PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 24)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

 

Thứ năm: “Đắc bất hoại thiện tri thức, bất cuồng hoặc cố”

Kinh văn: “Ngũ, đắc bất hoại thiện tri thức, bất cuồng hoặc cố. Thị vi ngũ”.

Đoạn này nói rõ, lìa lỗi lầm lưỡng thiệt thì sẽ được năm loại phước báo thù thắng. Phía trước đã giới thiệu qua bốn loại rồi, đây là loại thứ năm.

“Đắc bất hoại thiện tri thức”. Thiện tri thức là thầy của chúng ta, là bạn đồng tu của chúng ta. Điều này có quan hệ vô cùng mật thiết đối với sự thành tựu về đạo nghiệp, học nghiệp của chúng ta. Có thể nói, trong tăng thượng duyên, thì đây là tăng thượng duyên quan trọng hàng đầu. Trong kinh A Nan Hỏi Phật Việc Tốt Xấu, điều đầu tiên Phật nói với chúng ta là phải gần gũi minh sư, đây chính là thiện tri thức. “Minh” là không phải nói vị thầy này tiếng tăm lừng lẫy, hiện nay gọi là rất có danh tiếng, điều này chưa chắc có hiệu quả. Nhà Phật nói “minh” là minh tâm kiến tánh. Thật sự trong tu học, họ có tu, có học, có chứng, đương nhiên tốt nhất là họ chứng quả. Mặc dù chưa có chứng quả, nhưng cũng là chân tu, thực học. Vị thầy như vậy, chúng ta gần gũi họ nhất định có lợi ích. Nhưng thiện tri thức rất khó có được, từ xưa đến nay gọi là: “Khả ngộ bất khả cầu”. Thiện tri thức đến đâu để cầu vậy? Càng là chân thiện tri thức thì càng khiêm tốn, nhất định không được phép khen mình chê người, hoặc nói “người khác không bằng tôi, tôi cái gì cũng tốt”. Loại thiện tri thức này vào thời xưa không có, bây giờ rất nhiều. Bây giờ đều là tán thán mình, phỉ báng người khác.

Chúng ta phải biết rằng, phàm là khen mình chê người chắc chắn không phải thiện tri thức. Thiện tri thức đều vô cùng khiêm tốn, ở đâu cũng nhường nhịn, trong bất kỳ trường hợp nào, tuyệt đối không đứng trước người khác, muốn tranh ra đứng đầu gió, không có chuyện này, họ dứt khoát không làm việc này. Người thật sự tu đạo, thành thật mà nói, thái độ của họ là nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì. Môi trường sinh hoạt của họ là cực kỳ thanh tịnh. Chỉ có phàm phu chúng ta đi tìm họ, họ cũng rất từ bi, họ không thể không chỉ dạy chúng ta. Chúng ta không tìm họ, họ cũng không tìm chúng ta. Từ xưa đến nay, pháp thế xuất thế gian, mọi người đều nghe nói “cầu học”. Muốn “học” thì chúng ta phải đi “cầu”, họ sẽ không chủ động đến dạy bạn, không có đạo lý này. Phật pháp là sư đạo, sư đạo thì nhất định phải tôn sư trọng đạo thì bạn mới có thể cầu được. Thái độ của cầu là phải chân thành, phải cung kính, phải khiêm tốn, ba cái này là điều kiện cần phải có. Không có ba điều kiện này, chư Phật Bồ-tát đến dạy bạn, bạn cũng không đạt được lợi ích, đây là đạo lý nhất định. Bất kể là thế pháp hay Phật pháp, thiện tri thức chân chánh chắc chắn là người nhân từ. Chỉ cần bạn đầy đủ điều kiện chân thành, cung kính, khiêm tốn thì bạn đến cầu họ, họ tuyệt đối sẽ không từ chối. Nếu họ từ chối bạn, nhất định là bạn bị thiếu một trong ba điều kiện này. Ba điều kiện thảy đều có đủ thì không có lý do từ chối, họ sẽ giúp đỡ bạn rất nghiêm túc, thành tựu bạn.

Khi tôi còn trẻ đã từng gần gũi rất nhiều thiện tri thức, không có người nào từ chối cả. Chúng tôi có thái độ tốt đẹp của một người học trò, thật sự là muốn học nên được thiện tri thức chỉ dạy đặc biệt. Năm 1949, tôi đến Đài Loan, thường hay nghĩ đến khổ nạn của nhân gian, làm sao giúp chính mình, làm sao giúp đỡ người khác? Tôi đã nghĩ rất nhiều đến vấn đề này, cuối cùng rút ra được một kết luận: Đây đều là quan hệ của con người. Cổ nhân nói rất hay: “Nhân tồn chánh cử, nhân vong chánh tức”. Thế là tôi mới thật sự thể hội được chế độ là thứ yếu. Có rất nhiều người hỏi tôi: “Pháp sư à! Rốt cuộc là thầy tán thành quân chủ hay tán thành dân chủ?”. Quân chủ hay dân chủ đều không quan trọng, quan trọng nhất là gì vậy? Là người tốt. Vị lãnh đạo này là người tốt thì quân chủ cũng tốt, dân chủ cũng tốt, mọi người đều hưởng phước. Người này không phải người tốt thì quân chủ hay dân chủ, mọi người đều gặp nạn. Vấn đề là ở con người!

Nghiên cứu vấn đề con người, thế thì không thể không nghiên cứu triết học. Làm sao làm người tốt? Làm sao mở trí tuệ? Vậy là tôi một lòng một dạ muốn học triết học, cũng được gần gũi mấy vị thầy. Cuối cùng tôi chọn được tiên sinh Phương Đông Mỹ. Thầy rất từ bi. Mục đích ban đầu của chúng tôi là chỉ hy vọng thầy cho phép chúng tôi đến trường để nghe bài giảng của thầy, vậy là chúng tôi thỏa mãn rồi. Thầy thấy chúng tôi thật sự có thành ý, thật sự muốn học, chúng tôi đối với thầy cung kính, thái độ của chúng tôi vô cùng khiêm tốn, tiếp nhận chỉ dạy 100%. Cứ như vậy, thầy không để tôi đến trường, dạy tôi ở trong nhà thầy. Mỗi chủ nhật hằng tuần, tôi đến nhà thầy để học, học trò chỉ có mình tôi. Một thầy, một trò, tại bàn tròn nhỏ trong phòng khách nhỏ của nhà thầy, pha một tách trà, như vậy mà học. Triết học của tôi là học với thầy như vậy. Đặc biệt yêu thương! Học trò của thầy thì rất nhiều, tại sao thầy đặc biệt chăm lo tôi như vậy? Chính là đầy đủ ba điều kiện này. Học trò có đầy đủ ba điều kiện này không nhiều, đây chính là khả ngộ bất khả cầu. Học trò muốn tìm thầy thật không dễ, mà thầy tìm học trò cũng không dễ. Sau đó có nhiều bạn học biết được, họ rất coi trọng, rất tán thán đối với tôi. Họ nói, mắt thầy Phương để ở trên đỉnh đầu, không có xem trọng người nào, thầy có thể đối xử với anh như vậy, nhất định là anh không phải là người đơn giản.

Các bạn đồng tu ở Hồng Kông có lẽ đều biết tiên sinh Đường Quân Nghị. Đường Quân Nghị là học trò của Phương tiên sinh, ông là người rất có thành tựu. Thầy Phương đối với Đường tiên sinh cũng vô cùng yêu mến, cũng thường hay nhắc đến với chúng tôi. Cho nên, tự bản thân chúng ta phải đầy đủ điều kiện cầu học, tức là đạo lý làm học trò, bạn phải hiểu. Bạn là học trò tốt thì tự nhiên Phật, Bồ-tát, ông Trời sẽ sắp đặt cho bạn một người thầy tốt. Bạn không phải học trò tốt thì bạn gặp thầy giỏi cũng uổng công, bạn cũng không có được lợi ích.

Về sau tiếp xúc Phật pháp, tôi gần gũi đại sư Chương Gia, gần gũi lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi đều có được sự chăm sóc đặc biệt. Từ đó cho thấy, bản thân chúng ta có thể thành tựu hay không, có được sự giúp đỡ của thiện tri thức, thiện hữu hay không đều do chính mình. Bản thân phải có nhân thật, thì bên ngoài mới có sự trợ duyên tốt. Nhân, duyên đều đầy đủ thì quả báo mới hiện tiền. Việc gì cũng oán trời trách người thì chắc chắn sẽ không có thành tựu. Nếu ta luôn cảm thấy mình lúc nào cũng đúng, người khác là không đúng, luôn cảm thấy người khác có lỗi với mình, ngay cả ông Trời cũng có lỗi với mình thì ta hết cứu rồi. Tại sao vậy? Tất cả thiện tri thức, thiện duyên nhìn thấy bạn liền kính mà tránh xa, không dám gặp bạn. Đạo lý này ta phải hiểu. Chân thành, cung kính, khiêm tốn, ở đâu cũng nhường nhịn. Người làm học vấn thì không ham muốn lãnh đạo, không ham muốn chiếm hữu, thậm chí họ vô cùng nhiệt tâm đứng ở bên cạnh, đứng ở phía sau giúp đỡ người khác. Cho nên, họ có thể lui lại phía sau và chung sống hòa mục với mọi người.

Tôi cả đời đều là giúp người, chỉ cần người ta sẵn sàng tiếp nhận sự giúp đỡ của tôi, những việc họ làm là chánh pháp, là lợi ích xã hội đại chúng, chúng tôi sẽ biết chung sống thật tốt. Trước đây, chúng tôi sống chung với trưởng viện Hàn Anh suốt 30 năm. Sau khi bà vãng sanh, chúng tôi tiếp nhận lời mời của cư sĩ Lý Mộc Nguyên, đến Singapore. Chúng tôi toàn tâm toàn lực giúp đỡ ông. Bởi vì ông là thân phận cư sĩ, cho nên khi chúng tôi ở chung với nhau, ông luôn đem tôi đặt ở vị trí hàng đầu, còn ông ở vị trí thứ hai. Điều này là người tại gia tôn trọng người xuất gia. Nếu như hai người đều là người xuất gia, thì tôi nhất định nhường họ đứng chính giữa, tôi sẽ đứng ở bên cạnh, đây là đạo lý nhất định. Khiêm kính không chỉ là một đời, mà đời đời kiếp kiếp, thế xuất thế gian đại thánh đại hiền vĩnh viễn là khiêm kính. Trong Luận ngữ, học trò tán thán đức hạnh của Phu Tử là “ôn, lương, cung, kiệm, nhượng”. Cuối cùng là nhường nhịn. Nhượng là khiêm tốn, nhượng ở mọi nơi, mọi lúc, nhượng là mỹ đức.

Sao gọi là “bất hoại thiện tri thức” vậy? Bạn gần gũi thiện tri thức, cái duyên này tuyệt đối không bị người phá hoại, bạn được bất hoại thiện tri thức. Bạn thân cận thiện hữu, bị phỉ báng, đố kỵ là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là ở thời đại này.

Ba vị thầy mà tôi gần gũi thật sự là ba vị đại đức. Có người biết tôi học với các thầy, liền đến ngăn lại và khuyên tôi, họ nói các thầy ấy không phải thật sự là những người tốt. Họ đố kỵ chướng ngại, muốn chúng tôi thối tâm, đến nơi khác tìm thiện tri thức khác. Họ nói đại sư Chương Gia là Hòa thượng chính trị, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam là tứ bảo, tiên sinh Phương Đông Mỹ là ghét bỏ người vợ cả của ông. Họ phao tin đồn nhảm nhiều, chúng tôi nghe rồi cười xòa cho qua, tôi vẫn cứ một lòng một dạ học với các thầy. Nếu dễ dàng nghe người khác lưỡng thiệt xúi giục, thì tâm của chúng ta sẽ dao động ngay, tín tâm bị mất hết. Đây là tự mình không có phước báo, không có thiện căn, nên tin lời đồn nhảm. Những lời mà họ nói đó có phải là sự thật không? Chúng ta không qua điều tra mà dễ dàng tin theo là ngu si đến cực điểm. Chúng ta có cần thiết điều tra hay không? Có điều tra là tâm bạn đã bất thành, bất kính rồi. Tại sao vậy? Vì bạn sinh ra hoài nghi. Nếu như đối với thầy thật sự có tín tâm, thì những lời này nghe mà không nghe, phải dùng thái độ này mới có thể giữ vững đạo học của mình, không đến nổi bị người khác cản trở.

“Bất cuồng hoặc cố”, “cuồng” là lừa gạt. Thầy không lừa gạt chúng ta. Chúng ta làm người học trò, dứt khoát không lừa gạt thầy, phải dùng tâm chân thành mà đối xử. Người sống ở đời, cổ nhân đều cảm thán. Một người ở trong một đời có thể gặp được một người tri kỷ, có thể không có chuyện riêng tư, không có nói lời giấu giếm, thì cuộc sống của bạn trong đời này là có ý nghĩa rồi. Đời này tôi còn gặp được rất nhiều người, điều quan trọng nhất là mình phải hoàn toàn không lừa gạt người khác. Không những đối với thầy, với cha mẹ, với tôn trưởng, với bạn bè, mà với tất cả chúng sanh, chúng ta đều không lừa gạt, không có lý do gì để lừa gạt. Tại sao lừa gạt chúng sanh chứ? Ta không lừa gạt người khác, người khác lừa gạt ta, ta cũng hoan hỷ tiếp nhận. Tại sao lại có quả báo này vậy? Ta đời này hiểu được đạo lý này, không lừa gạt người khác, nhưng trong đời quá khứ lúc chưa gặp được Phật pháp, ta có lẽ cũng đã lừa gạt rất nhiều chúng sanh nên ngày nay người khác đến lừa gạt ta. Đây là oan oan tương báo, nợ như vậy là trả xong rồi, là việc tốt. Họ lừa ta, ta không lừa họ; họ phỉ báng ta, ta tán thán họ. Sau khi nợ trả xong rồi thì thiện duyên chín mùi thôi. Cho nên phải luôn ghi nhớ, người tu đạo chân chánh, người thật sự làm học vấn thì nhất định phải biết chuyển thù thành bạn, vậy là bạn thành tựu rồi, không được phép đối lập với người.

Tôi cũng thường hay khuyên mọi người, trong xã hội này không nên cạnh tranh. Người học Phật chúng ta hiểu nhân quả, “giọt nước, hạt cơm đều do tiền định”. Hiện nay trong thế gian này, tất cả người có phát minh đều yêu cầu điều gì vậy? Bằng sáng chế, chuyên lợi. Tôi cũng đã từng khuyên một nhà khoa học, ông là người Trung Quốc hiện đang sống ở Mỹ. Ông phát minh hơn 100 loại, loại nào cũng đòi cấp bằng sáng chế. Tôi nói với ông: “Từ bỏ bằng sáng chế, lợi của ông sẽ được lớn hơn. Cái bằng sáng chế đó của ông rất nhỏ, có tí xíu, vì chúng sanh xã hội tạo phước, ông muốn chuyên lợi để làm gì?”. Điều này cần trí tuệ, chúng ta phải thật sự nghĩ thông. Trước tác của văn nhân không cần bản quyền. Sản phẩm của anh là sản phẩm tốt, là loại sản phẩm lợi ích xã hội, anh việc gì cần bản quyền, nó hạn chế sản phẩm của mình. “Sở hữu bản quyền, in ấn sẽ bị kiện”, anh đem việc thiện của chính mình vốn dĩ có thể tỏa khắp đến hư không pháp giới, đem nó vẽ thành cái vòng giới hạn, làm nó chết ở trong đây, không thể tạo ra sự ảnh hưởng rộng lớn. Đây là sai lầm hết sức lớn, đều do tự tư tự lợi đã hại mình.

Thánh nhân, hiền nhân, người Trung Quốc gọi là thánh hiền. Sao gọi là “thánh hiền”? Người thông đạt hiểu rõ chân tướng vũ trụ nhân sinh thì người này được xưng là thánh nhân, là hiền nhân, trong Phật pháp xưng là Phật, là Bồ-tát. Các Ngài thông đạt hiểu rõ. Người thông đạt hiểu rõ thì đâu có bằng sáng chế, quyền sở hữu gì đâu? Là chuyện không thể. Đây là điều chúng ta phải học tập. Thiện tri thức không lừa gạt chúng ta, chúng ta cũng không lừa gạt tất cả chúng sanh, vậy bạn mới có thể được chân thiện tri thức chỉ dạy, bạn mới có thể gần gũi chư Phật Bồ-tát.

Đây là năm loại bất khả hoại pháp. Nhân thật của năm loại bất khả hoại pháp này là không lưỡng thiệt. Năm loại bất khả hoại pháp này có thể thành tựu tất cả thiện nghiệp, tất cả công đức chân thật của thế xuất thế gian.

Kinh văn: “Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam miệu tam Bồ-đề giả. Hậu thành Phật thời, đắc chánh quyến thuộc, chư   ma   ngoại đạo  bất năng  tự  hoại”.

Phần trước nói không phải người học Phật. Nếu như học Phật, người chí ở Bồ-đề vô thượng, “hậu thành Phật thời, đắc chánh quyến thuộc”. “Quyến thuộc” là nói quyến thuộc pháp, đoàn thể của bạn, tăng đoàn của bạn, mọi người cùng nhau tu hành. “Chư ma ngoại đạo không thể phá hoại”, tại sao vậy? Vì bạn không có nhân ác. Tuy chư ma ngoại đạo là ác duyên nhưng mà bạn không có nhân ác, thì ác duyên có nhiều đi nữa cũng không khởi tác dụng. Do đó nhân phải chánh, nhân không thể không chánh. Thập thiện nghiệp là chánh nhân.

Hôm qua, cư sĩ Tạ ở Tịnh Tông Học Hội Đài Bắc điện thoại cho tôi, muốn tôi nói chuyện về phương pháp tu hành với họ (hiện nay họ cũng đang thâu xem đường truyền của chúng ta). Tu hành là một vấn đề rất nghiêm túc. Trước tiên chúng ta phải hiểu rõ hai chữ này. “Hành” là hành vi. Phạm vi mà hành vi bao gồm thật là quá lớn. Phật thuyết pháp cho chúng ta đem vô lượng vô biên hành vi quy nạp thành ba loại lớn là thân, ngữ, ý. Điều này mọi người đều biết cả rồi. Hành vi có nhiều đi nữa cũng không ngoài ba loại này. “Thân” là sự tạo tác của thân thể. “Ngữ” là ngôn ngữ. “Ý” là tư tưởng, kiến giải, ý nghĩ. “Tu” là sửa đổi. Nếu như tư tưởng, kiến giải, ngôn ngữ, hành vi của chúng ta đã có sai lầm, ta đem những sai lầm sửa đổi lại gọi là tu hành. Giáo dục của Phật Đà chú trọng ở tu hành. Chỉ có sửa đổi hành vi sai lầm của mình, thì chúng ta mới có thể được lợi ích chân thật.

Đồng tu học Phật đều có thể khẳng định, thế gian này thật quả có lục đạo luân hồi, sự việc này không phải giả. Sáu cõi luân hồi không phải Phật Thích Ca Mâu Ni là người nói ra trước tiên, mà là Bà La Môn giáo nói. Hiện nay tại Singapore mọi người đều biết Hưng Đô giáo, vào thời xưa gọi là Bà La Môn giáo, ở Trung Quốc thì gọi là Ấn Độ giáo. Họ có lịch sử hơn 8000 năm, sớm hơn Phật giáo rất nhiều. Bản thân họ nói có hơn 10.000 năm, nhưng ngày nay trên thế giới khẳng định họ có lẽ là 8.500 năm, đây là một tôn giáo rất cổ xưa. Chúng ta ở trong kinh Phật, xem thấy Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu Bà La Môn giáo. Bà La Môn giáo tu Thiền định, Thiền định này chúng ta gọi là “Thiền định thế gian”, là tứ thiền bát định. Chúng ta biết sáu cõi là sáu cõi không gian khác nhau. Ở cõi súc sanh có một bộ phận chúng ta nhìn thấy, có một bộ phận chúng ta không thể nhìn thấy. Chủng loại súc sanh rất nhiều, loại nhìn thấy được là loại sống cùng một không gian với chúng ta, ở không gian khác thì chúng ta không thể nhìn thấy, nhưng Thiền định có thể đột phá. Chúng tôi ở trong các buổi giảng đã nói rất nhiều rồi. Không gian do đâu mà có vậy? Sáu cõi là sáu loại không gian khác nhau. Pháp giới tứ thánh lại là bốn loại không gian khác nhau. Nhất chân pháp giới cũng là một không gian khác. Từ trên lý luận mà nói, tần số không gian là vô hạn lượng. Phật nói với chúng ta mười pháp giới, nói nhất chân pháp giới là nói bao quát, không nói tỉ mỉ, tỉ mỉ thì là quá nhiều. Từ đâu mà có vậy? Là từ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước biến hiện ra. Thế là chúng ta liền có thể thể hội được, tất cả chúng sanh vọng tưởng, phân biệt, chấp trước vô lượng vô biên, cho nên tần số không gian khác nhau đương nhiên là vô tận. Làm sao đột phá? Ngày nay, nhà khoa học cũng đang nghĩ cách, nhưng chưa có cách gì đột phá tần số không gian này. Nếu như có thể đột phá không gian bốn chiều, thế là bạn có thể nhìn thấy quá khứ, vị lai rồi.

Những người tu hành cổ xưa, họ tu Thiền định. Thiền định là gì? Là đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của mình buông xả. Buông xả càng nhiều thì tầng lớp đột phá sẽ càng nhiều, thế là sáu cõi họ nhìn thấy ngay. Cõi trời rất phức tạp. Trong kinh Phật nói, trời có 28 tầng, trong đó dục giới có sáu tầng, sắc giới có mười tám tầng, vô sắc giới có bốn tầng. Cho nên chỉ cần tìm được nguyên nhân, đem nguyên nhân tiêu trừ thì sự việc này sẽ không khó giải quyết. Tình trạng của sáu cõi, người tu hành Bà La Môn cổ xưa rất hiểu rõ, rất sáng tỏ, họ nói không sai. Ngày nay, nhà khoa học phương Tây cũng tin chắc và đã chứng thực có sự tồn tại của luân hồi.

Vào hai, ba tháng trước, chúng tôi có nhận được một trang báo được cắt ra, do bạn đồng tu ở Mỹ gởi đến. Đây là chuyện xảy ra gần nhất ở Mỹ, một bé gái dưới một tuổi nói, đời trước bé là cư dân gốc da đỏ của Mỹ, đã đầu thai. Mới hơn một tuổi, bé có thể nói tiếng thổ dân da đỏ hơn 100 năm trước. Hiện nay, trên toàn nước Mỹ dường như chỉ có mấy chục người hiểu được tiếng thổ dân này, rất ít người hiểu được. Việc bé nói được tiếng này thực sự được người chứng thực. Bé kể là một lần chiến tranh với người da trắng, bé bị chết trong chiến tranh, bé nói tình trạng của lần chiến tranh đó. Đây là xác thực chứng minh, bé thật sự là luân hồi chuyển thế. Giống loại ví dụ này, hiện nay trên thế giới cũng như ở Trung Quốc có rất nhiều, không cần nói trước đây, mà chỉ chuyên thu thập hiện nay.

Thế nhưng, đạo lý nguyên do vì sao có luân hồi thì Bà La Môn giáo không có cách gì nói ra được. Họ chỉ biết nó như vậy, chứ không biết tại sao. Thế Tôn vì thế mới xuất hiện ở thế gian, Ngài đến để làm gì vậy? Ngài đến để giúp mọi người giải quyết nghi vấn này. Nếu người thế gian này của chúng ta có thể giải quyết được thì Phật sẽ không nhiều chuyện. Nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì. “Các anh muốn giải quyết mà giải quyết không xong”, vả lại vấn đề này là một vấn đề đúng đắn. Phật Bồ-tát đại từ đại bi, chúng ta có ý nghĩ muốn giải quyết vấn đề thì ý nghĩ này chính là “cảm”. Chúng sanh có cảm thì Phật Bồ-tát nhất định có ứng. Cảm ứng đạo giao, thế là chư Phật Bồ-tát thị hiện ở thế gian này.

Sau khi Phật ra đời, không chỉ nói rất rõ ràng, rất sáng tỏ đạo lý vì sao có sáu cõi luân hồi mà còn nói cho chúng ta biết ngoài luân hồi còn có pháp giới bốn thánh, có nhất chân pháp giới. Đây là điều mà ở trong Bà La Môn giáo cổ xưa, thảy đều không có nhắc đến. Pháp giới bốn thánh là pháp giới giống nhau. Sáu cõi hoàn toàn là hư vọng không thực, chúng ta nhất định phải hiểu được. Sanh thiên, thiên không cứu cánh. Có rất nhiều người xem thiên là cứu cánh, nhưng Phật nói cho chúng ta biết thiên chưa cứu cánh. Phước báo của trời lớn hơn nhân gian, thọ mạng dài hơn nhân gian, đây là sự thật không phải giả. Thọ mạng của trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là tám vạn đại kiếp. Thọ mạng dài này chúng ta vô phương tưởng tượng, nhưng tám vạn đại kiếp hết rồi thì làm thế nào? Vẫn cứ phải chịu luân hồi! Đó là thọ mạng đến chỗ cao nhất. Thọ mạng chỗ cao nhất hết rồi thì đọa lạc trở xuống, không có cách gì nâng cao lên được nữa. Cho nên, chúng ta phải luôn hiểu rõ những chân tướng sự thật này.

Lời mà Phật nói với chúng ta, không có câu nào là vọng ngữ, không có một chữ nào là lừa gạt chúng sanh. Trong kinh Kim Cang nói rất hay: “Như Lai, thị chân ngữ giả, thực ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả”, nói rõ ràng như vậy.

Chúng ta người làm học trò, điều kiện quan trọng nhất chính là phải thành kính đối với thầy. Đại sư Ấn Quang nói rất hay: “Thành kính chính là cửa vào đạo”. Điều này không những trong Phật pháp mà Thánh nhân thế gian, Nho gia, Đạo gia dạy người, cũng đều là từ thành kính nhập môn. Chúng ta thử xem tôn giáo phương Tây, không có cái nào là ngoại lệ. Không thành kính thì bạn không thể học được gì cả, điều bạn có thể học được chỉ là thế trí biện thông, Nho gia gọi là “ký vấn chi học”. Bạn nghe được rất nhiều, nhưng bạn chỉ có thể nhớ được một phần, đó là đạo thính đồ thuyết, giải quyết không nổi vấn đề. Không phải từ trong tâm tánh của bạn lưu xuất ra, những điều bạn nói là của người khác. Phật Thích Ca Mâu Ni, Khổng Lão Phu Tử đáng được chúng ta tôn kính. Các Ngài không phải thuật lại của người khác mà là từ trong tự tánh lưu xuất ra. Hơn nữa, nói cho chúng ta biết, tuy chúng sanh trong hư không pháp giới là vô lượng vô biên, nhưng chân tâm bản tánh chỉ là một, nhất định không có hai. Cho nên “Sanh Phật bất nhị”, chúng sanh và Phật không hai, tánh tướng không hai, lý sự không hai, điều này trong kinh Phật nói quá nhiều rồi.

Chúng ta nhập môn từ đâu vậy? Từ thành kính. Trong kinh Phật Quán Vô Lượng Thọ, Phật dạy chúng ta: “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”. Chúng ta không thành kính là bất hiếu, là bất kính. Cho nên, hiếu kính là từ trong thành kính sinh khởi ra. Do đó, thập thiện nghiệp đạo đã thành môn học cơ bản, không có thập thiện thì tu hành không thể thành tựu. Hiện tại người không thể thành tựu rất nhiều, thật là quá nhiều rồi. Không chỉ hiện tại, mà vào thời xưa cũng là như vậy, người thành tựu thì ít, người thất bại thì nhiều. Nguyên nhân ở chỗ nào vậy? Trong có phiền não, ngoài có cám dỗ, đây thật sự là “nội ưu ngoại hoạn”. Bên trong tự tư tự lợi, tham sân si mạn, bên ngoài có danh vọng lợi dưỡng, có ngũ dục lục trần cám dỗ, bạn làm sao không nguy cho được! Phật ở trong kinh thường hay nhắc nhở chúng ta: “Tài, sắc, danh, thực, thùy”, đây là ngũ dục, là “gốc năm đường địa ngục”. Bạn tham dính một điều là bạn bị đọa địa ngục. Năm thứ đều tham, vậy có nguy không! Vừa tham danh, vừa tham lợi, vừa tham địa vị, vừa tham quyền lực, vừa tham nữ sắc, vừa tham tiền của, không đọa địa ngục là điều không thể. Trong sách xưa của nhà Nho nói là “Đại trượng phu”, trong sách Phật gọi là “Đại anh hùng”, sao gọi là đại anh hùng, sao gọi là đại trượng phu? Người có thể khắc phục được những dục niệm này là người rất tài giỏi, người bình thường làm không được. Bạn có thể làm được, bạn được gọi là anh hùng, bạn được gọi là đại trượng phu.

Thánh hiền thế xuất thế gian đều làm nên tấm gương cho chúng ta thấy. Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện làm tấm gương. Ngài xuất thân là vương tử. Người khác cầu phú quí chưa chắc là cầu được, còn Ngài có phú quí rồi, nhưng Ngài từ bỏ vương vị, từ bỏ đời sống giàu có. Danh vọng lợi dưỡng, ngũ dục lục trần Ngài đều buông xả hết. Cả đời sống đời sống hành khất, ngày ăn một bữa, tối ngũ dưới gốc cây. Ngài làm nên tấm gương để cho chúng ta thấy. Đời sống này là đời sống khỏe mạnh nhất, là đời sống trở về với đại tự nhiên. Trở về với đại tự nhiên là bình thường, là khỏe mạnh. Ngài trở về một cách toàn diện, ngày nay gọi là sự trở về trọn vẹn. Tâm không có buồn vui, thân không có khổ lạc, đây mới là lìa khổ được vui đích thực mà trong kinh Phật đã nói. Phật nói “lìa khổ” là không phải cái khổ trong khổ lạc; Phật nói “được vui” là không phải cái vui trong khổ lạc. Khổ, lạc là tương đối. Khổ, lạc, ưu, hỷ, xả Ngài thảy đều buông xả, cái mà Ngài được là chân lạc. Người hiện nay chúng ta không thể thể hội được. Cho nên tu hành, nếu muốn ở trong một đời này đạo nghiệp thành tựu viên mãn, bạn vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc thật sự có phần nắm chắc, thì nhất định phải nghiêm trì ngũ giới thập thiện, dứt khoát không được phạm, nhất định phải buông xả tự tư tự lợi.

Chúng ta thường hay nghe nói chính trị gia, chính khách. Chính trị gia với chính khách khác nhau chỗ nào? Có gì không giống nhau vậy? Thực ra rất đơn giản để phân biệt. Chính trị gia là vô tư vô ngã, quyết không ham muốn địa vị, danh phận, niệm niệm là vì quốc gia, vì xã hội, vì nhân dân phục vụ, đây là chính trị gia. Chính khách thì thế nào vậy? Chính khách niệm niệm vì bản thân, làm thế nào bảo toàn địa vị của mình, bảo toàn quyền lực của mình, người này là chính khách. Từ đó cho thấy, người vì chúng sanh thì đây là chính trị gia; người vì bản thân họ thì đây là chính khách. Trong Phật pháp phân ra, chính trị gia là Phật Bồ-tát hóa thân, còn chính khách là phàm phu, phàm và thánh khác nhau.

Từ xưa đến nay, trong nước và ngoài nước, trên lịch sử quả thật có không ít chính trị gia. Ở Trung Quốc, người nổi tiếng nhất là Chu Công. Cổ thánh tiên vương là Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang. Khổng Lão Phu Tử thường tán thán những người này là không có tư tâm, là người quên mình; theo chính sự làm đến đế vương, quên mình vì người, đối với quyền vị của mình không mảy may lưu luyến; nhìn thấy có người hiền, có người làm tốt hơn so với mình, họ liền nhường vị, đây là chính trị gia. Cùng một đạo lý, trong các ngành các nghề, trong học thuật, người thế gian xưng họ là “Gia”, đó chính là chí công vô tư. Trong Phật pháp gọi là Bồ-tát thị hiện, Bồ-tát ứng hóa, họ là người vì xã hội, vì chúng sanh phục vụ, không phải người vì bản thân. Nếu như khởi tâm động niệm vẫn là vì lợi ích của mình, đây là phàm phu, đây là mê, không có giác ngộ. Người giác ngộ, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều là vì sự an toàn của xã hội, phúc lợi của nhân dân, thế giới hòa bình. Nếu như đối với những sự việc này không có lợi ích, thì họ cũng sẽ không làm, sẽ không nói, cũng không thèm nghĩ đến. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này thì sẽ biết tu hành như thế nào, làm thế nào ở trong đời này chứng được Vô Thượng Bồ Đề viên mãn. Chúng ta đời này sống đời sống có ý nghĩa, có giá trị, không có uổng phí một đời.

Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ giảng đến đây.

A Di Đà Phật!

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore

Thời gian: năm 2001

Cẩn dịch: Viên Đạt cư sĩ, Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền

 

Tin bài có liên quan

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 5)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 6)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 7)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 8)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 9)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 10)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 11)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 12)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 15)

Load More

Discussion about this post

Giới Cấm Uống Rượu

GIỚI CẤM UỐNG RƯỢU

Tỳ Kheo Bodhi - Nguyễn Văn Nghệ dịchCách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần...

Những Quan Điểm Khác Nhau Trong Đạo Phật Vào Thời Ấn Độ Cổ Xưa

Những Quan Điểm Khác Nhau Trong Đạo Phật Vào Thời Ấn Độ Cổ Xưa

Tác giả: Đ.Đ –TS. Thích Nghiêm QuangMục lục LỜI GIỚI THIỆU LỜI NÓI ĐẦU Chương 1: LỜI DẪN Chương 2:...

Có Và Không Của Thế Gian Theo Quan Niệm Của Khoa Học Và Phật Giáo

Có Và Không Của Thế Gian Theo Quan Niệm Của Khoa Học Và Phật Giáo

Vũ Trụ có một khởi đầu hay không?Ý niệm về sự khởi đầu của thế gian là căn bản cho...

Duyên Khởi Hay Thập Nhị Nhân Duyên

Duyên khởi hay thập nhị nhân duyên

DUYÊN KHỞI HAY THẬP NHỊ NHÂN DUYÊNGS Nguyễn Vĩnh Thượng Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh...

Bài Học Nhân Quả – The Lesson Of Causes And Effects – Sách Song Ngữ Vietnamese-English

Bài Học Nhân Quả – The Lesson Of Causes And Effects – Sách song ngữ Vietnamese-English

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ngũ Uẩn Và Căn Nghiệp Của Con Người

Ngũ Uẩn Và Căn Nghiệp Của Con Người

NGŨ UẨN VÀ CĂN NGHIỆP CỦA CON NGƯỜI Lê Sỹ Minh Tùng(Nghe - Audio: Nguyên Hà đọc) Dựa theo tinh...

Làm Mẹ Với Tấm Lòng Của Phật

Làm mẹ với tấm lòng của Phật

LÀM MẸ VỚI TẤM LÒNG CỦA PHẬTBuddha Mom / Être une "Maman Buddha"Jacqueline Kramer - Sanitsuda EkachaiHoang Phong chuyển ngữ...

Vô Thường, Khổ & Vô Ngã

Vô thường, khổ & vô ngã

Khi nói đến Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì chúng ta cần lưu ý, là nói đến bản chất tự...

Phân tích ngũ uẩn vô ngã

PHÂN TÍCH NGŨ UẨN VÔ NGÃ HT. Thích Thiện Siêu Năm uẩn nếu ta nói với một từ khác thì...

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

DUYÊN KHỞI: ...Gần đây, tôi nhận được thư của Ba tôi (tên là Lê Phỉ, 86 tuổi), hiện sống ở...

Tranh Luận: Mọi Người Nên Ăn Chay Should Everyone Go Vegan?

Tranh luận: Mọi Người Nên ăn Chay should everyone go vegan?

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thập nhị môn luận

THẬP NHỊ MÔN LUẬN HT. Thích Thanh Từ   Chương I: Quán Nhân Duyên MônChương II: Quán Hữu Quả Vô Quả MônChương...

Phật Học Và Phật Học Ứng Dụng

Phật Học Và Phật Học Ứng Dụng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Đại Bi Phẩm 8 Lễ bái

KINH ĐẠI BITam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá, người nước Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn,...

Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử – Đức Đạt Lai Lạt Ma – Làng Đậu Võ Quang Nhân

Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử – Đức Đạt Lai Lạt Ma – Làng Đậu Võ Quang Nhân

VŨ TRỤ TRONG MỘT NGUYÊN TỬNguyên tác: The Universe in a Single Atom của Đức Đạt Lai Lạt MaDịch Việt:...

GIỚI CẤM UỐNG RƯỢU

Những Quan Điểm Khác Nhau Trong Đạo Phật Vào Thời Ấn Độ Cổ Xưa

Có Và Không Của Thế Gian Theo Quan Niệm Của Khoa Học Và Phật Giáo

Duyên khởi hay thập nhị nhân duyên

Bài Học Nhân Quả – The Lesson Of Causes And Effects – Sách song ngữ Vietnamese-English

Ngũ Uẩn Và Căn Nghiệp Của Con Người

Làm mẹ với tấm lòng của Phật

Vô thường, khổ & vô ngã

Phân tích ngũ uẩn vô ngã

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Tranh luận: Mọi Người Nên ăn Chay should everyone go vegan?

Thập nhị môn luận

Phật Học Và Phật Học Ứng Dụng

Kinh Đại Bi Phẩm 8 Lễ bái

Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử – Đức Đạt Lai Lạt Ma – Làng Đậu Võ Quang Nhân

Tin mới nhận

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Phật pháp nhiệm mầu

“Lửa Thiêng Soi Toàn Thế Giới” Trong Đoản Khúc “Việt Nam Việt Nam” Của Phạm Duy Là Lửa Gì?

Cảm niệm Đức Phật đản sanh

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

The Self-immolation Of Thich Quang Duc – Smsu

Ai bố thí qua bờ bên kia?

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Người tu sợ nhất cái gì?

Sư ông Trúc Lâm giảng về “Tuệ giác của Đức Phật”

Thiên ma dâng ngọc nữ

Đức Phật chỉ ra tâm tính nhiệm màu nơi mỗi chúng sinh

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Lời Phật dạy về ngày tốt

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Sự việc đáng suy ngẫm: Bà nội đầu độc cháu

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ

Tụng kinh và niệm Phật có ý nghĩa gì?

Tin mới nhận

Tích môn bản môn

Viện Dinh Dưỡng Và Dinh Dưỡng Học Hoa Kỳ Công Bố Kết Quả Về Chế Độ Ăn Chay

Đêm Tuệ Giác Vô Cùng

Hỏi & Đáp Cùng Ngài Luang Por Liem

Toạ Đàm Quốc Tế “Từ Nội Tâm Đến Nhãn Quan Toàn Cầu” – Thích Nhật Từ

Đức Phật lắng nghe từng câu sám hối, cảm thông từng giọt nước mắt muộn màng

Hài cỏ bờ sương

Tình Của Bố Trong Đạo Phật (song ngữ)

Trở Về Cố Hương

So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí

Quan điểm về những định nghĩa của từ bi và những tiếp cận của khoa học

Đức Từ Bi …Nở Sen Xanh – Thích Giác Toàn

Hoà Hợp Gia Đình – Dharmacharya Shantum Seth – Diệu Liên Lý Thu Linh Việt Dịch

Cộng đồng thế giới và sự cần thiết cho trách nhiệm phổ quát

Mười Điều Tâm Niệm (Thập Đại Ngại Hạnh)

Kinh Hán Tạng / Sanskrit

Đạo Sư Tự Xưng Thinley Nguyên Thành Lừa Đảo Các Tín Đồ Như Thế Nào? (bài 3)

10 Điều Trọng Yếu Của Sự Tu Hành

Pongnyŏgwan – Vị Ni Siêu Xuất Của Đảo Cheju

Đường Đến Đạo Phật

Tin mới nhận

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Thế Nào Là Sống Một Mình ?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải

Ý Nghĩa Đề Kinh Kim Cang

Tầm quan trọng của việc giữ giới theo kinh điển Phật giáo

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 14)

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (4)

Người Câu Cá (Trích Kinh Tương Ưng Bộ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt

Kinh Bách Dụ: Diễn viên mặc trang phục quỷ cả đoàn đều sợ

Bộ Kinh Liên Kết (Tương Ưng Kinh Bộ) Ebook PDF

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 54)

Giảng Giải Kinh Phước Đức

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tin mới nhận

Giải Đáp Thắc Mắc

Bước chuyển từ triết lý Niệm Phật đến tín ngưỡng Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Dạy Con Niệm Phật – Diệu Âm Lê Hiếu

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 167)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 242)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Phật Quốc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Khai thị ngạ quỷ cô hồn

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 2)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 66)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.