THIỀN VÀ THI CA TRONG THI KỆ MÃN GIÁC THIỀN SƯ
Như Hùng
hết Đêm qua sân trước một cành
mai”.
Mãn Giác, một thiền sư mang đầy nghệ
sỹ tính đã để lại trần gian đóa mai vụt nở trước sân mà ngàn năm vang vọng
trong vô cùng vẫn không hề tan rã, ở đó hương sắc quyện vào hư không tô thắm
khung trời nghệ sỹ, trong ấy còn lại những vần thơ mang mang bao phủ đất trời.
Cả cuộc sống được dựng nên từ lời
thơ, thế giới núp mình trong đóa mai chớm nụ và tính chất nghệ sỹ đượm nhuần
trong hương sắc phảng phất đi vào cõi tĩnh mịch trong vô cùng. Chỉ có lúc đêm
khuya bặt hết tiếng côn trùng, mọi vật chìm lặng trong màn đen cô tịch mờ ảo,
chỉ còn đóa mai hé nụ điểm tô cho đêm trường, những rung cảm bỗng chốc đi vào
từng thớ thịt làm ấm lại sinh động cho tâm thức, cuối cùng những tinh hoa của
đất trời từ từ tuôn chảy dệt nên những vần thơ tiếng nói trong thời không.
Bóng dáng và dấu vết của chặng đường
đó bật tung ra khỏi ngưỡng cửa quyền năng, còn lại những biến hóa phù thủy
quyện vào đôi tay tung ra những vần thi kệ, mà cho đến bây giờ cành mai của năm
xưa bỗng hiện hình làm tươi mát cho đất trời cho cuộc sống hôm nay.
Con người và thi ca, biên giới của
mộng và thực:
Sự hiện hữu của con người được kể
như vô nghĩa nếu không nhờ thi ca làm đẹp cuộc đời. Con người vốn là dòng sinh
mệnh trôi lăn giữa những phong ba bão tố, thỉnh thoảng dừng lại với những biến
động trá hình cuả hạnh phúc, mà đúng ra là cửa ngõ của những nghịch cảnh khác.
Hạnh phúc mà chúng ta đang trực diện nếu có, chỉ là bóng dáng giữa mộng và
thực, ranh giới của nó tựa như đường tơ kẽ tóc, như nhát kiếm chém phăng vào
dòng nước đang chảy, biên giới nầy mong manh như chính thân phận con người.
Thực cũng chỉ là mộng được dệt nên
từ có của thời gian, những khởi động đi qua nhanh như tia chớp, tạo cho ta
tưởng chừng đó là hiện thực, sự thấp thoáng mờ ảo đó, biến thế nhân trở thành
đối tượng chỉ sống với cảm quan phong phú, được dệt nên và hình thành từ cuộc
sống vốn tràn ngập phi thực. Ý tưởng nhận thức được hưng khởi theo chiều hướng
sai sử tác động, không nằm nơi nguyên ủy của lý lẽ vượt thoát.
Con người sống với niềm kiêu hãnh,
ôm giữ những gì có được trong đôi tay, yên mình theo nghĩa thực hữu, quan cảm
nếu được xuất hiện trở thành định lý bất di bất dịch, vì thế chặng đường đập vỡ
thành trì cứng nhắc của tưởng quan lắm lúc trở nên bất lực.
Biên giới được xem là ngăn cách
không tạo cho con người cảm thông với sự biết và không biết, giữa say với tỉnh,
giữa mộng với thực. Khi nào ranh giới này bị san bằng tiêu hủy thì mộng và thực
ấy còn lại một khối duy nhất, vượt ra ngoài những biên kiến, say bới tỉnh như
cơn lốc cuốn hút vào hư vô. Có ai tỉnh hoài mà không say? Có ai say hoài mà
không tỉnh? nhưng, nếu tỉnh theo nghĩa tỉnh của thực tại thì điều này cũng chỉ
trá hình của say, bởi lẽ hiện thực được dựng nên từ cảm quan, tưởng chừng chứ
không phải là một thực tại với những tra vấn khám phá, những đặt lại nếu có,
thì thực tại này trở thành phi thực ngay. Nếu trở thành phi thực thì sự có mặt
của con người há không phải đang say hay sao?
Biên giới thi ca nằm ngay khoảng đó,
tạo cho con người cách thức nhìn sự vật theo những cảm xúc lạ thường, vượt ra
khỏi cuộc đời bên cạnh lối nhìn thi vị. Với thi nhân, nếu trăng là trăng thì
trăng không còn thơ mộng, huyền ảo nữa và Lý Bạch đâu có tự mình nhảy xuống
sông vì chỉ muốn ôm giữ một vầng trăng. Vầng trăng mà họ Lý muốn có được trong
đôi tay bé nhỏ của mình chính là vầng trăng của mộng và thực. Vì nếu, họ Lý
biết là trăng chiếu rọi bóng ở dưới nước, thì đâu tự mình tìm lấy cái chết oan
uổng. Còn nếu bảo rằng trăng là thực thì ông cũng thừa hiểu rằng cỏi thực ấy
chỉ có ở trên nền trời trong xanh chứ đâu nằm ở dưới nước, nhưng họ Lý đã thoát
ra ngoài tương quan, nên tìm đến vầng trăng mà không cần biết trăng ấy từ cõi
nào. Chừng đó cũng đủ rồi, tra vấn nhiều thì trăng không còn thơ mộng nữa.
Nhưng không có nhĩa nhìn trăng và
thấy đó là đơn thuần thì cuộc sống và thi nhân hóa ra vô vị sao? Ngôn ngữ thi
ca trở thành một thứ quyền năng biến hóa không lường. Có như thế Hàn Mặc Tử mới
bắt “trăng nằm sóng sõi trên cành liễu” hay Xuân Diệu mới bắt
“gió hôn trên má”. Không phải thi nhân có quyền năng, nhưng sự sáng
tạo để dệt nên thi ca trở thành quyền biến và đưa tri giác của thi nhân thoát
ra ngoài những sai biệt mà một con người bình thường không thể tìm được. Thi
nhân là kẻ cố gắng khám phá những gì đang bị che dấu, khuất lấp trong thực tại.
Sự cố gắng này không có nghĩa phải nặn óc để có những vần thơ, mà điều này là
cách nhìn mới lạ vốn đã được un đúc sẵn trong thi nhân, có cơ hội nhìn ngắm đối
tượng thì cảm xúc trào dâng, vui buồn đối với thi nhân cũng chỉ là sự pha trộn
giữa mộng và thực, khám phá truy tìm những mới lạ không có nghĩa để từ đó chạy
trốn cuộc đời mà phải sống thực và gần gủi với đời. Trong niềm hoan lạc hay
trong khổ đau ngôn ngữ thi ca đều có mặt, diễn tả những trạng huống nầy thơ
mộng ngay lúc khổ đau đến độ dư thừa:
Đế” Ba vòng xích sắt bước thì
Vương” (Cao Bá Quát)
Điều quan trọng là phải hoán chuyển
những thực trạng đó trở thành ngôn ngữ mà đối tượng thưởng thức tìm thấy giá
trị siêu việt. Thi nhân không cần phải áp dụng đến nghệ thuật, vì thi nhân vốn
đã là một siêu nghệ thuật rồi, nếu sự chuyển hóa phải có nghệ thuật thì sự trào
dâng để có thi ca trở nên đè nén trong nghệ thuật. Thơ được xuất hiện khi đi
qua quá trình cảm nhận và rung cảm, nếu muốn xử dụng nghệ thuật thì phải xử dụng
trước khi rung cảm. Một khi rung động xuất hiện, thi nhân không nỡ chèn ép dù
đó là nghệ thuật để thi vị lời thơ. Nhưng nếu thơ được xuất hiện trong ngăn
ngại thì hồn thơ trở nên tức tưởi và ngôn ngữ thi ca không còn dệt từ những cảm
quan tuyệt diệu nữa. Nó trở thành công lệ của nghệ thuật.
Thiền trong thi ca:
Thiền là thực thể của những sinh
động, biến hóa liên tục, gây chấn động tâm thức để từ đó đạt được giác ngộ.
Thiền hướng đến trực ngộ, chứng nghiệm thực trạng trong những sinh khởi bình
thường, không qua lăng kính phân biệt mà phải nhìn thẳng bằng định lực, không
đắm chìm trong những lý luận huyền ảo, quán chiếu mọi tương quan hiện tượng
bằng đôi mắt cảm thông không ngần mé, nhưng hẳn chắc không gì ngăn trở nổi.
Trong hầu hết những công án của
Thiền đều ẩn mang cốt cách văn chương thi ca, như một câu nói lơ lửng, một bài
thơ không hiểu nổi. Nhưng, chính cái lửng lơ ấy tạo cho kẻ đối diện hoang mang,
ray rứt, bí lối trước những suy luận và cuối cùng bỗng nhiên lăn mình trường
tới cửa ngõ rỗng không.
Thiền bao phủ len lõi bàng bạc trong
thi ca khá nhiều, nhất là thi nhân một khi muốn hiểu cảm thông đối tượng, trước
hết phải cảm thông chính mình, và để từ đó bắt nhịp, phơi bày trao gởi lời thơ.
Thơ là một cách hiểu, lối sống với sự vật trong mọi hoàn cảnh gợi hứng cho thi
nhân, tuy nhiên sự hiểu lắm lúc vẫn còn kẹt vào những so đo phán xét, theo bản
năng lôi kéo những hiện vật trở thành sản phẩm đơn thuần lý trí. Chỉ có sự hiểu
biết của siêu nhgiệm, vượt thoát ra ngoài biên giới mọi tương quan thường nghiệm,
thì mới có thể đạt tới đích của Thiền là tạo năng lực thể nhập vào thi ca,
không còn nhị nguyên mà là một. Bởi vì trí huệ hình thành là nhờ phá tan đi chủ
thể, khách thể, những lý luận nếu không tiêu hủy sẽ thành ngăn ngại, như thế
chặng đường tìm đến sự dung hòa hội nhập biến thành hố thẳm chôn chặt cuộc đời.
Thiền có công năng linh diệu trong
việc hướng tri thức khi nhìn muôn vật trở nên siêu thực, nhìn với cách nhìn,
lối nhình như thị, không thành kiến mà phải ly khai ra khỏi những đối lập, phải
biến sở hữu của riêng mình thành chung của vạn hữu – Thi nhân nếu không khơi
dậy con đường cảm xúc, rung động toàn triệt thì thi ca không đạt được tận cùng
vi diệu và như vậy lời thơ không trài hương, ươm mật. Thi nhân cũng có thể dệt
những rung cảm của mình trên lối về thăng hoa hiện hữu, nhưng cũng có thể biến
ray rứt của mình nhuộm đen tối khổ đay thêm cho đời. Điều này hoàn toàn tùy
thuộc vào bản năng đang ngự tiềm ở thi nhân.
Chúng ta thử tìm những sắc thái đặc
thù trong một vào công án bằng thi ca của Thiền, như Viên Chiếu Thiền Sư có lần
đáp:
Ngài diễn tả thực trạng nhưng, trong
ấy có một cái gì nhắn gởi bất động như chính cái yên lặng trổi buồn của cây
tùng. Và cũng lần khác ngài đáp khi được hỏi về “Chân”
Nha”
Có ai hiểu được tiếng đàn Bá Nga
ngoài Tử Kỳ ra? Cái lơ lửng của Thiền như chính cái lơ lửng của thi ca vậy. Nếu
nhìn nước với con mắt của khoa học, của lý trí thì nước được cấu tạo bởi H2O
nhưng, với nhãn quan thi nhân lại thấy nước là bến đò tiễn biệt, những hẹn hò
chờ đợi hoang vắng, cô quạnh trong buồn đau, lững lờ trôi như dòng nước v.v…
cách nhìn đó xuyên qua thực thể, chặng đường nầy gần giống với Thiền trong việc
tìm những bí ẩn đằng sau mọi tương quan. Nhưng, thi nhân hầu hết từ đó khởi lên
những hoài cảm, xót xa, thương tức, dĩ nhiên vẫn hơn những đối tượng không tìm
thấy được lý lẽ này, vì còn cơ may nhìn lại sư đau thương ấy. Ngược lại, với
Thiều truy cứu về hiện tượng bằng những cung cách nầy nhưng, vượt lên trên ở
điểm Thiền không phải là thực thể chết cứng lặng thinh, mà rất linh diệu, tươi
sáng, nhìn sự vật trôi qua, biến hiện, bằng con mắt thờ ơ, lãnh đạm không hề lo
sợ mảy may nào.
Ngoài những điều trông thấy như nước
chẳng hạn, nếu sự đơn thuần nước là nước thì bình thường quá, nhưng mặt trái
nuớc vẫn là cái gì có thể là điểm nhớ nhung, hy vọng, tùy theo trạng huống mà
đối tượng đã gặp. Thiền lột trái bộ mặt ấy và đưa con người nhìn thẳng vào đó,
đừng lo sợ vu vơ và đặt tra vấn ngay nếu, mặt trái là sự hẳn nhiên thì tại sao
không từ đó để thấy rằng đàng sau những xô bồ, tan rã có một cái gì rất thực,
rất thi vị, mà ngôn ngữ không diễn tả được. Đừng run rẩy phải đối diện với hùng
lực sẵn có trong mỗi người, dung hòa được điều này thì cuộc sống không còn đau
khổ triền miên nữa, mà phải bắt nhịp cảm thông như thi nhân đã thi vị cuộc đời
bằng chất liệu lời thơ, phải vượt ra khỏi trói buộc, như những Thiền sư đã từng
vượt, thì cuộc đời không còn phù vân mộng ảo nữa, có một cái gì đáng yêu nên
thơ trong ấy.
Sự dung hòa giữa thiền và thi ca
trong Mãn Giác:
Mãn Giác Thiền Sư (1052-1096) đã
tổng hợp dung hòa những sắc thái độc đáo của Thiền tác động và hưng khởi cho
thi ca. Trong ấy ta tìm được những vần thơ theo hình thái thi kệ một cách bình
dị, thường nhật, thanh thoát, nhưng đã chứa những nghĩa mầu thầm kín, vén mở
chân trời huyền nhiệm mà thi ca ẩn mình trong đó.
Mãn Giác khơi dậy sự vật hiện hữu
trước mắt với lối nhìn đặt nguyên vị trước và sau chính nó đã nằm, không hẳn
phải tách rời ra khỏi tư thế. Điều quan trọng từ đó thăng hoa và đưa nó trở nên
biểu tượng tối cần để ngắm nhìn. Mãn Giác đặt vấn đề hết sức dung dị, sự tồn
tại, diệt vong của nó theo quan điểm con người và thi nhân, cũng như giữa thi
nhân với Thiền Sư. Tra vấn của Mãn Giác được xuất hiện đồng lúc với thời điểm
ngự trị của thời gian, nhưng điều này đã mở bày khi hình hài, hương sắc chính
nó hiện diện ở trần thế.
Người nghệ sị thi nhân đến giữa cuộc
đời không nhất thiết phải để lại những vần thơ bất hủ, sự có mặt của họ chính
là vần thơ tô thắm cho những giá trị mà con người ít tìm thấy. Có làm thơ cũng
chỉ dệt nên những rung động, và sự nói năng nầy là những tiếng vọng lên, sau đó
vụt tắt qua mau, nhưng có ai dám bảo rằng kẻ ấy không gởi gấm cả một tấm lòng
cho nhân thế? Hồn thơ khi đã được xuất hiện, nó bàng bạc ăn sâu và thâm nhiễm
vào chính ngay đối tượng. Nếu, sự vật được đôi mắt thi nhân ghé qua dù không
dệt nên thi ca thì nó vẫn in dấu và tỏa ra những sắc hương hơn những sự vật
khác, sự vươn lên cuả nó đã tô thắm, làm đẹp cuộc đời bằng ngữ ngôn im lặng.
Sắc vị ấy phảng phất bay chập chờn trong hư không, một lúc nào đó chúng ta thật
sự nhìn ngắm giải lục trắng trên nền trời xanh, hay ánh trăng lung linh huyền
ảo, màu sắc và yên lặng đó cho chúng ta những rung động mà chính nó đã được un
đúc những cảm nhận của thi nhân từ trước.
nguyệt Thời nguyệt năng thường chiếu cổ
nhân”
Người xưa không thể trông thấy được
vầng trăng hôm nay, nhưng ánh trăng hôm nay trước đó vốn đã chiếu rọi người
xưa. Để rồi bây giờ hương sắc người xưa vẫn còn đó, ẩn mình trong thăm thẳm
mênh mang. Cổ nhân đã đi qua nhưng ánh trăng còn ở lại để điểm tô và làm đẹp
cho con người. Sự ngự trị rung động của thi nhân có mãnh lực phi thường, hoán
chuyển sự vật theo cách nhìn và tạo cho con người duyên theo đi vào lối khác
tràn ngập màu sắc âm thanh kỳ ảo.
Mãn Giác thiền sư người đã để lại
một bài thơ mà ngàn năm trôi qua giá trị vượt ra ngoài tử sinh. Âm vang của nó
tựa như tiếng thì thầm được cất lên từ đỉnh cao chất ngất vang vọng xuống trần
gian. Làm cho con người sực nhớ đến sự tàn phá hủy diệt của thời gian, nhưng
trong đó âm hưởng vẫn tồn tại trong vô cùng, vượt thoát có không.
Thời gian là mấu chốt cột chặt, được
con người lập nên và cũng chính từ đó hủy hoại những hình ảnh không chút tiếc
thương. Nhưng với Thiền sư kẻ thoát ra ngoài cõi sống chết thời gian không còn
động đến, bốn mùa không duyên theo lấy gì mà lập. Khi tạo cho đời sự dung hòa,
Thiền sư y cứ nơi đó hé mở cho thế nhân đàng sau những chồng chất tàn phá ấy
còn lại một cái gì rất là thơ, rất là thực. Hoa tàn rơi rụng để rồi chìm lặng
ẩn mình trong hư vô, tạo nên kiếp lang thang trước ngưỡng cửa chờ đợi tiếp nối.
Nhưng, đó là sự chuyển mình để sinh thức tồn tại ở môi giới khác. Với nhãn quan
của Thiền sư nó đã bị chiếu vào tận cùng nguyên thể mà chính nó đã đi qua, đây
cũng là phương cách huân trưởng cho sự vươn lên một lối và cách tồn tại khác.
Sự hiển lộ nầy vẫn trá hình len lõi chứ không hẳn kết thúc một đời. Hoa tan
biến theo bản năng thông thường được dựng nên theo những nguyên lý thành, trụ,
hoại, diệt. Nhưng đêm qua sân trước một cành mai nở rộ, mãi mãi tồn tại trong
vô cùng, không ai có thể tàn hủy mà chính nó đã hiện hữu trong vượt thoát. Cành
mai Mãn Giác thi sỹ trông thấy, không được dựng lên từ thời gian, nó đã xuất
hiện tồn tại ngay trong mọi sinh diệt của cuộc đời. Bóng dáng của nó không nằm
ở đâu trong hay ngoài nhưng, tất cả chính là sự có mặt phi thường của nó.
Tính chất nghệ sĩ trong con người
Mãn Giác:
Mãn Giác được mệnh xưng là con người
nghệ sỹ, nhưng vượt lên trên tất cả những gì được gọi là nghệ sỹ. Nghệ sỹ ở đây
được hiểu theo nghĩa những rung động, những cảm hứng vụt khởi, để rồi còn chỉ lại
lời thơ, một chút gì đẹp thấp thoáng ẩn hiện trong vô cùng. Và nghệ sỹ ở đây
theo nghĩa lãng quên, làm tất cả nhưng không hề nhớ mình đã làm cái gì cũng như
không có cái gì để làm cả, không một vật nào có thể trói buộc ngăn ngại được.
Nếu có nhớ thì sự nhớ ấy chỉ là cách để quên và đôi khi sự nhớ nầy trở thành vô
niệm trong đó. Vượt lên trên những phê phán ngộ nhận, đạp tung những gì được
gọi là định thước. Những thứ ấy không cần thiết và không làm trở ngại nhất là
con người nghệ sỹ giải thoát.
Mãn Giác đã đẩy lui thời gian ra
khỏi ngưỡng cửa chờ mong, phóng mình tới đích phi thời gian. Đêm trước sân cười
một nhánh mai đã chấn động cả đất trời, như tiếnng vang đinh tai nhức óc làm
con người chơi vơi giữa khoảng tử sinh.
Con người đo lường cuộc sống và sự
sống bằng thời gian, chờ đợi để được trả lời những nghi vấn, thực ra nó hình
thành cũng do chúng ta muốn kiểm chứng đo lường, để rồi sau đó chính nó gây nên
những tác động, làm con người trở nên lệ thuộc và đau khổ khi bị đào thải, tàn
phá, như Xuân Diệu chẳng hạn, xuân vừa đến bỗng sợ xuân mất. Dù rằng Xuân Diệu
đã thấy được sự vô thường trong đó.
đang qua Xuân còn non nghĩa là Xuân sẽ già Mà Xuân hết thì đời tôi cũng
mất!”
Trái với Mãn Giác bỏ đi thời gian,
quên đi mọi vật, chỉ còn cành mai đang phơi sắc tồn tại mãi nơi tâm thức, không
còn gì có thể chi phối được nữa. Bản thể khi đã thấu rõ, đâu còn băn khoăn lo
lắng, thương đau, ngược lại có thái độ bình tĩnh, tự tại, an nhiên trước những
đổi thay biến hiện. Con người nếu đạt được điều này có thể vẫy tay chào tạm
biệt thời gian không một luyến tiếc như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu với mấy vần
thơ:
biết Ta cảm thương ai viết mấy lời Thôi thì: Cùng thu tạm biệt Thu hãy tạm lui Chỉ để khách đa tình đa cảm Một mình thay cảm những ai ai?
Tính chất nghệ sỹ ấy nếu được khơi
mở đúng lúc thì cuộc đời là một cuộc thơ, thăng hoa trên lối về, làm nở những
đóa hoa trong vô cùng mà hình ảnh của nó tô thắm khung trời mơ. Mãn Giác đã ý
thức một cách thân thiết trọn vẹn về con người, những tương quan hiện hữu nếu
không được buông bỏ ra khỏi cuộc đời thì trở thành gánh nặng cho mình. Chỉ có
tính chất nghệ sỹ mới dám đạp tung ra khỏi đôi vai và tâm tư chính mình. Nếu,
áp dụng Thiền trong sự pha trộn thì nghệ sỹ này rong chơi dạo khắp nẻo luân hồi
hỗn độn mà không hề bị hề hấn chùng bước. Đi vào cuộc đời tựa như đến khu vườn
với trăm ngàn hương thơm cỏ lạ đang chờ đón. Nếu trong ấy có những đóa hoa nào
tàn rơi rụng thì với nghệ sỹ tính không khởi lên mối thương đau, vì đó là cách
biến dạng để đến môi sinh khác. Và nếu có thương đau thì sự thương đau ấy chỉ
là rung động để từ đó dệt nên lời thơ, chắc hẳn sau đó bỗng như gió thoảng mây
bay, còn lại chút gì nghệ sỹ truyền cho nhân thế. Đôi lúc thi nhân không cần
đến sự thưởng thức của kẻ khác, bởi lẽ mấy ai rung động trọn vẹn như thi nhân
đã từng rung động, và nếu có, chắc gì hiểu được ý thơ. Với nghệ sỹ thơ nếu được
trào dâng thì điều ấy có nghĩa là thông lệ, không nhất thiết để người thưởng
ngoạn mà không bắt đúng nhịp.
Một bài thơ được kể như hay nhất là
bài thơ không bao giờ được viết nên lời.
Tại sao Mãn Giác để lại cho đời bài
thơ:
Đối tượng của thi ca là sự vật sinh
động trong im lặng nhiều nhất, chính sự vô ngôn nầy tạo cho thi nhân những
tiếng nói trở thành tiếng nói dùm cho đối tượng, theo nghĩa diễn tả những rung
động bắt nguồn từ đối tượng.
Sự rung động tuyệt diệu chỉ xuất
hiện một lần độc nhất trong một cuộc đời, ngoài ra nếu có rung động thì sự rung
động ấy được hiểu theo nghĩa rung động để trào dâng nguồn thơ chứ không phải
điều đắc ý nhất của thi nhân. Cuộc đời thi sỹ chỉ để lại một bài thơ đắc ý của
mình, được hình thành trong một lần tung mình tới đích cảm xúc trào dâng. Truy
tìm bài thơ tuyệt tác của thi nhân độc giả phải có những giây phút tiếp nhận
những khởi cảm mà thi nhân đã từng rung động, thì mới có thể nhận được những gì
thi nhân đã trao gởi trong đó. Và kẻ thưởng ngoạn nếu không đạt tới chiều sâu
vi diệu, chính là mức độ thưởng ngoạn của mình bị giới hạn trước những dệt nên
của thi nhân. Quả tim con người duy nhất một lần rung động tuyệt hảo, lúc người
ấy tiếp nhận một cách trọn vẹn sâu xa, ngoài ra nếu có chỉ là dư hưởng còn lại.
Mãn Giác Thiền Sư thoáng gặp lần vụt
mình trên những chấn động một cách toàn triệt đó là giao điểm thời gian giữa
đông và xuân, ở đó tìm về quá khứ của đông sự vật và con người co mình trước
những giá buốt, tâm hồn trơ trọi run rẩy như những thân cây phủ tuyết đứng bất
động ngoài đường. Ý thức trở nên băng giá khô cứng do thời gian tạo nên. Nhưng
với Mãn Giác mùa đông ấy là chất liệu đang được huân trưởng trong ngài. Sự lạnh
lùng băng tuyết là thực thể đang dội mạnh vào tâm tư của mình, như dòng nước từ
cao điểm đổ xuống tung tóe lên những bông hoa. Mùa đông ấp nụ để chờ cơn gió
xuân thổi qua, nụ hoa bổng nhiên bùng lên trong khí trời ấm áp. Nếu không có
giao điểm đông tàn thì sự xuất hiện của mùa Xuân không làm cho cuộc đời trở nên
đẹp, sỡ dĩ mùa xuân của hy vọng của muôn hoa, vì nhờ những tàn phá của Đông
trước đó làm cho con người có ước vọng tìm đến mùa Xuân, để vơi đi những bẽ
bàng run rẩy trong cô liêu.
Nhưng mấy ai thực sự hưởng trọn một
mùa Xuân đúng với ý nghĩa của nó nhất. Nếu Xuân đến để rồi ra đi mang theo
những đóa mai tàn rơi rụng, thì thà nàng Xuân không đến hay hơn. Nhưng rồi Xuân
đến và ra đi như chính thân phận tan hợp, con người còn lại những nuối tiếc
hoang mang, thương đau, hoài vọng, những dư hưởng vẫn còn phảng phất đâu đây để
nhớ dâng chồng chất, để nuối tiếc cho một đời.
Với Mãn Giác mùa xuân không còn nằm
nơi khe cửa, không phải chờ đợi chúa Xuân ngự đến, mà bất chợt khi đóa mai vụt
nở trước thềm cả sự cảm xúc tuyệt hảo phi thường xuất hiện trong chớp nhoáng,
để rồi dệt nên bài thơ trao lại cho đời, một đóa mai không tàn phai theo năm
tháng.
Duy nhất và chỉ một lần đắc ý mà
trong cuộc đời Mãn Giác đã tìm được, nếu không phải là lần cùng cực rung động,
hẳn đã không có những vần thơ bất hủ như thế. Sự giác ngộ được kể như gõ thẳng
vào tâm điểm để đạt đến sự thể nhập tuyệt cùng. Sự rung động cũng là cách cần
phải thể nghiệm trọn vẹn mới có thể tìm hiểu được những gì mà đàng sau đó đang
ẩn chứa. Và biết đâu chính những nguyên lý đó đưa đến giác ngộ?
Thiền sư là những con người có được
sự bén nhạy nhanh và năng cảm nhất, vì khám phá uyên nguyên sự vật trước hết,
trên hết phải chuyển mình trở thành sự vật đang hiện hữu, không thể đứng ngoài
sự vật mà tìm thấy những thầm kín trong ấy, muốn tìm ra gốc rễ phải sống và thở
như chính nó đã sống. Nếu không có những điều nầy thì làm sao có thể thành tựu
trong việc truy lùng uyên nguyên vật thể.
Thiền sư là những kẻ đang thở và
sống trong tất cả mọi hiện tượng và sự vật, hoán chuyển để trở thành nguồn sống
nuôi dưỡng cho những trổi dậy, vượt thoát ra ngoài tương quan hiện thực.
Đoá mai không tàn phai khi mai chính
là chất liệu được ngự trị, và Mai đã được nở một lần thể nhập vào vô cùng, thì
cuộc đời lúc nào không có đóa Mai, không có mùa Xuân? Ý của Xuân và hương sắc
quyện vào hư vô chỉ tan loãng nhưng không hề nhạt phai trong trời đất. Phải có
cái nhìn như thật vượt thoát thì mới có thể trông thấy được những gì mà kẻ khác
không trông thấy. Cái nhìn đó phải là cái nhìn của thi sỹ của Thiền sư của nghệ
sỹ thì sự vật mới lộ nguyên hình.
là thiền sư Nếu không là Thiền sư thì không là
thi sỹ”
Nhưng tất cả cuối cùng rồi chỉ còn
trên đường về của im lặng, những lời thơ không bao giờ được cất lên, nhưng ở đó
một khung trời huyền nhiệm đang ngự tác. Mãn Giác để lại một bài thơ hay nhất,
đắc ý nhất, và rung động tột cùng nhất. Và rồi sau đó tất cả đang mờ dần, kể cả
những lần chấn động kế tiếp, nhưng không còn làm cho cảm tác dâng cao độ. Một
khi nó đã ở từ đỉnh cao thì chặng đường sau không phải chỉ là cách gượng ép hay
sao? Đúng ra không còn hứng thú nữa?
Lời thơ ấy cho đến bây giờ vẫn còn
vang vọng và vang vọng cho đến khi nào bặt hết mọi ngôn từ, lúc ấy nó mới trở
về từ nơi mà nó đã xuất hiện. Im lặng.
Như Hùng
1987
Discussion about this post