NHẬN RA THÂN HỮU
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 22/10/2011
rằng những ai thân cận với con đang chìm đắm
trong đại dương luân hồi Và giống như rơi
vào cơn bảo lửa Không có gì ghê
sợ hơn để hành động cho sự giải
thoát của riêng con, Quên lãng những
ai con không nhận ra qua tiến
trình sinh tử. -CHANDRANGOMIN,
Lá thư cho một học trò
Đã
tạo nên một thái độ bình đẳng đối với bạn hữu, kẻ thù, và người trung tính,
chúng ta có một nền tảng để nhìn mỗi con người như người bạn thân nhất của
chúng ta. Khuynh hướng bây giờ là để
phát triển một cảm giác chân thật về sự mật thiết với mọi người. Vì sự mến chuộng được phát sinh một cách dễ
dàng cho bạn hữu, chúng ta cần một kỷ năng cho việc trau dồi việc nhận thức tất
cả chúng sinh như bạn hữu, sử dụng chính những mối quan hệ thân hữu nhất của
chính chúng ta như kiểu mẫu. Ai là người
bạn thân nhất của chúng ta?
Một
sự phương pháp khác là sử dụng lòng yêu
thương vô điều kiện của bà mẹ của chính mỗi chúng người như một kiểu mẫu. Bởi vì tôi được xác nhận như sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma
thứ mười ba nên tôi đã không sống tại nhà cho đến ba hay bốn tuổi. Như một đứa trẻ, tôi đã thăm mẹ tôi thực tế mỗi
ngày, hay bà sẽ đến để gặp tôi, vì gia đình tôi sống gần nơi cư trú của tôi ở
Lhasa, thù đô của Tây Tạng. Bà luôn luôn
có một trái tim hiền lương, rất tử bi, ân cần trong một sự cư xử rộng rãi đối với
người khác, những người nghèo túng. Bà tử
tế đến mọi người. Bà không bao giờ gắt gỏng
đối với tôi, mặc dù sau này bà nói với tôi rằng tôi sẽ khó chịu nếu không vừa
ý, và tôi sẽ giật mạnh lỗ tai của bà khi bà đang bồng tôi. Bà đã nói rằng, một ngày nọ tôi đã đã kéo rất
mạnh và làm tổn thương vành tai của bà.
Từ
lúc tôi bốn tuổi, người đem thức ăn cho tôi mỗi ngày ở Lhasa là một ông già hói
đầu, râu quay nón tên là Ponpo. Tôi rất
gần gũi với ông; ông giống như một bà mẹ. Khi tôi ở tại cung điện Mùa Hè học thuộc lòng những bài kinh luận, ông
luôn luôn ở gần bên; tôi sẽ khóc nếu ông không làm thế. Tối thiểu tôi phải thấy vạt áo của ông trong
khi ông ngồi phía bên kia bình phong khoảng gần một thước từ cửa ra vào. Ông phải ở đấy; bằng nếu không, tôi sẽ
khóc. Ponpo, là người đã từng nấu ăn cho
Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm, không biết kể chuyện như thế nào, không biết đùa
giờn như thế nào, và không được học hỏi
trong hình thức hoặc là tôn giáo hay những chủ đề khác. Tôi rất quý trọng ông vì ông đã cung cấp thức
ăn và săn sóc tôi.
Đối
với tôi dường như chúng ta, giống như những động có vú như chó và mèo, thương mến
nhất những ai nuôi nấng chúng ta. Chúng
ta thương mến bà mẹ của chúng ta không phải bởi vì các bà đã sinh ra chúng ta
nhưng bởi vì các bà đã cho chúng ta sửa và săn sóc chúng ta. Khi tôi bệnh, Ponpo cỏng tôi đi xung quanh
hay để tôi trong lòng ông. Khi chúng ta
ôm một con mèo trong lòng, con mèo con sẽ rên ư ư thích thú; cũng giống với những
đứa trẻ. Tôi rất thích ông ta.
Mọi
người, cho dù có tín ngưỡng hay không, có thể thấu hiểu từ kinh nghiệm tự nhiên
và ý nghĩa thông thường rằng tình cảm quan trọng một cách thật sự từ ngày được
sinh ra; đấy là căn bản của đời sống. Chính sự sống còn thân thể của chúng ta đòi hỏi tình cảm của người khác,
đến điều mà chúng ta cũng đáp ứng bằng tình cảm. Mặc dù điều này hòa lẩn với luyến ái hay dính
mắc, nhưng tình cảm này không căn cứ trên sự hấp dẫn của thân thể hay tình dục. Loại tình cảm này, mặc dù không phải không
thiên kiến, nhưng có thể được mở rộng để bao trùm tất cả chúng sinh, làm nó
không định kiến. Đây là những gì gọi là
mở rộng tình thương cùng khắp hay mở rộng từ ái.
Đối
với những thiền quán theo sau, nếu mối quan hệ đối với mẹ của hành giả phức tạp,
thay vì thế chúng ta có thể quan tâm đến mối quan hệ tình mẹ lý tưởng, hay
chúng ta có thể sử dụng bất cứ người thân, người bạn, hay bất cứ thành viên nào
của gia đình.
THIỀN
QUÁN
Trước
nhất, chúng ta hãy quan tâm đến nền tảng của loại thiền quán này. Sự sắp xếp được xây dựng trên giả định của
tái sinh, là điều chúng ta có một ý niệm mơ hồ có thể là đúng, chúng ta có thể
sử dụng để khảo sát kỷ lưỡng mối quan hệ mật thiết của vô thỉ tái sinh cho những
mối quan hệ với những người khác. Tuy
nhiên, nếu chúng ta không hoài nghi rằng tái sinh là thật, vẫn có thể sử dụng
những bước này như một sự thực tập quán tưởng thuần khiết để giúp tháo gở những gút mắc trong những
mối quan hệ của chúng ta.
1- Quán chiếu rằng
nếu có tái sinh, vòng luân hồi, có nghĩa rằng những sự sinh của chinh chúng ta
là không có bắt đầu (vô thỉ).
2- Quan tâm rằng
khi chúng ta sinh ra từ một bào thai như một con thú, hay một con nhền nhện,
chúng ta đòi hỏi một bà mẹ. Và bởi vì sự sinh của chúng ta là vô số, chúng ta phải có
vô số bà mẹ trải qua nhiều kiếp sống. Điều
này ngụ ý rằng mỗi chúng sinh đã từng là
mẹ của chúng ta vào một kiếp sống nào đấy. Nếu quý vị có rắc rối đến với kết luận ấy, thế thì hãy thấy quý vị có thể
đi theo sự tương tục của những đời sống hay không và khám phá ra rằng có bất cứ
chúng sinh nào không từng là bà mẹ của chúng ta hay không, một kết luận như thế là không thể được.
3- Quán chiếu rằng
những lúc chúng ta được sinh ra từ một bào thai hay một cái trứng là vô hạn, và
vì thế các bà mẹ của chúng ta cũng là vô số.
4- Phản chiếu
trên những điểm này, hãy thấu hiểu rằng mỗi chúng siinh trong kiếp sống hiện tại của chúng ta đã là
bà mẹ của chúng ta trong nhiều lần. Đừng
vội vả qua những bước này; khuynh hướng ở đây là không chấp nhận một sự hợp lý
(logic) nông cạn, mà thấm nhuần tâm thức và thái độ của chúng ta với tác động của
nhận thức về tái sinh. Hãy cố gắng trên
điều này, ví dụ như thế, và xem nó có hữu dụng hay không.
* Hãy nghĩ về một người bạn thân nhất
của hành giả và xác định rằng người bạn này, qua tương tục của những kiếp sống,
đã là một người bạn nuôi nấng [ta]. Hãy
giữ người này trong tâm cho đến khi ta cảm thấy một sự thay đổi nhận thức.
* Sau đó dần dần xem người khác, không
quá gần gũi, những người bạn, từng người
một trong cùng một cách như thế, xác nhận và cảm nhận rằng qua sự tương tục của
những kiếp sống, họ là rất gần gũi với ta. Điều này có thể cần nhiều ngày để thực hành – ngay cả hàng tuần.
* Rồi thì đem đến tâm một người trung
tính – người nào đấy không từng giúp đở cũng không từng làm tổn hại ta trong kiếp
sống này. Hãy xem rằng người này qua những
kiếp sống cũng có những lúc nào đấy là một người gần gũi và nuôi nấng như người
bạn thân thiết nhất của chúng ta.
* Dần dần mở rộng sự nhận thức này đến
những người trung tính – những người đã thấy trong một trạm xe điện ngầm, đi
ngang qua trên đường, hay thấy trong một cửa hàng.
* Khi chúng ta trở nên thành thạo thế
nào ấy với việc nhận ra những người bạn và những người trung tính đã từng nuôi
nấng ta, và có thể cảm thấy nhận thức của chúng ta thay đổi như thế nào, xem
xét một người nào đấy đã từng làm gây hại một ít đến ta hay người thân chúng
ta. Hãy bắt đầu với một kẻ thù thứ yếu,
như một người đã nói điều gì đấy bình phẩm ta, vì thế chúng ta có thể phát triển
một kinh nghiệm với việc tạm thời để qua một bên những cảm giác tiêu cực trong
thiện ý của việc thực chứng rằng tại một thời điểm nào đấy chúng ta đã là từng
là những người bạn thân. Nếu chúng ta nhảy
quá nhanh trong việc lưu tâm đến những
người mà chúng ta thật là không thích, thì ý tưởng tiêu cực sẽ có thể làm lưỡng
lự tiến trình của chúng ta.
* Khi chúng ta cảm thấy quan điểm của
chúng ta đã thay đổi đối với kẻ thù không quan trọng, trụ lại với thái độ mới ấy
trong một lúc, rồi thì quan tâm một cách chậm rãi đến trình độ tiếp theo của kẻ
thù (kẻ thù nặng cân hơn).
Qua sự thực tập, có thể xem mỗi chúng
sinh như một người thân hữu. Nói thì dễ,
nhưng làm thì khó. Đừng trở nên thối
chí; hãy duy trì sự diễn tập những bước này hết lần này đến lần khác. Tích tập kinh nghiệm một cách từ từ.
Đối với tôi, do tôi mang trách nhiệm vì
quyền lợi của Tây Tạng, những người khó khăn nhất để nhận thức như những thân hữu
là những ai đang làm tổn hại đến đồng bào Tây Tạng một cách chủ tâm. Tuy thế, từ kinh nghiệm với những thân hữu,
người trung tính, và những kẻ thù ít quan trọng, tôi có thể thấy rằng một cách
căn bản họ không có khác biệt.
Điều gì đã làm tôi khỏi bị chán nản mặc
dù hơn năm mươi năm hành động cho Tây Tạng không có nhiều thành công trước nhất
vì nguyên nhân là công bằng, chân thật, và lợi ích cho người khác. Nguyên nhân chân thật chưa đủ; nó phải ích lợi. Việc làm của tôi cho Tây Tạng không gia tăng
hoặc là tiếng tăm của tôi, ảnh hưởng của tôi, năng lực của tôi, hay lợi ích của
tôi trong bất cứ cách nào; đấy là cho đồng bào Tây Tạng, những người có quyền để
được tự do và để bảo tồn giáo huấn Đạo Phật lợi ích đến tất cả chúng sinh. Vì vậy, cho dù chúng tôi có đạt được mục tiêu
trong kiếp sống này của chúng tôi hay không, thì nó đáng giá để duy trì cuộc đấu
tranh. Chúng tôi đang ở vào một thời điểm
cấp bách qua việc người Hoa đổ nhanh chóng vào Tây Tạng; giống như Mãn Châu và
Nội Mông, là những nơi đã hoàn toàn trở thành bị đồng hóa với văn hóa Hán tộc. Văn hóa Tây Tạng có thể bị biến mất nếu xu hướng
hiện tại tiếp diễn. Một dấu hiệu hy vọng
là bây giờ mọi người trên thế giới kể cả chính nhiều người Hoa, đang ý thức hơn
về những gì đang xảy ra – khả năng mất mát có thể có đối với thế giới về một nền
văn hóa quý giá và do vậy có sự quan tâm đạo đức hơn. Vấn đề sẽ tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác không giống như một nhiệm kỳ chính trị
ở văn phòng, nó không có giới hạn bởi một sự phân ranh giới nào đó cua thời
gian. Đây là những lý do của tôi cho việc
duy trì lòng nhiệt huyết.
KỶ NĂNG HỔ TRỢ
Giữa những sự thiền quán, thảng hoặc xác
định bất cứ ai mà chúng ta chạm trán như là một thân hữu giúp cho sự trưởng
thành. Thí dụ, khi đi ngang qua một người
trung tính (không thân cũng không thù) trong một đám đông, hãy nghĩ: Con người này dường như không có bất cứ liên
hệ nào đối với tôi trong kiếp sống này, nhưng qua sự tương tục của những kiếp sống chắc chắn đã từng là cha, mẹ, con, hay bạn
thân của tôi. Trong cách này, chúng ta sẽ
từ từ phát triển một cảm nhận rằng tất cả chúng sinh là những thân hữu của
chúng ta.
LƯỢNG ĐỊNH THÀNH CÔNG
Với nhiều thực tập sẽ đi đến điều: ngay cả khi chúng ta thấy một bọ, chúng ta sẽ
nghĩ, Ô, con vật này đã được sinh ra trong một điều kiện khổ sở như vậy! Mặc dù tôi là một con người, và tạo vật này
là một con bọ, trong quá khứ đã là mẹ
tôi, và tôi là con của bà. Vào lúc ấy, sự
sống của tôi tùy thuộc vào bà, và bà đã yêu thương tôi hơn cả đời sống của
chính bà. Sau sự thiền quán đầy đủ, loại
suy nghĩ này sẽ sinh khởi một cách tự phát. Dấu hiệu của việc có nhận thức hoàn toàn thành công về vấn đề tất cả
chúng sinh như những thân hữu giúp cho sự trưởng thành là khi chúng ta nhìn vào
thế giới chung quanh chúng ta và nghĩ, những chúng sinh từ thú vật trở lên đã từng chăm sóc tôi trong những thời
quá khứ không chỉ chăm sóc tôi một lần mà là nhiều lần.
tác: The First Step: Recognizing Friends
trích từ quyển How to Expand Love Ẩn
Tâm Lộ ngày 22/12/2011
Bài liên hệ:
Discussion about this post