THÁCH THỨC CỦA NHÂN LOẠI: PHÁT BIỂU VỀ LIÊN TÔN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Geshe Thupten Jinpa
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 22/09/2011
Chúng ta đã và đang thấy trong kỷ nguyên hiện đại những
sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực phát triển vật chất. Như một kết quả, có một sự cải thiện đáng kể
trong đời sống của con người. Tuy thế,
cùng lúc ấy, chúng ta cũng cảnh giác rằng sự phát triển vật chất đơn thuần
không thể trả lời cho tất cả những ước mơ của nhân loại. Hơn thế nữa, khi sự phát triển vật chất đạt đến
một giai đoạn cao và cao hơn nữa, đôi khi chúng ta thấy rằng nó mang theo một sự
phức tạp nào đấy, kể cả gia tăng những rắc rối và thử thách cho chúng ta. Do bởi sự kiện này, tôi nghĩ rằng tất cả những
truyền thống tôn giáo trên thế giới có khả năng để cống hiến đến lợi ích và cát
tường của nhân loại, và các tôn giáo cũng duy trì sự liên hệ của họ trong thế
giới hiện đại.
Tuy
nhiên, vì nhiều tôn giáo quan trọng của thế giới tiến triển theo lịch sử của
loài người một thời gian dài, tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nhiều phương diện
giáo huấn của tôn giáo và các truyền thống phản chiếu những nhu cầu và quan tâm
trong những thời gian và các nền văn hóa khác nhau. Do vậy, tôi nghĩ thật quan trọng để có thể thực
hiện một sự phân biệt giữa những gì tôi gọi là “cốt tủy” hay
“căn bản” của giáo huấn các tôn giáo và những phương diện văn hóa của
một truyền thống đặc thù. Những gì tôi
muốn gọi là “căn bản” hay “cốt tủy” của các truyền thống
tôn giáo là những thông điệp tôn giáo nền tảng, chẳng hạn nguyên tắc từ ái, bi
mẫn, v.v…, là những điều luôn luôn duy trì sự liên hệ và tầm quan trọng của
chúng, bất chấp thời gian hay hoàn cảnh. Nhưng khi thời gian thay đổi, phạm vi văn hóa thay đổi, và tôi nghĩ rằng
thật quan trọng cho những tín đồ của các tôn giáo có thể thực hiện những sự
thay đổi cần thiết có thể phản chiếu những quan tâm đặc thù về thời đại và văn
hóa của họ.
Tôi
nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là
thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể,
lời nói, và suy tư của họ và hành động phù hợp với giáo huấn và những nguyên tắc
của truyền thống tôn giáo mà họ đang tôn thờ. Điều này rất quan trọng. Trái lại,
nếu niểm tin hay sự thực hành tôn giáo của mỗi cá nhân chỉ duy trì trong cấp độ
vận dụng về tri thức, chẳng hạn như quen thuộc với những giáo thuyết nào đấy mà
không chuyển dịch chúng vào trong thái độ hay hạnh kiểm đạo đức của chúng ta,
thế thì tôi nghĩ đấy là một lỗi lầm nghiêm trọng. Trong thực tế, nếu ai đấy sở hữu một kiến thức
trí óc giáo điều của những truyền thống hay giáo lý tôn giáo, tuy thế tâm thức
hay sự tương tục tinh thần của người ấy vẫn hoàn toàn không có ảnh hưởng gì với
giáo lý, thế thì điều này có thể hầu như là phá hoại. Nó có thể đưa đến một hoàn cảnh trong ấy con
người, do bởi có kiến thức về niềm tin tôn giáo, có thể sử dụng tôn giáo cho những
mục tiêu khai thác hay lợi dụng. Thế
nên, tôi nghĩ, như một hành giả, trách nhiệm trước nhất của chúng ta là quán
xét chính chúng ta.
Hoàn
cảnh thế giới ngày nay là hoàn toàn khác biệt với quá khứ. Vào thời xưa, những cộng đồng và xã hội loài
người hiện hữu ít nhiều độc lập hơn với nhau. Dưới những hoàn cảnh như vậy, những ý tưởng của một tôn giáo duy nhất, một
nền văn hóa đơn điệu khổng lồ, v.v… hợp lý và có một vị trí trong phạm vi văn
hóa. Nhưng tình thế này bây giờ đã hoàn
toàn thay đổi như một kết quả của những nhân tố đa dạng: dễ dàng thâm nhập giữa
những quốc gia khác nhau, một cuộc cách mạng thông tin, đễ dàng chuyền vận,
v.v… Thế nên, xã hội loài người có thể
không còn hoạt động trong kiểu thức ấy nữa.
Chúng
ta hãy lấy một thí dụ về thủ đô Anh Quốc. Luân Đôn là một thành phố đa văn hóa và đa tôn giáo. Do vậy, nếu chúng ta không hành xử một cách cẩn
trọng và sử dụng trí thông minh của chúng ta, thì sẽ có thể có nguy cơ xung đột
căn cứ trên sự khác biệt niềm tin tôn giáo và văn hóa. Vì thế, rất quan trọng để có một quan điểm
suy nghĩ đến sự hiện hữu của những tôn giáo phức tạp, sự đa nguyên tôn
giáo. Phương cách tốt nhất để đối diện với
thử thách này là không chỉ nghiên cứu các truyền thống tôn giáo khác qua sách vở,
mà quan trọng hơn là việc gặp gở với những người thuộc những truyền thống tôn
giáo khác vì thế chúng ta có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình với họ và học
hỏi từ những kinh nghiệm của họ. Qua những
cuộc gặp gở cá nhân, chúng ta sẽ có thể
thật sự đánh giá đúng giá trị của những truyền thống tôn giáo khác.
Từ
một viễn kiến rộng rãi hơn, có những nền tảng mạnh mẽ rõ ràng cho việc đánh giá
đúng đa nguyên trong tôn giáo và văn hóa, đặc biệt trong tôn giáo. Một sự thật trong loài người là có nhiều loại
thiên hướng tinh thần, những sự hấp dẫn, các nhu cầu, v.v… Thế nên, càng có nhiều tôn giáo khác nhau hiện
diện, khả năng của tôn giáo gặp gở các nhu cầu của những con người khác nhau
càng lớn hơn.
Trong
lịch sử của nhân loại, đã từng có những sự kiện rất thảm thương đã xảy ra do bởi
tôn giáo. Ngay cả ngày nay, chúng ta thấy
rằng những vụ xung đột sinh khởi nhân danh tôn giáo và cộng đồng loài người càng bị phân chia sâu xa hơn. Nếu chúng ta đáp ứng được thử thách này, thế
thì tôi bảo đảm rằng chúng ta sẽ thấy rằng có đầy đủ những nền tảng mà trên ấy
chúng ta có thể xây dựng sự hòa hiệp giữa những tôn giáo khác nhau và phát triển
một sự tôn trọng chân thành đối với nhau.
Một
thử thách quan trọng khác đối diện với loài người bây giờ là vấn đề bảo vệ môi
trường. Trong thực tế, nhiều nhà môi trường
nổi tiếng đã tuyên bố mong ước của họ được thấy những sáng kiến năng động từ những
truyền thống tôn giáo khác nhau và đặc biệt là bởi những lĩnh tụ của các tôn giáo. Tôi nghĩ đây là một ước vọng rất có giá trị. Một cách cá nhân, tôi cảm thấy rằng nhiều vấn nạn môi trường thật sự xuất phát từ
những khát vọng vô độ không thể ngăn cản của chúng ta, thiếu sự toại nguyện, và
tham lam. Chính trong giáo huấn tín ngưỡng,
chúng ta tìm thấy những chỉ dẫn phong phú có thể cho chúng ta khả năng kiểm
soát sự thèm muốn và tham lam của chúng ta và chuyển hóa hữu hiệu thái độ và hạnh
kiểm của chúng ta. Do vậy, tôi nghĩ các
truyền thống tôn giáo không chỉ có năng lực mà cũng có trách nhiệm để thực hiện
một sự đóng góp trong chiểu hướng này.
Một
vấn đề khác mà tôi xem là rất quan trọng, và đấy là một trách nhiệm mà các truyền
thống tôn giáo phải tự lãnh lấy, là đưa ra một mặt trận thống nhất chống lại
chiến tranh và xung đột. Tôi biết rằng
trong lịch sử loài người đã từng có một ít trường hợp, qua chiến tranh, tự do
chiến thắng và những mục tiêu nào đấy đã được đạt đến. Nhưng cá nhân tôi tin rằng chiến tranh không
bao giờ đưa đến một giải pháp tối hậu cho một vấn đề. Thế nên, tôi nghĩ điều quan trọng cho tất cả
mọi truyền thống tôn giáo hãy nhất tề đứng lên và bày tỏ ý kiến đối kháng của họ
đến chính ý tưởng về chiến tranh. Nhưng
việc bày tỏ ý kiến đối kháng chiến tranh mà thôi thì chưa đủ. Chúng ta phải làm việc gì đó để đem đến việc
chấm dứt chiến tranh và xung đột, và một trong những vấn đề ấy là chúng ta phải
nghĩ một cách nghiêm túc về vấn đề giải trừ quân bị. Tôi biết rằng nhân tố động cơ tạo ra nhu cầu
cho vũ khí là cảm xúc con người – thù
oán và sân hận. Nhưng không có cách nào
mà chúng ta có thể hoàn toàn loại trừ sân hận và thù oán khỏi tâm thức của loài
người. Chúng ta có thể giảm thiểu sức
công phá của chúng một cách rõ rệt và làm dịu chúng đi, nhưng không thể loại trừ
chúng một cách hoàn toàn. Điều ấy có
nghĩa là chúng ta phải thực hiện những nổ lực để đạt đến sự giải trử vũ khí.
Một
thử thách khác mà chúng ta đối diện là vấn đề dân số. Tôi biết rằng từ quan điểm của tất cả mọi
truyền thống tôn giáo, đời sống, sự sống của con người nói riêng là quan trọng
một cách đặc biệt. Theo nhận thức của
loài người cá thể, càng nhiều người càng tốt, bởi vì sau đó chúng ta có cơ hội
cho nhiều đời sống con người được hình thành. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào vấn đề này từ viễn tượng toàn cầu, thế
thì tôi nghĩ rằng có một nhu cầu rõ ràng cho tất cả mọi truyền thống tôn giáo đặt
vấn đề dân số một suy tư vô cùng nghiêm trọng, bởi vì tài nguyên thế giới thì
giới hạn. Chỉ có một mức độ nào đấy mà
tài nguyên thế giới có thể cung ứng cho nhân loại trên hành tinh này.
Nguyên
tác: The Challenge for Humanity: An
Interfaith Address trích từ quyển The
Art of Living
Ẩn Tâm Lộ ngày
23/09/2011
Bài liên hệ
1- Sống Vui, Sống
Khỏe và Toại Nguyện
2- Đối Diện với
Cái Chết và Chết An Lành
3- Đối Phó với
Sân Hận và Cảm Xúc
4-
Cho và Nhận
Discussion about this post