NĂM PHÁP TRONG KINH LĂNG-GIÀ
(Phước Nguyên trích dịch và chú
từ Kinh Saddharmalaṅkāvatārasūtram)
*Trích nguyên một đoạn từ chương 6, Kinh Thánh Pháp Nhập Lăng-già:
“पुनरपरं महामते पञ्चधर्माः-निमित्तं नाम विकल्पस्तथता सम्यग्ज्ञानं च। तत्र महामते निमित्तं यत्संस्थानाकृतिविशेषाकाररूपादिलक्षणं दृश्यते तन्निमित्तम्। यत्तस्मिन्निमित्ते घटादिसंज्ञाकृतकम्-एवमिदं नान्यथेति, तन्नाम। येन तन्नाम समुदीरयति निमित्ताभिव्यञ्जकं समधर्मेति वा, स महामते चित्तचैत्तसंशब्दितो विकल्पः। यन्नामनिमित्तयोरत्यन्तानुपलब्धिता बुद्धिप्रलयादन्योन्याननुभूतापरिकल्पितत्वादेषां धर्माणां सा तथतेति। तत्त्वं भूतं निश्चतो निष्ठा प्रकृतिः स्वभावोऽनुपलब्धिस्तत्तथालक्षणम्। मया अन्यैश्च तथागतैरनुगम्य यथावद्देशितं प्रज्ञप्तं विवृतमुत्तानीकृतम्, यत्रानुगम्य सम्यगवबोधानुच्छेदाशाश्वततो विकल्पस्याप्रवृत्तिः स्वप्रत्यात्मार्यज्ञानानुकूलं तीर्थकरपक्षपरपक्षश्रावकप्रत्येकबुद्धागतिलक्षणं तत्सम्यग्ज्ञानम्। एते च महामते पञ्च धर्माः। एतेष्वेव त्रयः स्वभावाः, अष्टौ च विज्ञानानि, द्वे च नैरात्म्ये, सर्वबुद्धधर्माश्चान्तर्गताः। अत्र ते महामते स्वमतिकौशलं करणीयम्, अन्यैश्च कारयितव्यम्। न परप्रणेयेन भवितव्यम्॥
तत्रेदमुच्यते –
पञ्च धर्माः स्वभावश्च विज्ञानान्यष्ट एव च।
द्वे नैरात्म्ये भवेत्कृत्स्नो महायानपरिग्रहः॥ ५॥
नामनिमित्तसंकल्पाः स्वभावद्वयलक्षणम्।
सम्यग्ज्ञानं तथात्वं च परिनिष्पन्नलक्षणम्॥ ६॥”
[ सद्धर्मलङ्कावतारसूत्रम् Saddharmalaṅkāvatārasūtram , ६ क्षणिकपरिवर्तो नाम षष्ठः 6 kṣaṇikaparivarto nāma ṣaṣṭhaḥ | , Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1963]
*Phần dịch theo nguyên văn Sanskrit:
Lại nữa, này Mahāmati (Đại Huệ)! Có năm pháp (pañcadharmāḥ): Đó là, tín hiệu (nimittaṃ)[1], từ mô tả (nāma), cấu trúc mang tính ngôn ngữ (vikalpaḥ)[2], như như (tathatā) và chánh trí (samyagjñānaṃ).
Này Mahāmati! Trong đó tín hiệu, nghĩa là, những gì mà có các đặc điểm như: hình thể, khuôn khổ, tính đặc thù, màu sắc, dấu hiệu v.v… Những cái đó gọi là tín hiệu[3].
Từ nơi các tín hiệu này, mà các ấn tượng được sinh khởi, ví như một cái lọ v.v… Y theo đó, người ta có thể diễn đạt: “Đây là cái này, cái kia, mà không phải là cái khác”. Cái đó gọi là “từ mô tả”[4].
Này Mahāmati! Khi “từ mô tả” được phát biểu rõ ràng như thế, và tín hiệu được xác định cụ thể, thì liền có “cấu trúc mang tính ngôn ngữ”, phát biểu rằng: “Đây là Tâm”, “Đây là những gì thuộc về Tâm”[5]. Từ đó, một “từ mô tả” được phát ra tương ưng[6] với một hình thái, hay một đối tượng nào đó, có bản thể được nhận biết giống như thế. Cái đó, gọi là “cấu trúc cấu trúc mang tính ngôn ngữ”[7].
Các từ mô tả ấy và các tín hiệu ấy, tận cùng là “bất khả đắc”, như là các thực thể tính[8], khi “kiến lập trí”[9] bị đập vỡ, và trong chiều kích hỗ tương tồn tại của tất cả mọi thứ, được xác định là không còn bị nhận thức và ấn tượng. Đó gọi là “như như” của các pháp[10].
“Như như” này, có thể được mô tả đặc tính như là “chân đế”, là “hữu thể”, là “biết trực tiếp”, là “tận cùng”, là “căn nguyên”, và là “tự tính”.
Điều này đã được tự thân Ta (Phật) và các đức Như Lai khác thể nghiệm, thi thiết đúng như thực, xác chứng, công khai tuyên bố, và diễn thuyết rộng rãi.
Hoặc có ai, chứng nghiệm điều này, hiểu được [sự thật] một cách chính xác toàn diện, không phải là thường tồn, cũng không phải đoạn diệt, thì lập tức “cấu trúc cấu trúc mang tính ngôn ngữ” bị chấm dứt, liền phát sinh trạng thái tùy thuận với phương tiện của Thánh Trí ngay trong nội tâm, đây là một trạng thái, mà đó không phải là kết quả đạt được do quá trình tranh luận của các triết gia, cũng không phải là sở đắc của các hạng Thanh văn và Bích Chi Phật. Đó gọi là Chánh trí[11].
Này Mahāmati! Đây là năm Pháp, ba tự tính, tám thức, hai vô ngã; và hết thảy chân đế của Phật đều được thâu nhiếp ở vào trong đó.
Này Mahāmati! Trong điều này, Ông hãy tự mình, bằng Trí Tuệ mà khảo nghiệm kỹ lưỡng, và khiến cho những người khác cùng thực hành giống như thế, đừng để bản thân bị điều khiển dẫn dắt bởi người khác.
Do đó, [Như Lai] tuyên thuyết rằng:
“Năm pháp, cùng tự tính,
Tám thức, hai vô ngã.
Hết thảy nó đều thâu nhiếp Đại thừa. //5//
“Từ mô tả” và “tín hiệu”,
Cùng với “cấu trúc mang tính ngôn ngữ”,
Đây là hai hình thái đầu của Tự tính.
Chánh trí và như như,
PN. dịch và chú.
*Phần chú thích:
[1] Skt. nimitta, hình tướng, dấu hiệu hay tín hiệu. Cf. Sphut., tr. 48: nimittaṃ vastuno’ vasthāviśeṣo, «tín hiệu, là phần vị sai biệt của những vật thể.», Phổ thông Hán dịch là: tướng 相; hoặc tượng 像. Phân biệt với tướng skt, lakṣaṇa là yếu tính, trạng thái hay đặc điểm, và tướng, từ skt.nimitta là dấu hiệu hay tín hiệu.
[2] Dịch theo chữ Anh: “verbal construction” của T. Lê Mạnh Thát, dùng để dịch chữ vikalpa trong The Philosophy of Vasubandhu, 2003, tr. 284.
[3] Cf. Hiển dương 6 (tr. 507a17tt.): tướng (nimitta/tín hiệu), nếu nói ngắn gọn, là y xứ của hết thảy mọi ngôn thuyết (abhilāpa)
[4] Ibid., Danh (nāma), là từ mô tả , y cứ nơi các tướng. Nguyên trong Hiển Dương dùng chữ Hán: tăng ngữ, Skt. Adhivacana: từ mô tả, từ phác họa.
[5] Cf. Văn dịch của Suzuki trong The Laṅkāvatāra Sūtra, chương 6, mục LXXXIV: “saying this is mind and this is what belongs to it”. Cùng tác giả nhưng trong Studies in the Lankavatara Sutra, p.58, New Delhi, 1998, dịch có khác: “This is it”, ”This is no other”: Đây chính là nó, đây không phải là cái gì khác.
[6] Skt. Āpta, nghĩa đen là cái bị vươn tới, bị bắt kịp, Hán dịch: Tương ưng 相應. Kosa.i: Āpta aviyuktaḥ, hệ nghĩa là hệ thuộc. Câu-xá bản Chân Đế (T29n1559, tr.0167b29): 相應是有義。不相離義 tương ưng nghĩa là có, nghĩa là không tách rời nhau.
[7] Cf. Hiển dương 6 (tr. 507a17tt.): Phân biệt (vikalpa= cấu trúc + mang tính ngôn ngữ/mang tính khái niệm), là tâm và tâm sở hệ thuộc ba giới.
[8] Cf. Nhiếp luận (Vô Tính) 6 tr. 351b9, b14: Trước hết, suy cầu về danh, về nghĩa, về tự tính, về sai biệt,
rằng đó chỉ là khái niệm giả thác (prajñapti); sau đó, biệt một cách như thật rằng sự chân thật như thế
không thể nắm bắt. Trong khi suy cầu, gọi là tầm tư. Khi biết như thật là bất khả đắc, lúc ấy gọi là bốn
như thật trí. Tức là sơ vị (bước đầu) gọi là tầm tư, hậu vị (kết quả) gọi như thật trí.
[9] Theo Suzuki, Studies., ibdid.p.165,p. 421, nói rằng từ skt. buddhi trong câu này chính là Pratishthapikabuddhi hay vikalpa-lakshana- grahabhinivesa –pratishthapikabuddhi, tức kiến lập trí, và giải thích là: cái trí mà y theo đó một mệnh đề được thiết lập ( the intelligence where by a proposition is setup).
[10] Cf. Hiển dương 6 (tr. 507a17tt.): Chân như (tathatā/ như như), là sở hành của Thánh trí (āryajñānagocara) được biểu thị bởi pháp vô ngã, chẳng phải là y xứ của hết thảy ngôn thuyết.
[11] Ibid., Chính trí (samyagjñāna), vắn tắt có hai: thế gian và xuất thế gian.
[12] Skt. pariniṣpanna, Hán dịch là viên thành thật, triển chuyển, Cf. Nhiếp luận bản, tr. 138a15: “viên thành thật, đó là sự tuyết đối vô thể (không tồn tại/vô hữu tính) của đối tượng, giống như là ảnh tượng tương tợ nơi y tha khởi. Nhiếp luận 2, tr. 139b16: “viên thành thật, nghĩa là ở nơi y tha mà không hiện khởi ảnh tượng dối trá. Do đó, khi y tha bị biến kế, thì gián tiếp viên thành thật cũng bị biến kế.” Madhyānta, k.i. 6, Thế Thân: grāhyagrāhakābhāvaḥ pariniṣpannaḥ svabhāvaḥ, cái mà nơi đó không tồn tại đối tượng nắm bắt (sở thủ) và chủ thể nắm bắt(năng thủ), đó là tự tính viên thành thật. Tham chiếu Sthiramati: nirvikārapariniśpattyā’ viparītapariniśpattyā ca pariniṣpannatvāt parinṣpanna ucyate, vì bởi tính hoàn chỉnh, với sự hoàn chỉnh không biến thể, và sự hoàn chỉnh không lộn ngược, nó được gọi là cái hoàn chỉnh, tức viên thành thật.
Discussion about this post