PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Gặp Gỡ Giáo Sư Người Mỹ Gốc Việt Nghiên Cứu Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Thứ Ba, 11 tháng 5 2010

Trà Mi xin chào những người bạn của Tạp chí Thanh Niên trên đài VOA. Các bạn nào ở Sài Gòn nếu đi ngang qua ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng 8 quận Ba, hẳn có thấy một tượng đài tưởng niệm của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Các bạn trẻ Việt Nam ít nhiều gì chắc cũng đã nghe nhắc tới danh tánh của vị cao tăng được tôn vinh là Bồ Tát, người đã dũng cảm biến mình thành ngọn đuốc sống trong cuộc tự thiêu ngay tại góc đường này 47 năm về trước, để tranh đấu cho quyền tự do tín ngưỡng, chống lại sự đàn áp tôn giáo. Tuy nhiên, không mấy người trong thế hệ trẻ ngày nay biết rõ, hoặc lưu ý tìm hiểu về lai lịch, nguyên nhân, và ý nghĩa của sự kiện ngày 11/6/1963 từng làm rung động thế giới. Gần nửa thế kỷ sau, một giáo sư người Mỹ gốc Việt đã quyết định thực hiện một quyển sách bằng Anh Ngữ, nghiên cứu chi tiết về
“vị thánh “tử vì đạo” này.

Trà Mi – VOA
| Washington, DC

Botatthichquangduc002

Tấm hình tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức được tiến sĩ Nguyễn Tri Ân scan lại (tấm ảnh hiện được lưu giữ
tại chùa Quan Thế Âm, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi di tích cuối cùng của Hòa thượng Thích Quảng Đức)

 

Tiến sĩ Nguyễn Tri Ân sang Hoa Kỳ định cư đã 30 năm nay, và hiện đang
giảng dạy bộ môn Văn minh-Mỹ thuật Châu Á tại đại học Bates của tiểu bang Maines. Ông vừa nhận được khoản tài trợ trị giá 40 ngàn đô la dành cho công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, cũng như ảnh hưởng của sự kiện này trong công cuộc tranh đấu đòi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo tại Việt Nam.

Đến với chương trình hôm nay, giáo sư-tiến sĩ Tri Ân sẽ cho chúng ta biết ý nghĩa, nội dung cuộc nghiên cứu của ông về cố Hòa thượng Thích Quảng Đức. Xin mời giáo sư Tri Ân:

Giáo sư Tri Ân: Đây
là một công trình tôi đã để tâm 10 năm nay. Hòa thượng Thích Quảng Đức là một người Việt Nam được nhiều người nước ngoài biết tới về hình ảnh tự thiêu của Ngài, nhưng rất ít sách báo cũng như giới chuyên môn viết về Hòa thượng Quảng Đức.

Trà Mi: Ông có thể cho biết thêm công trình nghiên cứu này sẽ kéo dài trong bao lâu, các phương pháp tiến hành khảo cứu ra sao?

Giáo sư Tri Ân:
Tôi có đọc các sách báo xuất bản ở Việt Nam và nước ngoài, đặc biệt là tư liệu rất quý chưa bao giờ được công bố của giáo sư Lê Mạnh Thác. Cách
đây 3 năm, tôi về Việt Nam đi thăm các ngôi chùa do Hòa thượng ngày trước trùng tu, trụ trì, hay xây dựng có lưu trữ rất nhiều tài liệu của Hòa thượng, từ sách báo, các bài viết, pháp y áo, kinh sách của Hòa thượng để lại. Những tài liệu này chưa bao giờ được công bố, ngay cả ở trong nước. Nói chung, có ba phương thức. Thứ nhất, đi nghiên cứu thực tế ở Việt Nam qua một số công trình từ miền Trung, đến Sài Gòn, đến Cai Lậy. Thứ hai là đọc tư liệu. Ngoài ra, tôi cũng phỏng vấn một số nhân vật lịch sử liên quan. Nhanh nhất là một năm quyển sách sẽ hoàn thành, và cuộc nghiên cứu bắt đầu từ cuối mùa hè này.

Trà Mi:
Là
một người đang giảng dạy tại Mỹ, quan tâm nghiên cứu đến một câu chuyện
xảy ra cách nay gần 5 thập niên, giáo sư có thể chia sẻ thêm về ý nghĩa
cuộc nghiên cứu này, cũng như thông điệp mà ông muốn gửi gắm qua đó là gì?

Giáo sư Tri Ân: Qua một số báo chí, người Mỹ chỉ biết Hòa thượng là một hình ảnh tự thiêu rất hào hùng của thời đại chống chiến tranh Mỹ, nhưng người ta không biết là bên trong có
một sự đàn áp tôn giáo. Một vấn đề khác mà người ngoại quốc ít biết đến
là trái tim của Hòa thượng để lại. Nhục thân của Hòa thượng được đưa về
an dưỡng địa thiêu trong suốt nhiều giờ. Lần thứ nhất, trái tim của Hòa
thượng
vẫn còn. Người ta phải thiêu lại lần thứ hai đến khoảng 4 ngàn độ, nhưng trái tim vẫn còn nguyên. Đó là một sự rất kỳ diệu. Chúng ta cần đặt lại vấn đề rằng điều gì làm Hòa thượng dấn thân. Một vấn đề khác
mà tôi muốn đặt ra ở đây là thời đại bây giờ, có nhiều người đã mệnh danh tôn giáo gây ra những cuộc khủng bố, làm hại người và đem lại sự bất bình an xã hội. So sánh hai hình ảnh đó, ta thấy Hòa thượng Quảng Đức là một hình ảnh vừa cao quý, vừa đẹp, dám hy sinh thân mạng mang lại
lợi ích cho người khác.

Trà Mi: Nói về trái tim của Hòa thượng, có một số ý kiến ngờ rằng không biết đây có phải là trái tim thật của Ngài hay không. Có tài liệu hoặc minh chứng nào để chứng minh cho điều này không?

Giáo sư Tri Ân: Đây
là vấn đề tôi rất muốn biết. Cố Hòa thượng Thích Thông Bửu, đệ tử cuối cùng của Hòa thượng Thích Quảng Đức, cho biết trong năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm có tìm cách cướp trái tim của Hòa thượng, nhưng không được. Trái tim sau đó được gửi vào ngân hàng Thụy Sĩ ở Việt Nam. Sau 1975, Hòa thượng Thích Thông Bửu và một số người khác đại diện để mang trái tim về, nhưng họ không cho. Hòa thượng Thích Thông Bửu có nói rằng ấn, cái phiêu giữ, và giấy tờ lưu giữ của trái tim vẫn còn nguyên.

Trà Mi:
Trái tim xá lợi của Hòa thượng Thích Quảng Đức hiện giờ đang được cất giữ tại địa điểm nào ở Việt Nam, thưa giáo sư?

Giáo sư Tri Ân: Cái đó tôi phải nghiên cứu thêm nữa.

Trà Mi:
Hồi
nãy
có một chi tiết giáo sư cho biết là khi trái tim được xin mang về không biết nguyên do vì sao không được phép, thưa giáo sư?

BlankTiến sĩ Nguyễn Tri Ân, hiện đang giảng dạy bộ môn Văn minh-Mỹ thuật Châu Á tại đại học Bates của tiểu bang Maines

Giáo sư Tri Ân: Ở Việt Nam, có nhiều vấn đề. Thứ nhất là vấn đề tổ chức giáo hội. Những gì liên quan đến hành xử hay công
trình
như thế nào đều có ý kiến của Ban Tôn Giáo. Trong bài viết về Hòa
thượng
Quảng Đức của thầy Thông Bửu, thầy chỉ đề cập đến mà thôi. Rất tiếc cách đây 3 năm khi tôi về Việt Nam muốn gặp lại thầy Thông Bửu để hỏi thêm ngọn ngành vấn đề, tôi rất muốn biết rõ vì sao chưa được phép mang về. Trong trường hợp được mang về thì mang về như thế nào. Tôi hy vọng trái tim của Hòa thượng vẫn còn. Bên cạnh đó, tôi có chụp được một số hình ảnh xá lợi xương của Hòa thượng trong một cái tháp bằng đồng.

Trà Mi: Xương xá lợi đó hiện giờ đang được lưu giữ ở đâu?

Giáo sư Tri Ân:
Một số ở Sài Gòn, và một số ở Nha Trang, nơi Hòa thượng sinh ra.

Trà Mi: Nghiên
cứu
về một sự việc xảy ra cách đây hơn 40 năm đối với Hòa thượng Thích Quảng Đức, một nhân vật được xem là dấn thân tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Việt Nam, giáo sư có, hoặc sẽ, tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo trong nước hiện nay để có một sự so sánh, đối chiếu hay không?

Giáo sư Tri Ân:
Ngành nghiên cứu của tôi là Lịch sử-Mỹ thuật Á Châu. Tôi không đi chuyên về lịch sử Phật giáo, nhất là Phật giáo Việt Nam hiện đại. Nhưng khi chúng ta nhìn về các bài học lịch sử, dùng những bài học đó, nếu biết suy nghĩ và biết hành động thì chúng ta có thể học hỏi và áp dụng.

Trà Mi: Nếu
so sánh giữa nền văn hóa Phật giáo Việt Nam giữa thế kỷ 20 với thế kỷ 21 đương đại hiện nay, từ ánh mắt một nhà nghiên cứu, ông có nhận xét ra
sao?

Giáo sư Tri Ân: Đất nước Việt Nam trong mỗi thời đại, đời sống khác nhau, kinh tế, chính trị khác nhau, cho nên có những hướng đi thời đại khác nhau. Phật giáo Việt Nam nhìn chung được ví như nước. Nước có tính rất mềm, rất uyển chuyển, nhưng cũng có tính chất rất mạnh, rất hùng vĩ. Phật giáo Việt Nam gần 2 ngàn năm nhìn chung có 3 vấn đề là đức Bi, Trí, và Dũng. Nếu như họ thao thức
đúng, hành động đúng thì những việc làm của họ sẽ đưa đến một kết quả tốt đẹp.

Trà Mi: Khi quan tâm đến một nhân vật đấu tranh cho tự do tôn giáo Việt Nam, không biết ông có quan tâm đến tình hình tự do tôn giáo hiện nay tại Việt Nam hay không?

Giáo sư Tri Ân:
Đây là một câu hỏi rất nóng bỏng. Thực tế thì tôi chỉ nghe và biết qua thôi, nhưng nó hơi ngoài đề tài nghiên cứu của tôi một chút.

Trà Mi: Thưa
ông không nghiên cứu sâu rộng về lĩnh vực này, nhưng nhận xét cá nhân, với con mắt của một người có quan tâm đến vấn đề này, ông có sự so sánh nào không giữa tình hình tự do tôn giáo trong nước với tình hình tự do tôn giáo tại Mỹ, nơi đang cổ võ cho quyền tự do tôn giáo trên thế giới?

Giáo sư Tri Ân: Nước
Mỹ được mệnh danh là một nước tự do tôn giáo. Họ đã có lịch sử tự do mở
rộng
về tôn giáo gần 500 năm nay. Sự tự do về tôn giáo phải dựa vào những yếu tố khách quan thực tế tại bản địa. Đây là vấn đề rất hay, nhưng đồng thời rất tế nhị.

Trà Mi: Giả dụ có một đồng nghiệp, một giáo sư nước ngoài quan tâm đến công trình nghiên cứu của ông, muốn tìm hiểu về một nhân vật tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Việt Nam cách đây hơn 40 năm, có lẽ họ cũng thắc mắc không biết tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam hiện nay ra sao, và ý nghĩa, thông điệp của cuộc nghiên cứu này đóng vai trò như thế nào đối với bối cảnh tự do tôn giáo tại Việt Nam đương đại. Câu trả lời của giáo sư như thế nào?

Giáo sư Tri Ân:
Có người hỏi tôi vấn đề này thì tôi phải kiếm một người nào đó chuyên môn, hoặc quan tâm đến vấn đề đó để trả lời cho rõ ràng hơn. Chúng ta nghiên cứu lịch sử để
thấy những bài học, và những lỗi lầm từ chính sách, chính trị, đến hành
động thì cần tránh.

Trà Mi: Sau cuộc nghiên cứu này, ông có dự định thực hiện thêm những cuộc nghiên cứu khác cũng liên quan đến Việt Nam hay không?

Giáo sư Tri Ân:
Tôi đang viết một cuốn sách về các hình tượng được thờ ở các chùa, đình, miếu. Công trình này được Fulbright tài trợ cách đây 5 năm, và tôi
từng đi Việt Nam nghiên cứu gần 1 năm. Tôi sắp hoàn tất. Đó là công trình đầu tiên. Công trình thứ hai tôi đang để ý tới là định viết một quyển sách về lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Trà Mi: Là
một người Việt đang đảm nhiệm vai trò truyền đạt văn hóa Châu Á, nói chung, cũng như giới thiệu những nét riêng biệt của Việt Nam, nói riêng,
qua các cuộc nghiên cứu, các bài viết của mình tại một đại học Hoa Kỳ, có điều gì giáo sư thấy thú vị muốn chia sẻ với thính giả của VOA không?


Giáo sư Tri Ân:
Tôi
thấy niềm vui nhất của tôi là giới thiệu những gì đẹp nhất, hay nhất của văn minh Á Châu với họ. Là một người Việt sinh sống ở xứ người 30 năm, nhìn về Việt Nam, bao giờ tôi cũng nhìn vào những nét rất kiêu hãnh
để tự hào về văn hóa, văn minh Việt Nam.

Trà Mi: Có
một số ý kiến cho rằng những nét đẹp văn hóa, những tinh hoa văn hóa, cũng như các môn học về văn hóa Việt Nam chưa thu hút sự quan tâm của nhiều người tại Việt Nam, đa số là giới trẻ. Giáo sư có lời nào muốn gửi
gắm đến thế hệ trẻ tại Việt Nam ngày nay?

Giáo sư Tri Ân: Tuổi
trẻ
Việt Nam bây giờ chạy theo những phong trào như chat, internet, họ không thấy được những nét đẹp văn hóa Việt. Đôi lúc mình nghèo quá cũng khó mà nói về văn hóa lắm, cô ạ. Phải lo cái ăn, cái mặc thì ai nghĩ đến
vấn đề văn hóa? Việt Nam hiện tại vẫn còn rất nghèo và không có những tài trợ, những hội này hội kia giúp đỡ nữa. Ở Mỹ, ví dụ như công trình của tôi khi chuẩn bị nghiên cứu, tôi viết đề nghị nộp nhiều nơi và một hội đồng họ xét thấy công trình của mình có sự đóng góp nào đó, họ tài trợ cho mình. So sánh hai xã hội, ở xã hội Mỹ, khi mình có tài, thì mình
có cơ hội để vươn lên, phát triển khả năng đó. Ở Việt Nam, phương tiện không được đầy đủ hoặc không có cơ hội tốt để chúng ta phát triển. Tôi hy vọng có những người Việt Nam đầu tư và bảo trợ vào kiến thức, tương lai của người Việt Nam. Phải khuyến khích vấn đề đó.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn giáo sư đã dành thời gian cho buổi nói chuyện này.

Tạp chí Thanh Niên xin chia tay với quý vị tại đây. Hẹn gặp lại tất cả quý vị và các bạn trong chương trình tuần sau.

Tin bài có liên quan

Vị Pháp Thiêu Thân

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm 56 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Load More

Discussion about this post

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 1)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT Người giảng: Lão pháp sư Tịnh KhôngThời gian: ngày 23 tháng 06 năm 2003Giảng tại:...

Ngũ ấm ma (khandha-māra) ma năm uẩn

NGŨ ẤM MA (KHANDHA-MĀRA) MA NĂM UẨN  TKN. Pháp Hỷ - Ayya Dhammananda   Theo truyền thống, Phật giáo công...

Ăn Chay Hay Không Ăn Chay? – Hòa Thượng Tuyên Hóa

ĂN CHAY HAY KHÔNG ĂN CHAY? Hòa Thượng Tuyên Hóa Cứu cánh của việc ăn thịt hay không ăn thịt...

Milk Thistle(cây Ké Sữa) Trần Anh Kiệt Chuyển Ngữ (Trích Dịch Từ Nguyên Bản Anh Ngữ Đăng Trên Internet)

Milk Thistle(Cây Ké Sữa) Trần Anh Kiệt chuyển ngữ (Trích dịch từ nguyên bản Anh ngữ đăng trên Internet) Hiện nay một số...

Đức Phật: Thấy Pháp Là Thấy Ta

Đức Phật: Thấy Pháp Là Thấy Ta

ĐỨC PHẬT: THẤY PHÁP LÀ THẤY TA Nguyên Giác   Bài viết này để trả lời một vài câu hỏi...

Giới Luật (.Pdf)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tư Tưởng Tịnh Độ Trong Phật Giáo Đại Thừa

TƯ TƯỞNG TỊNH ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA Thích Tiến Đạt Đại thừa Phật giáo đối với việc tự...

Chánh Niệm Thực Sự Nghĩa Là Gì? Theo Góc Nhìn Hợp Với Kinh Điển

Chánh Niệm Thực Sự Nghĩa Là Gì? Theo Góc Nhìn Hợp Với Kinh Điển

CHÁNH NIỆM THỰC SỰ NGHĨA LÀ GÌ?THEO GÓC NHÌN HỢP VỚI KINH ĐIỂN*Tỳ kheo Bodhi | Vô Minh dịch Lời giới...

Tư Tưởng Không Của Phật Giáo Đại Thừa

TƯ TƯỞNG KHÔNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪAThích Hạnh Bình 1 Dẫn luận Có không ít nhà nghiên cứu về...

Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư.

Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư.

Nên mộng xuân hồng phải tả tơi. Một nhà thơ nào đó đã đặc tả bệnh khổ, một trong ba...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 119)

 Kính thưa các vị đồng học của Tịnh Tông Học Hội Úc Châu, xin chào mọi người!Sáng sớm hôm nay...

Xuất Gia – Nên Hay Không?

Xuất gia – Nên hay không?

XUẤT GIA – NÊN HAY KHÔNG? Giác Minh Luật Gần đây, tôi thường xuyên nhận được những dòng tin nhắn,...

Năm Uẩn (song ngữ)

Năm Uẩn Đức Phật Thích Ca đã thường nói về Năm Uẩn, cũng còn được gọi là Năm Tập Hợp,...

Tinh Yếu Lâm Tế Lục Bình Giảng

Tinh Yếu Lâm Tế Lục Bình Giảng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhận Diện Và Thay Thế

NHẬN DIỆN VÀ THAY THẾTác giả: Thích Thái Hòa.Ta nhìn xuyên suốt lịch sử phát triển của xã hội loài...

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 1)

Ngũ ấm ma (khandha-māra) ma năm uẩn

Ăn Chay Hay Không Ăn Chay? – Hòa Thượng Tuyên Hóa

Milk Thistle(cây Ké Sữa) Trần Anh Kiệt Chuyển Ngữ (Trích Dịch Từ Nguyên Bản Anh Ngữ Đăng Trên Internet)

Đức Phật: Thấy Pháp Là Thấy Ta

Giới Luật (.Pdf)

Tư Tưởng Tịnh Độ Trong Phật Giáo Đại Thừa

Chánh Niệm Thực Sự Nghĩa Là Gì? Theo Góc Nhìn Hợp Với Kinh Điển

Tư Tưởng Không Của Phật Giáo Đại Thừa

Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư.

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 119)

Xuất gia – Nên hay không?

Năm Uẩn (song ngữ)

Tinh Yếu Lâm Tế Lục Bình Giảng

Nhận Diện Và Thay Thế

Tin mới nhận

Giáo dục đạo đức cho con ngay từ thuở bé như thế nào?

Chùa Long An (Chùa Ông Một) Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Ân đức của Như Lai

Quan niệm về Đức Phật

Đức Phật là ai?

Tâm tình ngườì phật tử: Xây chùa to nên vui hay buồn?

Phật dạy: Cách nhìn người để biết họ tà hay chánh

Tu tâm dưỡng tánh để không rời vào cuộc đời nghiệt ngã

Hồi Ký Đặc Biệt : Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Thích Đức Nghiệp

Suy ngẫm lời Phật dạy

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người, hướng con về nẻo thiện lành

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Sự vĩ đại của vị thầy có một không hai ở đời

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Ai cũng có bệnh

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

Thế nào là hạng người có tội?

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Đức Phật dạy thế nào là người đàn ông lý tưởng?

Đức Phật giữa đời thường

Tin mới nhận

Biết pháp, biết nghĩa, biết thời

Long Thọ và lập trường Trung Quán

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2015

Đêm Thơ Thiền Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Về sự cho phép của gia đình để được xuất gia

Đại Trí Độ Luận Tập Iv – Bồ Tát Long Thọ – Dịch Việt: Thích Thiện Siêu

Quan Điểm Phật Giáo Về Kinh Tế Và Công Bằng Xã Hội – Thích Tâm Đức

Hạnh phúc chẳng ở đâu xa!

Tiểu Sử Vắn Tắt Terchen Orgyen Chokgyur Lingpa (1829–1870)

Hiến Chương Vesak Liên Hiệp Quốc

Niết Bàn – Bản Chất Và Mục Tiêu Giác Ngộ

A Dục, Một Vị Vua Phật Tử

Bản Nguyện Niệm Phật

Ai Được Hưởng Lợi Nhất Từ Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Đọc Thơ Xuân Của Thi Hào Nguyễn Du

Đời người giống như canh bạc

Người Đồng Tính Luyến Ái Có Dược Phép Thọ Giới Tỳ Kheo Không – Damien Keown (Gia Quốc Việt Dịch)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 228)

Huế Đón Mừng Mùa Phật Đản

Yêu thương nghĩa là hiểu và thương

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Năm chủ một tớ

Chú Giải Kinh Pháp Cú Trọn Bộ 4 Quyển

Kinh Kim Cang Dịch Nghĩa Và Lược Giải

Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

Kinh Bách Dụ: Người phụ nữ sợ đau mắt

Những Nguyên Nhân Của Hành Động, Kinh Tăng Chi Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 265)

Giới Thiệu Kinh Trung A Hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 268)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 188)

Tin mới nhận

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 1)

Khuyên Phát Bồ Đề Tâm Văn

Luận Tịnh Độ

Ht. Tịnh Không Chính Thức Trả Lời Những Hiểu Lầm Về Dự Báo Đại Nạn Năm 2012

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 12)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 25)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 59)

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 12)

Luận Tỳ Bà Sa

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 98)

Đọc sách ngàn lần – Tập 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Thành tựu ngũ giới, vãng sanh tây phương tịnh độ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

Những Suy Ngẫm Để Biết Tôn Kính Pháp Môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.