho nên từ lâu chúng ta đã xếp các câu hỏi nầy vào một xó. Sự thực tập suy ngẫm thường xuyên thật-sự có thể là một phần của cuộc hành trình tâm linh nầy, và Đạo Phật cung cấp các nguồn tài nguyên phong phú trong lãnh vực nầy. Trong quyển sách kế tiếp của tôi Thực Tập Tâm Linh Về Tuổi Già: Hướng Dẫn Cách Suy Ngẫm Để Sống Khôn Ngoan Hơn Khi Già (Gotham Books phát hành, Tháng 1/2012), tôi cung cấp nhiều cách thực tập suy ngẫm như vậy – từ các cách thiền định truyền thống về hơi thở, về lòng biết ơn, và về lòng từ bi, cho tới các sự suy ngẫm sáng tạo khác về thời gian, về sự lo lắng, về sự sợ hãi, và về những điều mà tôi gọi tổng-hợp là “những gì tâm linh, bên trong trái tim ta.” Phần cuối của quyển sách – “Còn Cách Một Ngày Nữa” – là một lớp tu học cá-nhân có sự hướng dẫn, mà xử dụng các bài tập suy ngẫm trên, như là một cách để suy ngẫm về tuổi già dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tôi dùng thuật ngữ “Tuổi-già” (khi nói về trạng thái, phẩm chất, và tình trạng của một người lớn tuổi), để chỉ toàn bộ về nỗ lực nầy.
Tuổi-già là giai đoạn cuối cùng của một cuộc-đời sống đầy đủ. Khi tuổi-già đến, chúng ta có thể sẵn sàng (hoặc chưa sẵn sàng) mặc vào chiếc áo dành cho người già, như là một phần di sản của chúng ta, dù cho các nền văn hóa truyền thống đều vinh danh, và hỗ trợ tuổi già, cũng như dành cho các người lớn tuổi nhiều vai trò và nhiệm vụ phải làm. Trong thời hiện đại (dùng kỹ thuật thông tin qua máy vi tính), thời kỳ nầy nhắm vào giới-trẻ, cho nên các người lớn tuổi thông-thường không còn được chú ý, và tôn trọng, giống như thời trước đây. Ngày nay, mỗi chúng ta (các người lớn tuổi) phải tưởng tượng, xây dựng các cách diễn tả và biểu lộ cá-nhân về tuổi-già, rồi tìm mọi cách đưa ra một kế hoạch để mọi người xem xét.
Gần đây, tôi đọc một bài báo trực tuyến trong đó có nói về một nhóm người Nhật lớn tuổi, họ tình nguyện đi dọn dẹp các lò phản ứng nguyên-tử bị hư hỏng. Họ mạnh mẽ bác bỏ bất kỳ ý niệm cho rằng họ là “một loại đội binh liều mạng, vì họ muốn đi tự tử.” Vì, họ nói rằng họ chỉ là những con người có đầu óc thực tế. “Tôi năm nay 72 tuổi rồi, tôi có thể sống trung-bình thêm khoảng từ 13 đến 15 năm nữa,” một người nói. “Ngay cả khi thân thể tôi bị nhiễm chất phóng xạ, thì bệnh ung thư cần có một thời gian từ 20 đến 30 năm, hoặc là lâu hơn nữa để phát triển.” Vì thế, những người lớn tuổi như chúng tôi ít có cơ hội bị ung thư. Một số người cho rằng những người Nhật lớn tuổi nầy, đã biểu lộ một giá trị văn hóa cao đẹp, khi mà cá nhân dám hy-sinh mạng sống của mình, cho lợi-ích chung của đoàn thể. Tuy nhiên, tuổi-già thì tùy thuộc vào nền văn hóa; tuổi già xuất hiện qua nhiều cách khác nhau, khác biệt nhau qua thời gian, và nơi chốn. Tuổi-già không được mọi người chú ý đến giống như các nhà lãnh đạo nổi tiếng; các người lớn tuổi thông-thường giống như một người vô hình, họ đứng đằng phía sau hậu trường, họ tỏa sáng như các mảng nhỏ bằng vàng nằm dưới đáy dòng suối.
Tôi nghĩ rằng sự hiến tặng (của các người Nhật lớn tuổi) là một sự biểu lộ dũng cảm về tuổi-già. Người ở tuổi-già là người có trách nhiệm, là người cố vấn, là người hiến tặng người khác các quan điểm từng trải. Cuộc khủng khoảng về nguyên-tử ở Nhật chỉ là một trong nhiều tình huống thảm khốc khác trên toàn thế giới, giúp cho mọi người nhìn thấy rõ ràng một phản ứng từng trải, và trưởng thành của các người lớn tuổi. Tôi nghĩ rằng thực tập sự suy ngẫm có thể cung cấp cho chúng ta sức mạnh nội tâm, và giúp cho chúng ta phát triển các nguồn tài lực để đảm nhận vai trò của các người lớn tuổi, ở trong một thế giới đang gặp khó khăn, thiếu kiểm soát, và thiếu sự định hướng, cho nên ngay giờ phút nầy, họ đang cần chúng ta hơn bao giờ hết.
Source-Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/lewis-richmond/elderhood-buddhist-aging_b_879850.html
Elderhood: A Buddhist Approach to Aging Well – Lewis Richmond – Source-Nguồn: huffingtonpost.com – Posted: 8/21/2011
This March I turned 64 — one year away from Medicare, two years away from Social Security. So there it is: I’m a baby boomer, a Buddhist, and one individual face to face with his own aging. But I’m not alone. Each day and every day for the next twenty years, 10,000 boomers will turn 65. This is a fact with enormous implications for our politics, our society — and, I believe, our spiritual life.
Forty years ago, when my Buddhist teacher Shunryu Suzuki was in his mid-sixties and the students around him were mostly in their 20s and 30s, someone asked him, “Why do we meditate?” He replied, “So you can enjoy your old age.” We all laughed and thought he was joking. Now that I am the age he was then, I realize he wasn’t joking at all. Some aspects of growing old can be hard to enjoy, and a spiritual practice can definitely help. This isn’t just theory; the Handbook of Religion and Health by Koenig et al. presents research showing that people who have a regular religious attendance or practice live, on average, 7 years longer than those who do not. That research result is even more significant when we remember that for the first time in human history, people will be living in relative good health into their 70s, 80s, and even 90s. What are we all going to do with that extra gift of time?
For the last several years I have been developing a contemplative approach to growing old and aging well. I have come to believe, as my teacher did, that spiritual practice can help us to age gracefully, and that the last part of life is a fruitful time for spiritual inquiry and practice. As part of my research, I logged on to Amazon, put in the search word “aging” and sorted by descending best-seller. Yes, there were a lot of best-selling books with the word “aging” in the title. But when I looked more closely I could see that most of the titles really weren’t about aging per se, but about postponing, disguising, or reversing aging. It was only when I set aside sales rank as my criterion that I found some good books with a spiritual approach to aging. Two of my favorites are The Gift of Years: Growing Older Gracefully by Benedictine nun Joan Chittister, and Spirituality and Aging by gerontology professor Robert C. Atchley.
What other resources do we have for accepting aging with grace, about learning the lessons of wisdom that aging teaches, about investigating the deep questions of our human life? 2,500 years ago, the Buddha had a lot to say about the inevitability of loss and change. What could all of us aging folks learn from his teaching today?
The Buddha taught that “everything changes,” and many of today’s Buddhists repeat that teaching as a patent truism. But suppose we were to rephrase those words to say, “Everything we love and cherish is going to age, decline, and eventually disappear, including our own precious selves?” Suddenly this “truism” takes on a different coloration and urgency. It’s all going to go, the Buddha is saying, all of it — everything that matters to us. In fact that process is always happening; everything is aging, all the time. How is it that we didn’t notice?
When we are young, we don’t notice. In youth, life is full of opportunity, and when things go wrong there are do-overs and second chances. But on the downhill slope of life, we start to notice the worrisome finitude of time. We go to more funerals, we visit more hospitals, we view the daily news with more distance, and we start to feel an autumnal chill in the air. There are joys too, of course — grandchildren, time for travel (if we can afford it!), the pursuit of long-dreamed-of avocations and new beginnings, as well as the energizing impulse to “give back” to community and society.
There is also a fresh opportunity to look to the inner life, to revisit the deep questions that a busy career and family responsibilities might have long pushed into the background. A regular contemplative practice can indeed be a part of this journey, and Buddhism offers rich resources in this area. In my upcoming book Aging as a Spiritual Practice: A Contemplative Guide to Growing Older and Wiser (Gotham Books, January 2012) I offer many such contemplative practices — from traditional meditations on breath, gratitude, and compassion, to more innovative reflections on time, worry, fear, and what I have ecumenically termed “the inner divine.” The last section of the book — “A Day Away” — is a guided personal retreat that uses these contemplative exercises as a way to reflect on aging in all its many dimensions. I use the term “elderhood” to refer to the totality of this effort.
Elderhood is the culminating stage of a life fully lived. When the time comes, we can (although we may not always ) assume the mantle of elderhood as a kind of birthright, and traditional cultures have all honored and supported elderhood, giving their elders specific roles and tasks to do. In today’s wired, youth-oriented world, elders don’t typically garner that same kind of respect. These days, each of us has to imagine and construct our own expression of elderhood, and find ways to bring it forward.
Recently I read an online article which described a group of elderly Japanese who volunteered to help with the cleanup of the damaged nuclear reactors. They vigorously refuted any notions that they were some kind of “suicide squad.” They were just being practical, they said. “I am 72 and on average I probably have 13 to 15 years left to live,” one said. “Even if I were exposed to radiation, cancer could take 20 or 30 years or longer to develop. Therefore us older ones have less chance of getting cancer.” Some might say these elderly Japanese were just expressing a strong cultural value of sacrificing individual well-being for the good of the group. But elderhood is culturally specific; it shows up in different ways in different times and places. Elders are not the same as identified leaders; often elders are invisible, behind the scenes, shining like gold nuggets at the bottom of the stream.
I thought their offer was a particularly courageous expression of elderhood. Elderhood means to take responsibility, to mentor, to offer perspective. The nuclear crisis in
Discussion about this post