PHÁP-TÂM (PHẦN 4)
Mãn Tự
Vậy “Tánh” ở đâu trong sắc thân này? Toàn thân là tánh giống như băng và nước khi đọng lại là băng, tan ra là nước. Hay câu chuyện ngọn lửa trong kinh như vầy:
Một đêm trăng nọ, Đức Thế Tôn ở ngoài bìa rừng đốt lên một đống lửa và chư vị tu sĩ ngồi xung quanh lúc đó.
Thế Tôn cất tiếng hỏi rằng: “này các vị tu sĩ,các vị có thấy ngọn lửa không?”
Các vị tu sĩ thưa:
– Bạch Thế Tôn có thấy.
Thế Tôn hỏi tiếp
– Vậy ngọn lửa này từ đâu đến?
– Bạch Thế Tôn ngọn lửa cháy lên là nhờ những cành cây khô này
Thế tôn hỏi tiếp:
– Ngọn lửa có nóng không?
– Bạch Thế Tôn có nóng.
Sau một lát ngọn lửa tắt hết.
Đức Thế Tôn lại hỏi các vị tu sĩ:
– Có còn thấy ngọn lửa không?
– Bạch Thế Tôn: không.
– Vậy ngọn lửa đi về đâu? đông, tây, nam, hay bắc? Thế Tôi hỏi.
– Bạch Thế Tôn đều không phải.
– Vậy chư vị còn nghi ngờ khi Đức Như Lai Niết Bàn còn hay không còn? cũng còn, cũng không còn…
Thân này cũng như ngọn lửa, nó cháy lên nhờ duyên hợp không từ đâu đến, khi duyên tan thì nó biến mất cũng không đi về đâu vì nó là như vậy. Hay tượng Quán Thế âm ngàn tay ngàn mắt, nó là nói lên toàn thân là cái biết vậy.
Bất nhị nơi thân chúng ta là ai cũng có sáu căn, mỗi căn có mỗi diệu dụng bản nhiên và một thô phù đối với trần tướng. Khi căn đối với trần thì cả hai đều xuất hiện, tuy nhiên với diệu dụng bản nhiên thì “Nhận” (nhận giống như hình để đi ngang qua mặt kính) còn căn thì phân biệt. Với diệu dụng bản nhiên nơi sáu căn thì thường hằng, cảnh duyên đến thì tịch chiếu, không cảnh duyên thì tịch lặng. Còn căn thô phù thì phân biệt khi trần cảnh đến và biến mất khi trần cảnh đi qua. Giống như một vị ngồi thiền nơi vắng vẻ, nhờ năm căn không đối năm trần nên năm thức không khởi nên phân biệt mà chỉ còn ý thức vận hành. Diệu dụng bản nhiên tịch chiếu mà không lưu giữ. Vì không lưu giữ nên nhân quả nghiệp báo không đến được, còn căn khi trần cảnh đến thì lưu giữ và phân biệt, do lưu giữ và phân biệt nên nhân quả nghiệp báo phát sanh.
Hỏi: không lưu giữ phân biệt thì làm sao biết?
Nếu cái biết từ lưu giữ phân biệt thì đó là “hai” không còn bất nhị nữa. Trong thân ta có sáu căn mỗi căn có tác dụng khác nhau. Vậy diệu dụng bản nhiên cũng có sáu? Khi chưa giác ngộ do thức phân biệt nếu nói không phải sáu thì chúng sanh mờ mịt thoái hóa bản tâm. Chính các ngài Thanh Văn đệ tử Đức Thế Tôn nhờ quán Tứ Thánh Đế mà Minh giác chứng bốn thánh quả. Còn diệu dụng bản nhiên là Giác minh nên không phải một, cũng không phải sáu. Vì vượt qua tầm nhận thức không thể diễn tả bằng ngôn ngữ nên Đức Thế Tôn phương tiện bằng cách dùng cái khăn thắt lên sáu cái nút, mỗi cái nút tượng trưng cho mỗi cái căn trên thân của ta. Khi cái khăn được thắt sáu cái nút thì không thể phủ định là không phải sáu cái nút, cũng vậy trên thân chúng ta có sáu cái căn đó là tánh tận hữu vì không thể chuyển đổi bớt đi là năm hay tăng lên là bảy được. Hai nữa mỗi căn có một đặc tính riêng biệt không lẫn lộn với nhau, không thể thay thế cho nhau được. Tuy nhiên với sự nhận thức của nhân gian thì một cái thấy đơn độc hay một cái nghe đơn độc không thể làm nên cái “biết”. Vì sao? Vì thiếu sự so sánh đối chiếu. Vì vậy cái biết qua tri thức nhân gian là sự lẫn lộn hỗn tạp sáu căn pha trộn không còn căn nào là cái biết chính của căn đó hết.
Thế nào không nhận ra là “chính” là “phụ”? Thí dụ có người đói bụng vào nhà hàng kêu một đĩa thức ăn, cái chính của đĩa thức ăn đó ngon hay dở là cái “vị”. Tuy nhiên cái “chính” là “vị’”chưa chạm tới thì đã bị hai cái “phụ” đoạt mất rồi, hai cái phụ đó là gì? Đó là mắt và mũi, mắt nó thấy màu sắc trưng bày của đĩa thức ăn mà quyết đoán là ngon hay dở trong khi ngon hay dở phải là cái “vị” mới biết được. Mà đã là cái “vị” rồi thì không còn quyết đoán hay không quyết đoán nữa. Còn mũi cũng vậy, nó chỉ ngửi hương mà quyết đoán. Cả hai mắt và mũi quyết đoán trên một sự việc mà việc đó không phải là trong phận vị của mình vì vậy mâu thuận nội tại phát sinh tranh đấu. Đôi khi mắt thấy sắc thì thích mà hương thì mũi lại không thích, hay mũi thích hương mà âm thanh thì tai lại không thích… Sáu căn vì sáu tác dụng khác nhau không cái nào biết cái nào nên không bao giờ hòa hợp dù phát sinh trên cùng một cái thân. Khi một ý niệm khởi lên ta không biết từ căn nào mà khởi vì nó trộn lẫn với nhau không có đầu mối để lần ra. Đối với người thế gian thì nó là sự kết nối hoàn hảo của sáu căn, họ có thể diễn thuyết liên miên bất tuyệt nhưng thật ra thì chính họ cũng chẳng biết họ nói cái gì. Dù đó là vòng tròn bất tận nhưng chúng sinh lại thích lặn hụp xuống lên trong kiếp sống mù lòa này.
Tuy nhiên những vị tu hành có Pháp có định lực gặp đủ cơ duyên thì nhận ra. Câu chuyện trong kinh Lăng Nghiêm của ngài Kiều Trần Như nhờ có định lực sâu dày nên khi nghe Đức Thế Tôn giảng dạy Pháp Nhân Duyên Sinh đến hai chữ “khách-trần” thì ngài ngộ ra đâu là chủ, đâu là khách. Vì có Minh Giác nên ngài không còn bị lẫn lộn Chủ-Khách nữa, và sau đó ngài nhận ra Tánh và Tướng trong một cơ duyên khi ánh nắng xuyên qua song cửa ngài thấy bụi trần lăng xăng chìm nổi xuống lên mà không gian thì tịch lặng. Do đó ngài ngộ ra rằng Tướng trần cảnh luôn luôn biến động không ngừng, mà Tánh thì tĩnh lặng (ra ngoài động tịnh).
Bây giờ trở lại lời dạy Đức Thế Tôn trong kinh lăng nghiêm về khăn và nút. Một cái khăn nguyên vẹn khi thắt lên sáu cái nút thì mất đi tính chất nguyên vẹn của cái khăn giống như ngày xưa tổ tiên chúng ta dùng cước bã dừa kết thành dây. Khi đã thành dây thì không còn là dừa nữa mà nó thành thứ yếu đứng sau với bóng dáng lờ mờ người ta gọi nó là “dây dừa”. Sáu cái nút trên cái khăn là biểu tượng sáu căn của sắc thân này, theo hiện tướng thì sáu căn là sáu không thể tranh cãi được vì mỗi căn có mỗi đặc tính riêng biệt tiếp nhận nhận trần duyên khác nhau.
Tuy nhiên nơi thể tánh thì không phải sáu, vì khi một căn khởi lên thì có những căn khác cũng khởi thí dụ: khi tai nghe thì mắt tìm kiếm chân bước đi, hay khi mũi ngửi hương thị vị lại thèm, bụng lại đói… Các căn tương liên với nhau nên không thể nói một hay sáu. Trong kinh dạy: “sáu mở thì một cũng vong” khi sáu căn mở hết thì toàn Tánh mà Tánh thì không là một hay nhiều. Câu “sáu mở thì một cũng mất rất khó nhận ra cho các vị tu hành khi còn thấy có thân, vì chấp thân nên nghĩ rằng sáu mở còn một đó là thân, hay một tánh. Tuy nhiên Tánh thì không thể rớt vào tính đếm vì tính đếm hay con số cũng chỉ là trần tướng, là số luận, còn khoa học thần kinh thì do bộ óc kết nối dây thần kinh phát ra tín hiệu. Không có gì tranh cãi về thần kinh học, tuy nhiên xa hơn chút nữa câu hỏi đặt ra là: “Ai tạo ra dây thần kinh đó? Là chính ta, là cha, là mẹ, hay do một tác nhân nào đó mà ta không biết…?”
Vì là bất nhị nên thấy biết trong lớn có nhỏ, trong nhỏ có lớn, trong sinh có diệt, trong diệt có sinh, trong nhân có quả, trong quả có nhân, trong một có nhiều, trong nhiều có một, trong không có có, trong có có không… Thấy Phật pháp cùng Thế gian pháp không hai. Thế nào là không hai? Cùng một Pháp khi nói ra mà tâm thanh tịnh là Phật pháp, mà tâm ô nhiễm thì thành Thế gian pháp. Thí dụ trong Đức Thế Tôn cũng nói: “tham, sân, si mạn nghi, ái kiến”. Tuy nhiên do Đức Như Lai nói ra thì là Phật pháp, còn chúng sanh nói ra thì là Thế gian pháp vì tâm ô nhiễm vậy.
Thế nào là tác dụng hiện tại? Nói tác dụng hiện tại có nghĩa là sự nhận thức đời sống hiện tiền của một cá nhân. Theo nhân sinh quan nhận thức đời sống thăng trầm lên xuống của mỗi cá nhân mà người thế gian không thể nào tiên đoán được. Vì không biết được, vì không lí giải được nên những bậc thông thái số luận gọi là “số mạng”, còn những nhà thông thái thần quyền thì gọi là “định mệnh”. Thật ra số mạng hay định mạng vì ý thức tự nó tạo ra nhiều vòng hào quang bao bọc cái thân này không kẽ hở, giống như món đồ quý giá đem cất giữ để không ai nhìn thấy mà chính nó cũng không thấy biết luôn. Cũng chính nó huyễn hoặc từ đời này qua đời khác tiếp nối không ngừng trong huyễn hoặc. Không như thế gian bị huyễn hoặc hoặc sống trong huyễn hoặc hoặc Đức Thế Tôn Như Lai bậc giác ngộ thấy biết như thật, ngài đem sự thấy biết như thật đó để chỉ dạy thế gian để đi ra khỏi huyễn hoặc. Người thế gian theo truyền thuyết sự tưởng tượng cho thân tâm này là thế này hay thế kia một cách vô căn cứ hoang đường vì vậy mà phải trầm luân đau khổ triền miên không biết bao giờ ra khỏi. Đức Thế Tôn Như Lai chỉ cho chúng ta bài kệ bốn câu là “Vạn pháp nhân duyên sinh, cũng theo nhân duyên diệt”. Thân tâm này không như sự tưởng tượng huyễn hoặc của chúng sinh, nó có là do duyên hợp mà hiện hữu, còn tâm thì do duyên sinh hình thành. Thân tâm từ hữu hình cho đến vô hình do duyên sinh nên cũng tuyệt đối không có cái nào có thật tánh. Đức Như Lai thấy biết như thật Thân-Tâm này giống như người thợ lắp ráp chiếc xe, người bên ngoài nhìn thấy một chiếc xe hoàn hảo còn người thợ thì biết không có gì hoàn hảo. Nó hiện hữu là do nhiều thành phần hợp lại dù là như vậy nhưng mỗi thành phần không cái nào biết cái nào, ví dụ như xăng không biết máy, máy không biết xăng, bánh không biết thân xe, thân xe không biết bánh, phía trước không biết phía sau, phía sau không biết phía trước, cho đến ốc vít lớn nhỏ không cái nào biết cái nào. Tuy nhiên khi tất cả các thành phần hợp lại thì chiếc xe vận hành. Cũng vậy Đức Thế Tôn Như Lai thấy biết thân tâm này là một “tổ hợp” do “nhân duyên sinh” với thân thì nhỏ không biết lớn vì sao? Vì phải ăn mà trưởng dưỡng, còn trẻ không biết già vì sao? Vì tác động bởi thời gian. Vì vậy bốn giai đoạn thành trụ hoại diệt chính nó không ai ngăn cản được.
Nói tác động hiện tại là nói về sự nhận thức nhưng thật ra thì quá khứ cùng hiện tại không bao giờ lìa nhau. Thí dụ khi nhìn một đám ruộng lúa xanh tươi không bệnh vàng úa thì biết rằng người ta gieo trồng bằng giống tốt tuy rằng không còn thấy hạt giống. Cũng vậy quá khứ-hiện tại chưa bao giờ lìa nhau mà chỉ đắp đổi bằng cái duyên nào mạnh hơn mà thôi. Thí dụ có những người từ lúc sinh ra cho đến khi chết luôn sống trong nhung lụa giàu sang, được mọi người kính trọng tôn sùng như những vị vua hay nữ hoàng. Địa vị và cuộc sống của các vị vua hay nữ hoàng hưởng thụ mà không bị lung lay đó phần nhiều là do tác động từ quá khứ. Tại sao do tác động từ quá khứ? Vì khi thọ sanh không người nào biết chọn lựa chỉ do thức tâm sở chuyển vận nhân quả ứng hợp với ký ức lưu trữ. Quá khứ chúng sanh đó tạo nghiệp gì mà được hưởng thụ như vậy? Những chúng sinh đó tạo nên hai nghiệp thứ nhất là bố thí, thứ hai là thật ngữ. Nghiệp bố thí được giàu sang, thật ngữ nói ra được mọi người tin phục. Tuy nhiên bố thí hay thật ngữ cũng có sâu, có cạn, tùy theo hành vi mà ghi lại ký ức. Thật ra hành vi của chúng sanh có trùng trùng nhưng ở đây đơn giản nói lên bốn hành vi bố thí hay thật ngữ chính.
- Bố thí ngoài da.
- Bố thí tới thịt.
- Bố thí tới xương.
- Bố thì tất cả.
Bố thí ngoài da đó là những việc mà người nhân gian theo truyền thống mê tín, hùa theo đám đông cho ra thì ít mà cầu mong thì nhiều, làm xong thì kể công khi có việc rắc rối xảy ra… do vậy hành vi đó thoáng qua bản tâm như một cơn gió nhẹ thoảng qua mặt hồ, trong khi nước hồ đang sôi động. Vì dấu vết để lại thật là ít ỏi hay có thể bằng không. Làm từ thiện như vậy thì đừng hỏi rằng vì sao tôi làm từ thiện mà không được phước.
Thứ hai là bố thí tới thịt. bố thí tới thịt có nghĩa là là việc bố thí đó có sự giảng dạy, có chỉ dẫn có chút ý thức trong việc bố thí, nhờ vậy mà nó lưu lại một chút ấn tượng lờ mờ trong thức tâm sở. Tuy có bỏ ra phần nào vật chất tương đối để làm bố thí nhưng việc làm đó là do kính trọng vị thầy giảng dạy mà làm, không có tư duy sâu xa về pháp bố thí. Do vậy làm mà thiếu tình thương nên để tích tụ thành quả thì thời gian có hơi lâu dài.
Thứ ba là bố thí tới xương. Bố thí tới xương có nghĩa là việc bố thí do lòng thương dẫn đầu, có ý thức, việc làm có thiết tha, sẵn lòng giúp đỡ khi có người cần, khoan dung, độ lượng, có đạo đức, lời nói cùng việc làm tương ứng, thường bố thí chứ không phải làm vài lần rồi thôi… Bố thí như vậy được phước rất lớn và Quả đến rất nhanh. Tại sao? Giống như một người bị thương mà vết thương đó sâu đến tận xương thì sự cảm thọ đau đớn rất là thống khổ. Dù cho thời gian sau vết thương có lành thì mỗi khi thấy hay sờ chạm tới cái sẹo vết thương thì làm người đó nhớ lại không bao giờ quên do sự đau đớn rất là sâu sắc. Cũng vậy sự vận hành của “tâm hành’ không có bắt đầu cũng không chấm hết, không trước, không sau, nó xuất hiện nhanh hay chậm là tùy theo “Duyên”, duyên nào mạnh, ấn tượng sâu sắc hơn thì nó xuất hiện trước và cũng thường hay xuất hiện, còn duyên nào yếu, ấn tượng lờ mờ thì dù có hiện thì nó cũng đi qua. Giống như dòng sông nước chảy mạnh nó cuốn theo rác rưởi, cây cỏ. Dù vậy không mấy người để ý, ngoại trừ có vật gì to lớn vượt lên rác rưởi có cây thì mới làm người ta để ý đến. Bố thí như vậy thì được quả rất lớn có thể là hiện đời hay một đời sau là được hưởng phước của việc bố thí, rồi tùy theo vật bố thí mà quả trả lại cũng tương ứng, dụ như bố thí thức ăn cho người nghèo khổ thì được giàu sang, bố thí thuốc men thì được mạnh khỏe… Nên nhớ nhân quả là rất công bằng không sai trật ly lai, nhân quả là hành vi của chính ta chứ không phải vô cớ vô duyên mà nó đến. Thật ra nhân quả trả vay không có gì lạ vì chính ta và thế giới này không phải một cũng không phải khác.
Thứ tư là bố thí tất cả. Bố thí tất cả có nghĩa là không phải đem tiền rừng bạc biển ra bố thí hay xây chùa, đúc tượng, cúng tăng, làm đường, bắc cầu qua sông… tuy rằng bố thí như vậy là tốt, được phước rất lớn nhưng không phải là bố thí tất cả. Bố thí tất cả chỉ có thể là một nắm cơm, một chén nước, một mái tóc… với những người sống trong giàu sang sung túc, hay trong những nước Âu Mỹ thì cho một nắm cơm, một chén nước, hay mái tóc mà được phước to lớn thì không thể nào hình dung tưởng tưởng tượng ra được. Tuy nhiên ở đây không phải nhìn ra vì so sánh cái cho ra không là gì hết với những môi trường sống phong phú, mà ở đây không phải nhìn ra vì so sánh cái cho ra không là gì hết.
Với những môi trường sống phong phú, mà ở đây nói đến những hoàn cảnh trong lúc khắc nghiệt thì nắm cơm, chén nước, hay mái tóc là tất cả trong tất cả. Đó là sự thử thách sống còn, nó làm cho tâm thức chúng ta chuyển động hết công suất để cho ra quyết định làm việc đó vì tha nhân mà dám hy sinh chính mình. Thí dụ có người bị lạc trong rừng nhiều ngày lương thực còn lại chỉ một nắm cơm, trên đường đi, người đó thấy bên đường có một người nằm bất động, tới gần hỏi ra mới biết vì đói quá mà không còn sức lực để đi nên nằm chờ chết… Trong trường hợp như vậy thì nắm cơm không còn là nắm cơm nữa mà nó quý giá không có gì so sánh được dù là cung vàng điện ngọc của cải khắp thế gian cũng không trao đổi được. Nắm cơm là niềm hy vọng sống còn, là sự quyết định của một sinh mạng, là tương lai rộng mở phía trước, là bao nhiêu sự mong chờ của người thân… Đưa nắm cơm ra làm làm cho người sắp chết sống lại còn phần ta chưa chắc gì phải chết tuy nhiên tâm thức vị kỷ nó vẽ ra viễn cảnh ái luyến mông lung làm cho ta chùn lòng thoái ý. Bố thí được như vậy có phước rất lớn và lâu dài, có thể hiện đời nhận được, và tiếp tục nhiều đời sau nữa. Làm sao biết chắc chắn được? Tất cả các hành vi của chúng sanh ngoại trừ những vị tu hành có định lực, còn hầu hết việc làm của họ đều bắt nguồn từ tâm sở luân hồi mà tạo tác. Tuy rằng nhân không biết quả mà quả cũng không biết nhân nhưng do vòng quay luân hồi mà có nhân quả đi đến giống như vòng quay của trái đất mà có Xuân, Hạ, Thu, Đông bốn mùa. Cũng vậy bốn sự bố thí ở trên được quyết định bởi ấn tượng ghi vào ký ức tâm sở lưu trữ mà giải thích. Từ sự bố thí ngoài da thứ nhất thì việc làm đó cũng giống như phấn viết trên bảng đen chỉ lau là hết nên ấn tượng lưu lại như nước đổ đầu vịt. Việc bố thí thứ hai giống như vết thương động tới thịt tuy lúc đó có hơi đau nhưng khi lành thì vết sẹo để lại chỉ lờ mờ nên ấn tượng thức tâm sở lưu trữ không rõ ràng nên vòng luân hồi nhân quả có quay lại thì cũng khó nhận ra mà chỉ tưởng là một may mắn nho nhỏ mà thôi. Việc bố thí thứ ba giống như vết thương sâu chạm tới xương dù sau này vết thương có lành thì vết sẹo cũng còn hiển hiện, cũng vậy vì bố thí to lớn và thường bố thí nên trong thức tâm sở lưu lại ký ức rõ ràng, nên cái phước quả bố thí nó thường hiển hiện trong vòng quay luân hồi. Do tâm chung nên vị thí chủ đó nhận được nhiều sự tốt đẹp, giàu sang danh vọng trong nhiều đời sống cho đến lúc ký ức về nó mờ dần.
Còn việc bố thí thứ tư là bố thí tất cả trong tất cả. Ba sự bố thí ở trên là do ký ức lưu trữ trong thức tâm sở nó mờ nhạt hay rõ ràng mà quả trả lại theo đó thích ứng. Còn thí tất cả thì không phải dấu ấn mà nó bao trùm thức tâm sở, bao trùm như thế nào? Thí dụ: có người đem bắp và năm nảy loại đậu trên chung rồi bỏ vào một cái thùng, hay giống như một người làm bánh sinh nhật, ban đầu họ làm những miếng bánh với nhiều màu sắc như xanh, vàng, hồng… rồi chồng lên sau đó mới đổ lên một lớp kem trắng bên ngoài. Cũng vậy chúng sanh bố thí loại thứ tư thì được phước vô cùng, phước to lớn dù sanh ở cõi nhân gian hay những cõi cao hơn thì cũng hưởng được nhiều sự tốt đẹp huy hoàng, vinh quang. Do tâm “từ” dẫn đạo nên ý chí cương quyết thắng được tâm vị kỷ mà làm nên những chuyện hy hữu rất ít người làm được. Do tâm từ to lớn, do ý chí cương quyết nên nó bao phủ làm cho thức tâm sở hoạt dụng vô cùng yếu ớt nên chúng sanh đó được hưởng phước báu lâu dài. Hay giống như những vị ngoại đạo tu diệt tưởng định khi thân hoại mạng chung thì sanh lên cõi trời vô tưởng sống ngu ngơ ở đó thời gian rất dài đến khi định hết thì phải luân hồi làm chúng sanh ngu muội. Có tâm từ to lớn, có ý chí dũng mãnh mà không có pháp không có định thì chỉ hưởng phước báu mà thôi. Còn có định mà không biết pháp giải thoát nên tu fieetj thọ tưởng định khi định thành thì lại thành ngu ngơ là vậy. Có vị thắc mắc rằng nếu sanh vào các cõi cao vì sao không tiếp tục tu hành nữa? Chỉ có cõi Ta Bà này là đầy đủ yếu tố làm chúng sanh cang cường dũng mãnh tu hành vượt lên, còn các cõi cao thì một là quá sung túc, quá phong phú thọ mạng lâu dài nên tâm chểnh mảng. Cũng không có già, bệnh, chết chỉ khi thọ mạng sắp hết thì mới nhận ra, mà nhận ra thì cũng không thay đổi gì được nữa. Hai là vì hưởng thụ cảm thọ an lạc, khinh an do định lực khi tu hành còn tồn tại. Nói chúng sanh vào những cõi cao thì rất khó tu có trí tuệ vì thiếu yếu tố chính là Cảnh duyên mà chỉ có thế giới Ta Bà này mới là hoàn hảo.
Mãn Tự
Pháp Tâm (Phần 4)
Pháp – Tâm (phần 3)
Pháp Tâm (Phần 2)
Pháp-Tâm (Phần 1)
Discussion about this post