ADI ĐÀ PHẬT,
Với tinh thần trao đổi để có thể hiểu biết hơn, tôi xin phép có đôi lời với tác giả Nguyên Dũng một số luận điểm trong bài phản hồi của tác giả.
Thứ nhất, tác giả Nguyên Dũng có đặt vấn đề ngài Drukpa có đóng góp gì cho Phật giáo Việt
Với cái nhìn của tôi, tất nhiên, tôi không dám bình luận, so sánh những công hạnh và tâm nguyện của các bậc thầy khác nhau. Tuy nhiên tôi cho rằng sự xuất hiện Phật giáo Kim cương thừa nói chung và dòng tu Drukpa có nhiều lợi lạc, trước hết về mặt pháp tu. nếu tác giả Nguyên Dũng nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Ấn Độ sẽ thấy Kim Cương thừa là một giai đoạn phát triển của Phật giáo tại đây. Giai đoạn này xuất hiện những Tantra (Mật Pháp) như Mật Tập Kim Cương, Hỷ Kim Cương, Thắng Lạc Kim Cương, những giáo pháp về Đại Thủ Ấn trực truyền dòng tâm, Sáu Yoga của Naropa, 100 vị Bản tôn…và đây là những giáo pháp được truyền thừa từ Ấn Độ tới miền đất Tuyết. (1) Ngày nay riêng dòng Drukpa đã có hàng trăm hành giả người Việt thọ nhận pháp và lặng lẽ thực hành những Tantra này. Ngoài ra, những nghi quỹ thuộc các bộ Tantra bên ngoài như nghi quỹ Bản Tôn Quan Âm, Lục Độ Phật Mẫu Tara, Trí tuệ Văn Thù, Dũng lực Vajrapani… đang được cả ngàn người Việt Nam trong nước thực hành như những thời khóa thường nhật. Đây là những phương pháp tu với một thứ lớp rất chặt chẽ, kết hợp cả ba thừa, từ cách phát khởi dòng tâm xả ly, phát Bồ Đề tâm, kết hợp với phương pháp thiền quán về tính không của Kim cương thừa. Việc thực hành cũng không chỉ là “ngồi trì chú mà không có khởi dòng tâm gì” như một số người bình luận. Trên thực tế việc để dòng tâm an trụ trong trạng thái vắng bặt mọi suy tưởng chỉ là một giai đoạn, một thời khắc trong tiến trình tu tâp một nghi quỹ mà thôi.
Ngoài ra đã có nhiều người bước vào những phương pháp tu tập biệt truyền như nhập thất 3 năm, 3 tháng 3 ngày, 6 tháng, 6 năm 6 ngày hay như sự hướng đạo của ngài Tenzil Palmo là phải cần có cả nhập thất trọn đời. Đây là những phương pháp tu tập, nhập thất rất nghiêm mật đã được trì giữ nguyên vẹn nhiều đời trên rặng Tuyết Sơn. Tôi tin đây là những đóng góp âm thầm, nhưng rất đáng quý, đáng trân trọng từ truyền thống này trong ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam.
Thứ hai, tác giả băn khoăn về vấn đề nghi lễ và nhận thức.
Tôi chỉ xin lấy một dẫn chứng cho thấy việc truyền pháp Kim cương thừa không chỉ đơn giản là nghi thức đâu. Bộ Tử Thư Tây Tạng là một trong những bộ kinh văn lớn được giới thiệu từ thế kỷ trước trên thế giới và cũng đã được dịch thuật sang tiếng Việt, điều này rất lợi lạc nhưng trên thực tế nhiều người chỉ biết ở phương diện lý thuyết thôi, thử hỏi tác giả Nguyên Dũng đã có ai trực tiếp luận giải, hướng dẫn và khai thị chi tiết cho hành giả từng tiến trình của Bardo, từ đó giúp họ biết cách thức thực hành để đối trị dòng tâm tiêu cực? Tôi có trao đổi với người biên tập bộ kinh văn đó sang tiếng Việt, bác ấy cũng phải đồng ý luận điểm này của tôi. Nếu xét ở phương diện sự tu tập, cần phải có những bậc thầy đủ phẩm hạnh hướng đạo trực tiếp. Thông qua những buổi cử hành Changwa vừa qua, ngài Drukpa đã trực tiếp giảng giải kỹ càng cho rất nhiều chúng đệ tử, hướng dẫn họ chi tiết các cách thức trong trạng thái Bardo, đặc biệt những phương pháp hướng dẫn cho người lâm chung, từ đó hướng tới chuyển hóa những quan niệm về thế giới, về con người. Đại chúng thực hành, người ta sẽ hiểu, xin đừng vội cho đó là “cầu đảo”, “huyền bí”. (2)
Thứ nữa về phương diện văn hóa, những vũ điệu, đạo ca như Ngũ Trí Như Lai, Bát Đại Cát Tường, Chứng đạo ca… đã được một số Tăng Ni, Phật tử Việt Nam học hỏi, trình diễn. Lời và giai điệu trì tụng, cách thức cúng dường bên trong và bên ngoài, trang phục, thế ấn, đặc biệt nghệ thuật mandala, tranh tượng và thiết kế đàn tu, thất tu, bảo tháp theo phương thức nghiêm ngặt của Ngũ trí Phật, rất đặc sắc, đều thể hiện quan kiến của Phật giáo Kim cương thừa về thế giới, con người, không đơn giản là “hào nhoáng”, thuần túy “ban phước” như tác giả viết đâu. Tôi lấy ví dụ, nếu thực hành đức Phật A-Di-Đà thuộc Liên Hoa bộ, thì mầu sắc, âm thanh, cách bài trì phải tương ứng theo quy luật tâm lý học Phật giáo về mầu sắc, âm thanh để đối trị từng loại phiền não, nhất là sự tham ái. Hàng ngàn Phật tử, đệ tử Việt Nam này nay họ đều thiết kế việc thực hành như vậy, dần dần đang trở thành một phương thức, một lối sống thường nhật. Nếu tác giả nhìn nhận những lợi lạc ở phương diện này, thì chắc không cần phải đặt nhiều câu hỏi ở phương diện bề ngoài như vậy?
Thứ ba, về phương diện sự tương tác với giới truyền thông, văn nghệ sĩ, nhà khoa học và cả nhà quản lý, tôi không dám nói là chúng ta nên học nhưng rất đáng trân trọng trong xã hội hiện nay. Một số vị trong Hội nhà văn có phản hồi rằng, họ rất trân trọng và thực sự học hỏi được rất nhiều lời dạy của ngài Drukpa, nhất là cách thức giữ tâm nguyện lợi tha và không tổn hại người trong mọi lúc, bởi vậy họ mời ngài tới trao đổi ở Quốc Tử Giám. Vấn đề chỉ đơn giản vậy thôi, đó là tấm lòng của họ, chứ không có sự “bày binh bố trận” hay “dọn cỗ” nào như tác giả viết cả. Những trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, đưa Phật Pháp vào đời sống, giải đáp trực tiếp những vấn đề của người hỏi, ít lòng vòng, “tầm chương, trích cú” là những phẩm chất mà bất cứ một nhà lãnh đạo tâm linh nào cũng cần có nhất là trong thời đại ngày nay. Không chỉ sách mà sự giới thiệu trực tiếp, những dẫn dụ và sự hiện diện, truyền cảm hứng trực tiếp đã gây tác động lớn cho nhiều người Việt. Tôi cho đây là một trong những sức hấp dẫn chính mà ngài Gyalwang Drukpa đã làm.
Còn một vấn đề nữa trong bài phản hồi, tác giả Nguyên Dũng viết:“Những người ở
Thứ nữa là nếu quý vị lướt Facebook Drukpa, chỉ cần để ý những thiện hạnh của ngài trong năm 2014, 2015 thôi, bằng lô-gic thông thường, ai cũng có thể nhận ra là chủ kiến nhập thế của ngài như thế nào. Tháng 12 năm 2014, Ngài gặp gỡ chủ tịch nước cộng hòa Ấn Độ Shri Pranab Mukherjee bàn về bảo vệ môi trường và Phật giáo Ladakh, đầu tháng 12 năm 2014, đàm luận với một số bộ trưởng Ấn Độ về Phật giáo và Du Lịch, rồi những buổi gặp gỡ nhiều nhà hoạt động xã hội, đối thoại hòa hợp tôn giáo Ấn Độ…(3)Chỉ bằng đấy sự kiện thôi đủ để không bất kỳ ai có thể quy kết vấn đề chính trị cho chuyến viếng thăm của ngài tới vùng Nangchen và Việt Nam được. Đấy là chưa kể, đối với các bậc thầy đi hoằng pháp trong hệ Tạng truyền, từ khi đản sinh, học pháp, các ngài đều có sự ấn chứng, công nhận từ rất nhiều các bậc thầy vĩ đại khác.
Đối với việc tham gia các tổ chức Phật giáo quốc tế. Ngày nay các tổ chức Phật giáo quốc tế rất quan trọng. Việc các quý Thầy tham dự là việc đáng tán thán. Nhưng nếu coi đó là một tiêu chí duy nhất để đánh giá bậc thầy thì tôi cho là sai lầm. Hơn thế nếu dùng đó để coi thường, miệt thị người khác thì không còn gì là đạo nữa rồi! Trên thực tế hai đệ tử tâm truyền của ngài Gyalwang Drukpa là Thuksey Rinpoche và Tenzil Palmo đều là thành viên của Liên Minh Phật giáo thế giới, ngài Tenzil Palmo là chủ tịch Shakyadhita.(4) Một Bậc thầy có thể không tham dự nhưng các đệ tử của ngài lại tích cực tham gia. Tôi cho rằng mỗi vị thầy có những cách nhập thế, hướng đạo khác nhau và phù hợp. Bởi vậy trước những thông tin không chính xác và những lời lẽ kích động của cái kẻ tự cho mình là có nhiều “hiểu biết” về Phật giáo Nepal và Ấn Độ kia, nếu tác giả Nguyên Dũng có tiếp nhận thông tin từ cái nguồn đó, thì xin cũng không nên đến nỗi quá “sửng sốt” làm chi.
Thứ ba, đối với các tự viện dòng tu Drukpa. Thông tin suy diễn rằng, Ban Tổ chức đã phóng đại số liệu rằng, truyền thừa Drukpa có hơn 1 ngàn tự viện trên dãy
Thứ tư, vấn đề danh xưng Pháp Vương. Ngoài vấn đề phương pháp tu tập của Kim cương thừa đặt trên nền tảng tri kiến thanh tịnh đối với môi trường bên ngoài, đối với bản thân, với dòng tư tưởng của chính bản thân và đặc biệt tri kiến thanh tịnh đối với bậc thầy là nền tảng để bước vào Kim cương thừa, thì ở phương diện lịch sử, như tôi từng có một số bài chia sẻ trên Thư viện Hoa sen, ngài Karmapa có danh xưng là Đại Bảo Pháp vương, Ngài Sakya có danh xưng là Đại Thừa Pháp vương và còn nhiều các danh xưng cao quý khác của các bậc thầy và các hành giả khác. (5) Những danh xưng này là sở đắc, đạo hạnh của các ngài, được các Bậc thầy của các dòng tu khác, hoặc được những người đệ tử cúng dường, tán thán vào thời điểm khác nhau như khi các ngài đản sinh, khi hoàn thành một khóa nhập thất…Điểm quan trọng của truyền thống này là sự coi trọng, tán thán sự nỗ lực và những phẩm hạnh cao quý của một hành giả. Đó không có nghĩa là sự phủ định đức Thế tôn hay ngã mạn như một số người bình luận. Xin hãy tìm hiểu kỹ càng các phương thức tu tập của các truyền thống khác nhau để có những quan kiến hòa hợp.
Thứ năm vấn đề địa vị trong các dòng Tạng truyền
Đối với tôi, một dòng tu, một sơn môn hay một bậc thầy, điều quan trọng không phải là bậc thầy đó có nổi tiếng hay không, số lượng chùa, tự viện của sơn môn đó là bao nhiêu, sơn môn đó có lịch sử phát triển trước hay sau, mà vấn đề là bậc thầy, giáo pháp của sơn môn, dòng tu đó có mang lại lợi ích thực sự giúp chính bản thân mình giải thoát khỏi phiền não hay không? Bản thân mình có phù hợp với cách thức tu tập của dòng tu đó hay không? Hiện nay trong hệ Kagyu, dòng Karma có lịch sử phát triển lâu đời nhất, nhưng bản ngài Karmapa, ít nhất là tới thời điểm này, không thể trực tiếp viếng thăm bất kỳ nước châu Á nào, dù nhiều người mong muốn, dù các đại diện của ngài có thể viếng thăm hay một số người Việt có thể tới đỉnh lễ ngài, nhưng đây là một thực tế. Đối với tôi, đấy cũng là chữ Duyên của một bậc Thầy đối với mỗi vùng miền và con người cụ thể ở mỗi vùng miền. Điều đó lý giải những dòng tu có lịch sử phát triển sau nhưng lại có những ảnh hưởng lớn tới các vùng miền khác, ví như dòng Drukpa hiện là quốc giáo của Bhutan, tại Ladakh và vùng núi Kailash, hầu hết các tự viện đều dưới sự quản lý của dòng Drikung và Drukpa. Do đó, tiêu chí một dòng tu có lịch sử phát triển sớm hay muộn, với tôi không phải là tiêu chí để những người Phật tử đánh giá có nên thực hành theo hay không. Vấn đề ở chỗ giáo pháp của sơn môn, dòng tu đó và nhân duyên của một bậc thầy với một cộng đồng, có lợi ích gì cho cộng đồng hay không.
Vấn đề cuối cùng là tác giả Nguyên Dũng nói nửa chừng “Tôi cũng không phân tích sâu nguyên nhân vị này vào Việt
Một khách phản biện là bác Trân Hau ở dưới cho rằng “còn phê phán, tranh luận là còn vọng tâm”. Tôi hoàn toàn đồng ý! Những luận giải và thông tin mà tôi đưa ra trên đây chỉ với một mục đích giúp thông tin lại cho nhiều người đã nhận được những thông tin sai lầm và suy diễn, chứ không hoàn toàn chủ đích biện hộ cho ai cả. Mong nhận được phản hồi từ quý vị. Tôi xin thành tâm mong những người con Phật cùng đến với giáo pháp trân quý của đức Thế Tôn một cách thuần tịnh, có chính kiến, để cùng hòa hợp thực hành lợi ích bản thân và cộng đồng!
La Sơn Phúc Cường
Tham khảo
1. http://thuvienhoasen.org/p38a24011/mot-so-loi-day-cua-duc-dat-lai-lat-ma-ve-phat-giao-kim-cuong-thua
2. http://thuvienhoasen.org/a13603/y-nghia-le-quan-dinh-changwa-chuyen-di-tam-thuc-cau-sieu-do-cho-chu-huong-linh-theo-truyen-thong-kim-cuong-thua
3. Facebook Gyalwang Drukpa
4. www.Shakyadhita.org
5. http://thuvienhoasen.org/p38a23990/dai-bao-phap-vuong-karmapa-va-17-doi-hoa-than
Discussion about this post