PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Mối Quan Hệ Với Một Vị Thầy Tâm Linh Trong Hai Kiếp Sống

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

MỐI QUAN HỆ VỚI MỘT VỊ THẦY TÂM LINH TRONG HAI KIẾP SỐNG
Alexander Berzin, tháng Hai, 2002  
Lozang Ngodrub dịch; Chân Thông Tri hiệu đính
www.berzinarchives.com

 

Alexander_Berzin_0Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người. Nó cũng có thể là nguồn gốc của sự lừa dối bản thân, đau đớn và tuyệt vọng tinh thần. Tất cả đều dựa vào việc chủ động tạo ra một quan hệ lành mạnh. Điều này lại tùy thuộc vào một thái độ thực tiễn về trình độ của chính mình và vị thầy, về mục đích, động lực và ranh giới của mối quan hệ.

Tôi đã viết cuốn sách Liên Hệ Với Một Vị Thầy Tâm Linh: Xây Dựng Mối Quan Hệ Lành Mạnh (Ithaca: Snow Lion, 2000; bản in lại: Thầy Thông Tuệ, Trò Thông Tuệ: Tiếp Cận Của Người Tây Tạng Về Mối Quan Hệ Lành Mạnh. Ithaca: Snow Lion, 2010), chủ yếu là vì mối quan hệ với các vị thầy chánh của tôi như Tsenzhab Serkong Rinpoche, Đức Dalai Lama, Geshe Ngawang Dhargyey, đã mang lại cho tôi nhiều lợi lạc rất đáng kể, và vì trong những chuyến hoằng pháp trên thế giới, tôi thấy buồn là đã gặp rất nhiều người đi tìm đời sống tâm linh, nhưng lại có những kinh nghiệm không mấy tốt đẹp.                                

Nhiều người bị lạm dụng về tình dục, tiền bạc hay quyền lực và tự nhận mình là nạn nhân vô tội. Sau khi đã đổ hết tội cho những vị thầy lạm dụng học trò, họ lánh xa tất cả các vị thầy tâm linh, và đôi khi còn lìa bỏ cả con đường tâm linh. Một số khác thì sống trong sự phủ nhận về quan hệ không lành mạnh của mình và cảm thấy “lòng sùng mộ đạo sư” đúng đắn không chỉ hợp lý, mà còn thần thánh hóa mọi hành vi của vị thầy, dù điều này có thể tạo ra bao nhiêu sự tổn thương theo tiêu chuẩn thông thường. Cả hai thái cực đều khiến cho người đệ tử gặp trở ngại để tiếp nhận đầy đủ lợi lạc từ mối quan hệ thầy trò lành mạnh.

Trong trường hợp đệ tử là người Tây phương và vị thầy là người Tây Tạng, một trong những nguồn gốc của vấn đề là sự hiểu lầm về văn hóa, cộng thêm những kỳ vọng không thực tế là người kia sẽ hành động theo chuẩn mực văn hóa của mình. Một nguồn gốc của sự nhầm lẫn khác là lấy sự trình bày về chuẩn mực quan hệ thầy trò trong Kinh điển ra khỏi bối cảnh chính gốc, suy diễn nó theo nghĩa đen và nhầm lẫn ý nghĩa của các thuật ngữ chuyên môn, thường là do việc dịch thuật sai lầm.

Ví dụ như bản văn lam-rim (trình tự đường tu giác ngộ) trình bày quan hệ thầy trò như “cội nguồn của đường tu”, và bàn luận về điều này như chủ đề chánh đầu tiên. Tuy nhiên, điểm quan trọng trong phép ẩn dụ là cây hút chất dinh dưỡng từ rễ, chứ không phải nó mọc từ rễ. Cây thì mọc từ hạt giống, và ngài Tông Khách Ba (Tsongkhapa) không gọi mối quan hệ thầy trò là “hạt giống của đường tu”. Dù sao đi nữa, thính chúng chính gốc của lam-rim không phải là những hành giả sơ cơ. Họ là các vị Tăng Ni tụ họp lại để thọ nhận một lễ quán đảnh Mật điển, và để chuẩn bị cho việc này, chư vị cần phải ôn lại những giáo huấn trong Kinh điển. Đối với những hành giả như vậy, những người trước đó đã dấn thân vào đường tu Phật pháp bằng việc tu học và hành trì thì mối quan hệ lành mạnh với vị thầy tâm linh là nguồn cảm hứng để duy trì đường tu trọn vẹn, đưa đến giác ngộ. Chủ ý ở đây không bao giờ ngụ ý là những người mới tu tập ở các trung tâm Phật giáo Tây phương cần phải bắt đầu bằng cách xem các vị thầy tâm linh ở đó như các vị Phật.

Trong trường hợp của tôi, mối quan hệ sâu đậm nhất mà tôi có được với một vị thầy trải qua hai kiếp sống của ngài. Tôi đã trải qua chín năm làm đệ tử, thông dịch viên, thơ ký tiếng Anh, và giám đốc du lịch ngoại quốc cho Tsenzhab Serkong Rinpoche, cố Đạo Sư Đối Tác Tranh Luận và Trợ Giáo của Đức Dalai Lama. Rinpoche viên tịch năm 1983, tái sanh đúng chín tháng sau và đã được nhận diện, rồi trở về Dharamsala lúc bốn tuổi. Cả ngài và tôi đều tái khẳng định quan hệ sâu đậm giữa hai người khi chúng tôi gặp lại nhau vài tháng sau. Khi một thị giả hỏi ngài có biết tôi là ai không, vị tulku (lama tái sanh) trẻ đã trả lời rằng, “Đừng có ngốc. Dĩ nhiên ta biết ông ấy là ai.” Kể từ đó, Rinpoche đã xem tôi như một thành viên gần gũi trong gia đình tâm linh của ngài, điều mà một đứa trẻ bốn tuổi không thể nào giả tạo. Về phần mình, tôi không hề nghi ngờ gì về mối liên hệ sâu đậm của chúng tôi.

Vào mùa hè năm 2001, tôi đã ở gần Rinpoche một tháng trong Tu Viện Ganden Jangtse của ngài ở miền Nam Ấn Độ, nơi mà ở tuổi mười bảy, ngài đã tranh luận giáo pháp trước tập hội tăng già, trong một buổi lễ đánh dấu sự gia nhập chánh thức của ngài vào hàng ngũ học giả. Suốt một tháng, tôi đã thọ nhận giáo huấn của ngài, từ những gì ngài đã học được từ khóa tu Geshe, và đã thông dịch một bài truyền khẩu và giảng giải của một bản văn mà ngài đã ban cho một đệ tử Tây phương thân cận khác của Serkong Rinpoche đời trước. Khi tôi nói với Rinpoche thật tuyệt vời là tôi được thông dịch cho ngài một lần nữa, ngài trả lời rằng, “Dĩ nhiên, đó là nghiệp của con mà.” Không theo nghi thức trịnh trọng, tôi cũng tiếp tục quá trình trao lại cho ngài nhiều tác phẩm giáo pháp và những lời khuyên thế tục mà ngài đã ban cho tôi trong kiếp trước.

Mối quan hệ cá nhân của tôi với Serkong Rinpoche qua hai kiếp sống đã mang lại cho tôi nhiều niềm tin vào Phật pháp và sự tái sanh hơn tất cả những điều tôi có thể thu thập được từ việc tu học và hành thiền. Điều này thật sự là một nguồn cảm hứng liên tục trên đường tu. Cả ngài và tôi đều không hề tự lừa dối mình về vai trò của mình đối với người kia trong mỗi một kiếp sống của ngài. Chúng tôi không hoàn toàn giống như trước, mà cũng chẳng hoàn toàn khác với con người trong quá khứ. Mỗi người chúng tôi là một sự tiếp nối. Với sự tương kính sâu đậm dành cho nhau, dựa trên thái độ thực tế về sự khác biệt giữa những giai đoạn của cuộc sống trước kia và hiện nay, mỗi một người trong chúng tôi đều giảng dạy và học hỏi lẫn nhau trong hiện tại. Điều này có vẻ hoàn toàn tự nhiên.

Là một người hâm mộ phim Star Trek, tôi xem kinh nghiệm này như thể mình là một thành viên của phi hành đoàn trong cả hai phim, bộ phim chánh nhiều tập và Next Generation (Thế Hệ Sau), dưới sự chỉ huy của Thuyền Trưởng Kirk trước đây, và bây giờ vị tái sanh của ông là Thuyền Trưởng Picard, đang được đào tạo như một thiếu sinh quân trẻ. Thử thách chánh của tôi là tiếp tục tạo dựng nghiệp lực để làm việc trong phi hành đoàn của tất cả Enterprises (Những Cuộc Mạo Hiểm) trong tương lai.

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Hòa Và Hợp

Hòa và hợp

HÒA và HỢP Vĩnh Hảo   Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông...

Dục Như Mật Ngọt Dính Trên Lưỡi Dao

Dục như mật ngọt dính trên lưỡi dao

Sinh ra trong cõi Dục nên bản chất của chúng sinh là tham dục. Vì vô minh và ái dục...

Bánh Xe Pháp

Bánh Xe Pháp

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ảo Ảnh Của Tâm

Ảo Ảnh Của Tâm

Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung...

Sống Tỉnh Thức- An Lạc Và Hạnh Phúc (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Tỉnh Thức- An Lạc Và Hạnh Phúc (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC  SỐNG TỈNH THỨC-AN LẠC VÀ HẠNH PHÚC LIVING IN MINDFULNESS-PEACE & HAPPINESS     Copyright © 2021 by...

Tri Sự Làm Sai Bị Tổn Phước

Tri sự làm sai bị tổn phước

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên (Mahāmoggallāna) là bậc A-la-hán thần thông đệ nhất trong mười Đại đệ tử của Đức Phật....

Tiểu Sử Vắn Tắt Ngài Dola Jigme Kalzang

Tiểu Sử Vắn Tắt Ngài Dola Jigme Kalzang

TIỂU SỬ VẮN TẮT NGÀI DOLA JIGME KALZANG Adam Pearcey soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ  Ngài Jigme...

Kỹ Thuật Thực Hành Thiền Tánh Không

Kỹ thuật thực hành Thiền Tánh Không

Lời Ban Biên Tập: Nhân dịp có khóa Thiền Căn Bản do Hội Thiền Tánh Không tổ chức vào cuối...

Năm 2020 – Bài Học Lớn Về Sự Vô Thường

Năm 2020 – Bài Học Lớn Về Sự Vô Thường

Những ngày tháng Tư cách ly, Covid-19 làm cho giá dầu rớt xuống tận đáy là lúc tôi biết rõ...

Bốn Lậu Hoặc

BỐN LẬU HOẶC (Cattāro āsava) Minh Đức Triều Tâm Ảnh   Có bốn dòng nước đen điu, bẩn thỉu chảy...

9. The other eye…

Con mắt còn lại Phật bỗng hỏi Tu Bồ Đề, ông nghĩ sao? Như Lai có “mắt thịt” không? Dạ...

Chánh Niệm Cơ Bản

Chánh Niệm Cơ Bản

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trung Dung và Trung Đạo

TRUNG DUNG VÀ TRUNG ĐẠO Minh Mẫn Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ...

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thiền Dưới Ánh Sáng Khoa Học

Thiền dưới ánh sáng khoa học

THIỀN DƯỚI ÁNH SÁNG KHOA HỌC Thích Nữ Hằng Như   THIỀN LÀ MÔN KHOA HỌC TÂM LINH THỰC NGHIỆM        ...

Hòa và hợp

Dục như mật ngọt dính trên lưỡi dao

Bánh Xe Pháp

Ảo Ảnh Của Tâm

Sống Tỉnh Thức- An Lạc Và Hạnh Phúc (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tri sự làm sai bị tổn phước

Tiểu Sử Vắn Tắt Ngài Dola Jigme Kalzang

Kỹ thuật thực hành Thiền Tánh Không

Năm 2020 – Bài Học Lớn Về Sự Vô Thường

Bốn Lậu Hoặc

9. The other eye…

Chánh Niệm Cơ Bản

Trung Dung và Trung Đạo

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Thiền dưới ánh sáng khoa học

Tin mới nhận

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận đã Viên Tịch

TÂM THƯ XÂY DỰNG QUAN ÂM PHẬT ĐÀI

Phật dạy người cư sĩ Phật tử

Bảo vệ cuộc sống con người

Bàn về luân hồi và số mệnh

Ảnh Thời Sự Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại Duy Anh

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Tu tâm dưỡng tánh để không rời vào cuộc đời nghiệt ngã

Phật dạy về phái yếu

Ai thấy Phật là người ấy thấy pháp, ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

Gặp Phật ở đâu?

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?

5 nhân duyên hội đủ để Đức Phật giáng sinh vào thế giới này

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Có cực lạc, địa ngục hay không?

Tin mới nhận

Đức Phật và câu chuyện “cày ruộng và gieo hạt”

Mười bài kinh về tuệ giác siêu việt của tỳ-kheo-ni thời Phật

Nói Rõ Những Việc Khi Lâm Chung – Thích Nữ Chơn Minh- Dịch

Jayarava Phê Bình Thích Nhất Hạnh Có Chính Đáng Không?

Phật Giáo Nhật Bản Có Thể Không Còn Nữa – Minh Trí Trần Kim Long

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

Phật Pháp Là Vô Giá

Các Pháp duyên sinh, không thật

Tình ái là cội gốc của luân hồi sinh tử

Sống theo lời Phật: con dao trong tâm

Phật đã cho con

Thiên Thân Tịnh Độ Luận

Mừng Sinh Nhật Đức Dalai Lama

Thiền Và Trí Thức

Gieo Hạt Giống Lành – Gsts. Trần Kiêm Đoàn

Ý thức về cái giận

Triết Lý Phật Giáo Cho Doanh Nhân Trong Kinh Doanh

Phật Việt – Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam Số 1

Giảm Thiểu Ma Chướng Trong Đời Sống Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Tâm Thư Kêu Gọi Ấn Tống Truyện Tranh Phật Giáo Song Ngữ – Kinh Vu Lan Báo Hiếu

Tin mới nhận

Kinh Thừa Tự Pháp

Kinh Viên Giác Luận Giảng

BỐN MƯƠI SÁU ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC A-DI-ĐÀ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Kinh Bách Dụ: Lạc đà chết, hũ bể

Giới Thiệu Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 201)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Ta là người có tội

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 199)

Nghe kinh Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 190)

Tịnh Độ Chân Tông Của Nhật Bản

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 48)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

Sanh Tâm Vô Trú

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHI MANG THAI

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao

Tịnh độ ngũ kinh

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần cuối)

Tổ Bồ Đề với Pháp Môn Niệm Phật Quá Khứ và Hiện Tại

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 35)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese