PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 17)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 17)


Pháp Sư Tịnh Không


 


Thứ
tư, Phật dạy “Bất phú hà tì”. Chính mình tạo tác lỗi lầm không nên che
giấu mà cần phát lồ sám hối, có dũng khí nói ra cho người nghe. Người khác nghe
biết, trách cứ bạn vài câu, mắng bạn vài tiếng, như vậy là tốt vì bạn đã báo cả
rồi, gọi là “Trọng tội nhẹ báo”. Làm việc thiện thì đừng để người khác
biết. Khi làm thiện để người khác biết, người này người kia tán thán vài câu,
như vậy bạn đã hưởng hết, cái thiện sẽ không còn. Cho nên thánh nhân thế xuất
thế gian
dạy chúng ta phải tích âm đức. Âm là không để cho người khác biết.
Chúng ta đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức không nên để người khác biết,
không nên để người tán thán. Địa vị của chính chúng ta càng thấp càng tốt, làm
công đức
có tốt hơn cũng như không hề làm việc gì, chính mình cung kính khiêm
hạ đối với tất cả mọi người. Có thế, công đức mà chính chúng ta tích được có
thể bảo toàn, tương lai quả báo sẽ lớn, sẽ thù thắng.


Người
thông minh nhất, có trí tuệ nhất là người đem phước báu cả đời tu được hưởng
vào lúc lâm chung. Lúc lâm chung hưởng phước không bệnh khổ, đó là đại phước
báu. Lâm chung không bị bệnh, lâm chung rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo,
lâm chung có thể đứng mà ra đi, ngồi mà ra đi, biết được mình sẽ đi đến nơi
nào, thù thắng nhất là thế giới Cực Lạc. Đó là sau khi nghiệp báo của thân này
đã trả hết. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc làm Phật, chọn lựa tối cao trong
mười pháp giới, chọn lựa làm Phật. Không có chọn lựa sanh thiên, đương nhiên
cũng sẽ không chọn lựa đời sau đến nhân gian để hưởng phú quý. Phú quý là giả,
hãy thử lật lịch sử xem thấy những hoàng đế tướng quân trải qua nhiều thời đại,
có oanh oanh liệt liệt cũng không quá một đời, ngày nay họ ở đâu? Đều chôn vào
lòng đất, đâu có gì để đời. Nếu bạn thấy tường tận chân tướng sự thật này thì
công danh phú quý của thế gian bạn liền buông bỏ, nó không ý nghĩa gì. Trong
những phước báu của thế gian có rất nhiều khổ báo, từ xưa đến nay có vị quốc
vương
nào không khổ? Có vị nào cả đời làm vua được vừa lòng mãn ý? Tuy hưởng
phước nhưng trong lòng họ cũng lo lắng bất an, cũng không thể một đời an tâm
thư thích. Cho nên lỗi lầm không nên che giấu, càng không thể đùn đẩy cho người
khác, phải phát lồ sám hối, hoàn toàn phơi bày, một chút cũng không che giấu.


Thứ
năm, Phật dạy “Đoạn tương tục tâm”, chính là cái tâm liên tục tạo tác
tội nghiệp. Chúng ta sáu căn tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, thuận với ý của
mình thì lòng tham liền khởi, phiền não liền khởi; không thuận với ý mình, tâm
sân hận liền khởi. Cái tâm này khởi lên cũng không nên sợ, vì thực tế mà nói
chúng ta vẫn là phàm phu. Nếu sáu căn tiếp xúc cảnh giới, bạn không khởi tâm
không động niệm thì bạn đã là Phật Bồ tát, không còn là phàm phu. Người phàm
phu
ở ngay trong cảnh duyên này nhất định khởi tâm động niệm. Cho nên người xưa
nói “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Phàm phu khởi tâm động niệm
là hiện tượng tất nhiên, thế nhưng then chốt ở chỗ nào? Đó là không nên để cho
nó liên tục. Cái ý niệm vừa khởi, lập tức phải đè ý niệm xuống, làm cho nó
chuyển biến, đó gọi là tu hành, là công phu. Người niệm Phật chúng ta chỉ dùng
một câu A Di Đà Phật, trong thuận cảnh lòng tham khởi lên thì “A Di Đà Phật”,
làm cho tâm này lập tức thay đổi, quyết không để lòng tham thêm lớn, không để
lòng tham tiếp nối. Khi ở trong nghịch duyên nghịch cảnh, tâm sân hận phiền não
khởi lên thì không phấn khởi mà lập tức dùng câu “A Di Đà Phật” đè nó
xuống. Nhất định không để sân hận đố kỵ tăng thêm, không để sân hận đố kỵ tiếp
nối
.


Chúng
ta
niệm Phật như vậy gọi là biết niệm, gọi là công phu. Không thực hành như
vậy, họ có niệm hai ba vạn danh Phật hiệu mỗi ngày, cảm thấy không tệ, niệm
xong Phật hiệu vẫn cứ mắng người, vẫn cứ sân si, vẫn cứ khởi hỉ nộ ái lạc, vô
tác
dụng. Người xưa thường nói “Đau mồm rát họng chỉ uổng công”. Phật
hiệu
của họ có niệm được nhiều hơn cũng không thể khởi tác dụng. Họ không hàng
phục
được phiền não, không đè xuống được. Công phu chân thật có lực, mỗi ngày
Phật hiệu không nhất định phải niệm nhiều đến như vậy, then chốt là bạn phải có
thể phục được phiền não, đè nó xuống. Một ngày bạn không niệm Phật cũng không
hề gì, vừa động niệm thì A Di Đà Phật, vậy là tốt rồi. Khi không động niệm,
không có A Di Đà Phật, nhưng vừa khởi tâm động niệm lập tức niệm A Di Đà Phật,
đó gọi là giác nhanh, chân thật giác ngộ, vĩnh viễn giữ gìn tâm địa của chính
mình Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác.


Thứ
sáu, Phật khuyên “Phát tâm Bồ Đề”. Năm điều trên bao gồm “Minh tín
nhân quả”, “Tự hối khắc trách”, “Bố uý ác đạo”, “Bất phú hà tì”, “Đoạn tương
tục tâm
” là sám trừ tội nghiệp của chúng ta. Còn “phát tâm Bồ Đề” là
tâm chân thật giác ngộ. Bạn chân thật tích công bồi đức sau khi đoạn ác và sám
trừ
nghiệp chướng từ năm lời dạy trên. Năm điều sau dạy chúng ta tu thiện. Đoạn
ác tu thiện
, thiện không tu không thể thành tựu phước huệ chân thật. Người học
Phật nhất định có phước báu, mỗi ngày tu phước, mỗi niệm tu phước, phước báu
của họ đương nhiên thêm lớn. Tương tự, mỗi niệm tu huệ, ngày ngày tu huệ thì
trí tuệ của họ nhất định thêm lớn. Đó là đạo lý tất nhiên.


Cái
gì gọi là tâm Bồ Đề? Tâm Bồ Đề là chân tâm. Bồ tát mới có tâm Bồ Đề. Trong nhà
Phật chúng ta, A La Hán vẫn chưa phát tâm Bồ Đề, Bích Chi Phật, Quyền Giáo Bồ
Tát
đều chưa phát tâm Bồ Đề. Kinh Hoa Nghiêm nói, sáu cõi mười pháp giới từ
vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà ra. Chấp trước không còn thì sáu cõi không
còn, phân biệt không còn thì mười pháp giới cũng không còn. Khi mười pháp giới
không còn, bạn đến được pháp giới nhất chân, chính là thế giới Hoa Tạng của Tỳ
Lô Giá Na Phật
, thế giới Cực lạc của A Di Đà Phật. Bạn đến nơi đó siêu việt
mười pháp giới. Vừa phát được tâm Bồ Đề liền siêu việt mười pháp giới. Nói cách
khác, tâm Bồ Đề chính là đoạn đứt phân biệt, chấp trước, chân tâm của bạn hiện
tiền
.


Thể
của tâm Bồ Đề là tâm chí thành, chân thành đến tột đỉnh. Các vị phải biết, còn
chút phân biệt, còn chút chấp trước là tâm của bạn không thành. Phải đem phân
biệt
chấp trước đoạn sạch sẽ. Không những không phân biệt, không chấp trước đối
với pháp thế gian, mà đối với Phật pháp cũng không phân biệt, không chấp trước.
Còn phân biệt, còn chấp trước đối với Phật pháp vẫn không thể ra khỏi sáu cõi,
việc này phải nên hiểu. Một số đồng tu hỏi: “Hiện tại tôi không tham danh
vọng lợi dưỡng của thế gian, không tham năm dục sáu trần nhưng tôi tham Phật
pháp
, có được không?
” Không được! Phật bảo bạn đoạn tâm tham, không bảo bạn
đổi đối tượng. Tâm tham nhất định biến ngạ quỷ, bạn tham Phật pháp vẫn biến ngạ
quỷ
.


Tuy
biến ngạ quỷ nhưng hưởng phước không giống nhau. Ham muốn danh vọng lợi dưỡng
thế gian, đọa vào đường ngạ quỷ, đó chân thật là ngạ quỷ, ngạ quỷ rất nghèo
khổ
. Còn loại ngạ quỷ ham muốn Phật pháp có thể làm quan ở đường ngạ quỷ, bởi
vì đối tượng đó không giống nhau, nhưng vẫn phải làm ngạ quỷ, vẫn không cách gì
thoát khỏi cõi quỷ. Phật dạy chúng ta phải đoạn tâm tham, không dạy chúng ta
đổi đối tượng, cái ý nghĩa này nhất định phải làm cho rõ ràng, nhất định phải
đoạn tham sân si, phải đoạn phân biệt chấp trước, thế xuất thế pháp thảy đều
không phân biệt, bạn mới có thể siêu việt mười pháp giới. Đó là thể của tâm Bồ
Đề
, tâm chí thành, tức là chân thành đến tột đỉnh.


Vậy
Phật dạy phát tâm Bồ Đề cũng chính là nói chúng ta từ nay về sau, đối nhân xử
thế tiếp vật chỉ một mảng chân thành, nhất định không chút hư dối, không chút
lợi ích cho chính mình. Người khác dùng tâm hư vọng đối với ta, người khác lừa
dối ta, ta dùng chân thành đối với họ. Trước mắt chịu thiệt một chút, tương lai
sẽ không hề bị thiệt chút nào. Họ dùng tâm hư vọng đối với ta thì họ đến ba
đường, ta dùng tâm chân thành đối với họ thì ta đến thế giới Cực Lạc, như vậy
làm sao giống nhau được. Cho nên bạn phải chịu thiệt thòi, không sợ thiệt thòi,
chúng ta mới có thể tham gia “câu lạc bộ” của A Di Đà Phật. Nếu không
chịu thiệt, vẫn muốn tranh hơn, vậy họ phải đến ba đường ác, bạn cũng đi theo.
Người thông minh nhất định phải dùng tâm chân thành đối nhân xử thế tiếp vật.
Chúng ta tu pháp môn Tịnh Độ, chân thật muốn thân cận A Di Đà Phật, thân cận
mười phương tất cả chư Phật Như Lai, chúng ta mỗi niệm hy vọng gia nhập pháp
hội
của các ngài, sự chọn lựa đó là tối thượng thừa trong mười pháp giới. Chúng
ta
sâu sắc tin tưởng chính mình làm được. Tương lai tôi ở nơi đây giảng kinh
Hoa Nghiêm, sau khi nghe xong, tín tâm của các vị nhất định sẽ được xây dựng,
biết được ngay trong đời này có thể tham gia câu lạc bộ của Phật A Di Đà, Tỳ Lô
Giá Na Phật
và tất cả chư Phật, tâm Bồ Đề liền khởi tác dụng.


Phật
ở trên kinh nói với chúng ta, có tự thọ dụng, có tha thọ dụng, cho nên khi
giảng khởi dụng liền giảng hai loại. Tự thọ dụng là tâm thanh tịnh, hiếu đức
hiếu thiện. Như hôm nay chúng ta giảng sám trừ nghiệp chướng, đoạn tất cả ác,
tu tất cả thiện, đó chính là thâm tâm, là tự thọ dụng. Sau khi tâm Bồ Đề phát
thì tự nhiên sẽ như vậy, không chút miễn cưỡng, cũng không cần người khác phải
đốc thúc, tự động tự phát, họ thật làm. Tha thọ dụng của tâm Bồ Đề là đối nhân
xử thế tiếp vật, đại từ đại bi. Dùng lời hiện tại mà nói, từ bi là đối với tất
cả chúng sanh, quan tâm chân thành, thương yêu chân thành, giúp đỡ nhiệt tâm,
đó là tha thọ dụng. Ý nghĩa của tâm Bồ Đề rất sâu, rất rộng, Phật pháp chưa
truyền đến Trung Quốc, cổ thánh tiên hiền Trung Quốc chúng ta cũng đã phát ra
tâm này, chẳng qua không gọi nó là tâm Bồ Đề nhưng trên thực tế cùng với tâm Bồ
đề
mà Phật nói không hề khác nhau.


Vào
thời xưa Trung Quốc, vua Hán Võ chế định chính sách giáo dục quốc gia. Sau khi
ông chế định chính sách này, kéo dài mãi đến trào Mãn Thanh, hơn hai ngàn năm,
mỗi trào đại đều tuân thủ, không hề cải biến. Điều đó cho thấy chính sách giáo
dục
này là tông chỉ phương châm giáo dục chính xác cho nên đế vương nhiều đời
đều khẳng định tiếp nhận, đều hoan nghênh, và đều chấp hành. Đó chính là thực
hành
tư tưởng giáo dục của Khổng Mạnh, ngày nay chúng ta gọi là nhà Nho. Nhà
Nho dạy người trên cương lĩnh giảng Tam cương Bát mục. Trong phương pháp giáo
học cũng nói đến tâm Bồ Đề nhưng nó được nói đến bằng những từ “thành ý”,
“chánh tâm”. “Thành ý
” chẳng phải là tâm chân thành hay sao? “Chánh tâm”
chính là thâm tâm, đại bi tâm trong Phật pháp chúng ta. Hai thứ này hợp lại
dùng một chữ “chánh”, “chánh tâm”. Phật pháp chúng ta giảng tỉ mỉ, bạn
dùng tâm gì đối với chính mình, dùng tâm gì đối với người khác. Nhà Nho giảng
nói tác dụng của “thành ý”, họ chỉ nói một “chánh tâm”, dùng
chánh tâm đối với chính mình, dùng chánh tâm đối với người khác. Chỉ có Phật
giảng mới tường tận. Cái thành ý này là chân thành, chúng ta cũng rất muốn dùng
tâm chân thành, thế nhưng vẫn không phải.


Bồ
Tát Mã Minh
có một trước tác gọi là “Đại Thừa Khởi Tín Luận”, “khởi
tín
” là vào cửa, là bước đầu. Cũng giống như trường học, bạn vừa vào lớp
một, vừa mới đi học, điều kiện khởi tín chính là phát tâm Bồ Đề. Cho nên tâm Bồ
Đề
vừa phát, bạn chính là Bồ Tát Đại thừa khởi tín, kinh Đại thừa gọi là phát
tâm
trụ Bồ Tát. Khi vừa phát tâm, bạn liền ở địa vị Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát.
Công đức của Bồ Tát Sơ Trụ được tất cả chư Phật tán thán. Trong kinh Hoa
Nghiêm
, đoạn kinh văn “Thập Trụ” tổng cộng có sáu phẩm kinh đều tán thán
công đức của Bồ Tát sơ trụ, đặc biệt phẩm “Sơ Phát Tâm Công Đức Phẩm”.
Tâm chúng ta vì sao không thể phát khởi? Mặc dù muốn phát nhưng không cách nào
phát được. Phật biết, các bậc thánh hiền xưa cũng biết, nên mới khuyên chúng ta
bỏ hết những chướng ngại trong tâm thì chân tâm mới có thể phát ra được.


Trong
tâm chân thành của bạn chỉ cần có phiền não chướng, sở tri chướng thì chân tâm
của bạn sẽ không cách gì hiển lộ. Hàng Thanh Văn, A La Hán, Bích Chi Phật,
Quyền Giáo Bồ Tát vẫn chưa đoạn hai loại chướng này nên tâm Bồ Đề không thể
hiện
tiền, vẫn cứ dùng vọng tâm, không phải chân tâm. Nhà Nho dạy người xem
Thành ý Chánh tâm phía trước có hai câu “Cách vật, Chí tri”, sau đó mới
Thành ý, Chánh tâm, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Từ đó có thể thấy
hai câu phía trước quan trọng, “Cách vật, Chí tri”. Cách vật là gì? Về
sau nhà Nho của Tống Minh đem hai chữ “Cách vật” này giải thích cái lý
tột cùng các vật, nghiên cứu đạo lý của tất cả vật, đó là trên căn bản phương
hướng
đã sai lầm, cho nên Phu Tử đời sau nghiên cứu chư Tử trên lý, đại khái
đầu óc đều hỗn loạn mà lý cũng chưa nghiên cứu ra được. Chỉ đến khi Tư Mã Quang
xuất hiện, nghiên cứu thông minh hơn.


Tư
Mã Quang
là tín đồ Phật giáo thuần thành, ông nói rất có đạo lý, rằng “Cách
vật
” thì vật chính là vật dục. Giải thích của ông không giống giải thích
của người trước. Vật là vật dục, là thị phi nhân ngã, danh vọng lợi dưỡng, năm
dục
sáu trần. Cách là cách đấu, có nghĩa, chúng ta chính mình phải đấu tranh
với năm dục sáu trần, phải chiến thắng nó, không nên bị nó đánh bại. Bạn phải
khắc phục năm dục sáu trần, chính là đoạn phiền não mà nhà Phật nói. Nhà Nho
gọi Khắc chế là phương pháp đoạn phiền não, cách này có thể khắc phục năm dục
sáu trần. Phật dạy chúng ta, những đệ tử đời sau “lấy giới làm thầy, lấy khổ
làm thầy
”. Thầy chính là ý nghĩa của sự mô phạm. Phật tuy không tán thành
tu khổ hạnh nhưng Phật tán thán tu khổ hạnh, vì sao? Con người có thể trải qua
đời sống thanh đạm, ý niệm của vật dục sẽ rất tan nhạt, hay nói cách khác, rất
dễ đoạn phiền não. Trong đời sống nếu bạn ham thích hưởng thụ thì bạn không có
năng lực hàng phục năm dục sáu trần. Phiền não của bạn chưa dứt thì tâm Bồ Đề
không thể sanh khởi, điểm này các vị đồng tu phải đặc biệt chú ý.


Vãng
sanh
Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, điều kiện trên kinh Vô Lượng Thọ đầu tiên
chính là phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật. Tôi đem sự việc này
giảng rõ ràng tường tận cho mọi người nghe, tương lai bạn không thể vãng sanh
cũng sẽ không trách tôi. Hiện tại tôi nói với các vị nhưng các vị không chịu
làm, như vậy không phải trách nhiệm của tôi, bạn không tin tưởng thì không còn
cách nào. Cho nên phát tâm Bồ Đề vô cùng quan trọng, nhất định phải dùng tâm
chân
thành đối đãi người thì chân tâm của bạn liền hiện tiền. Bạn nhất định
phải khắc phục dục niệm của mình trong năm dục sáu trần, còn gọi là thế
giới
muôn màu, nhất định không bị nó dụ hoặc. Chính mình khắc phục được mình,
đó chính là công phu “Cách vật”. Cho nên cách vật là phá phiền não
chướng
. Chí tri là phá sở tri chướng, chúng ta phải cầu học vấn chân thật, trí
tuệ
chân thật, tốt nhất từ kinh Vô Lượng Thọ, nói rõ ràng thấu triệt hơn kinh
Hoa Nghiêm
.


Tương
lai hai bộ kinh sẽ đều giảng ở đạo tràng này. Hiện tại chúng tôi đang làm công
tác trù bị, biên tập mới lại để mọi người xem kinh thấy được câu đoạn, thứ lớp,
chương pháp, kết cấu, nghĩa lý dễ hiểu. Hiện tại, kinh Hoa Nghiêm in bằng bản
gỗ, một mặt mười hàng, một hàng hai mươi chữ, không có thứ lớp, không có chấm
phẩy, xem thế nào cũng không hiểu, khi xem trong lòng không thoải mái. Cho nên
chúng ta không thể không đem kinh này phân câu đoạn, biên tập mới lại. Dự định
ngày 18 bắt đầu giảng, một tuần lễ giảng năm ngày, bốn ngày giảng Hoa Nghiêm,
một ngày giảng kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng Thọ ngắn, chúng ta giảng dài;
kinh Hoa Nghiêm dài, chúng ta giảng ngắn. Như vậy rất tự tại, không bị hạn chế
thời gian. Hy vọng ba năm có thể hoàn thành công trình.


Phương
pháp
trong hai bộ kinh này là Chí tri, tốt nhất, học tập có hiệu quả nhất. Cách
vật nhất định phải ở ngay cuộc sống chính mình. Trong cuộc sống, chúng ta nhất
định
phải tiết kiệm, không nên lãng phí. Ngoài ra chính mình có phước báu cũng
phải tiết phước, không nên lãng phí. Phước báu dư ra, phân cho chúng sanh cùng
hưởng thì phước báu của bạn càng ngày càng lớn, vĩnh viễn hưởng không hết.
Không nên chính mình có phước, chỉ một mình hưởng hết, đó là sai lầm. Cho dù có
rất nhiều phước báu, chúng ta chỉ hưởng thụ một chút, tất cả còn lại thảy đều
chia cho chúng sanh cùng hưởng. Bạn có thể bố thí phước càng nhiều thì phước
của bạn càng lớn. Như tôi đã nói với các vị, bạn bố thí tài thì được tiền tài,
bố thí pháp được thông minh, bố thí vô uý được khoẻ mạnh sống lâu, bố thí phước
báu thì đương nhiên được phước báu lớn, đó là đạo lý nhất định. Cho nên chúng
ta
phải bố thí phước báu lớn, tạm đủ cho đời sống của mình là được. Việc tích
thiện tích phước đưa lên hàng đầu, mỗi niệm vì chúng sanh, mỗi niệm vì xã hội.
Chúng sanh đều có phước, xã hội tốt thì đời sống của chúng ta đương nhiên sẽ
tốt vì chúng ta không rời khỏi xã hội, không rời khỏi chúng sanh. Không nên mỗi
niệm nghĩ cho chính mình, vậy tâm Bồ Đề không còn. Mỗi niệm vì chúng sanh, mỗi
niệm vì xã hội, tâm Bồ Đề liền hiện tiền. Cho nên nhất định phải phát tâm Bồ
Đề
.


Thứ
bảy, Phật dạy chúng ta phải “tu công bổ quả”, từ đời quá khứ chúng ta
cho đến đời này, những việc đã làm sai rất nhiều. Cho nên Phật khuyên bảo chúng
ta
phải nỗ lực tu thiện, bồi đắp lỗi lầm. Người thế gian thường nói, “lấy
công chuộc tội
”, pháp luật thế gian có rất nhiều người làm như vậy. Trong
Phật pháp thì không được vậy, thiện nhất định có quả thiện, ác nhất định có ác
báo
. Không thể nói: “Ngày trước tôi đã tạo rất nhiều tội ác, hiện tại tôi tu
đại thiện, nên tội của tôi không cần trả báo
”, không hề có việc như vậy, đó
là không phù hợp với định luật nhân quả. Ngay đời này bạn nỗ lực tu thiện, sức
mạnh
của thiện đặc biệt mạnh, cái thiện của bạn sẽ được hưởng trước; tội nghiệp
mà bạn tạo, cái ác báo sẽ chậm lại, lùi lại sau, báo sau nhường cho cái thiện
báo trước. Còn nếu lực lượng ác mạnh thì cái ác sẽ báo trước, cái thiện mà bạn
làm sẽ báo sau, tuyệt nhiên không hề có chuyện không báo, đó là định luật nhân
quả
, chân lý của nhân quả, chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Bạn không thể
không
khiếp sợ nhân quả, vì quả báo không hề sót lọt, chỉ là báo sớm hay báo
trễ mà thôi. Khởi một ác niệm đều phải nhận lấy báo ác, khởi một niệm thiện
cũng có quả thiện.


Khởi
tâm
động niệm, lời nói việc làm, ba nghiệp đều đang tạo. Tu công bù lỗi, không
phải Phật khuyên bảo chúng ta đem công bù tội, mà hy vọng quả thiện của chúng
ta
báo trước, quả ác sẽ được chậm lại. Giả như thiện căn của chúng ta rất lớn,
chúng ta sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, đến nơi đó làm Phật, sau khi làm
Phật
rồi, những tội nghiệp đã tạo trong đời quá khứ còn phải trả báo hay không?
Nếu bạn nói làm Phật Bồ tát rồi thì không trả báo nữa, định luật nhân quả sẽ
nói không thông. Xin thưa với các vị, làm Phật Bồ Tát đến sau cùng vẫn phải trả
báo. Tuy nhiên cái báo đó ở trên cảm thọ hoàn toàn không giống chúng ta.


Hiện
tại
khi chúng ta trả báo, chân thật cảm thấy vô cùng thống khổ. Còn khi Phật Bồ
Tát
thọ báo, các ngài đều rõ ràng tường tận, biết được đời quá khứ do tạo nhân
như vậy cho nên hiện tại phải chịu quả báo. Họ nghĩ thế nên trả nợ một cách
hoan hỉ, tự tại, từng món nợ trong sổ đều xoá hết. Còn chúng ta, đời trước gạt
tiền người ta, đời này người ta gạt tiền mình mang đi, chúng ta cảm thấy khổ
sở. Nếu chúng ta biết đời trước đã gạt họ, hiện tại họ gạt ta, vừa lúc phải trả
cho nên một chút áo não cũng không có, bị gạt mà còn thấy thoải mái, an vui.
Cho nên Phật Bồ Tát khi đến đây chịu quả báo, an vui tự tại vô cùng.


An
Thế Cao
thật cũng đã làm Phật, làm Bồ Tát. Ông đến Trung Quốc trả nợ mạng hai
lần. Đời trước ông giết lầm một người, đời này đến ngay nơi đó cũng bị người ta
giết nhầm lại. Giết nhầm mà vẫn còn có tội. Ông đã đoán trước rồi nói với bạn:
“Hôm nay tôi sẽ gặp nạn, sẽ chết đi, anh nói với quan phủ không nên trị tội
người này. Đó là do nghiệp lực đời trước của tôi nên đời này phải gánh lấy quả
báo
, do tôi tự đến để trả nợ mạng
”. Cho nên không thể nói thành Phật thành
Bồ Tát thì không chịu báo, làm gì có đạo lý như vậy. Tuy nhiên cũng có tình
huống không chịu báo. Không chịu báo là do đối phương hai bên đều rất tường
tận, ta thiếu họ một mạng, họ biết rõ và nói: “Tôi không cần anh trả mạng”.
Vậy thì không sao. Thực tế có trường hợp như vậy. Một vị Bồ tát đến giảng kinh
nói pháp, gặp được oan gia trái chủ. Họ nghe và thấu hiểu Phật pháp nên bỏ qua
món nợ về trước. Quả báo nhất định chân thật, báo và không báo đều ở nơi duyên,
vậy phải xem nhân duyên đó của bạn như thế nào. Duyên, có lúc có thể thao túng
ở chính nơi chúng ta, chính mình có thể làm chủ. Phật dạy “tu công bổ quá”,
ý nghĩa ngay chỗ này.


(Còn
tiếp …)


KINH
ĐẠI THỪA
VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC


Pháp
sư
: HT. TỊNH KHÔNG


Biên
dịch
: Vọng Tây cư sĩ


Biên
tập
: PT. Giác Minh Duyên

 

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-Nhã

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Về Bài Kinh Kalama

Về Bài Kinh Kalama

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-Bàn

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Toát Yếu Nội Dung Các Kinh Trường A Hàm

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Load More

Discussion about this post

Con Đường Đến Tự Do Vô Thượng

Con Đường Đến Tự Do Vô Thượng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

(Tập 142)Phật giáo là giáo học, chúng ta cần phải nhận biết rõ ràng. Vào thời trước, khoa học kỹ...

Hiện Tượng Trầm Cảm

Hiện Tượng Trầm Cảm

HIỆN TƯỢNG TRẦM CẢM Nguyên Giác Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam,...

Rèn Tâm

Rèn Tâm

Về Ajahn Chah Ajahn Chah thực hành thiền Phật giáo Nguyên thủy theo đại sư vĩ đại nhất Ajahn Mun...

Ai Chịu Ơn Ai?

Ai chịu ơn ai?

AI CHỊU ƠN AI? Có một vấn đề tưởng chừng như đáng cho Phật tử chúng ta để ý: Vấn đề...

Số Liệu Tín Đồ Phật Giáo Ở Việt Nam Là Hơn 6 Triệu Người Có Vu Vơ Khôn?

Số Liệu Tín Đồ Phật Giáo Ở Việt Nam Là Hơn 6 Triệu Người Có Vu Vơ Khôn?

SỐ LIỆU TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM LÀ HƠN 6 TRIỆU NGƯỜI CÓ VU VƠ KHÔNG?Trần Trọng Hoàng...

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Ý nghĩa ngày tết Thích nữ Diệu Huệ Dân gian nôn nao đón Tết, mặc dù để chuẩn bị cho được...

Tôi Học Phật

Tôi Học Phật

TÔI HỌC PHẬT Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc … Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà....

Thấy biết như thật

THẤY BIẾT NHƯ THẬT Nguyễn Mạnh Hùng 1, Cách đây chừng dăm bảy năm, có một bạn rất trẻ đến...

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai Quyển Thượng

Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai Quyển Thượng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ngược Dòng Sinh Tử

Ngược dòng sinh tử

NGƯỢC DÒNG SINH TỬLê Khắc Thanh Hoài   Dòng sinh tử, tử sinh được gọi là Luân Hồi. Cái bánh...

Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) Việt – Anh Volume Iv

Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) Việt – Anh Volume Iv

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ý Nghĩa Vãng Sanh

Ý NGHĨA VÃNG SANH Thích Viên Giác Thế giới mà chúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và...

Bồ Đề Đạo Tràng – Mấy Điều Mắt Thấy Tai Nghe

Bồ Đề Đạo Tràng – Mấy Điều Mắt Thấy Tai Nghe

Quang cảnh Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ Chuẩn bị lên đường, bạn dặn tôi đến nơi nhớ điện thư...

Con Đường Đến Tự Do Vô Thượng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Hiện Tượng Trầm Cảm

Rèn Tâm

Ai chịu ơn ai?

Số Liệu Tín Đồ Phật Giáo Ở Việt Nam Là Hơn 6 Triệu Người Có Vu Vơ Khôn?

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Tôi Học Phật

Thấy biết như thật

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai Quyển Thượng

Ngược dòng sinh tử

Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) Việt – Anh Volume Iv

Ý Nghĩa Vãng Sanh

Bồ Đề Đạo Tràng – Mấy Điều Mắt Thấy Tai Nghe

Tin mới nhận

Đức Phật ‘im lặng’ để trả lời có tự ngã không?

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức

Lời Phật dạy về 3 điều để trở thành người lương thiện

Nhìn lại lỗi mình để tiến tu theo lời Phật dạy

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

Đức Phật của chúng ta

Đeo mang thân ngũ uẩn là gánh nặng

Thư Ngỏ Kêu Gọi Xây Dựng, Trùng Tu Chùa Linh Sơn

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Đức Phật đản sanh tay nào chỉ lên là đúng?

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Lời Phật dạy về ác khẩu và nghiệp báo từ ác khẩu

Đức Phật: Sự hoá độ viên mãn

Tư duy về Niết Bàn (II)

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

Ngày Phật Đản – nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

Tin mới nhận

Hương Vị Của Chân Như – The Taste Of Thusness (song ngữ Vietnamese-English)

6 lợi ích sức khỏe của củ nghệ

Những vấn đề của xã hội ngày nay

Lễ Bái Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Nói xấu người khác

Làm thế nào để cuộc đời bạn tràn đầy ý nghĩa

Tu hành đúng nghĩa

Khuyên Người Niệm Phật Tập 4

Tam Độc

Nhân Duyên Của Sự Suy Vong

Thần Thông, Biến Hóa Trong Đạo Phật

Chữ Hiếu Trong Đạo Phật – Ht.thích Trí Quảng

Sự Sống Là Thiêng Liêng – Tác Giả: Nguyễn Tường Bách

Đồng Tính Luyến Ái Và Phật Giáo Thượng Toạ Bộ (Nam Truyền) Tác Giả: A. L. De Silva

Moonlight Sonata 14 và Thiền Trăng

Chủ Động Cái Chết Tái Sinh Trong Một Kiếp Sống Tốt Đẹp Hơn

Cẩm Nang Cư Sĩ

Đại Tang Của Phật Giáo Việt Nam

19. Không Làm Các Điều Ác, Làm Các Việc Lành

Tương Lai So Với Quá Khứ Tốt Đẹp Hơn Tinh Vân Đại Sư

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 39)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 47)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Pháp hoa thất dụ – Dụ thứ hai: Đứa con bỏ nhà đi ăn xin

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

Kinh Vakkali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 221)

Bốn Mươi Sáu Đại Nguyện Của Đức Phật A-Di-Đà Giới Thiệu – Dịch – Chú Từ Nguyên Bản Sanskrit

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

62 loại Tà kiến

Một Câu Chuyện Sợ Ma Trong Kinh Điển Pali

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (I)

Bát Nhã Tâm Kinh Thiền Giải

Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 111)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Kinh Phật Thuyết Thập Vãng Sanh A Di Đà Phật Quốc Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Quán Thế Âm Hiện Thân Của Lòng Từ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Phải Nên Phát Nguyện, Nguyện Sanh Nước Kia

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese