PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Năng lượng tự thân

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NĂNG LƯỢNG TỰ THÂN
Minh Mẫn

“Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới.
Cúng dường nhứt-thiết Phật,
Vô lượng hương trang nghiêm.
Cụ túc Bồ Đề Đạo,
Thành tựu Như Lai hương”.

Để rồi, tin tưởng rằng mình sẽ cố gắng nhằm đạt đến cảnh giới:

“Viễn-ly chư vọng-nghiệp,
Viên-thành vô-thượng đạo.”

Thật ra bảo rằng tin tưởng mình cố gắng nhằm đạt đến cảnh giới: “Viễn ly chư vọng nghiệp, Viên thành vô thượng đạo” là hoàn toàn chưa chính xác. Mình tin tưởng cố gắng nghĩa là mình vẫn chưa cố gắng và chưa đủ đức tin tưởng. Vả lại, “Nguyện thử diệu hương vân”… không là mây lành thơm ngát vi diệu mà là giới đức tự tánh vốn đã là diệu hương, Phật dạy:

Mọi loài hương không thể bay ngược gió, chỉ có hương giới đức tự thân mới có khả năng ngược gió bay khắp muôn phương. Một bậc chân sư ẩn cư trong hang sâu núi thẳm, vẫn có người tầm cầu vì danh thơm lan tỏa. Xưa kia, có những vị vua hạ chiếu chỉ cung thỉnh những bậc chân sư trên non cao về cung triều vấn đạo. Ngược lai, chốn thị thành có những tu sĩ không ai biết tên. “Phàm cư phố thị vô nhân vấn, Thánh ẩn cao sơn khách hữu tầm”.

Vì sao??? Mọi sinh vật đều sở hữu một năng lượng tự thân, ngoài năng lượng vật thể còn có năng lượng tâm thể gọi là năng lượng sinh thức. Bậc chuyên tu đạt đến tâm thức thanh tịnh thuần nhất, năng lượng sinh thức sẽ chuyển thành năng lượng siêu thức, có một chấn động lực mạnh đủ tác động mọi đối tượng ngoại biên. Năng lượng tự thân trong mỗi chúng ta bị phân tán bởi vọng niệm, phiền não, kiết sử nên lực tác động giới hạn. Ánh sáng mặt trời phân tán khắp nơi nên chưa đủ đốt cháy một vật, kính hội tụ gom nhiệt lượng đó vào một điểm thì lửa sẽ bốc lên, cũng thế,năng lượng sinh thức bị phân hóa quá nhiều trong mọi ngỏ ngách của cuộc sống nên lực tác động tâm thức lên mọi vật một cách yếu ớt. Bậc thiền định rốt ráo có một định lực tinh chuyên cộng với giới đức thanh tịnh sẽ là nguồn năng lượng thanh khiết, còn gọi là nguồn năng lượng dương, đối lập với năng lượng âm của cuộc sống vô minh. Người sở hữu năng lượng dương là người có nguồn lực từ bi vô hạn, lúc bấy giờ từ bi, trí tuệ, siêu thức, chấn động lực tự thân cũng là một. Người thủ đắc được một năng lượng như thế thì đã là:

“Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới.
Cúng dường nhứt-thiết Phật,
Vô lượng hương trang nghiêm”.

Tự nó đã là “Viễn-ly chư vọng-nghiệp, Viên-thành vô-thượng đạo.” Không nhất thiết phải cố gắng để đạt đến cảnh giới như thế, và nếu có cố gắng thì cũng còn nằm trong vòng vọng tưởng tham muốn làm sao “Viễn ly chư vọng nghiệp mà viên thành vô thượng đạo” được.

NĂNG LƯỢNG TỰ THÂN LÀ GÌ?

Năng lượng là nguồn sinh lực luân lưu trong cơ thể vật chất đang sống. Năng lượng được tiếp nối bởi năng lượng vật thể để tiếp ứng năng lượng sinh học. Nếu nguồn năng lượng sinh học thanh khiết và hội tụ thì năng lượng đó sẽ là năng lượng sinh thức tiến dần đến năng lượng siêu thức, chuyển phàm thành Thánh. Thánh phàm cũng chỉ là một bản thể, loạn động được chuyển hóa thì thanh tịnh thức hiển lộ, chuyển hóa càng nhiều thì Phật tánh càng rõ, lòng Từ càng mạnh và Trí tuệ càng thông.

Muốn đạt đến năng lượng siêu thức, đòi hỏi đời sống từ thể chất đến tinh thần cần tinh khiết. Vật thực không nhiễm ô sinh mạng của chúng sanh, không cảm khoái những chất kích thích, tư tưởng không phạm những bạo lực, ác ý, ích kỷ, tham vọng… và dĩ nhiên không có hành động sát hại, làm tổn thương mọi loài, không có lời lẽ làm đau thương phiền muộn kẻ khác.

5-Simple-Meditation-Techniques-For-Surat-Shabd-YogaMột hệ phái tâm linh – Surat Shabd Yoga dạy đệ tử sử dụng nhật ký tâm linh ghi nhận hàng ngày những hành động xấu, tốt của thân-khẩu-ý, theo đó mà chuyển hóa. Nhật ký tâm linh sẽ cho ta thấy cái xấu nhiều hơn cái tốt của cuộc sống đời thường, đó là cách kiểm soát và chuyển hóa tiến bộ nhất, hiệu quả nhất cho sự tu tập.

Kinh Pháp Cú phẩm Tâm, đoạn 36. “Tâm khó thấy, tế nhị, theo các dục quay cuồng, người trí phòng hộ tâm, tâm hộ, an lạc đến”.

Và đoạn 38: “Ai tâm không an trú,không biết chân diệu pháp, tịnh tín bị rúng động, trí tuệ không viên thành”.

Tâm không an trú có nghĩa tâm vọng động thì đức tin tĩnh lặng cũng bị giao động, năng lượng sinh thức không hội tụ thì năng lượng sinh thức khó hoàn hảo mà Pháp Cú gọi là:” Trí tuệ không viên thành”.

Dalai-Lama-006030Cuộc sống ngày nay, con người đối diện với quá nhiều bất an, bởi tâm thức huân tập và sanh trưởng những hạt giống đen tối, xấu xa và bất an, kết quả tất yếu phải như thế, để giải quyết những hận thù và đau khổ, đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ dạy:

“Mục đích chính trong đời của chúng ta là giúp đỡ kẻ khác. Và nếu bạn không thể giúp họ, ít nhất đừng hại họ.”

“Hạnh phúc không phải là điều tự nhiên mà có. Nó đến từ những hành động của chính bạn.”

“Chúng ta có thể sống mà không có tôn giáo hay thiền định, nhưng chúng ta không thể sống mà không có tình người.”

“Chúng ta không bao giờ có thể có được hòa bình trên thế giới cho tới khi chúng ta có được hòa bình trong thâm tâm.”

“Mục đích của tất cả những truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới không phải là để xây dựng những ngôi đền to lớn bên ngoài, mà là để xây dựng những ngôi đền thiện lành và từ bi bên trong, trong trái tim chúng ta.”

Thichnhathanh_0Thiền sư Nhất Hạnh bảo:
– Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.
– Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc
– Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ.

Phật tánh, trí tuệ là năng lượng, là ánh sáng tự thân.

Thiền sư Nhất Hạnh cũng đã nói:

– Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.

Thế thì ánh sáng đồng nghĩa của Trí tuệ, mà trí tuệ là tướng dụng của sóng não, bản thể là lòng từ vô đối. Khoa học hiện đại phân loại năm tần số chính của những dao động trong não bộ sinh ra những luồng điện này và có tên là: sóng Delta, Theta, Alpha, Beta, và Gamma.

Sóng não bình thường của sinh hoạt trong cuộc sống là sóng Alpha, Delta, Beta, Theta, nhưng trạng tái nhập định thì chúng sẽ ở dạng Gamma. Khoa học ngày nay áp dụng sóng não vào công nghệ, nhất là công nghệ quốc phòng, quân sự.

Radiation-Penetration“Theo Huffington Post, suốt nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu về định hướng và điều khiển robot tại đại học bang Arizona đã làm việc với quân đội Mỹ về lĩnh vực ứng dụng điều khiển robot bằng suy nghĩ trên các thiết bị bay không người lái như trong bộ phim khoa học viễn tưởng Oblivion.”

“Delta – Sóng delta có tần số không quá 4 Hz. Loại sóng này có biên độ rất cao và thông thường hay xuất hiện trong não bộ người lớn khi ngủ say không mộng mị hay khi bất tỉnh. Trẻ em khi ngủ say đôi khi cũng có. Ở người lớn, loại sóng này thông thường xuất hiện tại não bộ phía trước, và tại não bộ phía sau ở trẻ em.

Theta – Sóng theta có tần số từ 4 đến 7 Hz. Loại sóng này được thấy ở các trẻ em nhỏ. Sóng theta xuất hiện khi buồn ngủ, trong những khi được thư giãn hoàn toàn nhưng vẫn còn tỉnh thức, khi có ý nghĩ tà dâm, kề cận trai gái, và nhất là khi nhập định ở những người tu tập thiền định thành công.

Alpha – Sóng alpha có tần số từ 8 đến 12 Hz. Loại sóng này thông thường xuất hiện ở não bộ phía sau, tụ về một bên não. Những sóng não khi tụ về một bên có biên độ cao hơn phía không tụ. Sóng alpha xuất hiện khi nhắm mắt, hay trong lúc tập thở đều để được thư giãn, hay lúc ngủ sắp thiếp đi. Sóng alpha sẽ tan biến hay giảm hẳn biên độ khi mở mắt trở lại hay khi bắt đầu suy nghĩ hoặc tỉnh ngủ.

Beta – Sóng beta có tần số từ 12 đến 30 Hz. Loại sóng này thông thường tụ về não bộ phía trước và đối xứng cả hai bên não trái và phải. Sóng beta xuất hiện khi phải tập trung suy nghĩ, bận rộn, chăm lo mải mê làm công chuyện, hay trong khi làm những việc quen thuộc không đòi hỏi suy nghĩ nhiều. Sóng beta luôn luôn xuất hiện khi mắt mở và đã tỉnh táo.

Gamma – Sóng gamma có tần số từ 25 đến 100 Hz. Khoa học hiện đại chưa hiểu rõ mục đích và nhiệm vụ của loại sóng não này nên vẫn còn có nhiều tranh luận sôi nổi. Nhiều giả thuyết lý luận rằng sóng gamma phát xuất từ khối não chứa tuyến yên (thalamus), tập trung ở tần số 40 Hz và giúp não bộ có trí nhớ và ý thức được các sự việc xảy ra chung quanh. Loại sóng này còn được tìm thấy ở những bậc tu hành Phật giáo Tây Tạng khi nhập định tĩnh lặng ở trình độ giác ngộ. “Khi sóng não Gamma xuất hiện thì mọi sóng não khác được lắng yên.
(sóng não)

Khi sóng Gamma xuất hiện cũng là cơ hội phát sanh trí tuệ hay đột biến một phát minh mới. Sóng Gamma trong trạng thái mơ màng tạo ra ảo giác, trường hợp nầy xẩy ra cho những hành giả chuyên tâm hành trì trong giai đoạn đầu, yếu hơn trạng thái nhập định chuyên sâu. Từ nhập định chuyên sâu, sóng não có thể gia tăng lên 250Hz đưa đến phát sanh trí tuệ, hoặc khoa học gia tiếp nhận được thông tin siêu việt. Chẳng hạn như phát hiện về tốc độ ánh sáng của Albert Einstein hay mô hình nguyên tử của Neils Bohr.

Do vậy, ngoài việc tu tập Thiền định sâu, sóng Gamma còn là cơ hội cho những phát minh đột biến. Từ đó, ta không lạ gì những Thiền sư, những bậc chân tu đều sở hữu một trí tuệ tuyệt vời, một trí tuệ siêu việt thời-không gian của Đức Phật đã chứng minh điều đó.

Mỗi tự thân trong con người đều sở hữu một năng lực vô biên, nếu gom tụ sẽ là một năng lượng không biên giới, năng lượng đó là Phật tánh, là trí tuệ, là từ bi, là chất dung môi tồn tại, cân bằng trong vũ trụ. Năng lượng đó là hương giới đức, hương trí tuệ, hương giải thoát châu biến thập phương, vì đã “Viễn ly chư vọng nghiệp- viên thành vô thượng đạo”.

MINH MẪN
30/7/2016

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Tứ Diệu Đế, Bài Thiền Quán Số 2

TỨ DIỆU ĐẾ - BÀI THIỀN QUÁN SỐ 2 Lozang Ngodrub, Lozang Pema   1. Nguồn gốc của Khổ 2. Diệt Khổ 3. Con...

Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Kinh – Quyển 7

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG HOA NGHIÊM KINHQuyển 7Phẩm IX : PHẬT THĂNG ĐỈNH TU-DI Lời nói đầu Phẩm Phật thăng đỉnh...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Đạt được sự cứu cánh viên mãn, đó là cảnh giới của quả địa Như Lai. Đến lúc đó mới...

Nghĩ Về Câu Chuyện “Con Lừa Chở Tượng Phật”

Nghĩ về câu chuyện “con lừa chở tượng Phật”

NGHĨ VỀ CÂU CHUYỆN “CON LỪA CHỞ TƯỢNG PHẬT”Thích Trung Hữu   Tiến sĩ Ambedkar, nguyên bộ trưởng tư pháp...

Thông Điệp Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Gửi Lời Chúc Mừng Năm Mới 2021

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi lời Chúc Mừng Năm Mới 2021

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đừng Để Lửa Sân Đốt Hết Rừng Công Đức

Đừng Để Lửa Sân Đốt Hết Rừng Công Đức

ĐỪNG ĐỂ LỬA SÂN ĐỐT HẾT RỪNG CÔNG ĐỨCĐức Đạt Lai Lạt MaDiệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ  ...

Bảo Vệ Môi Trường Là Bảo Vệ Cuộc Sống Con Người

Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống con người

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI Môi trường được hiểu là một không gian bao...

Cầu Nguyện Cho Giáo Pháp Lan Rộng Ở Phương Tây

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nguyên Nhân Phân Phái Phật Giáo

Nguyên Nhân Phân Phái Phật Giáo

NGUYÊN NHÂN PHÂN PHÁI PHẬT GIÁO Thích Nữ Lệ Nhiên Mọi tư tưởng, triết lý, quan điểm hay học thuyết...

Thầy Tuệ Sỹ, Thầy Lê Mạnh Thát Cùng Đến Thọ Tang Cố Ht. Thích Minh Châu – Thích Pháp Bảo

THẦY TUỆ SỸ, THẦY LÊ MẠNH THÁT CÙNG ĐẾN THỌ TANG CỐ HT. THÍCH MINH CHÂU Thích Pháp Bảo Một...

Thiền Sư Duy Tắc Trả Lời Hành Giả Tịnh Độ

Thiền Sư Duy Tắc trả lời hành giả Tịnh độ Việt Dịch: Thích Đồng Ngộ  Một lần, hành giả Tịnh...

Vầng Trăng Khuyết

Vầng Trăng Khuyết

VẦNG TRĂNG KHUYẾT Tâm Anh   Nói đến trăng, hiện lên trong tâm khảm chúng ta một vầng trăng tròn...

Hiểu Rõ Hơn Về “Nghiệp”

Hiểu Rõ Hơn Về “Nghiệp”

HIỂU RÕ HƠN VỀ ‘NGHIỆP’ (karma / kamma)Pháp Hiền Khái niệm ‘nghiệp’ vốn đã có mặt trong văn học Bà-la-môn...

Tìm hiểu một trong 5 việc của Đại Thiên

TÌM HIỂU MỘT TRONG 5 VIỆC CỦA ĐẠI THIÊN Minh Mẫn   I.- ĐẠI THIÊN LÀ AI? Đại Thiên là...

Tâm, Phật, chúng sinh cả ba không sai khác

TÂM, PHẬT, CHÚNG SANH CẢ BA KHÔNG SAI KHÁC Nguyễn Thế Đăng   Kinh Hoa Nghiêm chỉ bày sự đồng...

Tứ Diệu Đế, Bài Thiền Quán Số 2

Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Kinh – Quyển 7

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Nghĩ về câu chuyện “con lừa chở tượng Phật”

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi lời Chúc Mừng Năm Mới 2021

Đừng Để Lửa Sân Đốt Hết Rừng Công Đức

Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống con người

Cầu Nguyện Cho Giáo Pháp Lan Rộng Ở Phương Tây

Nguyên Nhân Phân Phái Phật Giáo

Thầy Tuệ Sỹ, Thầy Lê Mạnh Thát Cùng Đến Thọ Tang Cố Ht. Thích Minh Châu – Thích Pháp Bảo

Thiền Sư Duy Tắc Trả Lời Hành Giả Tịnh Độ

Vầng Trăng Khuyết

Hiểu Rõ Hơn Về “Nghiệp”

Tìm hiểu một trong 5 việc của Đại Thiên

Tâm, Phật, chúng sinh cả ba không sai khác

Tin mới nhận

Ý nghĩa câu nói: ‘Duy ngã độc tôn’

Phật dạy cách làm đẹp

Học theo gương hạnh Đức Phật

Đức Phật nói về tiềm năng của con người

Cảm ơn với những gì tôi có, cảm ơn với những gì tôi không có

Đức Phật sử dụng thần thông, phép lạ như thế nào

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

Làm gì có Phật trên đời!

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Đức Phật dạy có 5 điều người tu hành cần nên tránh

Đức Phật có tha lỗi cho tội lỗi của chúng ta không?

5 nhân duyên hội đủ để Đức Phật giáng sinh vào thế giới này

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Đức Phật đã cứu sống tôi

Bồ tát Thích Quảng Đức: Cuộc đời và lửa từ bi

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Phương pháp sư phạm của Đức Phật

Lời Phật dạy về cách chọn bạn mà chơi

Tin mới nhận

Cuộc Đời Thrangu Rinpoche

Lời Nhắc Nhở Giải Thoát

Con Đường Tây Phương

Bảo tồn truyền thống Phật giáo Việt Nam

Pháp hành định và tuệ

Vì Sao Tôi Theo Đạo Phật

Những Ngôi Mộ Sống (Living Graves)

Chương 1 bài 1 Tán Thán Tịnh Độ Siêu Thắng

Vài Nét Về Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya – Thích Long Vân

Thần thức

Câu Hỏi Về Sự Chứng Ngộ Niết Bàn

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 04)

Phật Pháp Tại Thế Gian – Tập 1

Ma Và Ngạ Qủy – Ts Huệ Dân

Sống, Chết Và Sau Khi Chết – Lama Thubten Yeshe – Vô Huệ Nguyên Chuyển Ngữ

Người Tu Phật Phải Là Kẻ Chán Đời Chăng?

Một Chuyến Xuất Ngoại – Lam Khê

Giọt Sương Đầu Ngọn Cỏ

Cúng sao

Tham Dục & Thiểu Dục Tri Túc (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 234)

Kinh Tiểu Bộ Tập X (Khuddhaka Nikàya)

Oán thù vay trả

Câu Chuyện Về Người Tỳ-kheo Đầu Tiên Bị Loại Khỏi Tăng Đoàn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Pháp Hoa Đề Cương

Chú Giải Kinh Nhân Quả Ba Đời

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (3)

Tâm không điều phục

Tầm quan trọng của việc giữ giới theo kinh điển Phật giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Giới thiệu – Dịch và Chú Kinh Pháp Ấn

Thế nào gọi là tâm tự tại?

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

Kết quả sau khi thân hoại mạng chung của người bố thí

Kinh Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kim Cang Quyết Nghi

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Phước Tiến

Kinh Khemaka: Ưng Vô Sở Trụ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 6)

Tu Mau Kẻo Trễ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 51)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 7)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 63)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 3)

LOẠT ẢNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG 60 NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 57)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 40)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 236)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 5)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 21)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese