PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sau khi chết xác thân chỉ là “Đất”

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

SAU KHI CHẾT XÁC THÂN CHỈ LÀ ĐẤT
Nhiên Như – Quảng Tánh


Dau ThaiHỎI:
 Cha tôi được chôn tại Nghĩa trang Văn Điển đã 29 năm. Mẹ tôi mất cách đây gần một năm, hiện tro cốt đang gửi chờ đến giỗ đầu mới thu xếp nơi đặt tro của mẹ. Tôi thấy hiện có nhiều gia đình lập mộ đôi (hợp táng), và tôi cũng rất muốn làm như vậy để tiện thăm viếng các cụ sau này, giảm đi một phần chiếm dụng quỹ đất đai của xã hội. Tất nhiên đó là những vấn đề mang tính thực dụng, tôi không rõ về mặt tâm linh thì có phù hợp không? 

Ngay cả đối với chính bản thân, tôi vẫn có ý định sau này khi mất đi tro cốt của tôi được rắc xuống dòng sông Hồng, liệu có gì ảnh hưởng đến con cháu tôi về sau hay không? Trong gia đình tôi, một số anh em sợ đụng chạm vào phần mộ của cha thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Có một chuyện tôi cũng xin được thưa rằng, sau khi tôi đưa ý kiến của mình cho người anh cả, ít hôm sau tôi có nằm mơ thấy cha hiện về, ông có điều gì đó phản ứng rất dữ dội, thậm chí nhiều lần còn tìm cách đánh vào người tôi. 

Tôi vốn rất tin tưởng vào các quan điểm của Phật giáo, tuy hơi thắc mắc về chuyện liệu 29 năm qua đi cha tôi đã đầu thai chưa? Việc mỗi khi có sự kiện gì lớn trong gia đình tôi lại mơ thấy cha mình, lúc nhiều lúc ít, liệu đây có phải là cha tôi vẫn còn chưa siêu thoát và vẫn còn tham dự vào chuyện gia đình chúng tôi?  (PHẠM VIỆT, phamvietds@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Phạm Việt thân mến!

Trên thế giới hiện nay, tùy theo tập tục của mỗi địa phương, xứ sở mà có sự an táng người chết khác nhau. Địa táng (chôn dưới đất), hỏa táng (thiêu đốt thành tro), thủy táng (thả sông hoặc bỏ biển), thiên táng (treo lên cây hoặc nhét trong hang núi), lâm táng (đem bỏ trong rừng)… là những cách an táng phổ biến. Người Việt phần lớn theo tập tục địa táng, lâu đời hình thành tín niệm về mồ mả như: Phần mộ phải hợp hướng, mộ không bị “động”, mộ kết lại càng hay v.v… Ngày nay, xu hướng hỏa táng ngày càng được người Việt hưởng ứng vì tiện lợi nhiều mặt.

Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh. Còn thân xác, “cái túi da chứa đầy vật bất tịnh” trở nên vô dụng được tùy duyên an táng, theo cách nào cũng được. Điều đáng nói là, cái xác thân tứ đại còn lại nhưng thực ra chỉ có địa đại, chính xác chỉ là “đất”; các đại khác như hỏa, phong cũng nhanh chóng phân tán, thủy đại thì chậm hơn. Như vậy, với tuệ giác của Phật giáo, người đệ tử Phật không xem một phần nhỏ còn lưu lại của thân này, xác chết, là “tôi, của tôi và tự ngã của tôi”.

Người đệ tử Phật có chánh kiến, hiểu biết Phật pháp, thấy rõ sự vô thường, bất tịnh, vô ngã của xác thân nên an táng theo tinh thần tùy duyên. Mộ đơn hay mộ đôi, theo Phật giáo, chỉ đơn thuần là cách xử lý phần “đất”, không liên hệ gì đến “tâm linh”. Theo quan điểm nhà Phật, việc đem tro cốt của người mẹ hợp táng vào phần mộ của người cha là bình thường.

Sau khi bạn chết đi, bạn cứ di nguyện người thân an táng theo cách nào mà bạn cảm thấy phù hợp nhất. Hỏa táng rồi đổ tro bụi xuống sông, gởi vào chùa hay chôn cất theo phong tục v.v…, tất cả đều không có bất cứ ảnh hưởng gì lên con cháu cả. Bởi lẽ, đời sống con cháu của bạn hạnh phúc hay bất hạnh là do nghiệp duyên tốt hay xấu của họ quyết định chứ không phải do cách an táng thân xác của bạn.

Còn việc bạn “mơ thấy cha hiện về, ông có điều gì đó phản ứng rất dữ dội” chỉ là biểu hiện của chính tâm thức bạn. Vì bạn suy nghĩ quá nhiều về điều ấy nên tâm bạn tự “nhào nặn” thành giấc mơ, hoàn toàn không phải là cha của bạn về báo mộng hay chưa tái sinh.

Kinh Phật dạy rằng, một người chết đi lập tức tái sanh nếu sinh thời tạo nghiệp cực thiện hoặc cực ác. Còn nếu tạo nghiệp thiện ác lẫn lộn có thể trải qua thân trung gian, tối đa 49 ngày là tái sinh. Cha của bạn mất đã 29 năm, dĩ nhiên đã theo nghiệp tái sinh, không hề có chuyện “ông vẫn còn tham dự vào chuyện gia đình”.

Việc “một số anh em sợ đụng chạm vào phần mộ của cha thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người” là tín niệm dân gian về mồ mả của không ít người Việt. Đạo Phật không có quan niệm này. Tuy nhiên đây là việc chung, liên hệ đến nhiều người, nên việc hợp táng cần có sự đồng thuận của tất cả anh em gia đình. Với người Việt, mồ mả là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là “biểu tượng” của cha ông, là nét văn hóa tâm linh. Người Phật tử luôn tôn trọng những tập tục này nhưng cũng cần phát huy tuệ giác của nhà Phật để tránh những hủ tục, những tín niệm dân gian kiêng kỵ không nên có,… để sống văn minh, góp phần lợi đạo, ích đời.

Chúc bạn tinh tấn!  

Bài đọc thêm:
Hỏa Táng 
Chương 10 Hoả Táng Hay Địa Táng.

Trao đổi về bài: Sau khi chết xác thân chỉ là “Đất”
Nhiên Như – Quảng Tánh

HỎI: Tôi không đồng ý với câu trả lời về bài Sau khi chết xác thân chỉ là “đất”, với 2 vấn đề dưới đây: 

1.Còn việc bạn “mơ thấy cha hiện về, ông có điều gì đó phản ứng rất dữ dội” chỉ là biểu hiện của chính tâm thức bạn. Vì bạn suy nghĩ quá nhiều về điều ấy nên tâm bạn tự “nhào nặn” thành giấc mơ, hoàn toàn không phải là cha của bạn về báo mộng hay chưa tái sinh. Xin hỏi dựa vào đâu mà phát biểu như vậy? 
Nếu đó chỉ là suy luận thì tôi nghĩ là không nên, vì từ suy luận đến thực tế khác xa lắm. Hơn nữa giác quan và tri thức của con người rất hữu hạn so với thực tại của vũ trụ.

2. Kinh Phật dạy rằng, một người chết đi lập tức tái sanh nếu sinh thời tạo nghiệp cực thiện hoặc cực ác. Còn nếu tạo nghiệp thiện ác lẫn lộn có thể trải qua thân trung gian, tối đa 49 ngày là tái sinh. Cha của bạn mất đã 29 năm, dĩ nhiên đã theo nghiệp tái sinh, không hề có chuyện “ông vẫn còn tham dự vào chuyện gia đình”. Vậy thì cúng Mông Sơn thí thực là để làm gì? Có phải vì lòng từ bi của nhà Phật mà đem thức ăn cho những chúng sanh đang đói khát hay không? Theo tôi biết, những chúng sanh đang đói khát đó chính là những người đã chết mà họ không đủ duyên để đi đầu thai. Trong kinh sách nhà Phật cũng nói rất nhiều về điều này. Thiết nghĩ, nên trả lời những gì mình biết chứ không nên tùy tiện suy diễn. 

(QUỲNH, quynhuyenvo@gmail.com)

ĐÁP: 

Bạn Quỳnh thân mến!

Trước hết, chúng tôi xin chân thành tri ân sự phản hồi của bạn. Trong quá trình học tập giáo pháp, sự thành tâm trao đổi, luận bàn có vai trò rất quan trọng giúp chúng ta soi sáng lẫn nhau để tin hiểu Chánh pháp sâu sắc hơn.

Vấn đề 1, bạn hỏi, dựa vào đâu mà phát biểu như vậy? Xin trả lời, chúng tôi đã dựa vào Chánh pháp. Theo một số kinh, luận (A-tỳ-đàm), cái gọi là giấc mơ hay chiêm bao có thể được tạo ra do nhiều nguyên nhân: Một giấc mơ có thể hình thành do những tác động sinh lý trong cơ thể, do sự tồn đọng của những hồi ức lúc thức, do sự tác động của một ngoại nhân có thần lực, hoặc chiêm bao cũng có thể là một điềm báo được tạo ra do sự chiêu cảm của nghiệp lực cá nhân hay tập thể. Nói chung, hầu hết các giấc mơ đều là sản phẩm của tâm thức, là biểu hiện của chính tâm thức chúng ta. Tất cả các ý niệm, nhận thức, kinh nghiệm… của con người được lưu trữ trong tâm (tàng thức), tùy theo nhân duyên và hoàn cảnh mà biểu hiện thành những giấc mơ với nội dung khác nhau.

Chúng tôi tán đồng nhận định “giác quan và tri thức của con người rất hữu hạn so với thực tại của vũ trụ” của bạn, nhưng tin vào báo mộng của người chết là chuyện hoàn toàn khác. Chúng tôi không suy luận hay suy diễn mà hiểu rõ, giáo lý của đạo Phật không chủ trương tin vào báo mộng của người chết. Nói rõ hơn, báo mộng là tín niệm dân gian. Tín niệm này vốn ăn sâu vào nhận thức của nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Tin vào báo mộng của người chết hay không là quyền của mỗi người, nhưng dưới ánh sáng chánh kiến của Phật giáo, mộng mị vốn là huyễn, không thực. Vì thế, Đức Phật không khuyến khích học tập các dị thuật như chiêm tinh, đoán mộng v.v…, thậm chí còn ngăn cấm.

Vấn đề 2, bạn hỏi, vậy cúng Mông Sơn thí thực để làm gì? Xin trả lời, cúng Mông Sơn thí thực nhằm bố thí thức ăn cho loài Ngạ quỷ đói khát được no đủ. Kinh điển nhà Phật nói rõ các chúng sanh trong lục đạo (thuộc Dục giới) bao gồm: Trời, người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. Những chúng sinh nào tập nghiệp tham lam, bỏn sẻn nặng nề sau khi chết sẽ tái sinh (đầu thai) vào loài Ngạ quỷ. Cần xác định “những chúng sanh đang đói khát” ấy chính là loài Ngạ quỷ, một số ít khác thuộc chúng quỷ thần, chứ không phải là “những người chết mà họ không đủ duyên để đi đầu thai”.

Cụ thể hơn, Phật giáo Nam truyền không chủ trương có thân trung ấm, chết là tái sinh tức khắc. Phật giáo Bắc truyền chủ trương con người chết đi có thọ thân trung ấm, trong thời gian thọ thân trung ấm vẫn có thể thọ dụng thực phẩm (mùi hương) do người thân hiến cúng, nhưng tối đa khoảng 49 ngày là tái sinh. Phật giáo Tạng truyền (Mật tông Tây Tạng) cho biết, một số rất ít các thân trung ấm có thể kéo dài hơn 49 ngày, nhưng đó là những trường hợp cá biệt. 

Vì vậy, chúng ta thờ cúng ông bà tổ tiên nhằm thể hiện lòng hiếu kính và tri ân. Ông bà tổ tiên sau khi chết thì tùy nghiệp tái sinh vào lục đạo, các vị ấy không ở trên bàn thờ, và do nghiệp duyên nơi loài mà các vị ấy đã tái sinh vào cũng khác biệt nên không dễ hội đủ nhân duyên để can thiệp vào đời sống của chúng ta. Mặt khác, không nên xem loài Ngạ quỷ (đã đầu thai), phần lớn cộng cư với loài người, thường được loài người cúng thí thực phẩm là “những người chết mà họ không đủ duyên để đi đầu thai”.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Lãng Mạn Khúc Du Xuân – Cư Sĩ Liên Hoa

LÃNG MẠN KHÚC DU XUÂN Cư Sĩ Liên hoa Vạt nắng vui đùa cơn gió thoảng nụ cười hoa nở...

Đúng Hẹn Lại Lên

Đúng hẹn lại lên

ĐÚNG HẸN LẠI LÊN Thiện Ý           Mùa xuân đến rồi lại đi. Vạn vật cứ đến hồi chín mùi...

Trở Lại Nha Trang

Trở lại Nha Trang

TRỞ LẠI NHA TRANG Cao Huy Hóa Nha Trang, thành  phố  hiền hòa đó tôi đã quen  thuộc  khá lâu....

Tư Tưởng Thắng Man Sư Tử Hống Từ Góc Nhìn Như Lai Tạng

Tư Tưởng Thắng Man Sư Tử Hống Từ Góc Nhìn Như Lai Tạng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Giáo Và Khủng Hoảng Thế Giới

Phật giáo và khủng hoảng thế giới

PHẬT GIÁO VÀ KHỦNG HOẢNG THẾ GIỚI Damien Keown Chân Nguyên chuyển ngữ  (Đây là bài Diễn văn của Giáo...

Phương Pháp Hành Thiền Cơ Bản

Phương pháp hành thiền cơ bản

PHƯƠNG PHÁP HÀNH THIỀN CƠ BẢN Thích Trung Định Thiền là pháp môn cơ bản mà bất cứ ai cũng...

Ý thức hệ hình thành nhân cách một con người

Ý thức hệ trong mỗi con người là một loại thức ăn rất quan trọng gọi là Thức thực. Thân...

Tết Việt Nam, Tết Di Lặc

Tết Việt Nam, Tết Di Lặc

Tết Việt Nam, tết Di Lặc Nguyễn Thế Đăng Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong...

Ăn Chay Trọn Đời

Ăn chay trọn đời

ĂN CHAY TRỌN ĐỜINguyễn Xuân Chiến   Học chữ từ bi chẳng sát sanh Thịt da, xương máu, giết sao...

Người Con Đức Phật

Người con đức Phật

Trong luật tạng có dạy không được thuyết pháp cho người; không cung kính, chỉ thuyết pháp khi được thỉnh...

Bức Tượng Trả Lại Và Ý Niệm Hóa Giải

Bức tượng trả lại và ý niệm hóa giải

BỨC TƯỢNG TRẢ LẠI VÀ Ý NIỆM HÓA GIẢI HOÀNG CÔNG DANH Đại đức Thích Mãn Toàn cùng đại diện...

Chú Đại Bi Và Tâm Kinh – Tinh Túy Lòng Từ Bi Và Trí Huệ

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

"Thưa Thế Tôn! Nếu hàng trời người trì tụng Đại Bi Chương Cú, thì lúc gần mạng chung, mười phương...

Phật Nói: “Phước Cầu Không Được, Tu Thì Được”

Phật nói: “Phước cầu không được, tu thì được”

Cuộc sống của chính mình là họa hay phước đều chẳng phải do Phật, Bồ Tát hay 1 đấng thần...

Hai loại kinh điển & sự hình thành học thuyết nhị đế

Học thuyết nhị đế tuy là một trong những phát triển quan trọng của tư tưởng Phật giáo Đại thừa,...

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT Tác Giả: Thượng Tọa Thích Phước Nhơn   Mục Lục 1. Tình ái là cội nguồn sanh...

Lãng Mạn Khúc Du Xuân – Cư Sĩ Liên Hoa

Đúng hẹn lại lên

Trở lại Nha Trang

Tư Tưởng Thắng Man Sư Tử Hống Từ Góc Nhìn Như Lai Tạng

Phật giáo và khủng hoảng thế giới

Phương pháp hành thiền cơ bản

Ý thức hệ hình thành nhân cách một con người

Tết Việt Nam, Tết Di Lặc

Ăn chay trọn đời

Người con đức Phật

Bức tượng trả lại và ý niệm hóa giải

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

Phật nói: “Phước cầu không được, tu thì được”

Hai loại kinh điển & sự hình thành học thuyết nhị đế

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

Tin mới nhận

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Cúng dường trân bảo

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Mừng ngày Phật đản

Lạy ông Phật nào?

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Người yêu rốt cuộc là ai?

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

Đức Phật trị bệnh thoái tâm cho một vị tỳ kheo

Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại

Chùa Bình A Tổ Chức Lễ Đặt Đá Trùng Tu Chánh Điện Và Kiến Tạo Đại Tượng A Di Đà Phật

Đại dịch và kinh người biết sống một mình

Duyên Đến Chùa Vạn Hạnh, Saugus, Ma

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Nếu Đức Phật là ‘giám đốc điều hành’

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 3)

Gặp Gỡ Giáo Sư Người Mỹ Gốc Việt Nghiên Cứu Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

Điều thiết yếu nhất người Phật tử nên làm

Tin mới nhận

Lời Dạy Của Đức Phật Về Khổ Đau Và Hạnh Phúc

Lúc Này Đây (The Time Is Now) Thơ Song Ngữ Của Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Tứ cú lục bát về “CHÁNH PHÁP”

Hạnh kiên nhẫn

Kính Chiếu Yêu

Dốc Mơ Đồi Mộng – Diệu Nga

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 10)

Duyên Hợp – Tinh Túy Của Đạo Phật

Những Dữ Kiện Về Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể

Chào Mừng Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2008

Tinh thần bình đẳng trong Phật giáo

Trọn đời cống hiến

Nhật Ký Dharamsala – Không Quán

Bồ Tát Quan Âm Hay Bồ Tát Quang Âm (Avalokitesvara Sound Or Light & Sound?)

Cộng đồng thế giới và sự cần thiết cho trách nhiệm phổ quát

Làng Mai trong lòng nước Pháp

Thầy vẫn bên con

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Sa Di Bom

Tình Bạn Theo Quan Điểm Phật Giáo – Thích Minh Thành

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 14)

Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

Pháp Hoa thất dụ – Dụ thứ nhất: Ngôi nhà lửa

Kinh Bách Dụ: Giết cả đàn trâu

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 31)

Ơn nhỏ không quên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Kinh Samiddhi – Samiddhi Sutta (sn 1.20)

Kinh Tiểu Bộ Tập X (Khuddhaka Nikàya)

Những Ngày Hạnh Phúc

Thiện pháp chân chánh ( P.2 )

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 191)

Dẫn Vào Tâm Kinh Bát-nhã

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 60)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Quảng Ngãi: Trang nghiêm kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Kinh A Nậu La Độ

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 202)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 31)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 79)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 5)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 100)

Con Đường Tây Phương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

Trang nghiêm cõi Phật, trang nghiêm tâm mình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 212)

Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 82)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Sự Chuyền Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Có Mặt Của Quán Thế Âm Bồ Tát

Tưởng Niệm Thầy Thích Trí Tịnh

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 86)

Buông Bỏ Chấp Trước Mới Thoát Khỏi Luân Hồi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

Thư Trả Lời Hộ Niệm

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.