PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Ảnh minh họa.
  2. Đức Phật khuyên đệ tử cần thực hành tri túc – biết đủ trong hoàn cảnh bản thân đã nỗ lực hết sức mình… Ảnh minh họa.

Giàu có là ước muốn, ước vọng chính đáng của con người thế nhưng để giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần là điều không dễ dàng. Hãy cùng suy ngẫm 7 nguyên tắc cơ bản theo lời Phật dạy để mang lại sự giàu có.

Ảnh Minh Họa.

Ảnh minh họa.

Phú thị nhân sở dục: Giàu có là ước vọng chính đáng của con người như cha ông ta đã đúc kết và là hoạt động chỉ trong xã hội loài người mới có. Có thể hiểu giàu là có nhiều tiền của, có nhiều hơn mức bình thường.

Lý luận Phật gia khuyến khích Phật tử gầy dựng cơ nghiệp để xã hội phát triển nhưng không lấy tiền của, vật chất làm tiêu chuẩn đánh giá: “Vô bệnh đệ nhất lợi. Tri túc đệ nhất phú. Sân hận đệ nhất độc. Niết bàn đệ nhất lạc” (Không bệnh lợi nhất. Biết đủ giàu nhất. Sân hận hại nhất. Niết bàn vui nhất); mà cho tài sản thế gian là miếng mồi ngon của 5 nhà lửa: trộm cướp, chiến tranh, con bất hiếu, bệnh tật, thiên tai.

Trong con mắt người đời thì ai có biệt thự, xe hơi, điện thoại đắt tiền và nhiều tài sản khác là giàu có; người có được vợ đẹp, con xinh, làm ăn lên như diều gặp gió khiến người khác không khỏi thèm muốn và ganh tị. Nhưng điều quan trọng hơn cả là sự giàu có đó liệu có tồn tại mãi trong sự vô thường của mọi vật vốn do duyên sinh hay không?

Có thể hôm nay người kia giàu sang phú quý nhưng chẳng may bệnh tật phải bán hết tài sản mà chữa trị để giữ lấy mạng sống hoặc xui xẻo một trận hỏa hoạn bất thình lình thiêu rụi tất cả thì cuối cùng cũng thành kẻ trắng tay; lại có gia đình kinh tế khá giả, cha mẹ tài giỏi chí thú làm ăn nhưng con cái đua đòi ăn chơi, sa ngã vào ma túy, các tệ nạn xã hội để tiền của của cha mẹ có chất thành núi cũng có ngày lở.

Đức Phật Khuyên Đệ Tử Cần Thực Hành Tri Túc – Biết Đủ Trong Hoàn Cảnh Bản Thân Đã Nỗ Lực Hết Sức Mình... Ảnh Minh Họa.

Đức Phật khuyên đệ tử cần thực hành tri túc – biết đủ trong hoàn cảnh bản thân đã nỗ lực hết sức mình… Ảnh minh họa.

Chẳng thế mà ông cha ta từng dạy chân lý rất gần gũi với đạo Phật: “sông có khúc, người có lúc” hay “không ốm không đau làm giàu mấy chốc” hoặc có thể thô hơn một chút với câu thành ngữ “lên voi xuống chó”.

Như vậy, sự giàu có thật sự suy cho cùng là khả năng giữ được tài sản một cách an toàn và một tâm hồn an lạc trước mọi biến cố, thiên tai thường gặp trong cuộc sống. Để làm được điều mà ai cũng mong muốn này, người Phật tử cần phải thực hiện việc làm giàu theo 7 nguyên tắc sau đây:

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có:

1. Chọn nghề mà làm giàu theo 5 điều Đức Phật dạy

1. Không buôn bán vũ khí

2. Không buôn sắc gái

3. Không buôn bán các chất gây say

4. Không buôn bán thịt

5. Không buôn bán thuốc độc

2. Giữ chữ tín

Xưa nay nhiều người nhờ chữ “tín”, nhờ đạo đức trong kinh doanh mà phát đạt, đem lại đời sống tốt đẹp không những cho bản thân và gia đình mình mà còn góp phần lớn công sức thúc đẩy xã hội phát triển. Bên cạnh đó, không ít người lắm tiền nhiều của do làm ăn phi pháp, buôn gian bán lận, lường gạt người khác với nhiều thủ đoạn khác nhau: hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng… mà hệ quả là kìm hãm sự phát triển về mọi mặt của xã hội trong đó có sự băng hoại về đạo đức. Nhóm người thứ nhất thu lợi từ phần gốc rễ trong khi nhóm người thứ hai kiếm lời bằng phần ngọn. Thực tế cho thấy sự giàu có nhờ vào phần ngọn chính là sự “thất tín” chưa bao giờ bền vững với thời gian. Bởi gieo nhân xấu sẽ tạo nghiệp ác.

Kinh Lục độ tập đã chỉ: “Thà nên giữ đạo, nghèo khó mà chết; chẳng nên vô đạo, giàu sang mà sống”. Do đó, Người Phật tử sau khi chọn được nghề nghiệp phù hợp còn phải luôn tâm niệm dấn thân làm giàu bằng con đường chân chính để tạo nghiệp thiện; mọi tài sản có được phải trong sạch, chính đáng bằng mồ hôi nước mắt và sự nỗ lực tinh tấn của trí tuệ. Có như vậy mới bản thân chúng ta, người thân của chúng ta mới an lạc và tài sản có được mới bền lâu.

3. Học hỏi không ngừng để có trí tuệ sáng suốt

Người dân nước Nga nhận định về vai trò của việc học qua câu nói rất nổi tiếng: “Học! Học nữa! Học mãi!” Một nhà triết học đã đồng quan điểm  vô cùng thâm thúy: “sự học như con thuyền chèo ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi”. Nói như vậy để thấy được vai trò của trí tuệ, tư duy trong tiến trình phát triển của xã hội nói chung và trong việc làm ăn kinh doanh làm giàu của mỗi con người nói riêng. Do đó, để làm giàu, người cư sĩ Phật tử không chỉ cần có sự hiểu biết thấu đáo, toàn diện về ngành nghề, lĩnh vực mà mình đã lựa chọn mà còn phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức để có trí tuệ ưu việt với cái nhìn bao quát xa rộng, dự đoán các khả năng xấu có thể xảy ra mà kịp thời xử lý, ứng phó; làm hạn chế tối đa thiệt hại, bảo vệ tài sản an toàn tương đối trước các rủi ro vốn có trong chiến trường kinh tế.

Trong thời đại công nghệ thông tin, ngoài học tập ở trường lớp, các bậc tiền bối, người Phật tử có nhiều cách để nghiên cứu, trau dồi kiến thức: sách, báo… các phương tiện thông tin đại chúng. Thế mà Khổng Tử từng dạy trò học hỏi điều hay lẽ phải từ những người bạn: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư” – trong 3 người cùng đi chắc chắn có người là thầy ta. Như vậy, để có sự hiểu biết toàn diện, người Phật tử còn cần có sự học hỏi, noi gương những người đã thành công hoặc rút ra các bài học về sự thất bại từ những người bạn xung quanh mình.

4. Siêng năng

Có được một nghề nghiệp phù hợp mà nuôi tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, nay làm chỗ này mai lại chạy chỗ khác; hoặc có ước mơ làm giàu nhưng không kiên trì bất chấp khó khăn mà nóng vội muốn làm giàu mau chóng sẽ phạm sai lầm là “đốt cháy giai đoạn” dẫn đến công việc đổ bể hoặc thậm chí “mất cả chì lẫn chài”. Như vậy, chỉ uổng phí thời gian và công sức mà cuối cùng không thoát ra được vòng luẩn quẩn. Vì vậy, người con Phật cần phải có sự siêng năng, kiên trì trên cơ sở mục tiêu hoạch định lâu dài, gặp khó khăn thì kiên trì tháo gỡ từng gút mắt để sao cho việc làm giàu xuất phát từ gốc rễ và cơ nghiệp của chúng ta có thể vững chãi trước mọi mối nguy nan.

5. Tiết kiệm

Có người lương tháng vài chục triệu đồng hoặc có người kinh doanh với khoản lợi kếch xù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng nếu tiêu xài hoang phí, không xác định rõ thứ gì nên mua, việc gì nên chi để sử dụng đồng tiền một cách hợp lý thì sẽ không có tích lũy. Ngược lại, có người lương thấp hơn hoặc làm ăn buôn bán nhỏ lẻ nhưng nhờ tiết kiệm, dùng đồng tiền một cách khôn ngoan, cuối cùng “tích tiểu thành đại”, “góp gió thành bão” mà sự giàu có vốn là quá trình tích lũy thường xuyên, liên tục. Lại có người khi có nhiều tiền thì sử dụng một cách hoang phí vào các cuộc chơi vô bổ, các tệ nạn xã hội như ma túy, sắc gái… hoặc do lòng tham muốn có được nhiều tiền nhưng không phải đổ mồ hôi qua một canh bạc thì từ chỗ là người đầy tớ trung thành, đồng tiền trở thành con rắn độc quay lại cắn ta, biến ta thành kẻ trắng tay lúc nào không hay. Bởi vậy, muốn được giàu có ta phải siêng năng làm lụng và tiết kiệm, sử dụng khéo léo, khôn ngoan đồng tiền để nó trở thành công cụ tiếp tục kiếm ra tiền mà không rơi vào sai lầm mà con người thường hay mắc phải là tay phải làm ra tay trái vãi đi.

6. Bố thí và cúng dường tạo phước báu

Chúng ta thường nghe nói “người này có phước quá” nên mọi việc đều được như ý hoặc “người này bạc phước quá” nên tính toán chuyện gì cũng thất bại. Hay nhiều Phật tử đặt câu hỏi trước hiện thực có kẻ bất nhân, làm ăn phi pháp, nhưng vẫn sống giàu sang; ngược lại nhiều người hiền lành, chịu thương chịu khó làm ăn nhưng vẫn không thoát khỏi cái nghèo. Thực ra, không có ông trời, thượng đế, hay đấng tạo hóa nào làm những chuyện bất công, thiên vị một cách vô lý như vậy mà tất cả là do luật nhân quả. Sự sung sướng, giàu có, an lạc kiếp này là phước báo chúng ta được hưởng do chúng ta đã gieo trồng phước đức trong nhiều kiếp trước. Vì vậy, để có được đời sống tốt đẹp và phước đức dồi dào, người Phật tử chân chính cần gieo nhân lành là bố thí, cúng dường Chư Tăng để đơm hoa kết trái ngọt 5 phước báo trong hiện tại và tương lai: khỏe mạnh, giàu có, sống lâu, được nhiều người thương và có ngoại hình đẹp.

Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của mình, Phật tử có thể bố thí bằng 4 cách sau: cho tiền bạc của cải; cho lời khuyên hay nói pháp cho người được lợi ích; cho sự không sợ hãi; cho sự vui vẻ, đồng tình. Theo đó, Phật tử giàu có thì cho tiền bạc của cải giúp đỡ người nghèo khó, cúng dường chư Tăng, Đức Phật. Phật đã dạy không ai nghèo đến mức không có nổi một hạt cơm cho con kiến, vì vậy người nghèo khó đến mấy cũng có thể phát tâm bố thí bằng cách hoan hỷ với người làm phước hoặc lên chùa làm công quả vào thời gian rảnh hay một lời động viên, thăm nom, chăm sóc người bệnh lúc đau ốm, hoạn nạn cũng là cách bố thí tạo nhiều phước đức. Việc cúng dường đến Đức Phật, chư Tăng càng tạo nhiều phước đức hơn vì vật phẩm vật cúng dường của chúng ta được sử dụng làm phương tiện để truyền bá Chánh pháp. Ngoài ra người Phật tử phải biết đem tài sản do mình làm ra để xây dựng các công trình văn hóa, nhớ về nguồn cội, cúng tế ông bà, tổ tiên và bố thí cho các vong hồn đói khát. Thực hành chừng ấy thôi, người đệ tử Phật đã đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh và tích lũy được rất nhiều phước đức.

7. Tri túc đệ nhất phú: Bằng lòng với hiện tại

Một tỷ phú nhưng lúc nào cũng cảm thấy chưa bao giờ thỏa mãn với những gì mình đã có thì xem là nghèo; một người dù ít tiền của nhưng luôn biết đủ, bằng lòng với hiện tại của mình, tất nhiên họ là giàu nhất. Đó là khái niệm “tri túc đệ nhất phú” mà Đức Phật dạy. Điều đó không đồng nghĩa với lối suy nghĩ cho rằng Đức Phật khuyến khích sự an phận thủ thường, phó mặc số phận. Ngược lại, Đức Phật khuyên đệ tử cần thực hành tri túc – biết đủ trong hoàn cảnh bản thân đã nỗ lực hết sức mình mà không được như ý nguyện để tránh chạy theo ảo tưởng, tham vọng viển vông dẫn đến không kiểm soát được lý trí. Sau đó, Phật tử cần giữ trạng thái thăng bằng: sống không phung phí cũng không hà tiện để không trở thành nô lệ mà luôn làm chủ đồng tiền; làm được điều này các cửa ngõ để tài sản ra đi sẽ bị đóng kín mà tâm hồn người Phật tử lại được hạnh phúc an lạc.

Tin bài có liên quan

Trời Đất Bao La Nhưng Lòng Tham Của Con Người Còn Mênh Mông Hơn Thế

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Muốn Cuộc Sống Viên Mãn, Phật Khuyên Bỏ Những Điều Này: Sát Sinh, Bất Hiếu

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Những Câu Chuyện Phật Dạy Về Duyên Nợ Trong Tình Yêu Đáng Suy Ngẫm

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Nghĩ Về Biển Đông, Lại Nghĩ Lời Phật Dạy Về Phép Lục Hòa

Nghĩ về biển Đông, lại nghĩ lời Phật dạy về phép lục hòa

Hãy Ghi Nhớ 20 Lời Phật Dạy Để Có Cuộc Sống An Nhiên

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Nữ Diễn Viên Màn Bạc Việt Trinh: Phật Dạy Thân Thể Chúng Ta Cũng Chỉ Là Cõi Tạm

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Lời Dạy Của Đức Phật Về Ăn Chay

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Lời Phật Dạy: Phụ Nữ Cần Làm Gì Khi Phát Hiện Chồng Ngoại Tình?

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Ý Nghĩa Cội Rễ Của Luật Nhân Quả

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

15 Điều Phật Dạy Về Đối Nhân Xử Thế Nên Ghi Nhớ

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

Load More

Discussion about this post

Các Kỳ Kiết Tập Kinh Điển Theo Phật Giáo Theravada

Các Kỳ Kiết Tập Kinh Điển Theo Phật Giáo Theravada

CÁC KỲ KIẾT TẬP KINH ĐIỂN THEO PHẬT GIÁO THERAVADAHòa thượng Rewata Dhamma - Đăng Nguyên dịch Những lời dạy...

22 Bài Kệ Từ Kinh Pháp Cú, Phật Tự Thuyết, Về Tuệ Giải Thoát (Pdf)

22 bài kệ từ Kinh Pháp Cú, Phật tự thuyết, về Tuệ Giải Thoát (PDF)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Cầu An Có An Được Không?

Cầu an có an được không?

Việc cầu an không còn xa lạ đối với mỗi người. Thuyết cầu an có nói mỗi người có một...

Khám Phá

khám phá

ĐẤT PHẬT PHÙ NAMNguyễn Thúy Loan, Ph. D Bản đồ xứ Phù Nam (ảnh: Wikipedia) Phù Nam là vùng đất...

Dùng Bột Nêm Có Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe?

Dùng Bột Nêm Có Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe?

BỘT NÊMBS. Trần Văn Ký SGTT- Ngại bột ngọt chứa nhiều hoá chất gây cứng cổ, nhức đầu…nhiều người đã...

Các Câu Trích Dẫn Giáo Lý Của Đức Phật – Bài 2

Các Câu Trích Dẫn Giáo Lý Của Đức Phật – Bài 2

CÁC CÂU TRÍCH DẪN GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHẬTHoang Phong chuyển ngữ   Bài 2  Câu  26  đến  39  ...

Tập Thiền Chạy Bộ

Tập Thiền Chạy Bộ

TẬP THIỀN CHẠY BỘ Nguyên Giác   Chạy bộ dĩ nhiên là tốt cho sức khỏe. Nhưng chạy bộ cho...

Ăn Thịt-Không-Phải-Thịt

Ăn thịt-không-phải-thịt

Những chiếc bánh hamburger không có thịt Ngành công nghiệp sản xuất thịt nằm trong số những nguồn phát thải khí...

Phép Thiền Định Cô Đọng Dựa Vào Hơi Thở

Phép thiền định cô đọng dựa vào hơi thở

  PHÉP THIỀN ĐỊNH CÔ ĐỌNG DỰA VÀO HƠI THỞ Breath Meditation Condensed Méditation sur le souffle condensée Upasika Kee...

Ba Pháp Thù Thắng

Ba pháp thù thắng

BA PHÁP THÙ THẮNG Quảng Tánh Tam quả A-na-hàm còn gọi là Bất lai, bậc Thánh này đã đoạn tận...

Nhìn Rõ Lẽ Thật

Nhìn rõ lẽ thật

Thiền sư Đả Táo Đọa do đập bể ông Táo mà thành danh. Ngài tu ở vùng núi Xuân Sơn bên Trung...

Hà Nội Rực Rỡ Sắc Cờ Hoa Mừng Phật Đản

Hà Nội Rực Rỡ Sắc Cờ Hoa Mừng Phật Đản

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giá Trị Văn Học Tư Tưởng Thiền Qua Bài Kệ Nhạn Quá Trường Không Của Hương Hải Thiền Sư

Giá trị văn học tư tưởng Thiền qua bài kệ Nhạn Quá Trường Không của Hương Hải thiền sư

Qua tác phẩm “Nhạn Quá Trường Không”, đã góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò của Thiền Sư...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 23)

Nhà Phật nói tu hành, định nghĩa của hai chữ này chúng ta nhất định phải hiểu cho rõ ràng....

Đại Tượng Phật A Di Đà Cao Nhất Việt Nam Trên Đỉnh Fansipan (Lào Cai)

Đại Tượng Phật A Di Đà Cao Nhất Việt Nam Trên Đỉnh Fansipan (Lào Cai)

ĐẠI TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ CAO NHẤT VIỆT NAM TRÊN ĐỈNH FANSIPAN (LÀO CAI)   Kim Sơn Bảo Thắng...

Các Kỳ Kiết Tập Kinh Điển Theo Phật Giáo Theravada

22 bài kệ từ Kinh Pháp Cú, Phật tự thuyết, về Tuệ Giải Thoát (PDF)

Cầu an có an được không?

khám phá

Dùng Bột Nêm Có Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe?

Các Câu Trích Dẫn Giáo Lý Của Đức Phật – Bài 2

Tập Thiền Chạy Bộ

Ăn thịt-không-phải-thịt

Phép thiền định cô đọng dựa vào hơi thở

Ba pháp thù thắng

Nhìn rõ lẽ thật

Hà Nội Rực Rỡ Sắc Cờ Hoa Mừng Phật Đản

Giá trị văn học tư tưởng Thiền qua bài kệ Nhạn Quá Trường Không của Hương Hải thiền sư

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 23)

Đại Tượng Phật A Di Đà Cao Nhất Việt Nam Trên Đỉnh Fansipan (Lào Cai)

Tin mới nhận

Thư Ngỏ Xây Dựng Chùa Hương Sen

Cách hóa giải hận thù trong nhiều kiếp dưới góc nhìn Phật giáo

Đức Phật của chúng ta là một người như thế…

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Hồi Ký Đặc Biệt : Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Thích Đức Nghiệp

Tư duy lời Phật dạy nhân mùa dịch

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

Vị Pháp Thiêu Thân

Phật pháp là hiển lộ không có che giấu

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Không giận không oán sẽ không đau khổ

Vì sao ta sợ hãi?

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Lời Phật dạy về sống tỉnh thức trong hiện tại

Hạnh phúc theo lời Phật dạy

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

“Trên đời này, người như thế nào đáng yêu nhất?”

Cây cổ thụ Phật giáo

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Tin mới nhận

Pháp nào tăng tuổi thọ cho Cha Mẹ?

Huyền thoại & những thông tin sai lạc về đậu nành

Một Ngày Sống Theo Lời Phật – Nguyên Cẩn

Quăng Đời Mình Vào Chốn Thiền Môn

Lễ hội Vu Lan và nguồn gốc

Gương Sáng Niệm Phật

Kỹ Thuật Làm Tâm Tĩnh Lặng – Techniques To Silence The Mind – Ajahn Brahm – Dịch Anh – Việt: Phương Thủy

Are you growing? bạn có đang trưởng thành không? đi một ngày đàng học một tràng khôn

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Thầy & trò

Những Cái Vui Trong Đạo Phật

Bình minh đã rạng

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Vấn Đề Xem Tử Vi Bói Toán – Tâm Diệu

An trú ở Không mới là vi diệu đệ nhất

Trái Tim Mặt Trời

Quán Tưởng Về Vô Thường Và Cái Chết

Lễ Vu lan: Lễ nghĩa sính… vật chất

Đường đến an bình thật sự (10)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 71)

Đền Chùa Thái Lan : Cỗ Máy Kiếm Tiền Trong Tầm Ngắm Của Chính Phủ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 275)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 244)

Sự Phát Triển Của Tư Tưởng Bát Nhã Tại Trung Quốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Lược Giải Kinh Địa Tạng

Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác

Kinh Luận Nghị Đường – Kutuhalasala Sutta (song ngữ)

Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định (Thích Chúc Phú)

Nam mô A Di Đà Phật

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

Bài Kinh Về Lòng Từ Tâm

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 08)

Ơn nhỏ không quên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 83)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

Con Đường Tu Tắt – Pháp Môn Tịnh Độ

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 57)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 8)

Phật Giáo Là Gì?

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 9)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 6)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 7)

L Iên Trì Cảnh Sách

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese