PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Đức Phật chỉ dạy rằng cứu chữa cho tâm quan trọng hơn là cho thân, vì đó là nguyên nhân gây ra bao điều tội lỗi.
  2. Phật dạy: Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính là đây.
  3. Phật dạy: “Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy sống trong giây phút hiện tại”.

Phật dạy: “Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy sống trong giây phút hiện tại”. Nếu ta quá ưu tư tiếc nuối về quá khứ, hay lo nghĩ mơ mộng về tương lai, để luôn hoang mang lo sợ ta sẽ đánh mất mình trong hiện tại bởi được mất, hơn thua, thành công hay thất bại.

Phật dạy: Tu tập bảy pháp này khiến ma không phá hoại

Thế gian thường hay nói niềm vui chóng qua mau, nỗi buồn thường lưu dấu lâu dài. Đó là một sự thật nhưng ít ai nghĩ đến, con người ta thường hay tiếc nuối những cuộc vui đã qua và muốn giữ mãi hạnh phúc được lâu dài mà không chịu gieo trồng phước đức. Đến khi việc đau buồn đến, họ chới với, chơi vơi trong cô đơn tuyệt vọng, để rồi chấp nhận cuộc đời đen tối mà không biết tìm cách để vượt qua.

Bộn bề với bao công việc giữa cuộc sống là những thói quen của một ngày, cứ được lặp đi lặp lại nhiều lần như chiếc đồng hồ đếm nhịp thời gian. Rồi sự sống của chúng ta, ai cũng muốn được tồn tại lâu dài nhưng dòng đời đâu cho phép như thế … vì có sự sống là có chết chóc… có sum hợp thì có chia lìa, có được thì sẽ mất đi… Tất cả mọi thứ đều chịu sự chi phối của vô thường, nên những điều mong muốn mà không được như ý sẽ làm cho chúng ta khổ. Sự sống có thể đem đến cho chúng ta nhiều an vui và hạnh phúc, song cũng có những lúc chúng ta bất an lo lắng, trong mệt mỏi chán chường mà dẫn đến tuyệt vọng. 

Đức Phật Chỉ Dạy Rằng Cứu Chữa Cho Tâm Quan Trọng Hơn Là Cho Thân, Vì Đó Là Nguyên Nhân Gây Ra Bao Điều Tội Lỗi.

Đức Phật chỉ dạy rằng cứu chữa cho tâm quan trọng hơn là cho thân, vì đó là nguyên nhân gây ra bao điều tội lỗi.

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng phải ít nhiều gì đó cảm nhận những sự đau đớn, khổ não do bệnh hoạn và tai nạn gây ra nơi thân tâm của chính mình. Chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói đến những sự khổ về vật chất lẫn tinh thần bởi do nhiều nguyên nhân. Và con người ta bắt đầu bệnh khổ từ lúc mới sinh ra, bởi những nghiệp duyên trong quá khứ đã tác động đến kiếp hiện tại.

Đức Phật chỉ dạy rằng cứu chữa cho tâm quan trọng hơn là cho thân, vì đó là nguyên nhân gây ra bao điều tội lỗi. Người có tâm từ bi rộng lớn và hành vi thiện lành, tâm sẽ ít bị vẫn đục bởi phiền não tham, sân, si chi phối. Nếu chúng ta mỗi ngày tỉnh giác từng ý nghĩ, lời nói và hành động của mình, thì ta sẽ biết cách làm chủ bản thân để ngày càng hoàn thiện chính mình hơn về mọi mặt.

Người có thân thể khỏe mạnh nhưng cứ để cho tâm tham lam, sân giận, si mê, ganh ghét, tật đố chi phối thì sẽ nhận hậu quả đau khổ đời này và vô số kiếp về sau. Thân chúng ta bệnh thì đau nhức, khó chịu nhưng tâm bệnh thì làm cho chúng ta bị dằn dặt, khổ sở não nề có khi dẫn đến tuyệt vọng mà quyên sinh tự tử. Người biết tu tuy thân vẫn chịu sự đau đớn của bệnh hoạn, nhưng tâm không bị khốn khổ vì đã thấu suốt được lý nhân quả.

Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô chẳng thể được

Vô minh về nguồn gốc ban đầu, chúng ta thử nhìn trong một vòng tròn thì không thể tìm thấy điểm phát xuất khởi đầu. Một số học thuyết thì cho rằng có điểm khởi đầu, còn các nhà khoa học đặt ra giả thuyết về nguồn gốc của trái đất, và vũ trụ. Vấn đề của sự khởi đầu về tất cả mọi hiện tượng sự vật trong bầu vũ trụ bao la này, khó có học thuyết nào xác định rõ ràng. Riêng về đạo Phật nhận định: “cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt” vì nó trùng trùng duyên khởi theo nguyên lý nhân duyên quả. Nếu chúng ta tự đặt ra câu hỏi, “khổ đau từ đâu đến và con người từ đâu có”?

Kết quả mà ta đang thọ nhận quả tốt xấu trong hiện tại là do nhân gây ra trước đó. Và quả này ngược lại sẽ trở thành nhân cho quả tiếp theo tương tục từ đời này sang kiếp khác theo nguyên lý duyên khởi không có ngày cùng. Khi có sự sống, chúng ta vừa thọ nhận quả và không ngừng tạo ra nhân mới tiếp nối, rõ ràng nhân quả xoay chuyển liên tục theo nguyên lý “cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không”.

Phật Dạy: Quá Khứ Không Truy Tìm, Tương Lai Không Ước Vọng, Chỉ Có Pháp Hiện Tại, Tuệ Quán Chính Là Đây.

Phật dạy: Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính là đây.

Những khổ não bị tác động trong thực tế.

Môi trường: Ngay nơi sự sống của chúng ta, với bầu trời quang đãng, không khí trong lành, vẫn có nhiều chất ô nhiễm hay mầm bệnh trong không khí bởi do con người tạo ra, do lòng tham lam, ích kỷ. Môi trường có thể là một nguyên nhân lớn trong việc làm ảnh hưởng đến đời sống  con người.

Các mối liên hệ: Các mối liên hệ trong cuộc sống có thể mang đến cho chúng ta nhiều phiền muộn khổ đau. Vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm cho phần lớn về những khổ não của chúng ta? Số đông ai cũng nghĩ rằng chính là kẻ thù đã làm cho chúng ta khổ não, tuy nhiên đó chỉ là một phần mà thôi.

Người có thể làm cho chúng ta khổ não chính là vợ chồng, con cái hoặc những người họ hàng, bạn bè hay bạn đồng nghiệp của ta. Người mà chúng ta thường hay bực bội khó chịu chính là những người thân thiết nhất của ta.

Hàng ngày chúng ta không chỉ phải đương đầu với gia đình người thân mà còn biết bao nhiêu người khác nữa, có người ta biết, có người ta không biết. Có người giúp đỡ ta, có người muốn cản trở ta. Vì thói quen của chúng sinh là tham lam, sân giận, si mê, ganh ghét, tật đố và dẫn đến hiềm hận, nên mới nói lời hằn học khó chịu và sẵn sàng giết hại lẫn nhau không thương tiếc.

Xáo trộn cảm xúc: Kẻ thù lớn nhất của chúng ta không phải là những kẻ đối đầu, mà chính là chủ nghĩa cá nhân. Sở dĩ chúng ta phiền muộn khổ đau nhiều, phần lớn là do sự vọng động phân biệt bởi ý thức hệ trong ta. Chúng ta luôn thay đổi cảm xúc trong từng giây phút bỡi những toan tính, do ta chấp thân tâm này làm ngã. Chúng ta hay lo lắng về được mất, phải trái, đúng sai, hơn thua, tốt xấu, nên mới sinh ra tham lam, sân giận, và si mê để rồi chịu nhiều phiền muộn khổ đau.

Lời Phật dạy về những điều khó

Khi tâm lý bị xáo trộn làm cho chúng ta hoang mang lo sợ, làm gia tăng thêm phiền muộn khổ đau. Mỗi khi có sự cố xãy ra như vậy, ta cần phải  quán chiếu, tư duy sâu sắc, thì mới đủ sức chuyển hóa tham, sân, si thành vô lượng trí tuệ, từ bi. Khi bị tham lam lam ích kỷ sai sử, ta có thể quán sát như sau: “Tôi đang tham, tôi biết đang tham, tôi biết có những ham muốn đang làm mờ tâm trí tôi”. Khi quán sát như vậy thì tự nhiên trạng thái tâm tham sẽ dần hồi biết mất.

Chúng ta hãy nhìn thẳng vào mọi diễn biến đang xãy ra như là một thực tại nhiệm mầu. Hãy sống cho những giờ phút ngày hôm nay, cái gì đến nó sẽ đến, dù ta có không muốn cũng không được. Phật dạy: Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính là đây.

Đức Phật muốn nhắc nhở chúng ta rằng, nhận thức và hiểu biết của chúng ta còn hạn hẹp lắm, nếu ta cứ tiếc nuối quá khứ tốt mà đánh mất chính mình trong hiện tại, còn nhớ lại quá khứ đau buồn khiến ta bi lụy khổ đau.

Bởi quá khứ đã qua rồi chúng ta có muốn quay lại để nắm bắt nó cũng không được, suy nghĩ tiếc nuối về nó chỉ thêm buồn phiền. Tương lai còn ở chân trời xa tít, có ai biết nó sẽ ra sao mà mơ tưởng viễn vông không thực tế. Ta chỉ tin nhân quả, buông xả những ý niệm đã qua, sống ngay với giây phút hiện tại, ta tham, ta giận, ta si mê, ta đều biết rõ, nhờ vậy ta sẽ cảm thấy an ổn nhẹ nhàng.

Nếu ta không biết chấp nhận hiện tại như nó đang là, để sống bình thản an nhiên với những được mất, hơn thua của dòng đời thì dung sắc của ta sẽ nhanh chóng héo tàn như lau xanh lìa cành.

Một tinh thần giáo dục nhân bản mà Thế Tôn truyền dạy là tinh thần biết sống và bằng lòng với những gì đang có trong hiện tại. Phật dạy: Không than việc đã qua, không mong việc sắp tới, sống ngay với hiện tại, do vậy sắc tốt tươi. Do mong việc sắp tới, do than việc đã qua, nên kẻ ngu héo mòn, như lau xanh lìa cành.

Với kiếp sống của con người, nếu chúng ta không có hiểu biết chân chính, không tin sâu nhân quả thì ta sẽ than trời trách đất, oán ghét ghét người thân, đổ thừa cho xã hội mà ta vô tình đánh mất chính mình.

Nếu đi sâu vào ngành tâm lý trị liệu, họ phân tích rằng phần lớn các cảm xúc khổ đau, đều do con người suy tưởng quá nhiều mà thất vọng, bởi những chuyện bất như ý.

Khi ta lỡ làm một điều gì đó lầm lỗi, ta cảm thấy ân hận và hối tiếc, thì như vậy sẽ làm cho ta càng bi thương buồn khổ thêm, tốt nhất là ta hãy xem xét lại mình đã làm gì đúng hay sai? Nếu thực sự đó là một hành động làm tổn hại người khác, thì ta hãy quán sát như sau: “Ta đã hành động không đúng lẽ phải rồi, nên ta xấu hổ và ăn năn sám hối”. Nhờ vậy ta sẽ bớt phiền não, ân hận, ray rứt và tiếc nuối.

Chúng ta thường có ước muốn được phát triển và thành công trọn vẹn. Người có tâm lý này luôn muốn khuếch trương cái mình có. Họ muốn chứng tỏ với mọi người, tầm ảnh hưởng của mình được nhân loại chú ý và quan tâm. Người ta cố sức tạo danh thơm tiếng tốt để mọi người biết đến mình nhiều hơn. Một người vợ có thể cố gắng điều khiển chồng hay ngược lại. Lòng tham muốn thống trị người khác thể hiện tâm lý tham lam và ích kỷ.

Chúng ta thường khi đạt được một mục đích nào đó, thì lòng tự mãn phát sinh. Thái độ tự mãn đó, dễ làm cho con người có thể khinh thường người khác. Người quá tự mãn về chính mình, dễ xúc phạm đến người khác làm cho người đó cảm thấy bực tức khó chịu, nén cơn giận trong lòng mà ôm mối hận thù chờ cơ hội trả đũa.

Khi chúng ta không đạt được một mục đích gì đó thì sinh ra tâm chán nản, mặc cảm tự ti do không còn tự tin nơi bản thân mình. Người như thế hay có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác. Chúng ta sẽ thay đổi tư duy và dùng các phương pháp để thực hành.

Phật Dạy:

Phật dạy: “Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy sống trong giây phút hiện tại”.

Lời Phật dạy về nhân quả báo ứng

Trước tiên chúng ta sẽ tư duy về nhân quả, nó là một thực tại thiết thực trong suốt cuộc sống, bất cứ chúng ta làm gì đều cũng theo quy luật nhân duyên quả. Dựa trên cơ sở nhân quả, chúng ta tin rằng chết không phải là hết mà chỉ thay hình đổi dạng tùy theo nghiệp báo đã gieo tạo trong hiện tại, để cho ra kết quả trong tương lai. Khi tin có kiếp sống luân hồi, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận những gì đến với ta, dù tốt hay xấu. 

Tất cả các pháp sinh diệt đổi thay, là do nhân duyên tích lũy tương tác của nhiều yếu tố khác nhau, theo nguyên lý cái này không thì cái kia không, cái này có thì cái kia có. Nhân của hoa là hạt giống, nhưng đất, nước, ánh sáng mặt trời và sự chăm sóc của con người thì cây mới có thể sống. Không đảm bảo đầy đủ các yếu tố trên sẽ khiến cây hoa khô héo, rồi từ từ chết đi.

Khi chúng ta đạt được điều gì mong muốn, ta không nên quá vui mừng, hoặc quá hãnh diện tự hào. Chúng ta cũng nên biết rằng những gì hôm nay mình thực hiện được, rồi một ngày nào đó cũng sẽ đổi thay, do đó ta không quá thất vọng khi đối mặt với những chướng duyên hay nghịch cảnh. Khi tâm có sự định tĩnh và sáng suốt, sẽ giúp cho ta dễ dàng buông xả các tâm niệm xấu ác.

Ai cũng muốn mọi người đối xử tốt đối với mình, nhưng lại ít khi nghĩ đến việc giúp đỡ người khác. Có nhiều người khi lầm lỗi thì đòi hỏi phải được tha thứ, nhưng khi thấy người khác làm lỗi, thì họ sẽ không chấp nhận mà còn phê phán chỉ trích mạnh mẽ.

Chúng ta muốn được an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh, ta cần phải thể nhập tâm thanh tịnh sáng suốt. Khi được như thế ta mới có thể từ bi, đồng cảm, tha thứ và biết quan tâm đến người khác với tinh thần không vụ lợi.

Phật dạy: “Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy sống trong giây phút hiện tại”. Nếu ta quá ưu tư tiếc nuối về quá khứ, hay lo nghĩ mơ mộng về tương lai, để luôn hoang mang lo sợ ta sẽ đánh mất mình trong hiện tại bởi được mất, hơn thua, thành công hay thất bại.

Tin bài có liên quan

Trời Đất Bao La Nhưng Lòng Tham Của Con Người Còn Mênh Mông Hơn Thế

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Muốn Cuộc Sống Viên Mãn, Phật Khuyên Bỏ Những Điều Này: Sát Sinh, Bất Hiếu

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Những Câu Chuyện Phật Dạy Về Duyên Nợ Trong Tình Yêu Đáng Suy Ngẫm

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

7 Nguyên Tắc Theo Lời Phật Dạy Mang Lại Sự Giàu Có: Siêng Năng, Tiết Kiệm Và Bố Thí

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Nghĩ Về Biển Đông, Lại Nghĩ Lời Phật Dạy Về Phép Lục Hòa

Nghĩ về biển Đông, lại nghĩ lời Phật dạy về phép lục hòa

Hãy Ghi Nhớ 20 Lời Phật Dạy Để Có Cuộc Sống An Nhiên

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Nữ Diễn Viên Màn Bạc Việt Trinh: Phật Dạy Thân Thể Chúng Ta Cũng Chỉ Là Cõi Tạm

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Lời Dạy Của Đức Phật Về Ăn Chay

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Lời Phật Dạy: Phụ Nữ Cần Làm Gì Khi Phát Hiện Chồng Ngoại Tình?

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Ý Nghĩa Cội Rễ Của Luật Nhân Quả

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Load More

Discussion about this post

Mộng Trung Ngộ Mộng

Mộng trung ngộ mộng

MỘNG TRUNG NGỘ MỘNG TN Huệ Trân             Trong giấc ngủ, nằm mơ đã là những gì không thật,...

Gia Đình Là Nền Tảng Xã Hội

Gia đình là nền tảng xã hội

GIA ĐÌNH LÀ NỀN TẢNG XÃ HỘI Thích Đạt Ma Phổ Giác Chủ yếu cuộc sống của thế nhân hằng...

Chùa Sắc Tứ Cổ Tích Thiên Tứ

Chùa Sắc Tứ Cổ Tích Thiên Tứ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai Quyển Hạ

GIÁO KHOA PHẬT HỌCCấp Hai - quyển hạ(Trung Cấp Phật Học Giáo Bản - nguyên tác Hán ngữ của cư...

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 3

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ Toàn Không   MỤC 4:  PHƯƠNG CÁCH TU PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ:   I) – TRỌNG...

Mối Liên Hệ Giữa Đại Văn Hào Lev Tolstoy Và Đạo Phật

Mối liên hệ giữa đại văn hào Lev Tolstoy và Đạo Phật

Thời gian gần đây, có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa Đạo Phật và nhà văn...

Bốn Sự Thật Cao Quý

Bốn Sự Thật Cao Quý

Bốn Sự Thật Cao Quý   Sau khi Đức Phật giác ngộ, bài giảng đầu tiên của ngài tập trung...

Tha Thứ Và Quên Đi (Song Ngữ Việt Anh)

Tha thứ và quên đi (song ngữ Việt Anh)

THA THỨ VÀ QUÊN ĐITrích từ cuốn: Khó khăn của cuộc đời và Trách nhiệm của con ngườiHòa thượng K. S....

Tạo Điều Kiện Để Thực Hành Pháp

Tạo Điều Kiện Để Thực Hành Pháp

Lama Yeshe LÀM CHO THỰC HÀNH PHÁP TRỞ NÊN HIỆU QUẢ Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và...

Bhagavadgītā: Vài Đặc Điểm Đạo Đức Trong Sự So Sánh Với Phật Giáo

Bhagavadgītā: Vài Đặc Điểm Đạo Đức Trong Sự So Sánh Với Phật Giáo

Bhagavadgītā là một trong những thánh điển quan trọng của Ấn giáo. Tuy xuất hiện sau các Veda và một...

Kinh Kỳ-Lợi-Ma-Nan (Girimànandasutta)

Kinh Kỳ-lợi-ma-nan (Girimànandasutta)

KINH KỲ-LỢI-MA-NAN  (Girimànandasutta)   Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng...

48 Tọa Đàm Về Hộ Niệm: Khế Lý Khế Cơ

 48 TỌA ĐÀM KHẾ LÝ - KHẾ CƠ (Trọn Bộ) Tác Giả: Cư Sĩ Diệu Âm (Úc Châu) LỜI TRẦN...

Bẩy Pháp Giúp Quốc Gia Hưng Thịnh

Bẩy pháp giúp quốc gia hưng thịnh

. Tuy vậy, Ngài cũng rất chú trọng đến việc . Theo Đức Phật, một đất nước muốn cường thịnh...

Để Trở Thành Phật Tử Chân Chính Tập 2

Để Trở Thành Phật Tử Chân Chính Tập 2

ĐỂ TRỞ THÀNH PHẬT TỬ CHÂN CHÍNH TẬP 2 Thích Đạt Ma Phổ Giác   BÀI 12- CHÁNH TÍN NHÂN...

Chín Trường Ca Phật Giáo

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Mộng trung ngộ mộng

Gia đình là nền tảng xã hội

Chùa Sắc Tứ Cổ Tích Thiên Tứ

Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai Quyển Hạ

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 3

Mối liên hệ giữa đại văn hào Lev Tolstoy và Đạo Phật

Bốn Sự Thật Cao Quý

Tha thứ và quên đi (song ngữ Việt Anh)

Tạo Điều Kiện Để Thực Hành Pháp

Bhagavadgītā: Vài Đặc Điểm Đạo Đức Trong Sự So Sánh Với Phật Giáo

Kinh Kỳ-lợi-ma-nan (Girimànandasutta)

48 Tọa Đàm Về Hộ Niệm: Khế Lý Khế Cơ

Bẩy pháp giúp quốc gia hưng thịnh

Để Trở Thành Phật Tử Chân Chính Tập 2

Chín Trường Ca Phật Giáo

Tin mới nhận

An lạc – Trạng thái cần có để được hạnh phúc

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Đức Phật có phải là Thượng đế hay không?

Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Đường về Câu Thi Na hôm nay

Đức Phật lắng nghe từng câu sám hối, cảm thông từng giọt nước mắt muộn màng

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Đức Phật dạy có 5 điều người tu hành cần nên tránh

Suy nghiệm lời Phật: Sinh nhà tôn quý

Hiểu thế nào về câu “Duy ngã độc tôn”?

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (I)

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn

Đức Phật đã dạy con như thế nào

Vì sao Đức Phật nhập mẫu thai trong hình tướng voi trắng?

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Suy ngẫm từ nắm lá trong bàn tay Phật

Tin mới nhận

Bài Kệ Bốn Câu

Nhắc nhở về điều không thể tránh khỏi

Con Đường Dài Qua Những Bài Thơ Ngắn Của Đỗ Nghê

Maha Prajna – Maha Karuna (Đại Bát Nhã Và Đại Từ Bi)

Thich Tri Quang And The Vietnam War – James Mcallister

Kinh Tập Pali-Việt – Tỳ khưu Indacanda dịch Việt

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Nghệ Thuật Biểu Thi Nhân Dạng Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Giúp Vợ Thoát Khỏi Mê Tín Dị Đoan – Tt. Thích Nhật Từ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 43)

Chân thật nghĩa của giàu và vui

Giữ tâm ý trong sạch

21. Vô Thường

Hóa Giải Bất Hòa : Những Điều Đức Phật Dạy

Đức Đạt Lai Lạt Ma Thăm Quốc Hội Hoa Kỳ

Đạo Phật: Tôn Giáo Của Hòa Bình

Tình nhớ làm sao quên

Tại sao tay đức Phật chạm đất?

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Dã can bị cành cây gãy rớt trên lưng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 230)

Làm Bạn Với Kinh Pali

Kinh Lời Vàng

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 1

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 05)

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

Cúng dường cho vị Tăng bệnh, được phúc báu đại cát đại phú

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 17)

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Kim Cang Tứ Tướng Hay Nơi Tâm Không Mở Bày Cõi Diệu Hữu

Vài Suy Nghĩ Nhân Đọc Tạng Kinh Nikaya Tiếng Việt

Tâm Kinh Bát Nhã Qua Cái Nhìn Của Nhà Thiền

Kinh Niệm xứ (song ngữ Việt-Anh)

Kinh Kalaka Sutta: Thấy Biết Mà Không Dựng Lập Thấy Biết

Phẩm 25: Phổ Môn

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 01)

Ta Không Tranh Luận Với Đời – Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

Kinh Quán Niệm Hơi Thở

Tin mới nhận

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Hoàn Tướng Hồi Hướng

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Tuyên Hóa

Pháp Môn Một Đời Thành Phật

Ba Bài Khai Thị Cho Oan Gia Trái Chủ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Pháp Niệm Phật Nào Đúng?

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 67)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 26)

Chánh tri chánh kiến

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 27)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 72)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese